Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Truyện Ngắn 100 chữ
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Truyện thứ 4:

CHỜ

Nó học lớp 12, ôn thi tốt nghiệp và chuẩn bị thi DH, phải học thêm buổi tối. Trường cách nhà 7km, Giờ đó ko còn xe bus. Mẹ không an tâm để nó tự đi nên mẹ đưa rước nó . Mẹ bảo, cố gắng mấy tháng cuối đưa đón để nó đỡ mệt, có sức mà học
Một tối, mẹ đến trễ, nó đứng chờ cả nửa tiếng đồng hồ... Mệt, đói... Nó phát cáu với mẹ .Ngó mẹ buồn buồn , nó biết nó sai, trên suốt quãng đường về nó lại ríu rít kể chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con cười giòn giã
.......
Ngày nó thi DH, mẹ lại đưa nó đi, dù điểm thi cách nhà không bao xa.
Thi 3 tiếng đồng hồ, nó mệt lử.
Bước ra khỏi cổng, nó thấy mẹ đã đợi sẵn tự khi nào. Thấy nó, mẹ mỉm cười:
" Làm bài được không con? May quá, mẹ ra vừa kịp lúc "
Nó lại ríu rít kể về buổi thi cho mẹ nghe. Nó không biết rằng mẹ nó đứng đợi tại chỗ suốt 3 tiếng đồng hồ, mặc cho trời tháng 7 nắng chói chang
Con đường nắng chói chang, mùi nhựa đường xộc lên nóng hổi và khét lẹt. Người thợ có dáng người nhỏ bé, toàn thân kín mít, chỉ chừa mỗi đôi mắt to đen láy vẫn đang lụi cụi bên mấy thùng nhựa đường đen nhánh.

Người quản lý gọi to: Mọi người, ghi sổ này.

Mọi người chạy ùa lại ghi nhật ký ngày công.

Chỉ người thợ nhỏ bé vẫn giả như không nghe thấy, chăm chú làm việc.

Người quản lý mang cuốn sổ lại: Ghi đi, không là khỏi tính công đấy.

- Cháu ... cháu ...

- Cô là ai?

- Cháu là con của bà A. Hôm nay ... mẹ mệt nên cháu ... đi làm thay
Bà ta không già lắm nhưng nhìn thấy cái lưng còng và vẻ mặt thiểu não của bà ta lúc chìa tập vé số, đứa trẻ bế trên tay đen nhẻm gầy gò đang nằm thiêm thiếp, tôi cũng quyết định mua cho bà một tờ. Tôi hỏi quê bà ở đâu. Bà bảo tận ngoài Bắc. Tôi hỏi bà có con không, sao không ở cùng con mà phải vào tận đây bán vé số. Bà bảo: Thằng con nó đuổi tôi đi, hai bà cháu lang thang vào đây. Con bé này là cháu ngoại mà mẹ nó bỏ đi đâu không rõ. Nghe vậy tôi cũng chẳng dám hỏi gì thêm nữa vì sợ chạm đến chuyện buồn của bà.

Buổi tối, trên TV phát chương trình phóng sự: Thuê trẻ em, tôi giật mình nhận ra cái mặt quen thuộc của bà bán vé số hồi sáng.
Gần đến giao thừa, mọi người tất bật đổ đi xem bắn pháo bông. Những đứa trẻ xúng xính trong áo lông, mũ len, mặt hồng ửng lên và cười rạng rỡ. Còn nó đứng ở đây, co ro trong tấm áo mỏng manh giữa cái rét 18 độ, trong tay là chùm bóng bay đủ màu sặc sỡ. Nó chỉ mong có thể bán hết chỗ bóng bay này để về nhà với ngoại.

Tiếng mọi người hô vang 3 ... 2 ... 1. Chúc mừng năm mới. Nó cũng say sưa ngắm những chùm pháo hoa rực sáng bay trên bầu trời.

Chợt ... phụt ... một giây lơ đễnh khiến chùm bóng bay tuột khỏi tay nó bay lên. Cả mấy chục trái bóng tỏa ra bay khắp trời. Tiếng ai đó reo lên: Đẹp quá.

Còn nó đứng đó, ngơ ngác, mắt nhòa lệ. Nó kiếm đâu ra tiền để mua bánh chưng cho ngoại như đã hứa đây.
Anh gọi điện cho người bạn cũ như một chuyện đương nhiên: Hôm nay ngày giỗ thằng A, mày ghé đón tao rồi xuống mộ nó nhé.

Bạn cũ hơi bối rối: hôm nay tao bận rồi, phải họp. Để tao chuyển tiền cho mày, mày mua hoa xuống mộ nó giùm tao. Bạn cũ thao tác rất nhanh, chỉ 15p là tiền đã chuyển vào tài khoản của anh.

Anh hơi cay mắt. Năm đó, nếu không vì cứu bạn cũ thì A đâu đến nỗi phải hy sinh.

Anh xuống mộ, nhìn chàng trai trẻ đang nghiêm nghị nhìn mình qua làn khói bảng lảng, chợt cảm thấy mùa đông năm nay thật lạnh.
Tắm rửa xong rồi mà vẫn thấy con em đứng ngoài cửa, nó biết con em đang chờ mẹ về.

Tối nào mẹ cũng về trễ, có khi mẹ về thì tụi nó đã ngủ say, đến sáng thức dậy thì mẹ đã đi làm, chỉ có nồi cơm nghi ngút khói đợi chúng. Mẹ bảo dạo này gần tết nên mẹ muốn tăng ca để kiếm tiền mua áo mới cho tụi nó.

Con em nghe mẹ nói thế thì cũng không nhõng nhẽo đòi mẹ ru hàng đêm nữa nhưng nó biết đêm nào con em cũng trằn trọc khó ngủ. Em nó nhớ tiếng mẹ ru.

Nó gọi con em vào bảo: Đêm nay anh ru em ngủ nhé.

Con em nhìn nó: Anh có biết ru không?

Nó vỗ ngực: Chuyện nhỏ.

Con em nằm xuống chờ nghe nó hát. Nó nhớ lại những bài hát mẹ vẫn hát ru nó hồi nhỏ và bắt đầu hát.

Nó cứ hát bằng thứ giọng non nớt, đều đều chậm rãi cho đến khi con em ngủ say và chính nó cũng gục xuống ngủ lúc nào không biết.
Hôm nay là lễ khánh thành bức tượng của của Lý Thái Tổ. Băng rôn, cờ hoa đỏ rực phất phới bay trên quảng trường. Bức tượng làm bằng đồng vàng au, cao sừng sững vô cùng nguy nga tráng lệ.
Mọi người ai nấy đều trầm trồ khen ngợi không tiếc lời. Chợt một người a lên: Ơ, sao lại cầm kiếm nhỉ? Người khác cũng ngạc nhiên: Ừ, sao lại cầm kiếm?
Một người không biết hỏi: Thế không cầm kiếm thì cầm gì?
Người kia đáp: Ông ấy phải cầm chiếu dời đô chứ.
Người nọ an ủi: Vậy chắc không phải ông Lý Thái Tổ cầm chiếu dời đô rồi.
Người kia run lên: Không lẽ có 2 ông Lý Thái tổ sao?
Vợ bận nhờ anh đi đón thằng cu con 2 tuổi. Anh càu nhàu vì lỡ mất cuộc nhậu với bạn. Đến lớp, thấy cu con đang chơi, anh vẫy tay gọi: Ra đây bố đón. Thằng bé thấy anh thì chạy vội lại chỗ cô.

Anh chờ đến phát cáu thì mới thấy cô giáo bế con ra bảo: Bé nói bố hay la nên không chịu ra. Sau này anh nên quan tâm đến bé nhiều hơn.

Anh nhớ lại mỗi lần nhậu say cùng bạn về, thằng bé chạy ra đón bố đều bị anh la mắng mà chẳng có lý do gì đành ngượng nghịu bế con từ tay cô giáo.
(12-01-2013, 08:10 PM)mechichi Đã viết: [ -> ]Tắm rửa xong rồi mà vẫn thấy con em đứng ngoài cửa, nó biết con em đang chờ mẹ về.

Tối nào mẹ cũng về trễ, có khi mẹ về thì tụi nó đã ngủ say, đến sáng thức dậy thì mẹ đã đi làm, chỉ có nồi cơm nghi ngút khói đợi chúng. Mẹ bảo dạo này gần tết nên mẹ muốn tăng ca để kiếm tiền mua áo mới cho tụi nó.

Con em nghe mẹ nói thế thì cũng không nhõng nhẽo đòi mẹ ru hàng đêm nữa nhưng nó biết đêm nào con em cũng trằn trọc khó ngủ. Em nó nhớ tiếng mẹ ru.

Nó gọi con em vào bảo: Đêm nay anh ru em ngủ nhé.

Con em nhìn nó: Anh có biết ru không?

Nó vỗ ngực: Chuyện nhỏ.

Con em nằm xuống chờ nghe nó hát. Nó nhớ lại những bài hát mẹ vẫn hát ru nó hồi nhỏ và bắt đầu hát.

Nó cứ hát bằng thứ giọng non nớt, đều đều chậm rãi cho đến khi con em ngủ say và chính nó cũng gục xuống ngủ lúc nào không biết.

Hic. Thấy thương!
Thằng bé hí hửng ôm bao gạo mới được đoàn từ thiện trên xã phát tặng về nhà. Nó mừng quá. Nó dự tính là mỗi ngày chỉ nấu 1 chén nhỏ thôi, như thế bao gạo này chắc cũng phải ăn được hai tháng chứ chẳng ít đâu.

Buổi chiều, nó hăm hở mở bao lấy gạo và sững sờ.

Gạo mốc trắng và những con mọt đen bò lổm ngổm khắp nơi.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10