(01-04-2012, 11:12 AM)lanhdien Đã viết: GS Hớ cho ta hỏi cái:
Trong nhạc Trịnh có câu : Em đi về cầu mưa ướt áo, đường phượng bay mù khơi lối vào..."
Có phải khi viết bài này t/g đã có suy nghĩ muốn nhìn cái gì đó cho rõ đúng không? Sao lại phải cầu mưa ướt áo, mưa ướt áo thì thấy được cái gì hay có cái gì??
Còn đường mù khơi lối vào là đường như thế nào? xưa nay em chỉ nghe nói đường mù co, mù quanh, mù mịt...nay nghe mù khơi liệu rằng có phải khi mưa ướt áo rồi thì nhắm mắt lại khơi khơi (khều) có đúng không?
Nhờ GS giải thích giùm ta cái.
Thân!
Cám ơn Thi Thánh vì câu hỏi rất hay. Em thấy những câu hỏi của Thi Thánh đều chọn lọc từ những tinh túy của các tác giả, trong đó có cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, có vẻ như là niềm đam mê bất tận cho không chỉ riêng một số thành phần tự cho là hàn lâm, mà còn mọi tầng lớp, kể cả Đê Tiện Hội chúng ta.
Nhắc lại hai câu trong bài Mưa Hồng, đây có thể nói là hai câu hay nhất bài. Đúng như Thi Thánh suy nghĩ, và đa số chúng ta cùng suy nghĩ, khi mà ướt áo thì chuyện gì xảy ra? Hồi đó cũng có một Thi sỹ có cùng tư tưởng đó với chúng ta, ông viết “ Mơ khách đường xa khách đường xa, áo em mỏng quá...nhìn thấy da...”. Vì sao? Vì đường xa thì sẽ nó nắng mưa và gió bụi, mà mưa thì áo trắng mỏng dính sát vào người....và em sẽ hiện nguyên hình là... loài quỷ dữ luxiphe...mê hoặc những tâm hồn non nớt... như đê tiện chúng sanh chúng ta sa vào vòng suy nghĩ phạm tội. Vì vậy mà: “ em đi về cầu mưa ướt áo”... ướt để làm gì? Để hiện nguyên hình, cái hình hài mê hoặc đó, hãm hại nhân sĩ đê tiện hội...
Vâng, và như câu trên, ta thấy rõ ràng dã tâm của em, cầu cho mưa ướt để làm say lòng thi nhơn, nhưng còn động cơ phạm tội? Tại sao em phải làm như thế? Phải cầu như thế? Ngay câu tiếp theo, Trịnh Nhạc Sỹ đã giải thích ngay: vì “Đường Phượng bay mù không lối vào”
Chúng ta ai cũng biết hình ảnh Loan Phượng. Loan tượng trưng cho con chim trống, Phượng là con chim mái. Vậy cái “ Đường Phượng bay” là đường đi của con chim mái, hay là đường gì đó của con chim mái. Trên cơ thể người, ngoài chỉ tay thì có rất nhiều đường, còn lại con chim trống không có mà chỉ có con chim mái có. Đường là đạo, đạo là đường. Vậy mà cái chốn “Đường” ấy lại “Mù không” lối vào. Chứng tỏ đã lâu rồi nó đóng rêu phong, nó bị niêm yết hay bị phong bế. Trong thơ ca dân gian cũng có câu tương tự: “ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” cũng để hỏi dò : Cái “đường phượng bay” này có con chim trống nào bay qua hay chưa. Và đã rõ: Đường Phượng bay mù không lối vào, chứng tỏ nó vẫn còn hoang sơ, chưa có dấu chân địa đàng nào qua đó cả. Chính vì thế, cô gái trong bài nhạc đã mở lòng với nhân sĩ: “Em đi về cầu mưa ướt áo”, để cái “Đường Phượng bay” giờ đây sẽ có nhiều người ra vào, chứ chẳng còn cảnh “mù không” lối vào. Cụm từ “Mù không” nó hay lắm Thi Thánh ạ, nó vừa diễn tả sự mờ mịt, vừa diễn tả sự hoang sơ. Mà cũng có thể nói Trịnh là một cao thủ nói lái, sợ nhân sỹ chúng ta không hiểu cái “Đường Phượng Bay” là cái gì “Đạo”, ông đã khéo léo dùng từ “Mù không” để khẳng định mình đang nói về cái ấy.
Có lẽ lúc sáng tác, ông không ngờ trên thế gian này lại có cái gọi là đê tiện hội, vì thế đành phải mở mắt cho nhân loại thêm cụm từ “mù không”, chứ thật ra không có nó chúng ta vẫn hiểu. Tuy vậy, cụm từ này nằm ở sau cái “ Đường Phượng bay” và rất hợp với hoàn cảnh cấu tạo cơ thể người. Vì vậy mà nó hay lắm lắm.
Một lần nữa cảm ơn Thi thánh về câu hỏi quá hay, đem cho nhân sỹ chúng ta cái nhìn mới mẻ về huyền thoại âm nhạc Việt- Trịnh Công Sơn và bài hát Mưa Hồng đã đi vào lịch sử về sự đê tiện cũng như nói lái!
GS Hớ
Thi Ẩm Lâu- 01/04/2012