Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Cồn Ông Lãnh...chuyên mục hỏi đểu, đáp điêu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
(01-04-2012, 11:12 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]GS Hớ cho ta hỏi cái:

Trong nhạc Trịnh có câu : Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù khơi lối vào..."

Có phải khi viết bài này t/g đã có suy nghĩ muốn nhìn cái gì đó cho rõ đúng không? Sao lại phải cầu mưa ướt áo, mưa ướt áo thì thấy được cái gì hay có cái gì??

Còn đường mù khơi lối vào là đường như thế nào? xưa nay em chỉ nghe nói đường mù co, mù quanh, mù mịt...nay nghe mù khơi liệu rằng có phải khi mưa ướt áo rồi thì nhắm mắt lại khơi khơi (khều) có đúng không?

Nhờ GS giải thích giùm ta cái.

Thân!

Câu này nên hiểu như sau : "Em đi về cầu, mưa ướt áo, đường phượng bay, mù khơi lối vào."

Em đi về cầu : Gấp lắm rồi. Chạy mau.

Mưa ướt áo : Là em dừng lại để thanh minh với mọi người 2 bên đường thôi. Nhưng thực ra khi mưa chưa ướt áo thì đã hơi ướt chỗ khác rồi.

Đường phượng bay : Trên đường chạy về , lúc này cả người đã ướt sũng rồi. "Phượng bay" là mượn ý câu thành ngữ "Rồng bay phượng múa". Chẳng thể tả nổi cái cảnh chạy hớt hơ hớt hải thế nào. Chỉ biết em ướt sũng, vừa chạy vừa giơ 2 tay ra phía trước khua khua để dò đường (mưa to ướt xuống mặt có nhìn thấy gì đâu). Cộng với nước trên người chảy xuống thành vệt ngoằn ngoèo dài trên đường đằng sau, trông đúng như thế "Rồng bay phượng múa" vậy.

Mù khơi lối vào : Đã tìm thấy lối vào (thở phào). Nhưng than ôi, lối vào vừa "mù" vừa "khơi".

Về tâm trạng trong câu này : Rất nhiều tâm trạng phức tạp khác nhau liên tiếp xảy ra trong câu này. Thậm chí là trong mỗi đoạn (có 4 đoạn) cũng ẩn chứa đến 3-4 điễn biến tâm trạng khác nhau khó mà kể ra được.



(01-04-2012, 12:39 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Lại hỏi tiếp GS:

Trong Trịnh cũng có câu như vầy:

"Còn hai con mắt khóc người một con, còn hai con mắt một con khóc người. Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi, nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp..."

Có phải câu này nói ý là mắt nhắm mắt mở không? Cuộc đời nhiều khi phải mắt nhắm mắt mở để cho qua. Nhưng sao lại con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi là nhìn về cái gì?
Tôi ở đây có phải là chính mình, là bản ngã???

Thông thường con mắt thì hay nhìn thẳng, khi mà nhìn về bản thân thì phải nhìn xuống, chắc chắn không thể nhìn lên rồi. Vậy những thứ như tay, chân là củ động được mới có thể khiến lên cao hay xuống thấp, nếu Tôi là cái tay hoặc cái chân (vì hai cái này cử động được) để mình thấy nó lên cao hay xuống thấp thì ta thấy không xác đáng lắm. Vì tay hoặc chân chưa hẳn là Cuộc Đời Tôi được.Phải có cái khác nó còn ghê gớm hơn. Vậy trong cơ thể con người của mình, cái gì khiến cho con mắt còn lại phải nhìn nó lên xuống mà nó thể hiện được cái Cuộc Đời Tôi như Trịnh đã nói. Mong GS giải thích thêm cho

"Còn hai con mắt khóc người một con, còn hai con mắt một con khóc người. Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi, nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp..."

Các cụ nhà ta xưa đã có câu : "Gái một con trông mòn con mắt. Gái hai con, con mắt liếc ngang... " Ý nói , người đàn bà có 1 con rồi mới hấp dẫn làm sao. Họ khiến cánh đàn ông phải trông đi ngắm lại đến mòn cả con mắt.

Ở đây cũng vậy :

"Còn hai con mắt khóc người một con " : 2 con mắt kia là của người đàn ông. Người này do mải ngắm "người một con" kia quá, lại trong tư thế không thuận tiện (quá gần) cho nên cơ mắt làm việc rất mệt mỏi. Tuyến lệ bị kích hoạt sinh ra nước mắt để điều tiết lại 2 con mắt. Người ngoài nhìn vào thì lại tưởng như người này đang khóc.

"còn hai con mắt một con khóc người" : Tương tự. Nhưng ở đây là tả 2 con mắt của "người một con" cũng đang nhìn say sưa người đàn ông kia. Cũng là tư thế không thuận tiện (thì cũng là quá gần thôi). Hậu quả giống nhau. Tuyến lệ của "người một con" cũng bị kích hoạt.

"Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi"

Vậy sao lại có "con mắt còn lại"? Sao lại ko phải là "Hai con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi" ? "Con mắt còn lại" này nó ở đâu ra ? : Đừng quên rằng ở 2 câu trên đã 2 lần có nhắc tới "người con" của "người một con". Đó chính là đứa trẻ.

Nhưng tại sao đứa trẻ đó lại chỉ có 1 con mắt mà nhìn "tôi" ? Đương nhiên chắc hẳn là nó phải đang nhìn qua 1 cái ... lỗ khóa. Ấy cũng có thể gọi là ... nhìn trộm.

"nhìn tôi lên cao, nhìn tôi xuống thấp..." Đến đây ta có thể biết "tôi" là ai rồi. Đó chính là người đàn ông. Thằng bé con của "người một con" đang nhìn người đàn ông xa lạ kia với ánh mắt rất ngạc nhiên. Theo như về phía "tâm lý học" mà nhận xét, thì những vật thể chuyển động thường thu hút ánh mắt nhìn nhiều hơn là những vật thể tĩnh. Ở đây thằng bé nhìn lên phía trên người đàn ông, thì đương nhiên lúc đó, cơ thể phía trên người đàn ông đang chuyển động. Lúc sau lại nhìn xuống dưới, đương nhiên là lúc này sự chuyển động phía dưới lại làm thằng bé tò mò hơn.

Trong câu cuối này, rõ ràng là người đàn ông cũng biết mình đang bị thằng bé của "người một con" ... theo dõi.

Túm lại : Hoạt cảnh và hành động thì rất đời thường nhưng câu từ thì lại rất thơ.
Vậy thằng bé cao hơn chúng bạn là đúng rồi hhehee.

Thi Bá quả nhiên là lợi hại gấp ngàn lần.

Hôm nay ta được Thi Vương và Thi Bá cho mãn nhãn quả không uổng phí...hehehe
Tù trưởng thổi nghe thật nhịp nhàng, em nhìn tù trưởng thổi mà cứ như nhìn người đàn ông : "nhìn anh lên cao nhìn anh xuống thấp", thật là lúc trầm lúc bổng, lúc nhặt lúc khoan...Quả là đỉnh cao của Tù Khúc nghê thường, Ngàn năm có một laughing
Trọng kính tù trưởng !

Em xa quê đã bao ngày rồi, nghe như tháng năm ngừng trôi. Khi xa em nhớ quê thật nhiều, nhớ mùi phân trâu ngai ngái.
Ước gì...Em về quê một lần ! Ước gì...Em được đi chăn bò, nằm im nghe cóc kêu ngoài bãi...
Em nhớ lắm Tù Trưởng ạh, nhớ bóng dáng cô thôn nữ thướt tha trong gió, với cái quần xa-tanh mỏng tang bay phần phật phầm phập.
Hay những chiều, cơn mưa rào mùa hạ khiến các cô đi cấy chẳng mang áo mưa, quần áo ướt chèm bẹp dính bết da thịt lộng lồng rét mướt đến tội nghiệp, vẫn phải lom khom chổng mông cấy hái.
Và, em chợt nhớ tới bài hát "Chân quê".
Em tự hỏi, phải chăng chân quê ở đây là chân của các cô thôn nữ ? Và em cảm phục tác giả đã có cái nhìn ...tinh tế gần bằng Tù Trưởng.

Trọng kính Tù Trưởng !

Em sinh ở thôn quê, ăn gạo quê, tắm nước quê với những cô gái quê, ấy thế mà khi nghe bài hát "Chân quê" ấy, em lại chẳng cảm hết được.
Tù Trưởng, vốn bác học uyên thâm, lại mẫn cán, luôn đi sâu đi sát quần chúng, xin Tù Trưởng giải đáp đôi lời để em được mở mang tầm mắt, để em biết nhìn vào chỗ cần nhìn và cảm được cái sâu kín sau tầm nhìn ấy.
"Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen, nói ra sợ mất lòng em..."
Trọng kính Tù Trưởng ! Xin cho em hỏi, "Cái quần nái đen" nó là cái quần thế nào ? Sao tác giả ko nói "Cái quần nái vàng" hay "quần nái đỏ" ạh ?
Mắc gì khi cô gái ko mặc "quần nái" thì tác giả lại ko hài lòng, ko thích thú mà cũng ko dám nói ra, sợ mất lòng ?
Em nghĩ mãi mà tìm mãi cũng ko biết hình thù ngang dọc "cái quần nái" nó thế nào, lại có thể khiến tác giả bài hát ... thích cô gái mặc nó đến như vậy !

Trọng kính Tù Trưởng !
Cảm tạ ơn trên đã cho em gặp và biết Tù Trưởng, kính mong Tù Trưởng múa bút đôi vần, để em bớt tối tăm dò dẫm mà tận cảm được ánh sáng hào quang chói lọi của "cái quần nái" ! Em xin cảm ơn Tù Trường.
Úy chài ! Thầy trịnh trọng quá làm ta xúc động ghê gúm tongue

Câu hỏi của Thầy là cái "quần nái đen" nó là là cái quần gì ? Sao ko phải là "quần nái vàng" hay quần nái đỏ? trong câu này.
"Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen, nói ra sợ mất lòng em..."
---

Chân Quê - Nguyễn Bính

"...
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng,
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi.

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
..."

Nếu xét cả bài thì mọi người đều cho rằng, Cụ Nguyễn Bính thấy "Em" lần này về làng mà ăn mặc kín cổng cao tường quá. Cụ "Khổ" là khổ sở vì ko cách nào ngó được cái yếm của "Em" ở bên trong, nó được làm từ chất liệu gì, vì áo cài khuy bấm lên tới cổ rồi.

Nếu như là áo tứ thân (4 mảnh), ko có khuy bấm, chỉ vắt sang 2 bên rồi thắt bằng dây lưng đũi. Khi này cổ áo ko kín cổng cao tường nữa đương nhiên là Cụ sẽ nhìn thấy cái "Yếm lụa sồi" (cái này thực chất có mỗi 1 miếng hình thang cân, nhỏ xíu).

"Khăn mỏ quạ" khi buộc lên đầu thì tóc gáy được vén cao lên. Cụ lại được nhìn cả gáy với cổ của "Em".
Không như "Khăn nhung", quấn kín hết cả mà tóc thì lại chừa ra. Cụ chẳng nhìn được gì nên Cụ kêu khổ.

"Quần Lĩnh". Thứ quần 2 ống này dài trùm cả guốc, đương nhiên cũng làm Cụ khổ sở vì ko thể nhìn thấy gì bên trong.
"Quần nái đen" thứ quần 1 ống, chỉ dài đến lưng bắp chân. Khi này cụ sẽ nhìn được bắp chân của "Em" là trắng hay hồng rồi.

--

Nhưng tại sao lại là "Quần nái đen" ?

Loại quần này được làm từ loại vải tơ thô, ươm bằng tơ gốc với tơ nõn. Vì thế tên chính thức của nó thì là : Quần Tơ. Từ "Nái đen" chẳng liên quan gì đến chất liệu, màu sắc hay hình dáng của loại quần này.

Theo cuốn "Việt - Việt thuyết văn đại từ điển" thì :

Nái : Chỉ con lợn (heo) cái của ta. Loài này lông thường chỉ có 2 màu : Trắng và đen. (ko có màu đỏ hay màu vàng)
-->> Nái đen : chính là con lợn (heo) cái có lông màu đen. Đương nhiên là ko có Nái vàng, nái đỏ gì rồi.

Vậy từ đâu lại có cái tên này ?

Như đã biết. Chiếc "Quần tơ" là loại 1 ống ngắn đến bắp chân. Người mặc quần này cốt là để ... khoe bắp chân của mình mà thôi.

Nếu khi người mặc thứ "Quần tơ" này đang cho lợn (heo) ăn. Đặc biệt là loại Nái Đen - Loại này tính nhút nhát hơn Nái Trắng. Khi thấy người thường nấp ở góc chuồng đằng xa. Người cho Nái Đen ăn thì phải khom người mà nhoài tít vào góc chuồng. Thành thử chỉ đứng được 1 chân. 1 chân kia phải nâng hất ra đằng sau để giữ thăng bằng.

Nếu Nái càng Đen, tính nhút nhát càng cao, người cho Nái ăn càng phải nhoài ra xa. Thành thử 1 chân kia càng phải nâng cao để giữ thăng bằng. Ấy chính là khi người mặc loại "Quần Tơ" này phát huy tác dụng hết cỡ.

Chính vì thế, các cụ ông nhà ta khi xưa rất khoái loại Nái Đen này. Có nhiều nhà, ko phải Nái Đen thì ko nuôi.

Có cụ khoái quá thì đem luôn cái tên "Nái Đen" này mà đặt cho cái "Quần Tơ". Nhà nhà đua nhau đặt (Các cụ ông thì tính cụ nào chẳng như cụ nào), lâu dần thành quen mà chết danh cái tên gọi : Quần Nái Đen.

--
Quần Nái Đen chính ra lúc đầu thì nó ko phải màu đen, mà có màu tơ vàng rất đẹp. Nhưng sau này thì lại đúng là chỉ có màu đen.

- Có người cho rằng : Vì cái loại vải tơ ấy nó mỏng và sáng màu quá. Nếu bên trong có giấu cái gì đó sẫm màu hơn thì người ngoài có thể nhìn thấy hết. Do đó các cụ ông bắt các cụ bà nhà mình phải nhuộm đen hết đi. Cốt là để ko cho các cụ ông khác nhìn thấy. Chỉ khi cho Nái Đen ăn thì các cụ ông mới ra đứng sau phụ họa.

- Có người thì lại bảo : Vì các cụ bà thương các cụ ông phải xấu hổ với hàng xóm. Rõ ràng là các cụ bà mặc cái quần màu vàng mà cứ chỉ nghe giọng các cụ ông hứng chí oang oang bảo là đen. Cho nên các cụ bà đem nó nhuộm quách sang màu đen cho hàng xóm đỡ thắc mắc. Lâu ngày các cụ bà đua nhau bắt chước. Giờ thì loại Quần Tơ chỉ có màu đen mà thôi. Ấy là : Quần Tơ Đen tức chính là Quần Nái Đen.

---

Cụ Nguyễn Bính nhắc tới cái Quần Nái Đen này ý muốn trách : "Em" mặc quần lĩnh trắng về , giờ nếu chăm Nái Đen thì cụ ra sau đứng phụ họa hỏi còn có ý nghĩa gì.
^.^
Theo Nắng thì ở đây tác giả dùng cụm từ "quần nái đen" là chỉ về một loại quần khác cơ.
"Quần nái đen" nôm na có thể đọc ngược lại là "quần nén đai".
Trong đó "nén" có thể hiểu theo nghĩa: kìm giữ lại những tình cảm, cảm xúc đang trỗi lên mạnh mẽ trong lòng
Còn "đai" là: vành bao quanh vật gì, thường để giữ cho chặt, cho chắc
Vâng, thế một chiếc quần mà có một cái vành bao quanh vật gì, để kìm giữ những tình cảm, cảm xúc đang trỗi lên mạnh mẽ, thì có khác gì chăng là một loại hình khác giản lược hơn của chiếc "quần trinh tiết".

Thế thì hà cớ gì, tác giả không dùng thẳng cụm từ "quần nén đai" cho vừa trực quan, vừa dễ hiểu?
Có nhiều lý do có thể giải thích cho việc dùng từ khác đi này như: bài thơ được sáng tác vào những năm mà thành thị đã bắt đầu manh nha tràn về thôn quê, hiện đại đang xâm chiếm truyền thống, và có lẽ le lói đâu đây tư tưởng trọng nữ nhân hơn, nên tác giả vốn một người rất yêu quý, trân trọng chị em phụ nữ chẳng nỡ nào khơi gợi lại cái truyền thống "quần trinh tiết" không mấy tốt đẹp kia.

Hoặc như lý do thứ hai đơn giản hơn nhiều là lúc này tác giả mới tầm 18, 19 tuổi gì đó, muốn viết nhưng ngại ngần chưa dám viết thôi thì cứ cố nói lái đi cho đỡ ngượng ah. blushing

Hihi, nói chơi cho vui chút giờ mới chuyển qua nói ... chơi tiếp nè.
Theo lời giải nghĩa của Chớp hyn thì "nái" là: loại vải làm từ tơ thô.
Nắng thì có mục sở thị loại vải tơ thô này qua (chả biết phải nái không nữa >.<), thấy dày thì có dày ấy, nhưng lỗ chỗ thì hơi nhiều và to.
Bây giờ thì mới hiểu sao mấy anh cứ thích mấy em mặc quần nái như ngày xưa.

Chưa hết loại vải này nếu không nhuộm thì nó có màu như là màu da ý, mà thời nay quen gọi là màu nude. Nghĩ mà xem một cái quần màu da, lấm tấm khe hở mặc vào người chị em phụ nữ, thì "chân quê" cứ gọi là lồ lộ ra hết. (Ai như ba cái quần lĩnh kia chỉ tổ vướng tầm nhìn.)

Trời đang nắng hay trời mưa
Em mặc nái mà cứ như không mặc


Nói khi khổng chứ, có khi "chiếc quần ren của Minh Hằng" về độ gợi cảm và tôn lên làn da phụ nữ có khi thua xa em quần nái này cả chục lần.

Nhưng tiếc thay, trời sinh "chân quê" đâu chỉ có một màu. Vải thì thưa nên chỗ đen chỗ trắng chả giấu được chi hết. Nhìn thì mất thẩm mỹ quá, (Đấy là suy nghĩ nông cạn của chị em phụ nữ lúc này, chứ mấy ông thì thấy đẹp lắm, chỉ là ngại khen nên chả dám tỏ bày).
Đấy quay về chuyện chỗ đen chỗ trắng thì bình sinh cái gì trắng thì dễ thành đen, chứ đen mà tẩy trắng khó lắm. Có khi lại mất cả nét duyên ngầm thì khổ.

Ôi thì cứ đen từ trên xuống dưới cho đỡ nhọc công suy nghĩ. Thế là từ chiếc quần nái đã được nhuộm màu trở thành quần nái đen. Để "chân quê" ngày xưa chỉ còn là ký ức, vang trong hồn thơ thổn thức của Nguyễn Bính mà thôi.
Mấy hôm nay ta thiệt tình suy nghĩ rất nhiều. Không hiểu tại sao ông bà mình chém gió ác thế. Ta cứ băn khoăn hoài câu nói: Gậy ông đập lưng ông?

Nếu như 1 người cầm gậy mà đập ra sau lưng thì nó cũng chẳng nghĩa lí gì: Vì thứ nhất nó ko đủ lực, thứ nhì thì nó rất khó khăn, thứ ba nữa cây gậy phải dài như vậy nó mới đánh vòng ra phía sau được.

Sao lại không nói Gậy ông đập đùi ông, hay bắp vế hoặc chân hay bụng gì đó có dễ hiểu hơn không?

Vậy cây gậy này thực hư nó ra sao? Nó như thế nào về kích cỡ để người đập dễ dàng thao tác và người xem , nghe chấp nhận được

Mong giáo sư Hớ và Tù trưởng giải thích giùm.
(26-04-2012, 11:44 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Mấy hôm nay ta thiệt tình suy nghĩ rất nhiều. Không hiểu tại sao ông bà mình chém gió ác thế. Ta cứ băn khoăn hoài câu nói: Gậy ông đập lưng ông?

Nếu như 1 người cầm gậy mà đập ra sau lưng thì nó cũng chẳng nghĩa lí gì: Vì thứ nhất nó ko đủ lực, thứ nhì thì nó rất khó khăn, thứ ba nữa cây gậy phải dài như vậy nó mới đánh vòng ra phía sau được.

Sao lại không nói Gậy ông đập đùi ông, hay bắp vế hoặc chân hay bụng gì đó có dễ hiểu hơn không?

Vậy cây gậy này thực hư nó ra sao? Nó như thế nào về kích cỡ để người đập dễ dàng thao tác và người xem , nghe chấp nhận được

Mong giáo sư Hớ và Tù trưởng giải thích giùm.
Thưa Thi Thánh,
Trang từ điển mở Wiki cho rằng đó là hành động dùng gậy đập người khác nhưng lại bị "phản đòn cận chiến" nên chính cây gậy đó đập vào lưng mình
http://vi.wiktionary.org/wiki/g%E1%BA%AD...g_%C3%B4ng

Và như Thi Thánh nói ở trên, đây là quan niệm sai lầm và lệch lạc của lớp già, vô hình trung làm cho lớp trẻ sử dụng sai cụm từ này.
Thưa Thi Thánh và Tù Trưởng, em xin trình bày ý kiến của em về cụm từ này.
Số là ngày xưa, người ta không có từ nào để chỉ về giới Gay, vì thế họ dùng cụm từ Gậy ông đập lưng ông, để chỉ những anh chàng không dùng gậy đập lưng bà, mà chỉ thích dùng nó với các ông khác. Những anh chàng đồng tính này có kiểu sinh hoạt tình địch còn biến thái hơn, đó là đập gậy từ lưng xuống.
Vì thế, theo em, sau này ta dùng từ gậy ông đập lưng ông là để chỉ giới Gay, những anh chàng có lối sinh hoạt biến thái cho người đồng giới
Thế thôi!
Wiki mở nó nói cũng chỉ hơi đúng thôi. Vì nó ko biết theo lối phân tích khoa học big green

Gậy ông đập lưng ông - Đây vốn là câu của các bà lệnh cho các ông trong lúc giao chiến.

Gậy ông!
Đập lưng ông!

Đương nhiên khi lệnh của các bà ban ra, thì các ông ko sao mà ko nghe theo được.

Lúc này tuy là bị đập, nhưng có vẻ các bà lại thích thú.
Còn các ông thì lại khác. Ko gì hoảng sợ bằng mỗi khi nghe câu này của các bà. Đập càng nhiều, càng mạnh, các ông chỉ tổ càng làm mình đau đớn hơn mà thôi.

Về sau câu này dần dần trở thành câu thành ngữ phổ biến ý: Gậy mình đập lưng người ta, người ta thì ko đau mà mình thì lại đau.

Thảm !
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13