Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu lạc bộ Đá đểu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
(01-12-2012, 01:16 PM)MrCafeSua Đã viết: [ -> ]Nhật ký, ngày... tháng ...năm....




[Hình: IMG_2504.jpg]



Mịa! Cái hình này là Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên mà nó dám nói mình là nham nhở.

Ngày trước Khổng Minh nhìn sau gáy của Ngụy Văn Trường mà biết được hậu vận sau này. Lúc trước có duyên tao ngộ với lão Cafe Sữa, sau khi vô tình nhìn thấy nụ cười của y, đặc biệt là cái lưỡi đang rung theo bần bật...là ta đã biết nó sẽ có kết quả như ngày hôm nay. laughing
Trích dẫn:Ý tưởngchiều tà

lấy từ lượng trời một sợi nắng
uốn cong một ngọn cỏ
lắp vào một mũi tên
tôi bắn vào đêm để xóa tan nỗi buồn muôn kiếp
em và giấc mơ xưa chẳng thể nào vĩnh viễn
khi tấm mặt nạ đời tiếp nhận ánh sáng đơn côi
chỉ một lần thôi
tôi xin người chỉ một lần thôi
để mầm chia phôi biết là rướm máu
để linh hồn em chẳng thể về nương náu
để bật khóc vì đau.

lanhdien

lấy từ trên người một sợi ngắn
mặc kệ nó quăn
lắp vào như một mũi tên
tôi bắn vào đêm để xóa tan nỗi buồn muôn kiếp
dù sáng ra nhìn bức tường trông chết khiếp
màu xám hôm qua nay loang lổ đồi mồi

chỉ một lần thôi
tôi xin người chỉ một lần thôi
bù đắp về những đêm một mình chơi bắn súng
rất có thể anh cố tình chọt cho nó lủng
để em về bật khóc vì đau.

đem về đây cho nó chính thống! hee hee
(06-05-2013, 07:26 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]
(01-12-2012, 01:16 PM)MrCafeSua Đã viết: [ -> ]Nhật ký, ngày... tháng ...năm....




[Hình: IMG_2504.jpg]



Mịa! Cái hình này là Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên mà nó dám nói mình là nham nhở.

Ngày trước Khổng Minh nhìn sau gáy của Ngụy Văn Trường mà biết được hậu vận sau này. Lúc trước có duyên tao ngộ với lão Cafe Sữa, sau khi vô tình nhìn thấy nụ cười của y, đặc biệt là cái lưỡi đang rung theo bần bật...là ta đã biết nó sẽ có kết quả như ngày hôm nay. laughing
Xem ra lúc này lão Lãnh đang nuốt nước bọt laughing
Lâu rồi mới xem lại cái hình này happy
iêm thì chả văn vẻ chi đc nên ko dám bình, nói thật, cảm giác chân thật đập vào mặt iêm khi xem cái hình này là hai hình tượng mà iêm hình dung từ thưở bé qua sách vở: Sói và Cừu.
rộng ra 1 chút, người chụp hình có thể là "Chú bé thắt bím đỏ"

034
Bé nào thế các cụ? Nhìn tư thế để tay có vẻ không thoải mái, như muốn né tránh mà nể cụ Lãnh nên đành gắng gượng laughing
Hằng Kaka trên face..Thủy Tâm ở TAL..từ văn đàn qua á cụ
ẻm có nhiều nick lắm big green
TAL nick là Hiểu Quân happy
(20-09-2013, 12:52 PM)Mr.Kind Đã viết: [ -> ]ẻm có nhiều nick lắm big green
TAL nick là Hiểu Quân happy

Hả, là Dương Hiểu Quân đó sao cụ, tui mến mộ cái tên này lâu lắm rùi :p

Khóa học K158 của Học viện Thơ


Học phần 1


Bài 1

Các khái niệm căn bản trong thơ - Tiết 1

Chào các anh chị,

Hành trình thụ đạo của chúng ta bắt đầu từ địa điểm này vì đây là nơi mà năm xưa Tứ đại thi nhơn đã lần đầu xuất hiện. Tôi tin rằng nếu học hành nghiêm túc, 4 người các anh chị sẽ có đủ khả năng để thay thế cho tứ đại thi nhơn trong tương lai.

Bước vào thế giới thi ca là bước vào một thế giới huyền hoặc, đôi khi phi lý. Nhà thơ có đặc quyền viết ra những câu thơ vượt khỏi mọi nguyên tắc về ngữ pháp, bấp chấp các quy luật vật lý hay các định nghĩa khoa học. Anh chị có thể thấy cụ Sào Phủ ngất ngư say trên dải Ngân Hà :

Ô hay ta say
Ta say
Chèo ra sông ngân giặt lụa
Yếm đào tiên nga cười ngây

(Vô đề)

Hay như nữ sĩ Rêu còn có ý định xếp ngày tháng lại:

Những chiều mưa rong ruổi
Ai chờ bên song thưa
Ngày tháng quên xếp lại
Chút tình mình hôm xưa

(Mưa chiều đông)

Hoặc Thi Thánh mới đây, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hội họa ấn tượng, đã sáng tạo ra những hình ảnh ẩn dụ đẹp như tranh Nguyễn Đình Đăng:

lấy từ lượng trời một sợi nắng
uốn cong một ngọn cỏ
lắp vào một mũi tên
tôi bắn vào đêm để xóa tan nỗi buồn muôn kiếp


Thế cho nên anh chị khi làm thơ không cần câu nệ bất cứ điều gì. Chỉ cần viết ra xong thấy sướng là được.

Tuy nhiên, làm thơ cũng như làm bánh, có một số chất liệu anh chị cần nắm rõ để vận dụng vào quy trình cho tốt. Đây tôi nêu ra những khái niệm chính yếu:

Vần thơ

Vần của thơ liên quan đến ngữ âm. Anh chị cần đảm bảo cho người đọc có thể đọc từ đầu điến cuối bài thơ một cách trơn tru liền lạc, không bị vấp về mặt ngữ âm. Khi viết xong, anh chị nên đọc lại nhiều lần như một độc giả.

Giai điệu thơ

GIai điệu hình thành do việc sắp xếp thanh bằng thanh trắc nối tiếp nhau, tạo ra chiều hướng đi lên, đi xuống, nhấp nhô... của câu thơ, khổ thơ, hoặc toàn bài. Giai điệu phù hợp sẽ khiến câu thơ mượt mà như một câu hát, khiến người đọc hào hứng đọc đi đọc lại câu thơ anh chị viết mà không chán.

Nhịp thơ

Nhịp cũng liên quan đến nhạc tính trong thơ. Nhịp thơ hình thành do cách sử dụng, sắp đặt các câu hoặc cụm từ dài ngắn khác nhau.

Ý thơ

Ý thơ là bất cứ điều gì được tác giả diễn giải trong 1 câu hay 1 đoạn thơ. Đôi khi ý thơ khá dễ nhận biết, nhưng thường thì nó được giấu kín sau các nghệ thuật ẩn dụ, tu từ... phải có kiến thức văn chương và vốn sống mới nhận ra được.

Trong "Cổ tích ngủ quên", nữ sĩ LanPhuong viết về một cô bé mơ tưởng chuyện Lọ Lem với Hoàng tử trong cổ tích. Đó là một ý thơ dễ hiểu :

Có cô bé một thời
Mơ Lọ Lem- Hoàng Tử
Người xa nơi viễn xứ
Cổ tích giờ sang trang…


Hình tượng thơ

Là những hình ảnh mà tác giả sử dụng để biểu đạt ý thơ. Ví dụ như trong 4 câu thơ trên, chúng ta thấy hình ảnh đáng yêu của một cô bé, hình ảnh mơ hồ của thế giới cổ tích, hình ảnh người bá vơ nào đó...

Tứ thơ

Tứ thơ là cái chốt lại của toàn bài, thường thể hiện chủ đề tư tưởng của bài. Ví dụ thông qua hình tượng thơ và ý thơ trong bài trên của LanPhuong, cái tứ thơ hiện ra chính là khát vọng trở lại với tuổi thơ của một cô gái để tìm kiếm sự bình yên và niềm hạnh phúc trong lành đã mất.

Xuân Diệu viết về vai trò của tứ như sau:

Xuân Diệu Đã viết:Lao động thơ, trước hết là kiếm tứ. Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng. Tuy nhiên đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất, làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài.

Làm thơ, khó nhất là tìm tứ.

Vần, giai điệu, nhịp liên quan đến ngữ âm. Ý, hình tượng, tứ liên quan đến ngữ nghĩa. Một bài thơ đảm bảo tất cả các mặt đó thì mới xem là một bài thơ hoàn chỉnh.

Anh chị về nhà đọc thêm tài liệu dưới đây để bổ sung kiến thức cần thiết cho bài học:

Thơ là gì? - Nguyễn Trọng Tạo
Thơ và các khái niệm trong thơ

----------
Các khái niệm căn bản trong thơ - Tiết 2

Chào các bạn,

Hôm trước chúng ta đã nói về các chất liệu chính của thơ là vần, giai điệu, nhịp, hình tượng, ý và tứ. Những chất liệu này hòa hợp với nhau, cùng xâm nhập vào nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính của người đọc.

Làm thơ cũng như làm bánh, các chất liệu trên có thể ví như đường, bột, trứng, sữa... Còn làm ra loại bánh nào lại là chuyện khác. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về một số khái niệm liên quan đến loại bánh - thơ.


Thể thơ

Có khá nhiều thể loại thơ. Tùy vào đặc thù ngôn ngữ mà người ta tạo ra các thể thơ khác nhau. Như Việt Nam ta có Ngũ ngôn, Lục bát, Tứ tuyệt... Trung Quốc có Cổ phong, Tuyệt cú, Thất ngôn bát cú Đường luật... Pháp có Dactyle, Ballade, Sonnet, Rondeau...

Về sau này người ta cũng tạo ra những thể loại mới hơn như thơ Tự do, Không vần...

Những thể thơ cổ điển thường có một số nguyên tắc nhất định về cách dùng thanh bằng thanh trắc, số âm tiết trong câu, số câu trong bài... Các học viên tự tìm hiểu thêm qua tài liệu dưới đây :

Đại cương về các thể thơ


Trường phái

Trong các loại hình thơ truyền thống, trường phái thường được đồng nhất với thể thơ. Ví dụ như trường phái thơ Đường sẽ gắn với các thể thơ đặc trưng của Đường luật. Khi thi ca phát triển đến thời kỳ hiện đại, các nhà thơ không chịu được sự trói buộc của các phép tắc luật lệ quy ước bởi thể loại, họ bèn tạo ra các trường phái thơ mới mẻ hơn mà trong đó, vai trò của thể thơ đã bị làm lu mờ đi.

Một số trường phái thơ có thể nhắc đến là Tân hình thức, Siêu thực, Ấn tượng, Trừu tượng, Hậu hiện đại.... Trong truyền kỳ về Tứ đại thi nhơn, tôi cũng có đề cập qua, mời các bạn xem thêm :

Một số trường phái thơ đương đại

Trường phái thơ ngày càng đa dạng phong phú. Nhiều nhà thơ tự sáng tạo ra những kiểu cách quái dị trong dùng từ, đặt câu và cấu tứ, rồi đặt một cái tên. Bạn bè anh ta a dua theo, tung hê lên rồi cũng thành ra một trường phái mới. Trong giới hạn của giáo trình này, chúng ta sẽ không đi sâu vào các trường phái nói trên. Học viên có thể tham khảo thêm ở bên ngoài qua các tài liệu sau :

Vòng vo về trường-phái-nhóm thơ Việt từ cảm xúc Hậu hiện đại Việt- Đỗ Quyên
Về trường phái thơ “Tân… con cóc” của Nguyễn Quang Thiều - Trần Mạnh Hảo


Trào lưu

Trào lưu là khuynh hướng chung nhất trong sáng tác thi ca tại một thời kỳ lịch sử nhất định. Nếu trong một trào lưu, các tác giả chủ chương ủng hộ chỉ một trường phái, thì trào lưu có thể được đồng nhất với trường phái. Ví dụ như trào lưu Thơ mới của Việt Nam thời trước gắn với trường phái Thơ mới, xét trong tương quan đối lập với các trường phái thơ truyền thống.

Trong giới hạn của giáo trình này, chúng ta sẽ không đi sâu vào các trào lưu thơ. Học viên có thể tham khảo thêm ở bên ngoài qua các tài liệu sau :

Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại – đương đại - Anh Chi
Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại - Inrasara
Đỏng đảnh nàng thơ - Tiểu phẩm vui của Huỳnh Cương


Thi pháp

Hiểu đơn giản là cách làm thơ. Đây là tổng hòa của yếu tố cá nhân - phong cách riêng của nhà thơ - với yếu tố cộng đồng - ảnh hưởng đến từ các trào lưu và trường phái. Không có 2 nhà thơ có thi pháp giống nhau, dù họ cùng làm theo một thể thơ, đi theo cùng một trường phái và sáng tác trong cùng một trào lưu.

Thi pháp của một nhà thơ là cái gì đó rất khó để diễn giải cụ thể bằng lời lẽ, nhưng có thể cảm nhận được bằng trực giác khi đọc một vài câu thơ. Thi pháp của một nhà thơ hình thành bởi vốn sống, nhân sinh quan, thế giới quan và tư tưởng của chính anh ta.


Giọng thơ

Giọng thơ là cái hàm ý phía sau mà tác giả gửi gắm vào trong bài thơ. Giọng thơ quyết định cách thức mà nhà phê bình thẩm định tính chất văn chương và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm trong sự tương đối giới hạn bởi mục đích mà tác giả muốn đạt tới.

Chẳng hạn một tác giả viết bài thơ vì mục đích cổ động, thì hàm ý phía sau bài thơ là kêu gọi người đọc làm một cái gì đó. Giọng thơ lúc này là giọng thơ cổ động. Từ đây, người bình tác phẩm này phải dựa trên cái mục đích cổ động của tác giả để định lượng và định tính các giá trị của nó.

Ví dụ một số giọng thơ tiêu biểu : trào phúng và châm biếm (Tú Xương, Bút Tre...), cổ động tuyên truyền (Tố Hữu, Tố Nhiên...), bi tráng, sầu muộn, diễm tình, hư ảo...


-----------------

Bài tập :

Sau các nội dung đã học và tham khảo mở rộng, học viên hãy trả lời các câu hỏi sau :

1. Xác định đâu là ý, hình tượng và tứ trong câu ca dao dưới đây :

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về


2. Bài thơ sau thuộc thể loại nào, thuộc trường phái nào, và mang giọng thơ gì :

(13-05-2011, 02:51 PM)Phụng Đã viết: [ -> ]QUÀ CHO ANH

Em đi chơi Hà Nội,
Hỏi anh thích quà gì,
Lòng vui nhưng miệng nói,
Em bày vẽ mà chi ?

Nhưng lòng em đã mở,
Anh từ chối sao đành,
Thì liệt kê một dãy,
Những gì cần cho anh.

Trước tiên là hoa sữa,
Nghe nói thơm nồng nàn,
Hãy ướp hương vào tóc,
Và nhớ đừng để tan.

Khi nào em vào lại,
Tóc còn vương vấn mùi,
Anh nhận quà bằng mũi,
Ngửi nửa ngày là vui !

Hôm nào chiều dịu mát,
Khi hoàng hôn bắt đầu,
Hãy xòe đôi tay nhỏ,
Hứng nắng nồng thật lâu.

Khi nào em vào lại,
Tay còn ấm nắng chiều,
Anh nhẹ nhàng cầm lấy,
Coi như quà tình yêu !

Có bao nhiêu đặc sản,
Những quán đứng quán ngồi,
Em ráng nếm cho hết,
Để vị ngấm vào môi.

Khi nào em vào lại,
Miệng môi rất đậm đà,
Vị ẩm thực Hà Nội,
Anh… nếm mà xuýt xoa !

Đêm gió trời khẽ hát,
Hồ Tây tiếng sâm cầm,
Những giọng người Hà Nội…
Tai em hãy ghi âm.

Khi nào em vào lại,
Anh áp má vai kề,
Nghe lời em kể lại,
Thả hồn vào đam mê.

Khi đi em nhớ ghé,
Thăm 36 phố phường,
Thu hết vào tầm mắt,
Những gì thiệt thân thương.

Khi nào em vào lại,
Trong ánh mắt yêu kiều,
Bao điều em đã thấy,
Anh nhìn bằng thương yêu.

Ước mong thì nhiều lắm,
Nhưng sợ em phiền lòng,
Nên chỉ nhờ... chừng đấy,
Em cố làm, nghe hông !

Em đi chơi ngoài ấy,
Thân là gái miền Nam,
Hồn ướp hương vị Bắc,
Làm “quà” ai hổng ham ?
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13