Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Cồn Ông Lãnh...chuyên mục hỏi đểu, đáp điêu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Mấy hôm nay mình đi chơi nhưng cũng rất phân vân tại vì nghe một đoạn nhạc này trong bài Lệ Đá: "Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời?" Sao lại là " Hỏi đá xanh rêu?" Giáo sư Hớ và tù trưởng giải thích cho ta biết câu này thật ra nó thâm sâu mấy phân?
(01-05-2012, 03:17 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Mấy hôm nay mình đi chơi nhưng cũng rất phân vân tại vì nghe một đoạn nhạc này trong bài Lệ Đá: "Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời?" Sao lại là " Hỏi đá xanh rêu?" Giáo sư Hớ và tù trưởng giải thích cho ta biết câu này thật ra nó thâm sâu mấy phân?

Hỏi đá xanh, rêu bao nhiêu tuổi đời ?

Câu này mà gặp "Đá bạc" thì thôi khỏi hỏi. Vì Đá bạc là loại đá đã có tuổi đời rất cao, "Rêu" lúc này có lẽ cũng đã ngả màu hay tàn lụi cả rồi. Chẳng còn gì để mà hỏi nữa.

"Đá xanh" thì khác, tuổi đời chỉ tầm 18 đôi mươi, nhiều thì ko quá băm. Lúc này hỏi tuổi của Rêu cũng còn là có ý nghĩa.

Thực ra thì tuổi của Rêu chỉ kém tuổi của Đá khoảng chừng 13-15 tuổi thôi. Tác giả hỏi tuổi Rêu để dò ra tuổi Đá. Rêu 3 tuổi thì Đá 18, Rêu 10 tuổi thì Đá đã 25.

- Vậy tác giả muốn biết tuổi Đá để làm gì ?
- So sánh thôi.
- So sánh với cái gì ?
- Với ... Đá bạc ở nhà.
- Vậy sao lại là "Lệ Đá" ?
- Vậy mới chứng tỏ là Đá xanh này ít tuổi. Nhiều tuổi như Đá bạc, tuyến lệ ko còn hoạt động, làm sao mà khóc cho nổi.

---

Em lấy tạm 1 bài cũng thuộc về dạng Đá xanh Đá bạc để ví dụ cho Cậu hình dung big green

Đi chơi núi Ngực Lớn
(GRAND TETON – Ngực lớn)

Đây giữa cõi trời xanh bát ngát,
Một bầu tiên cảnh thật nên thơ.
Vun vun chóp núi vầng hồng nhạt,
Thoai thoải sườn non đám biếc mờ.
Suối mát vục đầu nghe náo nức,
Động lành thả bước hóa ngu ngơ.
Ngoảnh trông núi cũ màu hiu hắt,
Chợt thấy trong lòng những xác xơ.

Đá bạc (ở nhà) do tuổi cao mà hiu hắt màu. Ko có được sự tươi mát như "Đá Xanh"
Hớ hớ, Tù trưởng kiến thức thật uyên thâm quá đổi! Cả cái Ngực Lớn tận Huê Kỳ mà cũng vương tới ngắm được! Laugh
(03-05-2012, 04:49 PM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]Hớ hớ, Tù trưởng kiến thức thật uyên thâm quá đổi! Cả cái Ngực Lớn tận Huê Kỳ mà cũng vương tới ngắm được! Laugh

Chém gió mờ laughing
Nhưng ý mình thì muốn hỏi cái câu " Hỏi đá xanh rêu" theo cách nói lái thôi!

Hỏi ...éo sinh ra? ý...Tù trưởng làm phiền ngài chỉ dẫn thêm...hehhe
(03-05-2012, 08:24 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Nhưng ý mình thì muốn hỏi cái câu " Hỏi đá xanh rêu" theo cách nói lái thôi!

Hỏi ...éo sinh ra? ý...Tù trưởng làm phiền ngài chỉ dẫn thêm...hehhe


Thì tầm 15 tuổi mà.

laughing

Rêu đôi mươi tuổi rêu già,
Đá đôi mươi tuổi ấy là còn non.
Hôm nay ta lại thắc mắc tiếp (vì hổng có ai théc méc ta) là vừa rồi nghe câu hát: "Rất dài và rất xa...là những ngày nhung nhớ" Xin hỏi giáo sư và Tù trưởng cùng các hiệp tiện câu đó có thật vậy không?

Có phải cái gì rất dài và xa ra là khiến người ta nhung nhớ?

Ai là người chịu ảnh hưởng cái nhung nhớ ấy nhiều nhất? VD như: Trai gái yêu nhau thì ai là bị rất dài và xa làm cho nhung nhớ nhiều hơn?

Vậy rất ngắn và rất gần có phải là thứ bỏ đi hay không?

Còn nữa, câu này áp dụng trong trường hợp nào là chính xác cà thỏa đáng nhất (Cho điển hình). Và trong trường hợp nào thì không hợp lý? Cũng cho vd luôn nhé!

Đầu tuần chúc mọi người rất dài và rất xa...

p/s; Có thể nói rất dài và rất sâu có được khộng? Tại sao không thể nói Sâu? Trong khi từ Sâu biểu lộ sự thâm sâu, sâu xa, trùng trùng lớp lớp...Nó biểu thị được tính đa tầng của chữ nghĩa. hay tác giả đã quên hoặc không biết, hoặc né tránh vấn đề gì?

cảm phiền giải thích.
(07-05-2012, 01:24 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Hôm nay ta lại thắc mắc tiếp (vì hổng có ai théc méc ta) là vừa rồi nghe câu hát: "Rất dài và rất xa...là những ngày nhung nhớ" Xin hỏi giáo sư và Tù trưởng cùng các hiệp tiện câu đó có thật vậy không?

Có phải cái gì rất dài và xa ra là khiến người ta nhung nhớ?

Ai là người chịu ảnh hưởng cái nhung nhớ ấy nhiều nhất? VD như: Trai gái yêu nhau thì ai là bị rất dài và xa làm cho nhung nhớ nhiều hơn?

Vậy rất ngắn và rất gần có phải là thứ bỏ đi hay không?

Còn nữa, câu này áp dụng trong trường hợp nào là chính xác cà thỏa đáng nhất (Cho điển hình). Và trong trường hợp nào thì không hợp lý? Cũng cho vd luôn nhé!

Đầu tuần chúc mọi người rất dài và rất xa...

p/s; Có thể nói rất dài và rất sâu có được khộng? Tại sao không thể nói Sâu? Trong khi từ Sâu biểu lộ sự thâm sâu, sâu xa, trùng trùng lớp lớp...Nó biểu thị được tính đa tầng của chữ nghĩa. hay tác giả đã quên hoặc không biết, hoặc né tránh vấn đề gì?

cảm phiền giải thích.


Vâng, Thi Thánh đã đặt vấn đề rất hay về vấn đề thật nhạy cảm trong “Hành Khúc Ngày Và Đêm” của Phan Huỳnh Điểu

Một chút với tiêu đề bài hát, “hành khúc” là gì? Nhiều người cứ nghĩ hành có nghĩa là đi, khúc trong nghĩa khúc nhạc. Đó là quan niệm hết sức sai lầm và lệch lạc, không đúng với tinh thần đê tiện của tác giả. Ở đây ta phải hiểu chữ Hành trong chữ thực hành, hành lạc. “Khúc” có nghĩa là giai đoạn, khúc dạo đầu, khúc giữa,khúc cuối… “Hành Khúc” là từ diễn tả giai đoạn mà tác giả hoặc nhân vật trong bài hát đang Hành Lạc. Ngày và đêm chứng tỏ cái giai đoạn này của nhân vật trong bài hát ngỡ như là bất tận, cả ngày cả đêm không ngừng nghỉ. Quay lại một bài hát có câu “Ta yêu em chưa bao giờ một lần” để chỉ về số lượng, thì Hành Khúc ngày về đêm nói về chất lượng. Đại loại như: bọn trẻ Một ngày mấy lần, mình già cả nên chỉ một lần… mấy ngày. So sánh ra thì bài này cao hơn bài kia nhiều lắm.

Và thật vậy, bắt đầu bài hát, tác giả đã không đề cập gì chuyện đi đứng, mà đề cập ngay vào vấn đề về khả năng. Để có khả năng thì phải nói về tiền đề, tác giả khéo léo dùng từ “rất dài”. Cái hay là từ rất dài này nó diễn tả cả không gian và thời gian. Cứ như công cụ của cậu, cây côn như ý muốn ngắn dài tùy thích thì chỉ là mỗi chuyện không gian. Còn như Tù Và của tù trưởng ngân nga được bao lâu thì chỉ phản ánh được mỗi thời gian. Cái từ “Rất Dài” của tác giả chỉ như thế mà thể hiện được cả hai yếu tố trên, thật là tuyệt diệu. Vâng, tiền đề đã có, tác giả đưa luôn vào đó cái kết thúc. Phải nói tác giả thật siêu đẳng khi đưa cái kết thúc lồng vào ngay cái mở đề. Cứ như ai cũng biết kết quả là ta thắng Mĩ ngay từ đầu một bộ phim chiến đấu của VN. Xem các phim hành động, các bạn dễ dàng nhận ra ưu thế của súng ngắn là bắn gần, tiện dụng. Tuy nhiên bắn xa, chính xác thì phải cần súng có nòng dài, có đầu ruồi để ngắm. và với cái “rất dài” ở trên thì việc “rất xa” sẽ chắn chắn diễn ra với một tay xạ thủ.

Vậy cái “là những ngày nhung nhớ” ở đây là thế nào? Cụm từ này càng hay hơn nữa, rất nhiều bạn trẻ ngỡ là xa và dài…thì mới làm nhung nhớ. Nhưng quên rằng tác giả dùng từ “là”. Từ là ở đây nó hay ở chỗ nó cho ta biết mệnh đề đằng trước là một vấn đề đặt ra để mệnh đề đằng sau giải quyết, nó như một định nghĩa một tiên đề. Nhưng nhìn có vẻ như “những ngày nhung nhớ” chả có vẻ gì là giải quyết vấn đề cả. Người thường sẽ rất lấy làm khó hiểu nên hay bỏ qua từ “là” này. Rất may chúng ta có “Đê tiện bí lục”, nhờ đó mà nhận thấy từ “nhung nhớ”, lái lại là “nhơ nhúng”, mà từ “nhơ” làm ta liên tưởng tới một chất nhầy nhầy, “những ngày nhơ nhúng” là những ngày được nhúng trong chất này. Vì vậy nên nó mới dài và xa được.

Với giải thích ở trên, Hớ xin không cần trả lời thêm các câu ở dưới, các tiện hiệp tự suy diễn lấy. Chỉ xin nhắn với các tiện hiệp lỡ chẳng may không rất dài thì cũng không sao, chỉ cần luyện bí lục thành công thì cũng có thể “rất xa” được.

Chúc các tiện hiệp thành công
Một lần nữa cảm ơn Thi Thánh vì câu hỏi rất hay!

Mấy bữa nay đang tập phần đệm cho vài ca khúc Trịnh cho buổi tiệc liên hoan cty, xem qua mấy bài hát bỗng dưng có cái bài hát này làm iem thấy lạ lạ.

Không biết đã có ai giải thích chưa, nếu có cũng xin giáo sư Hớ và tù trưởng hồi đáp lại giúp iem với.
Nguyên là trong bài hát " Còn tuổi nào cho em " của bác Trịnh, dưng có câu này rất lạ " Xin cho tay em còn muốt dài " sao lại xin ngộ vậy, tay dài như con bạch tuộc thì xinh đẹp gì nhỉ ? hay có ẩn tình gì nơi đây ? xin cảm phiền các hưn giải thích hộ ạ !
(08-08-2012, 05:29 PM)Hạc Đỉnh Hồng Đã viết: [ -> ]
Mấy bữa nay đang tập phần đệm cho vài ca khúc Trịnh cho buổi tiệc liên hoan cty, xem qua mấy bài hát bỗng dưng có cái bài hát này làm iem thấy lạ lạ.

Không biết đã có ai giải thích chưa, nếu có cũng xin giáo sư Hớ và tù trưởng hồi đáp lại giúp iem với.
Nguyên là trong bài hát " Còn tuổi nào cho em " của bác Trịnh, dưng có câu này rất lạ " Xin cho tay em còn muốt dài " sao lại xin ngộ vậy, tay dài như con bạch tuộc thì xinh đẹp gì nhỉ ? hay có ẩn tình gì nơi đây ? xin cảm phiền các hưn giải thích hộ ạ !

Mấy bữa nay ta cũng quá bận rộn nên không trả lời được. Hôm nay mới tranh thủ trả lời cho Hạc.

Nói đến nhạc Trịnh là ta có cả một kho tàng về những câu hỏi. Hình như Trịnh sinh ra là để người ta hỏi thì phải? Những con đường, những con chim, những con người trong nhạc Trịnh là một ẩn ngôn luôn thách thức chúng ta lý giải một cách đê tiện nhất. Mặc dù có lần Trịnh nói là thơ nhạc là bất khả tư nghì. Lần này thì cái mà người ta tò mò là " Xin cho tay em còn muốt dài" trong ca khúc Còn tuổi nào cho em của Trịnh làm xôn xao thi đàn.

Vâng! Thưa các tiện hữu và các tiện tả cùng các vị khách tham quan TAL.

Trước khi giả thích câu hát trên, xin mời các bạn nghe lại đoạn này:

Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài


Ta thấy gì ở đoạn nhạc trên? Rõ ràng là một sự u buồn và một thoáng tiếc nuối xa xăm. Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai. Thật ra khi dùng câu này Trịnh đã có chủ ý hết cả rồi "buồn áo gầy vai" chẳng qua là cách nói lái của Trịnh. Nó chính xác là "buồn ái gầy vô" . nếu "buồn áo gầy vai" mà hỏi tuổi thì thật phi lý. cái buồn đó chưa đáng để Trịnh đau xót thán lên. Cho nên phải là "buồn ái gầy vô" ái trong ái ân, mà khi gầy thì đúng là quá thảm thiệt. Phải mạnh mẽ phương cương như lực sĩ, phải thứ khủng mới có cảm giác mãn nguyện chứ. Cho nên khi gầy guộc quá chắc nó sẽ lỏng và tuột mất. Dường như đây là lời cảm thán từ khi con người đã già nua và bất lực trước tuổi tác khi đứng trước "môi hồng đào phơi phới". Phải chăng Trịnh buồn từ đó mà ra...

Để chắc chắn cho lập luận của mình thì câu hát " Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời" chính là sự chủ định tổng thể của lập luận trên. Chân chim qua trời là một thứ ngôn ngữ đầy tính hàn lâm và bác học. Chỉ có những người có tuệ căn mới cảm nhận hết sự sâu xa và huyền bí của nó. Nhưng dưới cái nhìn của đê tiện hội thì nó rất thực tế và chân phương. Thực ra chim bay qua trời làm sao để lại dấu chân? Chỉ có đi trên cát thì may ra. Vậy " chân chim " kia ở đâu ra? Xin thưa rằng nó thật ra là " xa tận chân trời mà gần ngay trước mặt" Nếu là nam bạn thử nhìn xuống dưới chân minh đi! Tôi đảm bảo bạn ngộ ra liền. Có phải bạn thấy nó rất đơn giản và dễ hiểu ko? Có chân thì có chim, hình ảnh kết nối liên tưởng thôi chứ chẳng phải ở đâu xa hết. Cái từ " qua trời" là tác giả muốn tô đậm thêm phần huyễn hoặc của nó. Và tôi đồ rằng nó chính là câu nói trại một cách quen thuộc của tác giả " qua trời, quá trời..." hàm ý diễn tả về số nhiều. Mà đúng thôi! Thử hỏi tuổi nào mà thấy chân chim nhiều nhất? Có phải là tuổi thơ không? Thuở cởi truồng tắm mưa lông nhông đít lọ nên thằng nào thằng nấy không để lại dấu chân chim.
Nếu như câu trên là lời than vãn cho sự bất lực tuổi già thì câu dưới chính là sự ước muốn hồi sinh về thời niên thiêu. Mục đích quay về lại để nhìn nhận sự trưởng thành và mạnh mẽ của dấu vết chân chim.

Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài


Xin cho tay em còn muốt dài là sự tò mò của mọi người về sự ngộ nghỉnh của nó. Tôi cũng xin thưa rằng: "muốt dài" không phải là sự trắng mượt và mênh mang như mọi người thường lầm tưởng, nó không phải là thuộc về mô tuýp "dài tay em với thuở mắt xanh xao". Nó chẳng qua là cách chơi chữ cao thâm của họ Trịnh. " muốt dài" là "mài duốt (vuốt) ". Chỉ là sau khi thấy chân chim qua trời thì xin bàn tay ấy cứ cọ mài, vuốt ve, mơn trớn...Bởi anh đã xin cô đơn vào đây rồi! Anh cô đơn có nghĩa là anh chỉ một mình, xin em đừng e ngại, rụt rè...mà hãy cứ thật tự nhiên "mài vuốt" thỏa thích. Để anh tắm hồn mình lang thang vô định.

"Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài" là câu khẳng định cái lập trường kia đó các tiện hữu, tiện tả... "tóc mây" chính là "tay móc" . Trịnh rất cao thâm khi cái lại cái tay nơi đó. Vâng chính cái "tay móc" kia nó làm sáng tỏ mọi vấn đề và khai thông hết những nghi vấn còn tồn đọng.

Rất cảm ơn hạc đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức thú vị, và góp thêm một cái nhìn về trình độ nghe nhạc của Đê tiện Hội nói chung và mọi người nói riêng.

Chúc các tiện hữu, tiện tả cùng các vị khách tham quan vui

Và Lãnh mỗi ngày cũng chọn cho mình một niềm vui!

Káo chình!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13