Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Cồn Ông Lãnh...chuyên mục hỏi đểu, đáp điêu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Lão huynh !
Vậy còn Thiếu Nữ, Phụ Nữ và Thiếu Phụ thì sao nhỉ ? Blush Rồi thì Thiếu Phụ Nữ ? Có những phạm trù thật chẳng hiểu nổi, rất mong giáo sư diễn giải chi tiết.
Đa tạ.
Ông Lãnh ơi, cho iem hỏi xí: Sáng đi ngang xe kẹo kéo nghe bài gì mà nó có câu "Một mùa ái ân mình vui mấy lần, giờ thì đớn đau trọn 1 số khiếp..." Em thắc mắc không hiểu sao cả mùa mà họ chỉ vui có mấy lần? Rồi họ làm gì mà để mang đớn đau suốt đời như thía? Rất mong ông phân tích dùm cho iem ạ. Cool
Chính xác là...:" Một mùa ái ân mình vui mấy lần, giờ thì đớn đau trọn một số kiếp..."

Xin giải nghĩa chút xíu. "Một số kiếp" là số nhiều, có nghĩa là vài kiếp lận đấy nàng ạh. "Một kiếp" thì nghe có vẻ tầm thường quá ! Nên đau đớn đến "một số kiếp" mà ngay đến chính nhân vật trữ tình cũng ko biết là chính xác thì ... tụi mình sẽ đau đớn trong bao nhiêu kiếp, nhưng chắc chắn là ko chỉ đau 1 kiếp này, mà kéo dài sang một số kiếp khác nữa. Ghê gớm !

Còn cái chuyện tại sao người ta chỉ "vui mấy lần" trong "một mùa ái ân" mà lại đau đớn dữ dằn như vậy thì xin mời lanhdien lão huynh chỉ giáo dùm.
(15-03-2012, 09:18 AM)TieuChieu Đã viết: [ -> ]Ông Lãnh ơi, cho iem hỏi xí: Sáng đi ngang xe kẹo kéo nghe bài gì mà nó có câu "Một mùa ái ân mình vui mấy lần, giờ thì đớn đau trọn 1 số khiếp..." Em thắc mắc không hiểu sao cả mùa mà họ chỉ vui có mấy lần? Rồi họ làm gì mà để mang đớn đau suốt đời như thía? Rất mong ông phân tích dùm cho iem ạ. Cool
Thay mặt Thi Thánh, GS Hớ xin trả lời như sau:


Cả câu này nhấn mạnh nhất là từ “Mấy”. Tiếng Việt mình từ “Mấy” nó hay lắm. Nó là từ để chỉ số nhiều nhưng lại không quá nhiều, nó gần tương đương từ “vài” vậy. Ví dụ:
- Chỉ có mấy đứa tham dự Off hà. => Chứng tỏ là đến không được đông lắm, nhưng chắc chắn hơn hai đứa!
Hoặc là:
- Có 3 ông mà uống tới mấy két bia luôn.

Ta có thể hiểu từ “mấy” là một từ chỉ số đếm ước chừng khoảng 4-9.

Nếu nhiều hơn thì ta phải thêm chữ “chục”, “trăm” , “ngàn”…

Kế tới ta phải nói đến từ “mùa”. Người ta nói 1 năm có 4 mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Tại sao lại là 4 mùa, bởi vì nó thay đổi trạng thai từ ấm áp chuyển sang nóng nực, từ nóng nực chuyển sang ướt át, từ ướt át chuyển sang lạnh giá. Còn ở miền Nam thì chỉ có hai mùa mưa – nắng. Vì nó chỉ có hai trạng thái đó mà thôi! Vì vậy, ta mở rộng định nghĩa về mùa. Mùa không phải là đơn vị chỉ thời gian, mùa là đơn vị chỉ trạng thái. Khi thay đổi sang trạng thái khác thì ta cho qua một mùa khác. Ví dụ ta nói : Mùa Noel để chị trạng thái nhà nhà kết hoa mừng Chúa giáng thế, mùa thi để chỉ trạng thái hàng hàng ôn bài, nộp hồ sơ…nó khác với ngày thường. Và với định nghĩa này ta có thể nói từ “mùa” không phải chỉ là 3 tháng, mà có thể là 1 tuần hay chỉ là 1 ngày mà thôi! Chỉ cần vào trạng thái đó thì ta gọi là đến mùa.

Vậy mùa ái ân là gì? Là khi ta trong trạng thái “Ấy”

“Và một mùa ái ân mình vui mấy lần” chứng tỏ tác giả đã “ấy” từ 4-9 lần, một tầng suất mà không phải ai cũng có thể làm nổi! Để rồi : “giờ thì đớn đau trọn một số kiếp..." , cái câu sau đã minh chứng cho nghi ngờ của chúng ta. Có thể tác giả đã dùng Thuốc đại loại như virgara nên mới khỏe thế. Và thuốc thì sẽ có tác dụng phụ, nên sau lần “vào mùa” đó, tác giả đã không còn sử dụng được công cụ gây án nữa, đành sống cả đời trong sự bất lực.
Và phải nói là chỉ 1 câu nói thôi, tác giả đã nói lên sự chua chát và đắng cay của việc dùng thuốc quá liều để rồi ảnh hưởng lâu dài về sau.

Bổ sung:

Chính xác là từ 4,6 hoặc 9 lần! Vì sao ư?

Vì trong câu ca kia từ "mấy" chỉ thay thế được là 4 hoặc 6 và 9. Chẳng lẽ khi hát phải hát là "một mùa ái ân mình vui 5 lần?" Nghe nó phô và không đúng tông. Cho nên từ "mấy" chỉ là từ ước lượng được tác giả thay thế, có thể là trong một mùa đó có người 4, người 6 hoặc người 9 tùy theo độ sung sức của họ. Nhưng để nới rộng ra và phù hợp với nhu cầu công chúng thì từ "mấy" có vẻ nghiêm chỉnh hơn cả.

Theo như Hớ nói thì hoàn toàn chính xác, nhưng để bổ sung thêm vài ý cho hoàn chỉnh thì toàn bộ câu hát đó như thế này: "Một mùa ái ân mình vui mấy lần, giờ thì đớn đau trọn một số kiếp"

Thì quả thật là trong một mùa đó có thể anh ta hoặc cô kia đã không phòng tránh tai nạn giao thông đường "ấy", vì lí do khách quan hay chủ quan gì đó, có thể như nghĩ đơn giản là : Ặc! có mấy lần mà nhằm nhò gì, làm cho thẳng nhíp...Nên chẳng may dính chưỡng, hậu quả là có đứa con ngoài ý muốn. sau này đứa con không được nuôi nấng đàng hoàng nên về quậy. Cho nên đau một số kiếp cũng có thể từ đó mà ra.

Kết luận: Trong một mùa ái ân mình vui mấy lần cũng được. Nhưng đừng sử dụng thuốc quá liều, nên mặc áo đi mưa...để tránh hâu quả đau một số kiếp.
Ca từ kia nghe nói sau này được làm nhạc hiệu cho chương trình Kế hoạch hóa gia đình và được các hãng thuốc như vigrina hay những cửa hàng chuyên bán áo đi mưa làm sologan cho cửa hiệu.
(15-03-2012, 06:51 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Kết luận: Trong một mùa ái ân mình vui mấy lần cũng được. Nhưng đừng sử dụng thuốc quá liều, nên mặc áo đi mưa...để tránh hâu quả đau một số kiếp.
Ca từ kia nghe nói sau này được làm nhạc hiệu cho chương trình Kế hoạch hóa gia đình và được các hãng thuốc như vigrina hay những cửa hàng chuyên bán áo đi mưa làm sologan cho cửa hiệu.

Tác giả bài hát mà có đọc được đến đoạn này thì chắc cũng phải thốt lên: "Người tri âm thực ít. Hiểu nhạc ta, họa chăng chỉ có Lãnh công mà thôi." hee hee

Khi các ông gặp nhau.
- Có ông thì chém, vẫn tự nhận là cái "ấy" của mình nhất. Rằng 1 đêm của mình, "ấy" nhiều = 3 tháng của người khác "ấy".
- Có ông lại lấp lửng, cho rằng đau là cái nỗi đau của cái "ấy" của nửa kia.
- Có ông thì bịa, mình "ấy" nhiều quá đến nỗi cái đau cả cái "ấy".
...v...v...

Nhầm hết cả !

Ở trong bài này đối tượng nói câu đó không phải các ông mà là các bà.

" Một mùa ái ân mình vui mấy lần, giờ thì đớn đau trọn một số kiếp..."

Một mùa đương nhiên là chỉ 3 tháng trong 1 năm. Nhưng "Một mùa ái ân" gồm có ... 12 tháng/năm lận. Vì cái chuyện này nó xảy ra quanh năm. Không ai có thể nói cả năm mà mình chỉ có 3 tháng "ấy", 9 tháng nghỉ "ấy" cả.

12 tháng mà chỉ có "vui mấy lần", vậy đương nhiên 1 cơ số lần cực lớn còn lại kia chính là "không vui" rồi.

Vì sao những cơ số lần "ấy" kia lại không vui ? Chẳng phải do cái "ấy" nó bị "ấy" sao ?! Vậy dẫu có hỏi " Mười mùa ái ân mình vui mấy lần?" Thì câu trả lời cũng vẫn chỉ là ... "mấy lần" thôi.

Vậy cuối cùng :

"Một mùa ái ân mình vui mấy lần ?" <-- Đây chính là câu hỏi của ... các bà. Công nhận hỏi thật đê tiện . Xóc hàng các ông quá đáng. Gây thù chuốc oán ghê gúm.

"Giờ thì đớn đau trọn một số kiếp" <-- Là câu các bà nhiếc sau khi hành hạ các ông. Vì cũng là đương nhiên thôi, nếu cái "ấy" đó không đắc dụng thì bà cắt béng nó đi cho đỡ ... sốt ruột chứ để làm gì.

-----

Sau vụ "Kim Đao". Có người lại nói cái câu "Giờ thì đớn đau trọn một số kiếp" lại là của ông đáp trả bà. Có lẽ do "hận" quá mà ông tự "ấy" đi chăng. Đương nhiên cả 2 cùng đau. Ông đau thể xác, bà đau tinh thần. Nhưng ông chỉ đau 1 giờ. Còn bà thì đau vạn thuở.


GS Hớ cho ta hỏi cái:

Trong nhạc Trịnh có câu : Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù khơi lối vào..."

Có phải khi viết bài này t/g đã có suy nghĩ muốn nhìn cái gì đó cho rõ đúng không? Sao lại phải cầu mưa ướt áo, mưa ướt áo thì thấy được cái gì hay có cái gì??

Còn đường mù khơi lối vào là đường như thế nào? xưa nay em chỉ nghe nói đường mù co, mù quanh, mù mịt...nay nghe mù khơi liệu rằng có phải khi mưa ướt áo rồi thì nhắm mắt lại khơi khơi (khều) có đúng không?

Nhờ GS giải thích giùm ta cái.

Thân!
(01-04-2012, 11:12 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]GS Hớ cho ta hỏi cái:

Trong nhạc Trịnh có câu : Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù khơi lối vào..."

Có phải khi viết bài này t/g đã có suy nghĩ muốn nhìn cái gì đó cho rõ đúng không? Sao lại phải cầu mưa ướt áo, mưa ướt áo thì thấy được cái gì hay có cái gì??

Còn đường mù khơi lối vào là đường như thế nào? xưa nay em chỉ nghe nói đường mù co, mù quanh, mù mịt...nay nghe mù khơi liệu rằng có phải khi mưa ướt áo rồi thì nhắm mắt lại khơi khơi (khều) có đúng không?

Nhờ GS giải thích giùm ta cái.

Thân!

Cám ơn Thi Thánh vì câu hỏi rất hay. Em thấy những câu hỏi của Thi Thánh đều chọn lọc từ những tinh túy của các tác giả, trong đó có cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, có vẻ như là niềm đam mê bất tận cho không chỉ riêng một số thành phần tự cho là hàn lâm, mà còn mọi tầng lớp, kể cả Đê Tiện Hội chúng ta.

Nhắc lại hai câu trong bài Mưa Hồng, đây có thể nói là hai câu hay nhất bài. Đúng như Thi Thánh suy nghĩ, và đa số chúng ta cùng suy nghĩ, khi mà ướt áo thì chuyện gì xảy ra? Hồi đó cũng có một Thi sỹ có cùng tư tưởng đó với chúng ta, ông viết “ Mơ khách đường xa khách đường xa, áo em mỏng quá...nhìn thấy da...”. Vì sao? Vì đường xa thì sẽ nó nắng mưa và gió bụi, mà mưa thì áo trắng mỏng dính sát vào người....và em sẽ hiện nguyên hình là... loài quỷ dữ luxiphe...mê hoặc những tâm hồn non nớt... như đê tiện chúng sanh chúng ta sa vào vòng suy nghĩ phạm tội. Vì vậy mà: “ em đi về cầu mưa ướt áo”... ướt để làm gì? Để hiện nguyên hình, cái hình hài mê hoặc đó, hãm hại nhân sĩ đê tiện hội...

Vâng, và như câu trên, ta thấy rõ ràng dã tâm của em, cầu cho mưa ướt để làm say lòng thi nhơn, nhưng còn động cơ phạm tội? Tại sao em phải làm như thế? Phải cầu như thế? Ngay câu tiếp theo, Trịnh Nhạc Sỹ đã giải thích ngay: vì “Đường Phượng bay mù không lối vào”

Chúng ta ai cũng biết hình ảnh Loan Phượng. Loan tượng trưng cho con chim trống, Phượng là con chim mái. Vậy cái “ Đường Phượng bay” là đường đi của con chim mái, hay là đường gì đó của con chim mái. Trên cơ thể người, ngoài chỉ tay thì có rất nhiều đường, còn lại con chim trống không có mà chỉ có con chim mái có. Đường là đạo, đạo là đường. Vậy mà cái chốn “Đường” ấy lại “Mù không” lối vào. Chứng tỏ đã lâu rồi nó đóng rêu phong, nó bị niêm yết hay bị phong bế. Trong thơ ca dân gian cũng có câu tương tự: “ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” cũng để hỏi dò : Cái “đường phượng bay” này có con chim trống nào bay qua hay chưa. Và đã rõ: Đường Phượng bay mù không lối vào, chứng tỏ nó vẫn còn hoang sơ, chưa có dấu chân địa đàng nào qua đó cả. Chính vì thế, cô gái trong bài nhạc đã mở lòng với nhân sĩ: “Em đi về cầu mưa ướt áo”, để cái “Đường Phượng bay” giờ đây sẽ có nhiều người ra vào, chứ chẳng còn cảnh “mù không” lối vào. Cụm từ “Mù không” nó hay lắm Thi Thánh ạ, nó vừa diễn tả sự mờ mịt, vừa diễn tả sự hoang sơ. Mà cũng có thể nói Trịnh là một cao thủ nói lái, sợ nhân sỹ chúng ta không hiểu cái “Đường Phượng Bay” là cái gì “Đạo”, ông đã khéo léo dùng từ “Mù không” để khẳng định mình đang nói về cái ấy.

Có lẽ lúc sáng tác, ông không ngờ trên thế gian này lại có cái gọi là đê tiện hội, vì thế đành phải mở mắt cho nhân loại thêm cụm từ “mù không”, chứ thật ra không có nó chúng ta vẫn hiểu. Tuy vậy, cụm từ này nằm ở sau cái “ Đường Phượng bay” và rất hợp với hoàn cảnh cấu tạo cơ thể người. Vì vậy mà nó hay lắm lắm.

Một lần nữa cảm ơn Thi thánh về câu hỏi quá hay, đem cho nhân sỹ chúng ta cái nhìn mới mẻ về huyền thoại âm nhạc Việt- Trịnh Công Sơn và bài hát Mưa Hồng đã đi vào lịch sử về sự đê tiện cũng như nói lái!

GS Hớ
Thi Ẩm Lâu- 01/04/2012
Lại hỏi tiếp GS:

Trong Trịnh cũng có câu như vầy:

"Còn hai con mắt khóc người một con, còn hai con mắt một con khóc người. Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi, nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp..."

Có phải câu này nói ý là mắt nhắm mắt mở không? Cuộc đời nhiều khi phải mắt nhắm mắt mở để cho qua. Nhưng sao lại con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi là nhìn về cái gì?
Tôi ở đây có phải là chính mình, là bản ngã???

Thông thường con mắt thì hay nhìn thẳng, khi mà nhìn về bản thân thì phải nhìn xuống, chắc chắn không thể nhìn lên rồi. Vậy những thứ như tay, chân là củ động được mới có thể khiến lên cao hay xuống thấp, nếu Tôi là cái tay hoặc cái chân (vì hai cái này cử động được) để mình thấy nó lên cao hay xuống thấp thì ta thấy không xác đáng lắm. Vì tay hoặc chân chưa hẳn là Cuộc Đời Tôi được.Phải có cái khác nó còn ghê gớm hơn. Vậy trong cơ thể con người của mình, cái gì khiến cho con mắt còn lại phải nhìn nó lên xuống mà nó thể hiện được cái Cuộc Đời Tôi như Trịnh đã nói. Mong GS giải thích thêm cho
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13