Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu lạc bộ Đá đểu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
[b]...
Thi Ẩm Văn Đoàn, từ ngày Tứ Đại Thi Nhân gác bút, trở nên đìu hiu hoang vắng. Thường ngày, cũng chỉ có Phều Phào thi sĩ tới uống rượu. Gã chẳng thèm bắt chuyện với ai, chỉ ngồi nghêu ngao vài câu thơ cũ. Duy có Hoàng Vỹ Nhiên, mỗi khi Phều Phào uống tới, đọc thơ, lão vẫn ngồi ghi ghi chép chép, rồi lẩm nhẩm như tính tiền.
Lại nói về Ngạo Thế, sau bận bị Phều Phào làm cho mất mặt ở lầu Thi Ẩm, lão cay cú lắm. Nói là gác bút, nhưng kỳ thực vẫn ngấm ngầm luyện văn, ôn chữ, chờ ngày tái xuất thi đàn.
Một dạo, nghe Thiết Hoa tới lầu Thi Ẩm mở event Cá Tháng Tư, nhân tiện bán sách Giáo Dục Giới Tính, Ngạo Thế bèn mời luôn Lãnh Diện, Chớp Mắt hội ngộ, sẵn dịp tái đấu với Phều Phào.
Mấy mươi năm không gặp, Ngạo Thế vì bán rượu, tửu nhập tâm, nhìn người đỏ au một màu. Thiết Hoa đeo hai cái đít chai dày cộm vì đèn sách, Chớp Mắt vì thổi tù và, mà đôi môi phồng phao dày như hai con đỉa trâu úp vào miệng. Chỉ có Lãnh Diện, đi buôn hoa, trở nên mềm mại, giọng nói ngọt ngào ẻo lả tựa nữ nhân.
Huynh đệ tương phùng, chén chú chén anh, mừng mừng tủi tủi. Xa xa phía bên kia, Phều Phào vẫn ngồi đó, nhấp ngụm rượu rồi đôi mắt gã nhìn về chân trời, buồn diệu vợi. Gã chờ đợi...
Tới lúc trà dư tửu hậu, Tứ Đại Thi Nhân chẳng ai dám mở lời nói về văn thơ, chỉ nhìn nhau rồi nhìn về phía Phều Phào, lại buông tiếng thở dài uất ức. Biết ý, Hoàng Vỹ Nhiên mang tới một bầu rượu, bắt đầu gợi chuyện.
- Ngạo huynh, mấy trăm năm nay, tôi nghe người ta ca ngợi Nguyễn Du, với Truyện Kiều. Người ta nói Nguyễn Du xây dựng hình tượng một nàng Kiều thật hoàn mỹ.
Tứ Đại Thi Nhân gật gù :
- Điều ấy thì còn gì phải bàn cãi.
Nhấp một ngụm rượu, Vỹ Nhiên khề khà :
- Nhưng Ngạo huynh ạ, theo thiển ý của tôi, một con người hoàn hảo, phải có Ăn, ngủ, trai gái, và ... ỉa. Ấy mới là một hình tượng thực tế, có sức sống. Còn Thuý Kiều, quá hoàn hảo. Một con người hoàn hảo thì ai chẳng xây dựng được, và thật ra thì làm gì có. Nhân vô thập toàn, các cụ đã nói thế còn gì.
Lão nói tới đây, phía bên kia, Phều Phào thi sĩ cũng uống một ngụm rượu, ngật ngưỡng ra vẻ đồng tình. Tứ Đại Thi Nhân bỗng nhìn nhau, cười khẩy. Thiết Hoa định mở miệng nói thì Ngạo Thế vội ngắt lời lão :
- Vỹ Nhiên tiểu đệ. Mấy mươi năm tiểu đệ nghiên cứu Truyện Kiều, nhưng ta thấy đệ thật ... chưa hiểu cái uyên thâm, căn cơ trong câu chữ của Lão Du rồi.
- Ngạo huynh, xin chỉ giáo.
Vỹ Nhiên tỏ vẻ tò mò, pha chút thành khẩn đến tội nghiệp. Phía bên kia, Phều Phào làm như chẳng chú ý, gã vẫn nhìn xa xa. Kỳ thực đang dỏng tai lên như muốn nhuốt từng câu chữ mà Ngạo Thế sẽ nhả.
Ngạo Thế ngửa mặt lên nhìn nóc lầu, tỏ ra suy nghĩ. Rồi lão thở dài, và bắt đầu nói :
- Cái chuyện ăn, chuyện ngủ của Thuý Kiều. Ta chẳng nói tới, chư lão hiền đệ chắc cũng dư hiểu. Nhưng lão đệ có nhớ cái đoạn, nàng Kiều đi tảo mộ chứ ?
- Ngạo huynh cứ nói, tôi đã thuộc từng chữ trong Truyện Kiều rồi.
- Hay lắm ! Đoạn ấy có câu rằng :
" Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh."

Thuý Kiều đi thăm mộ, mắc tè chẳng lẽ lại vào nhà vệ sinh công cộng ? Thời ấy làm gì đã có ? Nàng đành ngồi bên nấm đất bên đường, tiếng dội nước "sè sè" làm "dàu" ngọn cỏ. Nước tiểu chẳng làm úa cả lá cỏ, thành "nửa vàng nửa xanh" đó sao ?
Đôi mắt Vỹ Nhiên ánh lên, lão rót vội một ly rượu, hai tay kính cẩn dâng lên Ngạo Thế, tỏ ý thần phục. Lão Ngạo lại ngửa mặt lên trời, đưa tay nhận ly rượu, làm một hơi. Phía bên kia, Phều Phào như người từ trên trời rơi xuống. Gã giơ tay định đét vào đùi mình, nhưng chợt tỉnh, đành với hũ rượu tu một hơi, để chữa thẹn, trong lòng hoảng loạn.
Ngạo Thế định nói tiếp, tiếng Thiết Hoa liền ngắt lời lão :
- Ấy mới là cái chuyện đi tiểu của Nàng Kiều, Ngạo huynh nói dài tốn chữ. Thiết tôi xin được nói về chuyện trai gái phòng the của nàng vậy :
" Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời."

Chỉ nhiêu đó thôi, Nhiên huynh cũng đã hiểu đẳng cấp trong chuyện ấy của nàng Kiều rồi. Còn những gì chưa hiểu, huynh cứ tìm đọc trong mấy cuốn sách Giáo Dục giới tính của tôi, có nói qua cả.
Vỹ Nhiên lại rót thêm một ly rượu. Phía bên bàn Phều Phào, chợt nghe tiếng vỡ :" Choang ! Xoảng xoảng !" Tất thảy đổ dồn mắt về bên đó. Bình rượu của gã chỉ còn vài mảnh vụn trên sàn. Rượu chảy lênh láng. Phều Phào run run trên ghế, mắt gã vẫn nhìn về phía xa xa...
Không gian yên tĩnh. Tứ Đại Thi Nhân hả hê, Vỹ Nhiên như được ngộ đạo, không giấu nổi sự sung sướng. Chợt tiếng của Lãnh Diện phá tan phút vinh quang ấy :
- Nhiên đệ, khi nãy Ngạo huynh và Thiết đệ mới chỉ nói về 2 chuyện của nàng Kiều thôi. Theo ta thì vẫn còn thiếu đấy.
- Lãnh huynh, huynh còn có thâm ý gì nữa ?
Vỹ Nhiên lại tò mò. Lãnh Diện hướng về phía Phều Phào, cố ý cho tiếng nói vọng sang bàn gã :
- Ngẫm đi ngẫm lại, ta vẫn thấy Lão Du thật tinh tế :
" Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày."

Lão Du lột tả chuyện nàng Kiều khi táo bón, mới sâu sát làm sao ! Nàng ngồi xổm, tựa gối và " chau đôi mày" để ... dặn. Nàng "cúi đầu" ngó xuống như mong đợi, bởi vì nàng đang đau "vò" cả " chín khúc" ruột. Nhiên đệ chắc đã từng bị táo bón, chắc hiểu ?
Vỹ Nhiên chợt đứng dậy, chắp tay thi lễ :
- Lãnh huynh, xin hãy nhận của tiểu đệ một lạy.
Phía bên kia, Phều Phào lảo đảo đứng dậy, gã đã say ? Cố dấn vài bước chân, tựa hồ như muốn xỉu, chân gã nhũn như dưa, va vào mấy chiếc ghế rồi ngã sụp.
Mọi người nhào tới, thấy mắt gã vô hồn, miệng sùi bọt, loảng thoảng mấy lời nói nhảm :
" Đẹp quá ! Đẹp quá ! Đẹp như Kiều ngồi ỉa ! "

( Trích " Hoàng Vỹ Nhiên toàn tập - NXB Hội Đê Tiện")
[/b]
Sau khi đả bại Phều Phào, Tứ đại thi nhân TAL mặt mày dương dương tự đắc, suốt ngày đến Thi ẩm lầu chén chú, chén anh, suốt ngày tung hứng với nhau bằng những lời thơ “ cách tân hậu hiện đại”, trong làng Thi ẩm ai ai cũng ngưỡng mộ và kính phục. Chỉ việc cho chữ ký không thôi Tứ đại thi nhân cũng đủ hốt bạc, vốn là người có đầu óc kinh doanh, nên Chớp thi bá thấy các pan hâm mộ nhiều quá bằng ra qui định mỗi chữ ký là 10k. Số tiền mà Tứ đại thi nhân lụm vô hằng ngày không ít. Riêng Chớp thi bá thì khoảng tiền lót tay cho gã linhtacua được vô Đê Tiện Hội và ngồi trên mâm cao thôi cũng tậu được mấy căn nhà bên hồ Hoàn Kiếm.

Từ đó người ta thấy Chớp thi bá tối ngày say xưa kể các điển tích cổ kim và không quên lồng vào các huyền thoại cũa mình, Thi tiên Ngạo thế thì miệt mài với lời thơ và chơi chữ, đu mưa, đu gió,Thi thánh Lãnh Công vùi đầu vào tửu sắc , ngắm trăng, Hớ thi vương chỉ còn cách cỡi ngựa xem hoa. Nhìn chung những thú vui tao nhã đều được Tứ đại thi nhân sữ dụng một cách triệt để và hiệu quả.

Một ngày nọ nhân dịp “rữa” cái tiếng vào Đê tiện hội, linhtacua bằng mời Tứ đại thi nhân đến Thi ẩm lầu đánh chén. Tiệc đang say sưa thì có 1 gã đầu đinh trông chừng xa lạ chạy lại xun xoe, ton hót, tán hươu tán vượng nhằm mục đích làm quen. Tứ đại thi nhân thấy tội bằng cho nhập tiệc và hỏi danh tánh gã đầu đinh, gã ấy bẩu rằng : em họ Đê tên tiện nhất, các bác cứ gọi em tên Tiện đi cho nó tiện, chứ gọi em đêtiệnnhất e rằng nó phạm húy. Cả bọn cùng cười và khen chí lí, chí lí. Rượu vào lời ra, qui luật nó đểu thế! Nên cả bọn bình phẩm về thơ, mà chủ yếu thơ mình thì nhiều. bất ngờ cái gã tên Tiện nói: Thơ các bác em chưa tiếp xúc, nhưng ngày xưa em có thích thơ Hàn ạ.
“Hàn! Ta có 1 chữ hàn” Lãnh Công lạnh lùng đáp lại.
“Hàn Cùi chứ giề” Ngạo Thế và cả bọn cùng cười ré lên
“Thôi! Kệ mịa nó đi” Hớ thi vương bụm miệng cười tủm tỉm. Không khí ăn nhậu bỗng chùng xuống, gã đầu đinh tên Tiện hình cũng chẳng chịu thua nên mài miệng cãi lại.

Hai bên không ai nhường ai nên lập ra cái lôi đài để tranh tài cao thấp.

Làng thi ẩm nhốn nháo, kẻ đến người ra vào tấp nập, không khí còn rộn ràng hơn cái đại lễ 1000 năm Thi âm. Tiếng lành đồn xa nên tiếng thúi cũng đồn xa, du khách hiếu kỳ đổ về xem như trẩy hội. Nhà nghỉ , khách sạn mọc lên như nấm, lão Hớ chuyển qua kinh doanh nhà trọ mà hốt bạc.

Thế là cuộc khẩu chiến kiêm bút chiến bùng nổ, tên bay đạn lạc. Con chữ ngã nghiêng ngã ngửa, nằm xếp lớp như cá cơm, một bên thì huyền ảo một bên thì thuộc hư vô. Hai bên lao vào nhau như hai con dê đi qua chiếc cầu, ai cũng cố dành cho mình phần đúng, người xem xì xào bán tán và chiêm ngưỡng những chiêu thức mê hoặc lòng người. Những chiêu thất truyền từ lâu hôm nay đều được đem ra sữ dụng, tiếng vỗ tay trầm trồ từ phía khán đài và có cả tiếng sụt sịt, lo âu cho mỗi khi bên nào bị trọng thương.

Qua lại vài trăm chiêu, hai bên so kè nhau từng chữ một bất phân thắng bại. Bất chợt có bóng người bay lên lôi đài can thiệp, thì ra cô nương họ Thiên tên Nhai, vốn là con gái nên cô nhạy cảm như da em bé, thấy chuyện bất bình vác bút tương tranh, liền bị Thi tiên Ngạo Thế quấtt cho một chưỡng bay ra 4 trượng nên đành bái biệt mà đi. Gã đầu đinh thấy sự việc có phần không ổn nên cũng bái biệt dông tuốt.

Điên tiếc vì cuộc chiến đang sung mà không có đối thủ, Tứ đại thi vương bằng gờm nhau so kè để không phụ lòng du khách ghé thăm, họ nhìn nhau bằng tia mắt nghi ngờ, man rợ. Không còn thấy cái cảnh bắt tay và hôn nhau thắm thiết trước công chúng khi chụp ảnh lúc xưa. Là một chuyên gia ở cục phân bổ về công tác và đại tu Đê tiện hội, nên linhtacua vội vàng phân tích các chiêu thức mà gã tên Tiện tung ra. Sau khi thống kê sơ bộ gã cho rằng chiêu thức mà tên Tiện sữ dụng hao hao giống Lãnh Công, nên y vội vàng hội ý cùng Thi tiên và Thi bá, bất ngờ dùng mấy cái tuyệt học của gã tên Tiện tấn công Lãnh Diện theo câu: “Tiên hạ thủ vi cường” và đồng thời PR tên tuổi mình lên chút ít.

Lãnh Công sở học cũng chẳng khá cho mấy, nên nhìn mấy lão đê tiện ra tay mà luôn miệng kêu bái phục nhưng chưa bái biệt. Không biết lão khổ hay sướng chứ khuôn mặt thì nhăn nhở lạ thường, hình như còn có một bí mật gì đó.

Hớ vương sau khi thu dọn chiến trường, nay lại tu sửa và bổ sung máy cái máy lạnh vào nhà nghỉ để chuẩn bị đón khách Vip.

Trên lầu thi ẩm lão Phều Phào nhìn bọn Tứ đại thi nhân cấu xé nhau bằng cười tủm tỉm mà ngắm Trăng.

(trích từ Đê Tiện Hội và những điều chưa từng công bố)
Tình hình là khả năng đá đểu của bác Lãnh đã lên cao tương đương với khả năng thi phú, nên dù bị vây hãm nhưng anh vẫn tung cước dữ dội về bốn phía laughinglaughing
Vào những ngày đầu tháng 4 này, cái tên Lãnh Diện được nhắc đến trên khắp các mặt báo trong và ngoài nước. Sự chú ý mà người ta dành cho thi bá chỉ sau sự kiện Fukushima. Đối với giới văn nghệ sĩ, tiếng vang của tập thơ “Người thổi kèn cuối phố” mà thi bá mới cho xuất bản còn gây rúng động thi đàn hơn cả vụ nổ 3 lò phản ứng hạt nhân cộng hưởng.

Đây là hiện tượng đặc biệt nhất trên văn đàn VN đầu thế kỷ 21.

Cái gì đã làm nên sức hút kỳ lạ của thi phẩm Lãnh Diện đối với công chúng?

Cái gì khiến cho tên tuổi một nhà thơ xuất thân từ giới kinh doanh này làm lu mờ hết thảy những Tố Như, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Trần Dần, Phều Phào, Hoàng Vĩ Nhiên...?

Sáng nay, thi sĩ Lãnh Diện đã dành cho tạp chí “Thi học mới” một cuộc trò chuyện thân mật, sau đây là nội dung do nữ phóng viên Chương Thim thực hiện và ghi lại...


* * *

(Ghi chú của PV : Như đã hẹn, thi bá xuất hiện trước mặt tôi đúng 8 giờ sáng trong bộ veston mới cóng, chân đi dép lào, đầu vấn khăn xếp, tay cầm quạt mo cau phe phẩy.)

CT : Chào anh, bây giờ là 8h sáng. Anh đã làm được bài thơ nào cho ngày mới chưa?

LD : Vâng, chào chị. Khi nãy thì chưa, nhưng nhìn chị là tôi có thơ ngay rồi. (cười)

CT : À, thế anh đọc cho em nghe thử đi!

LD : (vừa rót hai cốc nước lọc, vừa ngâm nga)

Sáng nay là ngày đẹp trời cùng cục
Gặp cô nhà báo xinh tươi hùng hục
Tôi rót mời cô một ca nước lọc
Nước đi vào cô trôi theo chiều dọc
Lóc bóc xóc à ơi ơi à ời
Thương nhau chín bỏ làm mười phảy năm


(Ghi chú của PV : tôi đã xúc động tận đáy lòng khi nghe nghe bài thơ này được đọc lên bởi chính nhà thơ vĩ đại ấy. Để mặc tôi ngồi suy tư, anh đưa tay cắm lại mấy bông hoa trong bình, thỉnh thoảng liếc về phía tôi cười hồn hậu. Mấy phút sau tôi mới tiếp tục trò chuyện được bình thường.)

CT : Thơ anh dùng từ lạ quá. Sao lại “đẹp trời cùng cục”? Em cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc trong câu này, nhưng không thể lý giải.

LD : Cái này chị đừng cố lý giải. Ngôn ngữ thơ là cái gì đó hoàn toàn khác ngôn ngữ bình dân. Chị có bao giờ nhìn thấy một đàn gà con theo mẹ chúng nhàn nhã đi trong vườn vào một buổi sớm mai? Khi ấy, chị hãy lắng nghe tiếng “cùng cục” của gà mẹ. Hãy nghe bằng trái tim. Chị sẽ thấy như tôi đã, rằng gà mẹ đang nói với đàn con về buổi sáng đẹp trời này.

CT : Thật kỳ diệu! Những câu đầu thì rất hiện đại, nhưng hai câu cuối lại đậm chất ca dao. Thậm chí ngay trong câu thứ 5 đã có 2 phần trái ngược : nửa đầu là cách dùng từ ngữ của thơ hậu hiện đại, nửa sau mang âm hưởng lời hát ru. Làm sao anh có thể tạo ra một sự kết hợp hài hòa đến thế?

(Ghi chú của PV : thi bá bắn một điếu thuốc lào, gật gù phả khói lên trời, mơ màng)

LD : Cái này là chị rất tinh tế đấy. Cái này ấy, cái này tôi gọi là sự giao phối giữa truyền thống và hiện đại. Sự giao phối chị ạ! Nhiều anh nhà thơ bây giờ mải mê chạy theo cái mới mà lãng quên cái cũ. Cụ Nhiên bảo : “Thi học dân gian mênh mang như biển”. Cái này cụ ấy nói là không sai đâu chị ạ! Chúng ta có lịch sử 4000 năm cơ mà. Cho nên tôi thưa với chị là dù có hiện đại đến đâu, cách tơn đến đâu cũng không thể xa rời các giá trị truyền thống. Mà không phải là nói suông nhé! Cái sự giao phối ấy nó phải thể hiện mọi nơi mọi lúc. Đây, chị nhìn tôi đây này! Tôi có hiện đại không? (Thi bá dùng tay trái rút chiếc iPhone 4G giắt ở cạp quần ra chạm chạm vào chiếc áo ves đang mặc). Tôi có truyền thống không? (Thi bá lấy tay phải giơ cái quạt mo lên cao dứ dứ vào cái khăn xếp trên đầu). Đấy cho nên tôi nhấn mạnh ở cái chỗ ấy. Phải giao phối, tích cực giao phối giữa truyền thống và hiện đại. Chị hiểu ý tôi chứ?

CT : Em cũng chỉ hơi hiểu hiểu thôi ạ! Bây giờ cho em hỏi câu khác. Điều gì đã khiến anh bước chân vào thi đàn? Theo tìm hiểu thì anh mới chỉ làm thơ cách đây một thời gian ngắn thôi phải không ạ?

(Ghi chú của PV : thi bá lại bắn một điếu thuốc lào)

LD : Cái này khó nói lắm chị ạ! Nó như nhà duyên nợ, như là nghiệp dĩ. Nó lại như là một sự dồn nén thúc đẩy từ bên trong. Cái này thì nhiều nhà phê bình thơ tôi đã nhắc đến. Chị phải làm thơ mới biết. Cái sự dồn nén cảm xúc từ bên trong rất là gây khó chịu. Khó chịu lắm. Nó dồn lên, đầy ứ, làm mình đau tức, phải xả ra, xả nữa, xả cho bằng hết. Thế là cái thơ tôi nó tuôn trào, khi sè sè, khi ồ ồ, mặc kệ, nó phải tuôn trào ra mình mới dễ chịu. Đấy, cái đấy tôi chỉ có thể nói như vậy.

CT : Khiếp! Anh nói nghe cứ như một bậc tiểu tiện, mà theo em biết thì trong giới tiện sĩ, anh đã thuộc hàng đại tiện rồi chứ nhỉ!

LD : Chị vui tính quá! Lời thiên hạ đồn đại hơi nào mà tin (cười).

CT : Trước kia anh tề danh với tứ đại thi nhơn, nhưng bây giờ danh tiếng của anh đã vượt trội họ hoàn toàn. Em nghĩ là phải có một sự đột phá nào đó giúp anh đạt được thành công như hiện nay. Cái đột phá ấy là gì? Anh có thể cho bạn đọc của chúng em biết không?

LD : Đột phá à? Thế này chị ạ. Thứ nhất, theo cách nói của các cụ mình xưa thì đột phá nghĩa là “tức nước vỡ bờ”. Thường khi người ta tích lũy đủ kinh nghiệm, vốn sống, kỹ năng... thì người ta dừng lại. Người ta hài lòng dừng lại đó, không tích lũy nữa vì nghĩ thế là đủ rồi, cho nên họ không có đột phá. Còn tôi khác. Tôi có cái sì tin của tôi. Tôi tích lũy không ngừng, và thế là tự nó phải dẫn đến chỗ đột phá.

Cái thứ hai nữa là thời vận chị ạ. Tôi được vận may rơi trúng. Đây là chuyện của toán xác suất, chắc chị hiểu hơn tôi. Đầy người có tài không kém gì tôi đâu. Chị đọc thơ anh Ngạo, anh Chớp, anh Hớ, anh Phều mà xem. Cũng hay lắm chứ? Nhưng mà họ không gặp may, không có thời. Cho nên họ phải ở phía dưới tôi, phải nghển cổ lên ca tụng tôi. Đời mà!

Nhưng nếu chỉ đổ cho thời vận như thế là chúng ta rơi vào khách quan chủ nghĩa, thiếu tính biện chứng khoa học, là phủ nhận con người cá nhân. Cho nên cái tôi muốn nói đây nữa là bản thân tôi phải có gì đó hơn người khác chứ, phải không chị? Thằng khác gặp may như tôi chưa chắc đã tận dụng được cơ hội, chị có đồng ý không nào? Cho nên cái này tôi tự thấy là mình có tố chất thiên tài. Đấy, tôi nhấn mạnh cái ấy. Tố chất thiên tài. Còn tố chất thiên tài ấy cụ thể là gì thì để cho các fan của tôi phân tích, chứ tôi tự nói ra làm gì, phải không chị?

CT : Vâng, nói theo cách biện chứng thì thành công của anh là nhờ tổng hòa các điều kiện khách quan và chủ quan. Thôi giờ cũng muộn rồi, xin phép anh cho em hỏi một câu cuối cùng : anh muốn nói với độc giả điều gì nhất vào lúc này?

(Ghi chú của PV : thi bá lại bắn một điếu thuốc lào)

LD : Tôi cũng đang định bảo chị để hôm khác trò chuyện tiếp chứ ngồi lâu với chị thế này con vợ tôi nó không thích đâu. Tôi thì thích gần gũi chị. Nhưng con vợ tôi thì rất là không thích... Ấy chết, chị đừng hiểu lầm. Tôi đang trả lời câu hỏi của chị. Ý tôi là vấn đề quan điểm cá nhân. Giả sử chị là một đối tượng nghệ thuật, tôi thích chị nhưng con vợ tôi lại không thích. Cái này là ở chỗ quan điểm cá nhân khác biệt. Thì thơ tôi cũng thế. Có người thích, hết lời ca ngợi, đôn tôi lên tận mây xanh. Lại có người không thích, tìm đủ cách lôi thơ tôi ra chặt chém. Cho nên tôi bảo là sự khác biệt quan điểm. Nó hết sức là bình thường. Các độc giả không nên quá khích. Thơ tôi không chỉ cho một thế hệ người đọc mà cho nhiều thế hệ mai sau nữa. Nhiều vị không đủ tầm để hiểu, nhưng lại thích bình phẩm bôi bác, đấy là cái rất có hại cho tình hình văn học nước nhà. Thì tôi bảo các vị ấy rằng hãy sống thêm 300 năm nữa đi, lúc ấy các vị đọc lại những bài thơ tôi mà các vị đã chê, các vị sẽ hiểu các vị đã nhầm. Với các fan của tôi, tôi chỉ muốn nói là Lãnh Diện rất yêu các bạn. Lãnh Diện sẽ làm hết sức mình để không phụ lòng mến mộ của các bạn.

CT : Vâng, xin cảm ơn nhà thơ. Kính chúc anh có thêm nhiều đột phá nữa trên con đường thi ca tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hoa bướm. Hẹn gặp lại anh vào một dịp khác.

LD : Cảm ơn chị và quý báo.
Dưới cội đa già, từng chùm rễ rơi thong đung đưa trong gió...Ngạo ta đang ngồi chiêm nghiệm về chữ Tiện trong đất trời. Cái chữ mà bàn dân thiên hạ hay cho rằng nó rất hèn kém,ấy là do góc nhìn của họ quá hạn hẹp mà thôi.

Cá không tuỳ tiện thì sao có thể vượt long môn.Hổ không tuỳ tiện phóng túng thì há xứng danh với chữ Chúa Tể Sơn Lâm.
Thơ của Phều tiên sinh không tuỳ tiện thì sao sao lên được đẳng cấp mới trong thời cách tơn hậu hiện đại trong tập thi Hoa Tâm:

Người trợn mắt làm ta thêm trợn mắt
Say máu đời nên động thủ phong ba


Phều tiên sinh dùng thủ pháp dẫn rất xuất sắc tiên sinh đã tả cảnh thằng ngồi bên nhìn đểu, tiên sinh nhìn đểu lại và dẫn đến bụp nhau đến đất trời dậy sóng,nhưng rồi tiên sinh lại thủ thỉ:

Ừ có lẽ,sân si cùng hội ngộ!
Của kiếp người chen chúc giữa ta bà


Kiếp người mấy ai không vì sân si mà chặt chém,chất thiền tới đây nổi bật trong thơ .Hỉ nộ ái ố lạc bi ai.Tham Sân si.. toàn chất được toát lên trong bài thơ 4 câu của Phều tiên sinh

Tới đây ta chớt nghĩ tới thuyết Âm Dương của đất trời, nghĩ tới vòng luân hồi tuần tự nhi tiến, nhưng ở Phều tiên sinh ra lại phát hiện ra thủ pháp rất độc đáo và tuỳ tiện phóng bút


Nắng vàng vừa rửa hàng cây
Làm cho sương trắng rũ đầy mái hiên


Theo lẽ tự nhiên nắng lên thì sương tan, nhưng với Phều Tiên sinh thì khi nắng lên, những đám sương mù phủ đầy trên mái hiên, bất chợt trong ta vẽ lên một khung cảnh huyền ảo mơ thực với ánh nắng vàng xuyên qua sương mù, áp thêm cho sương thêm óng ả khôn lường..


Lá hoa lấp lánh lung liêng


Tới đây thì cáo chất cách tơn hậu hiện đại của Phều tiên sinh làm ta kinh ngạc tới tột độ
Trong cảnh nắng trộn sương lá hoa ánh lên lung linh, à không liêng.. có lẽ hoa lá vừa lung linh vừa chao nghiêng nên ta có thêm từ mới là lung liêng..

Hương thơm quả chín bay biền biệt bay

Chưa hết cái hương trái cây ngào ngạt trong gió chả biết tự khi nào bị nuốt chửng vào thinh không như chưa hề xuất hiện.Không điều gì báo trước, cứ như tự nhiên nó thế..
Sữ đảo lộn đất và trời, âm và dương đã làm nên một tuyệt tác không bút pháp nào của tứ đại tiện có thể sánh nỗi..

Ta bèn vuốt râu, nâng bút phỏng theo tinh thần bất diệt của Phều tiên sinh mà rằng

Thập thùng lá té về cội
Chim đây
Già
Trẻ
Lông thung thăng rớt vào bình minh tối hù nhật nguyệt
Cuội ơi , Hằng ơi có đợi cầu vồng trong đêm
Hay đợi cơn bão cấp 9 giữa sa mạc gobi
Xương ta khô hay hồn cô rậm rịch
Chốn u tịch , mang lệ đổ cống
Cống bốc mùi, chuột chết?
hay hồn anh đang chết bốc mùi


NTCS

Dạo chơi thung lũng bức dã quỳ
Thong dong rỗi rãi được mấy khi
Hết ngồi lại đứng,nơm không cá
Bẻ cần khoét lổ học Trương Chi
Miệng thôi lảm nhảm bơm chặt chém
Tay tập mân lõm bóp nhả ghì
Mồm tưa lưỡi tét,âm lách chách
Tù và không thổi,thổi sáo chi??

NTCS


Đá bổng đá bỏ..trúng ai ráng chịu big green
Vài ngày nay Thi Ẩm lâu im lìm, vắng vẻ. Hoá ra các Đại lão đê tiện nhà ta đang tập rượt để chuẩn bị ra mắt Dàn nhạc cổ.
Sau đây là một vài hình ảnh phóng viên Thế kỷ báo "chộp" được:

[Hình: 00a809_1223629769.jpg]
Tù trưởng chopmat

[Hình: catru-AlienorAnisensel.jpg]
Từ trái qua phải: Nhạc trưởng lanhdien, cô đào hothiethoa, hội trưởng Ngạo Thế

[Hình: 800px-H%C3%BAt_thu%E1%BB%91c_l%C3%A0o%2C...BA%BFu.JPG]
Thần tiêu hvn

[Hình: 65042968-small_42312.JPG]
Đại điên thangdiennhat

[Hình: cu-Thi.jpg]
Và linhtacua

hee hee
ặc ặc, tớ có gói tuốc ghít nhìn ngon thế mà còn bắn cả thuốc lào laughing

Nói về mạnh mẽ phương cương thì không ai qua lão Chớp laughing
Tỉ võ công phân tài cao thấp
Cậu Lãnh côn cắt mất tù và


Lãnh công và 1234 Đại hiệp, 2 người ai cũng 1 thân tuyệt kỹ nhưng chưa bao giờ chịu phục nhau. Thế rồi 2 đại hiệp hẹn gặp nhau phân tài cao thấp. Tỉ thí 3 ngày 3 đêm liền mà bất phân thắng bại. Lãnh công bực lắm liền nhảy ra nói :
- Khoan đã. Chúng ta cứ đánh mãi thế này thì chỉ e đến kiệt sức mà vẫn chưa kịp trổ hết tuyệt học thôi.
- Vậy phải oánh nhau thế nào ? 4 Đại hiệp hỏi.
- Khỏi đánh nữa. Nhưng ta chỉ e có những môn công mi ko biết hoặc ko thể học được.
- Cái gì mà ta ko biết, ko thể chứ . 4 Đại hiệp cáu.
Nghe vậy Lãnh công rút ngay ra cây côn, hét vang 1 tiếng rồi đi luôn 1 bài. Chỉ thấy Côn ảnh trùng trùng, Côn phong dào dạt. Thật là :

Hét vang một tiếng lệch Thiên môn,
Vung tít trên tay chiếc gậy tròn.
Sầm sập mưa giăng thời lấp bể,
Loàng nhoàng gió giật ngỡ rời non.
Mãnh long xuất động hươu nai khiếp ,
Cự mãng hạ sơn hổ báo chờn.
Bình nhật tưới hoa cùng vói nguyệt,
Hôm nay mới tỏ cậu lanh cồn.

Múa xong bài côn. Lãnh công hất hàm đắc chí hỏi 4 Đại hiệp :
- Mi liệu có múa được thế ko ?
4 Đại hiệp nghe xong bĩu môi : - Cái đó ta chỉ coi như trò trẻ con thôi. Nói rồi 4 Đại hiệp cũng rút ra 1 vật gì tròn tròn dài dài giơ lên múa tít. Chỉ thấy :

Mờ mịt đất trời gió cuốn nhanh,
Ai gieo hỉ nộ đáo thiên đình.
Sao vương gió thảm còn tê tái
Nguyệt nhuốm mây sầu chốc lạnh tanh.
Vương mẫu giật mình ôm tóc mũ,
Hàng nga quýnh quáng khép tơ mành.
Một phen tỏ rõ tài cao thấp,
Thiên hạ nức danh cậu bốn lành.

Múa xong bài côn, 4 Đại hiệp khoan thai vuốt râu mỉm cười. Lãnh công mặt mày hốt hoảng nhìn lại cây binh khí trong tay 4 Đại hiệp. Té ra là 1 chiếc điếu cày mà 4 đại hiệp vẫn thường giấu theo bên mình.

(còn tiếp...)
Đời sau có thơ khen rằng :

Một canh một bánh đọ tài
Người côn kẻ điếu biết ai anh hùng?
Càng vung càng múa càng xung
Làm cho các chị phát khùng mới thôi laughing
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13