Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Truyện Ngắn 100 chữ
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hồi còn nhỏ. Quà nhà giáo cho cô là hai cây mía to nhất vườn. Hai thằng khệ nệ vác đến nhà cô thì bị "hụt" mất một cây.

Mặt ai cũng tèm hem.
Người đàn ông đó lại đến, đặt một vòng hoa trên mộ cô gái trẻ có đôi mắt u buồn. Năm nào cũng vậy, anh đến nơi này và gửi tặng cô một vòng hoa lys trắng, loài hoa mà lúc còn sống cô thích nhất.

Lúc ra về, anh ghé vào chỗ bác bảo vệ nghĩa trang, gửi cho bác ít quà và nói: Cảm ơn bác vẫn chăm sóc cho cô ấy.

Bác bảo vệ cười hỏi: Mà anh là gì của cô ấy mà năm nào cũng đến viếng thế?

Cháu … không là gì cả. Cô ấy đã hiến tim cho cháu.
Con chuột thấy một miếng bơ béo ngậy nằm trong bẫy. Nó bĩu mỏ, gớm cái thứ này mà cũng dám bẫy ông à.

Hôm sau, lại một miếng thịt bò tươi non đỏ au nằm trong bẫy, nó lại khịt mũi khinh thường.

Hôm sau nữa thì một con chuột khác dính bẫy. Nhìn đồng loại nằm thoi thóp, chuột ta đắc chí nghĩ muốn bắt ông, còn lâu nhé con.

Cái đuôi của đồng loại vẫy nhẹ. Chuột ta mon men lại gần, nắm cái đuôi kéo kéo.

Rầm. Chiếc bẫy sắt từ trên đầu sụp xuống.
- Cái quạt đó cũ quá rồi, mẹ để con bán nó đi mua cái mới.

- Đừng con, nó còn tốt mà.

- Mẹ ơi, mấy cái đồ cũ này vừa hao điện lại không an toàn.

- Con cứ dùng quạt mới đi, để mẹ dùng cái này

- Sao mẹ cứ giữ mái mấy cái đồ cổ này nhỉ?

- Nó là vật kỷ niệm trong chiến tranh của bố mẹ con ạ.

Bà mẹ nhìn lên ban thờ, ông đang mỉm cười trong khói nhang bảng lảng.
Hai đứa bé đứng lấp ló ngoài quán cơm 2k. Con bé có vẻ ngại ngùng hơn, nó quay người định đi thì thằng bé kéo lại: Sao thế?

Tao, tao không có tiền.

Tao còn. Thằng bé lục túi và bàn tay lem luốc chìa ra tờ 2000 nhàu nhĩ. Nó hơi ngần ngừ, 2000 được 1 suất cơm thôi. Chợt mắt nó sáng lên.

Trong góc quán, nó đang sớt 1 nửa phần cơm cho con bé, nháy mắt: chút nữa mình xin cơm thêm.

Chợt một phần cơm chìa ngay trước mặt hai đứa: Đây, anh trả tiền rồi. Đôi mắt anh bán cơm cười sau lớp khẩu trang.
Lòng Mẹ

Mẹ dúi vào tay tờ 500k
Con mua sữa cho cháu, đừng cho chị và vợ con biết nó khi con.Mẹ làm gì cũng được chỉ xin chị em con đừng nồi da xáo thịt.
Con thương mẹ thì hãy từ bi,từ bi hỉ xả để con cháu được an lành.
Tại sao bà phải cho tôi tiền, mà không phải là tôi hiếu kính bà nhỉ?

Ngạo
Cô ơi, cô xem gia đình tôi đã đủ tiêu chuẩn hộ nghèo chưa?

Nhà bác có ti vi không? Dạ có

Nhà bác có quạt máy không? Dạ có

Thế nhà bác đang ở là của bác hay của ai? Dạ của tôi, ông bà để lại.

Úi giời, bác có nhà, có ti vi quạt máy thì làm sao trong diện hộ nghèo được.

Bà lão lụi cụi về.

Bà đứng trước căn nhà trống toang lợp bằng lá, tường vôi tróc lở loang lổ chán nản nghĩ: Không biết còn ai dùng cái ti vi đen trắng với cái quạt con cóc này không nữa?
Hai bên bờ sông đều có người ở mà không có một câu cầu bắc qua, ngày ngày phải đi đò sang. Trưởng thôn của 2 bờ quyết định tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về vệc xây cầu. Mọi người thông qua rất nhanh vì cả hai bên đều mong muốn có một cây cầu để đi lại dễ dàng. Chi phí chia đôi, nhân lực chia đôi.
Mọi người đang vui mừng với viễn cảnh một cây cầu mới thì chợt một người hỏi: Vậy cây cầu sẽ là của ai?
Ừ nhỉ, của ai? Thế là họ ngồi bàn cãi xem ai mới là chủ nhân của cây cầu. Cuối cùng chẳng ai chịu ai và mọi người đi về nhà nấy. Chẳng có cây cầu nào được xây.
Người đàn bà vênh váo nhìn người phụ nữ trước mặt. Cô ta rất hí hửng vì mình có một báu vật trong tay. Có báu vật này thì anh sẽ phải bỏ vợ để đến với cô ta.
Người phụ nữ vẫn bình thản nhìn đứa bé. Trẻ con vô tội nhưng nó là con của chồng chị sao?

Một lát sau người đàn ông đến. Anh ta chẳng nói chẳng rằng, đi đến bên cạnh nắm tay người phụ nữ.

Người đàn bà nóng mặt tru tréo: Đây là con anh mà, cô ta có đẻ được đâu.

Người đàn ông lặng lẽ nhìn cô ta: Cô không biết nhỉ, chính tôi mới bị vô sinh.

Bố lau chùi chiếc xe đạp cũ cho bóng loáng, tra dầu mỡ, sửa sên xích lại thật ngon lành. Tôi thắc mắt: Bố đi đâu mà chuẩn bị kỹ thế. Bố nháy mắt: Bí mật.

Ngày tôi nhập học, bố trao cho tôi chiếc xe bảo: Con mang lên đó mà dùng, trên thành phố đường xa, đi bộ thì mệt làm sao mà có sức học.

Tôi ngỡ ngàng: Vậy còn bố, bố cũng phải đi làm mà.

Bố đi bộ được, giờ có tuổi đi bộ cho khỏe chân, thể dục luôn. Con lo học cho giỏi là bố mừng.

Tôi chợt nghĩ đến bố tôi, đội chiếc mũ cối màu xanh và cái áo đã sờn vai, đi bộ dưới con đường làng đầy nắng.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10