Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Event GỌI GIÓ
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
Chưa vào diễn đàn này trong thời gian dài nên không biết giải thưởng là thật hay là ảo Dodgy
Tính động đậy, nhưng nhìn bài phân tích của Lanhdien, bỗng dưng hết dám ngọ nguậy...shame on you
Ặc! cứ chém cho gió nó lên đi m.
Còn giải thưởng là có thật! Vì đây là TAL dù gì cũng là một trang chém gió có tiếng, chứ tào lao xịt bụp đâu mà m nghi ngờ.
Duy nhất 1 bài đoạt giải Siêu Bão thôi!..
M còn không nhanh tay.
Xem xong bài của bác Lãnh, làm bây giờ vừa viết vừa run ! khiếp chết dc 040040
(15-05-2012, 05:43 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Ặc! cứ chém cho gió nó lên đi m.
Còn giải thưởng là có thật! Vì đây là TAL dù gì cũng là một trang chém gió có tiếng, chứ tào lao xịt bụp đâu mà m nghi ngờ.
Duy nhất 1 bài đoạt giải Siêu Bão thôi!..
M còn không nhanh tay.

TAL là tổng đàn ĐTH mới chính xác chứ hyn (tongue)



Nhất tiễn mai

Hồng ngẫu hương tàn ngọc điệm thu,
Khinh giải la thường,
Độc thượng lan chu.
Vân trung thuỳ ký cẩm thư lai.
Nhạn tự hồi thì,
Nguyệt mãn tây lâu.
Hoa tự phiêu linh, thủy tự lưu.
Nhất chủng tương tư,
Lưỡng xứ nhàn sầu.
Thử tình vô kế khả tiêu trừ,
Tài hạ mi đầu,
Khước thượng tâm đầu.

Lý Thanh Chiếu

Một cánh mai tàn.

Sen hồng hương lạt gối ngọc loang.
Cởi lần áo mỏng,
Bước xuống thuyền lan.
Trong mây ai gởi khăn thư tới.
Chữ nhạn về thời,
Trăng ngợp lầu tây.
Hoa kia tơi tả nước xuôi dòng,
Một giống tương tư,
Đôi ngả sầu đong.
Tình này chẳng cách vợi nỗi mong,
Vừa lọt mi cong,
Lòng dâng muôn nỗi.

Chopmat ( dịch thơ )

Chiều thu sương lạnh sen phai
Thả tà áo lụa xuống đài thuyền lan
Vóc ngà bước nhẹ gót sang
Trong mây cánh nhạn mơ màng đưa thư
Lầu tây trăng rọi dường như:
Hoa trôi theo nước tương tư một dòng
Đôi đầu cách mấy tầng không
Tình chưa vun vẹn lòng mong mỏi chờ
Khép mi khóa cửa niềm mơ
Sầu buông đáy mắt bất ngờ trào dâng.

Lanhdien ( họa thơ )

http://thiamlau.com/forum/thread-373.html

Một tối trà dư, tình cờ được đọc một bài thơ thật hay của Lý Thanh Chiếu, nhưng qua những nét họa thơ thật sắc sảo và sâu lắng của Thi thánh Lanhdien, lòng bỗng dâng lên một nỗi bồi hồi khó tả, như dòng thủy triều của tâm tư cứ mãi xô bờ giữa một đại dương bao la của niềm nhớ nhung, mong mỏi.

Nhắc đến hoa Mai, ắt hẳn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến mùa Xuân, và chỉ có mùa Xuân thì hoa Mai mới có được sự tươi xinh và khoe sắc rực rỡ nhất. Nhưng với tác giả, ở đây, tác giả lại không nói đến sự vui tươi và trong trẻo của mùa Xuân, mà thay vào đó là một hình ảnh thật buồn, thật man mác, phảng phất đâu đó là một sự tiếc thương vời vợi. “ Một cánh Mai tàn ” phải chăng :

“ Xuân đi một cánh mai tàn
Sau lưng bỏ lại vô vàn nhớ thương ”

Mùa xuân đã qua đi, như cái sự luân chuyển bất dịnh của trời đất, Xuân qua dành chỗ cho Hạ, Hạ sang nhường lối cho Thu và Thu đi để lại trời đất cho Đông, bốn mùa luân đổi thay phiên, để cho vạn vật sinh sôi, này nở. Nhưng thực ra, với tác giả, Xuân ở đây có phải là mùa Xuân hay không ? và Mai ở đây có thực là Mai của của mùa Xuân rực rỡ hay không ?, hay chúng chỉ là những hình ảnh ẩn dụ, hay khác hơn Xuân chính là một chuyện tình trong trẻo đã qua, trong trẻo như mùa Xuân hoa cỏ nảy nở khắp trời. Và cánh hoa Mai, cánh hoa Mai đã tàn, như một cuộc tình chia ly, một cuộc tình không trọn vẹn, phải thế chăng ?.

Chiều thu sương lạnh sen phai
Thả tà áo lụa xuống đài thuyền lan

Xuân Hạ trôi qua, những tháng năm trôi đi có đong đầy nỗi nhớ thương ?. Sen mùa thu, có còn rực rỡ đâu màu hồng đỏ của Hạ nồng oi. Một chiều mùa Thu sương lạnh, trên dòng sông, những cánh hoa Sen đã thôi không còn tỏa sắc, mặt nước đìu hiu, hoa cỏ nhạt nhòa giữa những cơn gió lạnh tê tê. Trước mắt, cảnh tượng ấy, không thể không khiến lòng người nặng trĩu, u uất. Nhưng, đâu chỉ có cảnh buồn, mà thực sự lòng người mới chính là nguyên nhân, “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”.

Vóc ngà bước nhẹ gót sang
Trong mây cánh nhạn mơ màng đưa thư

Bước xuống thuyền nan, hờ hững theo con nước xuôi dòng. Giữa những man mác đìu hiu của một chiều Thu cô độc, lòng người không thể không lạnh lẽo, xót xa. Có khát khao một cái siết tay ? làn hơi ấm của hai mái lưng kề nhau ?. Có chứ, muôn nguyện là có. Nhưng giữa một hiều hoang thế này, chỉ một bóng hình cô độc trên dòng sông, thì tìm nơi đâu những mộng ước đó ?, hay chỉ biết mãi dõi theo những cánh nhạn thấp thoáng phía trời xa, trong mơ màng mà thầm khao khát một tin thư nơi cánh nhạn – một mong ước bé nhỏ để khỏa lấp đi nỗi nhớ mong… ?. Nỗi nhớ nhung, đã váng lên như hũ rượu chưng cất lâu năm, ngai ngái và nồng nàn, khiến tâm trí như mê mị, khao khát một thứ mà dường như đã mãi rời xa.

Lầu tây trăng rọi dường như
Hoa trôi theo nước tương tư một dòng
Đôi đầu cách mấy tầng không
Tình chưa vun vẹn lòng mong mỏi chờ

Trăng đã lên, trăng mùa Thu mờ mờ ảo ảo, thấp thoáng sau làn sương giăng. Bóng lầu tây phảng phất trên mé sông, gợn lên trongg tâm trí ai kia những kỉ niệm xa trôi.

Dường như chỉ mới hôm qua, trên lầu tây, hai mái đầu tựa bên nhau, ngỡ vĩnh viễn không rời. Dưới trăng, hồng nhan tri kỷ thề hẹn sắt son, có trăng làm chứng. Ngọt ngào và mặn mà biết bao. Để cho tới hôm nay, mới thoáng qua, mà đôi người đã đôi ngả, chỉ còn mỗi trăng ôm một mối vấn vương, sầu muộn mà rơi đầy đáy sông.

“ Phong sương một tối bên lầu
Trăng buồn bật khóc vương sầu đáy sông ”

Thế mới nói, có hợp ắt có tan, nhưng dù có chăng thế nào, khi chia ly, đã để lại cho lòng người những vết cứa khó quên, nhức nhối âm ỉ cho đến hết cuộc đời.

Hoa rơi, hoa rơi….Hoa tả tơi trước cơn gió lạnh tê, rải lên dòng nước trôi hững hờ những buồn bã , man mác. Như lòng người mãi nhói đau cho những gì rạn vỡ, từng mảnh, từng mảnh yêu thương vỡ tan, rơi rụng xuống mặt hồ tâm tư, cào xiết tâm can, từng dòng, từng dòng trôi. “Hoa trôi theo nước tương tư một dòng ”, một dòng tương tư, cho vạn năm thương nhớ.

Đã xa cách, đã chia ly, đã “cách mấy tầng không ”. và “Tình chưa vun vẹn lòng mong mỏi chờ ”. Tình đã chưa vun vẹn, tình đã lỡ chia bôi, thì còn mãi mong chờ gì ? hay đã tự dối lòng là tình ấy chưa nguôi, là tình ấy vẫn như mơ, mong mỏi chờ là sẽ toại ?. Giọt nước mắt rơi xuống dòng sông, làm sao vớt lên được. Đã rạn vỡ rồi, chỉ có chờ mãi trong vô vọng mà thôi.

Khép mi khóa cửa niềm mơ
Sầu buông đáy mắt bất ngờ trào dâng.

Thôi còn mộng mơ gì nữa, trăng lạnh, hoa rơi, tả tơi một tối Thu lạnh giá. Người xa thì mãi đã xa, chỉ còn lại độc bóng trên sông trăng mờ ảo. Hãy khép mi, hãy để lại sau lưng những ái ân cuồng nộ, những ngọt ngào, mặn đắng của một cuộc chia tan. Hãy để lòng tĩnh lặng dưới đáy sâu của nỗi niềm.

Nhưng có được đâu, có toại được đâu. Nỗi nhớ thương sầu muộn cứ mãi dâng trào nơi đáy tim đã tràn ngập lệ băng. Nỗi nhớ nhung cứ mãi gào thét, dẫu cho tâm hồn có chai sạn đi vì thương tiếc. Nỗi nhớ thương cứ như một con thú vẫy vùng, càng nhốt chặt vào cũi thì lại càng gào thét vùng vẫy hơn. Dẫu có khép mi, dẫu có trôi đi vào bến mê mị, thì nỗi nhớ cũng mãi sẽ vẫn trào dâng, và nước mắt sẽ cứ mãi tuôn ra, mặt chát một nỗi tương tư mê dại.

“ Tương tư một cánh mai tàn
Tương tư một khắc tình tràn khóe mi ”

Xin được dùng cây tiêu thân thuộc của mình để tấu lên một nhạc khúc.

(13-05-2012, 09:53 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Thấy Hớ bình thơ bác Cá Gỗ làm mình sực nhớ đến bài bình của mình mà già hú không cho đăng.
Nhân dịp này post lên lại cho nó máu.


Trầy xước một giấc mơ (Click to View)
Hình minh họa
[Hình: 1198036517.jpg]
Ảnh Trù Mây
Có người nhờ gởi hộ bài thơ tặng cho cái event này:

Đặng Hà My
14:09 20 thg 5 2012

Tớ chập các lão lại, chém nhá, đã cưỡi lưng hổ thì phải phi thôi:
Gửi @Noname:
Có chi mà xước với chày
Các lão phóng chữ làm gày giấc mơ
Cơn mưa hắt bụi tung bờ
Xước cả nắm đấm dật dờ thằng tơ?

-------------------------------------------------------
Gửi @Lãng + Cá gỗ: Kém miếng khó chịu, cho tớ ghé chân đòm một nhát, ai cũng hiểu...chỉ một người...cóc hiểu, há há:

Chân quê anh có biết không
Cũng vùng sông ấy tung lông trắng trời
Thuyền hoa trong sóng tơi bời
Từ Hải giã gạo giữa chòi nhân gian
Cớ sao mọc chỏm nắm than?
Chắc là kiếp trước lộn làn nước xanh
Một hai dứt áo sao đành
Nên cào đứt cúc xước vành nôi hoa
Lãng tử chân tướng huy hoàng
Mà sao Cá lại dứ quàng nắm than?
Mơ tiên “ tiên đoán” ngập ngừng
Rễ si ở quán Lộc Vừng
Điêu chưa??? -
:

Nguồn: http://blog.yahoo.com/cagoblog/articles/255518/index
Món Ăn Tình ái

TIÊN NGUYÊN

- Đặng Hà My-

Gần đây, khá nhiều người nói về thơ cô như một hiện tượng. Nét thơ phóng khoáng với tư tưởng táo bạo, rộng mở nhưng không trần trụi của cô được độc giả khắp nơi đón nhận. Tiên Nguyên là một bài thơ điển hình cho dòng thơ đó
TIÊN NGUYÊN:
(bài thơ cho ba người) (Click to View)
Có nhiều người nghĩ Tiên Nguyên là chốn thần tiên (Nguyên trong nghĩa cánh đồng như Thảo Nguyên) , nhưng theo Hớ, Nguyên ở đây trong từ Nguyên Vẹn. Tiên không phải là thần tiên mà trong nghĩa đầu tiên, trước tiên. Tiên Nguyên có thể tạm dịch: Trước thì còn nguyên. (sau thì hên xui, hạ hồi phân giải)
Tác giả chú thích rất rõ ràng: Bài thơ cho ba người? Rõ ràng nếu chuyện tình cảm nam nữ mà 3 ngừoi thì thành chiến trưòng chứ chẳng là thơ nữa! Nhưng ta có thể thấy đây là thơ, từ đó suy ra cho 3 ngừoi chỉ có thể là quan hệ mật thiết: 2 ngừơi lớn và 1 đứa nhỏ mà thôi. Những câu tiếp theo minh chứng cho suy đoán đó:
“Bốn mùa khai sinh giữa hoang sơ”

Chữ Khai ở đây có nghĩa là mở, bắt đầu- tưong tự khai đao, khai trường...Sinh trong nghĩa sinh sôi. Từ đó có thể hiểu được tại sao tác giả dùng từ “Khai sinh”, có nghĩ là: Mở ra con đừong, mà từ đó có thể sinh sôi đựoc. Hay nói trắng ra là có bốn mùa có thể dùng làm việc tạo ra em bé. Giữa hoang sơ: hoang sơ là một nơi không có ai, không có dấu chân ngừoi. Vậy là nếu ở cái chốn không người thì cả bốn mùa, hai ta đều có thể bắt đầu cho việc “khai sinh” ấy được..
Đến những câu tiếp theo thì ta đã thấy HM nữ sĩ đã dần đi sâu đi sát vào quá trình khởi tạo ấy:

“Đêm... đêm ấy ...cõi ta bà rất thực
Ba đường hoa rắc ngập lối
Vô thường
”.

Theo lý thuyết nhà Phật, cõi ta bà chính là nơi mà nó diễn ra sự luân hồi lẩn quẩn giữa sống, chết và tái sinh, có thể hiểu ra là chết đi sống lại. Vậy mà đêm ấy đã có một “cõi ta bà” với tác giả, chứng tỏ tác giả đã chết đi sống lại trong đêm ấy. Chết đi sống lại với “ba đừơng hoa rắc ngập lối”. Tại sao không là một đừơng mà lại là ba đừơng? Vâng, theo cách thông thường thì hoa chỉ rắc một đừơng mỗi khi xong trận, nhưng như tác giả đã nói, hoa rắc những 3 đừơng nên vì thế mà tác giả chết đi sống lại. Chữ đường ở đây như là chiêu thức, đường quyền.Chỉ khi hoa rắc cả ba đừơng này thì mới làm tác giả chết đi sống lại thế mà thôi.
"Người tình hỡi
Yêu dập dồn hơi thở
Dòng Lam chiều
Uốn lượn
Ngọn tuôn tràn
Em đã lướt qua bao triều cường dang dở
Bởi nét hoa em… còn thắm giữa thời gian"

Và quả thật, cô gái trong thơ đã “yêu dập dồn hơi thở”, rồi sau đó tuôn cả “ Dòng lam chiều”. Để tô thêm cho thi vị thì nàng đã vẽ lên : “ Uốn lựơn ngọc tuôn tràn”. Hình ảnh tuôn tràn nó như là sự tức nước vỡ bờ không còn gì ngăn cản nổi. Nói như Vô Va, khi nó đã lên thì đố làm sao cho nó thấp lại đựơc.
Bài thơ thật ra là một quá trình tạo em bé không hơn không kém! “ Em lướt qua bao triều cường…dang dở” Ý nói muốn chực trào dâng nhiều lần. “Bởi nét hoa em còn thắm giữa thời gian”: ý là: may còn kịp dừng lại thôi.Nghệ thuật cả đấy!
“Bỗng dừng lại
Bên đời anh: Cuộc - nợ
Thiên ngàn vừa đóng dấu
Mệnh đôi ta!”

Thường thì ngừơi ta chỉ cái Ấy- để chỉ cái của nợ. Và cuộc nợ là tác phẩm do cái ấy gây ra. Giờ thì cuộc nợ tàn đây rồi.
Những câu sau dần dần hé lộ chi tiết từng con đường trong “ba đường hoa ngập lối” ấy

"Biển mặn nồng ru vị chát lên môi
Em ngọt ngào trăng Tây Hồ kiều mỵ"

À, một đừong Hoa đây rồi, thì ra ban đầu là chàng thưởng thức nàng bằng cách nhắm nháp để thấy hương vị ái tình, một chút vị chát pha lẫn ngọt ngào. Chả biết chàng nhắm chỗ nào mà thấy “Em ngọt ngào trăng Tây Hồ kiều mỵ” Làm Hớ chợt nhớ đến câu: “ Những cô má đỏ hồng hồng- Giếng tình tát mấy gàu sòng cho vơi” Phải chăng Trăng Tây Hồ ở đây là điểm sáng giữa nơi ấy, nơi mà có giếng tình sóng sánh..
Rồi lại tiếp con đường hoa thứ hai:

"Sóng sánh tắm giữa vầng anh tuyệt đỉnh
Vạn lung linh huyền diệu rót xuống đời"

Em nằmm giữa anh, nhưng để giảm nhẹ tình tiết, nàng đã nói! Em ngọt ngào trăng kiều mị nằm giữa gần anh tuyệt tỉnh (đang phê). Và đang rót cái “lung linh” xuống đời. Đời nào? Đời ai hay đời tác giả.
Và con đường thứ ba

"Gió hút hồn thổi khúc mê hoang đắm
Ngày bùa mê tẩm thuốc lú khai hoa"

Hút cái gì mà lại gió, sao gió không thổi mà hút, ta có thể thấy giờ đã đến lúc chính cô gái trong thơ nhắm nháp, để cho chàng trai mê mẩn “bùa mê thuốc lú” không còn biết gì nữa, chỉ còn biết mỗi việc “khai hoa” thôi.

Giờ thì tới

"Khuyết một đêm ta về từ cõi thẳm
Phút thiêng liêng tròn tiếng gọi: Em – Anh!"

Có nghĩa là chỉ mất cái đêm mà hai người mất hút... về cái cõi tên hên đấy, thì gọi nhau em anh. Xong rồi ai nấy đi, ai về với người của người đó

"Về cùng nhau dưới vòm đời tha thiết
Về cùng nhau với tình người da diết
Lá còn nguyên
gió vẫn mãi
Tiên...
Nguyên..."

Sau khi về cùng nhau, tác giả cố ý để hình ảnh “lá vẫn còn nguyên”...như nhắn rằng họ chỉ ...thế thôi, không làm ăn gì cả! Nhưng tại sao là lá vẫn còn nguyên? phải chăng nàng muốn nói: Trong đêm như thế thì chỉ có chiếc lá là còn nguyên thôi, chứ Tiên thì giờ trớt quớt rồi!
Quả thật là “tiên nguyên” chứ Hậu thì khó nói lắm.

Quả thật đây là bài thơ nói thanh thì thật là thanh, giảng tục thì không còn gì để nói. Tác giả thông qua đó giảng dạy một ít bộ môn giáo dục ẩm thực: Ăn món sương sáo...sao cho sướng.

Hớ- 21-05-12

Link thơ: http://blog.yahoo.com/danghamy/articles/611700/index
Chopmat Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như?

Nói đến thơ ca Việt nam. Cái đầu tiên là người ta nghĩ ngay đến thơ Lục bát. Từ trong sâu thẳm tâm hồn người Việt, Lục bát như gắn liền với tiềm thức, với máu thịt, xương da. Dường như tiếng ru của mẹ đã chắt chiu, nuôi dưỡng một mầm thơ Lục bát, cho đến tuổi xế chiều vẫn còn vọng tiếng ầu ơ…

Giai điệu ngọt ngào kia một lần nữa được chắp cánh bay xa, vượt qua lũy tre làng, triền dâu, bờ lúa. Qua thị thành ồn ào tấp nập ngựa xe. Qua luôn biên giới…Chính là nhờ thiên tài Nguyễn Du đã chắp cánh bay lên bằng Truyện Kiều bất hủ. Là kết tinh hội tụ từ những vần điệu ca dao thành một thứ thể thơ mang tên Lục bát. Không ai có thể phủ nhận nét tài hoa của cụ Nguyễn, người đã vun đắp và làm rạng rỡ nền thi ca Việt nói chung và Lục bát nói riêng. Ông là mục đích theo đuổi của bao thế hệ nhà thơ Việt mà chưa ai sánh được.


Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như


Câu thơ của tác giả Thơ lục bát Truyện Kiều đã ám ảnh người ta hàng mấy trăm năm nay. Như một lời than vãn, rên xiết. khiến người ta day dứt và luyến tiếc một hồn thơ lục bát thiên tài.

Tôi sẽ không nói thêm nữa về ông. Bởi vì ông chính là hiện thân của Lục bát! Và cũng sẽ điểm qua chứ không đào sâu thêm các thi sĩ sau này, những Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận hay như Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Phạm Thiên Thư…Vì họ cũng có những gia tài thơ đồ sộ, những bài thơ lục bát như ru hồn người đọc qua bao thế hệ. Họ nên để dành cho những nhà phê bình, lý luận, phân tích sâu sắc và xác đáng hơn.

Nếu như :

Hồn em như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo anh


của Nguyễn Bính đến bây giờ vẫn còn ghim vào tận sâu trong tâm hồn người yêu thơ vì chất chân quê, hữu tình thì đâu đó lại vang lên những lời thơ như ca dao từ Nguyễn Duy:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”


Cho đến những vần thơ đầy ly kì như kinh sấm của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng

"Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gởi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù."


Hay như tiếng kêu vang vọng đậm chất Thiền của Phạm Thiên Thư:

Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao


v.v…Thật tình không thể kể xiết hết được.

Từ lúc phong trào Thơ mới đến nay. Lục bát Việt nam đã đón nhận sự nổ lực không ngừng sự cách tân và luôn luôn làm mới trong hình ảnh và nhịp điệu
Có một Huy Cận luôn chắt chiu, chọn lọc tìm cách hướng người đọc đến một cảm xúc, hình ảnh cho toàn mỹ trong thi từ. Thì đâu đó còn có Du Tử Lê thay đổi người đọc bằng cách ngắt nhịp, tiết tấu…khiến cho ngôn ngữ trong thơ lục bát được đa tầng, đa nghĩa hơn.

Đến hôm nay đứng trước ngưỡng cửa thời đại. Lục bát như cô thiếu nữ bước ra đường trong tà áo dài màu trắng tinh khôi tha thướt. Phất phới tung bay bên cạnh những sắc màu của các dòng thơ đương đại.
Nhưng chẳng lẽ cứ phải khoác lên mình một mảng màu cố hữu mà không thể biến đổi hay tự tạo cho mình một thứ màu sắc khác không được hay sao?

Tôi không có một ý định mảy may nào đi ngược lại truyền thống! Nhưng thật ra cũng không cam lòng cho mấy. Bởi lục bát hôm nay chỉ vì đơn thuần là một màu trắng. Nên mỗi khi nhìn vô không khiến cho người ta có cảm giác nhàm chán, không có sự biến đổi cũng như năng lực đào sâu trong ngôn ngữ vẫn chưa được tốt. Điều đó khiến cho lục bát nó chỉ còn là một hình thức, một thân thể yếu ớt được cố công xây dựng thành tầm vóc khổng lồ. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy ra khi các nhà thơ trẻ quay lưng với lục bát và đang cố sức đào sâu những cái gọi là trường phái ấn tượng, tân hình thức, siêu thực, cách tân hậu hiện đại…Cốt ý muốn tự do trong ngôn ngữ, muốn thỏa sức được phóng túng trong thi tứ…

Chúng ta thử nhìn nhận lại xem có bao nhiêu người viết được vài câu lục bát để đời…Không phủ nhận những công sức các nhà thơ trẻ sau này đã cống hiến cho lục bát hết mình. Nhưng thật sự làm được một bài lục bát hay thì khó như mò kim đáy biển.

Nếu bỏ qua yếu tố cái gọi là văn viết thì một bài lục bát bất kỳ ai cũng đều có thể làm được. Nói như nhà thơ nổi tiếng nào đó mà tạm thời quên mất tên có câu đại loại như vầy: hãy đưa tôi một bài lục bát, tôi sẽ cho biết anh làm thơ như thế nào.

Những đổi mới và cách tân sau này của lục bát thật ra cũng chỉ là làm cho ngắn tay áo, hoặc dài thêm đường xẻ của tà áo dài chứ chung quy nó vẫn chưa có màu sắc gì khác.
Vậy thì điều gì mới chính là làm thay đổi được lục bát?
Chỉ có ngôn ngữ mà phải ngôn ngữ hiện đại, hiện thực và đời thực. Chính nó mới làm thay đổi được màu sắc của lục bát.

Từ cô gái quê bước ra thị thành và hòa nhập nhanh với thế giới xung quanh. Chắc các bạn đang nghi ngờ tôi chém gió 100%. Bởi vì lấy ngôn ngữ gì khiến lục bát có thể đối chọi ngang bằng với những trường phái Tân hình thức, với siêu thực, với cách tân hậu hiện đại…Xin nói thẳng luôn rằng đã có và đang có. Chính tại nơi đây! Nơi TAL này có một nhân vật mà sau khi tôi đọc thơ anh , nói đúng hơn là đọc bài lục bát của anh tôi đã bất ngờ sững sốt.

Sau khi tham khảo một số nhà thơ đương thời thì được họ cho biết rằng: Với dòng thơ này, hình thức này, đặc biệt cách dùng ngôn ngữ này thì những Lý Đợi, Bùi Chát…Nên bỏ cái gì là cách tân hậu hiện đại, siêu thực mà quay về với lục bát thì hay hơn. Anh đã khoác chiếc áo dài cho lục bát bằng những chất liệu đầy màu sắc hiện đại.

Giống như trong thời trang gọi là những chiếc áo dài cách điệu được phối hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Giống như hoa hậu Mai Phương Thúy với bộ ảnh áo dài nổi đình nổi đám vì điều tiếng dư luận thì tôi không ngần ngại nói thẳng rằng: Ăn mặc là quyền tự do con người cũng như không thể cấm cản cái đầu gợi dục khi nhìn thấy những hình ảnh khêu gợi ngay trước mắt. có khác chăng chỉ là lối suy nghĩ mà thôi!

Quay lại anh, người mà tôi và tất cả mọi người ở đây đánh giá rất cao về anh với tên gọi Thi Bá. Vâng anh xứng đáng đón nhận một danh xưng như thế. Ắt hẳn quý vị nãy giờ rất nôn nóng cuối cùng bài thơ lục bát của anh là cái gì mà khiến mọi người phải say mê và tung hô đến vậy?

Đây là toàn bộ bài thơ:

Thịt người

Cong cho nước chảy vầng trăng
Xé toang lòng tuyết mấy tầng kim cương
Điêu linh tiếng quỷ nhập trường
Đường hoa chín ngả vô thường cơn mê
Hồ Tây dài cõi đi về
Bốn đường ngọc duỗi thoắt đè không trung
Tiếng tiêu hổn hển mấy chừng
Xác thân hòa điệu chọc rung thuở nào
Phút khựng lại , mở toang sao
Lót chun bần bật rào rào tiếng mưa
Mười tầng mây huyết ai đưa
Diều hâu tai ác ai lùa cho nhau
Dìu em về dưới nắng bầu
Men thơ ảo ảnh tưới đầu ngực em
Để thu vạch áo qua xem
Tràn trề nọng sữa cho thèm sông Ngân
Vọt vô núi lửa tần ngần
Lin...ga...Yo....ní ... chen chân quay cuồng
I....a....a... tiếng còn muôn
Réplique à *** móc buồn đời nhau
Người ơi yêu ghét từ đâu
Những người lớn tuổi bỏ sau tiếng chiều
Vậy nhè cửa tử mà yêu
Bò lăn thân xác qua chiều vực xanh
Yêu nhau tụt nõ đã đành
Lấy gai mà gí cho nhanh lối về
Cứa ngang khúc cổ tái tê
Chiếc vòng một khấc ngoắc đè cơn mơ
Lưỡi răng trượt hốc hang mờ
Đá khe hoang dại mút bờ lông nhông
Thênh thang chân móc trời không
Đỏ hừng chiếc ối vỡ tong tiếng giời
Đôi ta nâu trắng cuộc đời
Đốt tan nhà gỗ để ngời tiếng đưa
Phầm phầm mấy tiếng chày khua
Để nương da thịt tủa tua đâm vào
Ran ran hay hảy làm sao
Cái đồng xu ấy còn nào núm chăng
Xoay xoay tròn chiếu thẳng băng
Toang hoang nứt toác nhe răng mỉm cười
Buffee một bữa thân người
Dè đâu truy nã cuộc đời nhau sao
Cuối cùng thằng bé luôn cao


Đó là toàn bộ bài thơ Thịt Người của anh. Thực ra đây là bài thơ anh họa theo bài Buffe thân xác của nữ sĩ Đặng Hà My.
Nguồn: http://blog.yahoo.com/danghamy/articles/605577

Sẽ rất nhiều người hỏi rằng: Dù sao bài thơ này cũng chỉ là một phiên bản, một bài phỏng theo thơ người khác…Tôi không đồng tình điều đó!

Trước khi đọc được Truyện Kiều chẳng phải chúng ta đã biết phiên bản gốc nó ở tận đẩu đâu đâu đó sao? Không ít những tác phẩm vượt lên trên phiên bản gốc…chẳng hạn như: Phạm Duy với những bản nhạc như Đưa em tìm động hoa vàng. Ngày xưa Hoàng Thị…phổ từ thơ của Phạm Thiên Thư hay Em hiền như ma –sơ, Này cô em bắc kỳ nho nhỏ…của Nguyễn Tất Nhiên…Một Trịnh Công Sơn với Con mắt còn lại hay Từ khi em là Nguyệt còn đó những dấu tích của thi sĩ họ Bùi…Nhưng có điều là tất cả đều được hoan hô, tán thưởng…bởi những cái cách tân lại sức hút khiến người ta trầm trồ. Điều này cũng do duyên kỳ ngộ, có tôi mới có anh hay có anh mới có tôi thật sự giống như một trò chơi của số phận.

Quay lại bài thơ trên. Chắc cũng không ít người biết là Buffe thân xác của nữ sĩ họ Đặng là bài thơ thiên về thơ hiện đại, với sự cách tân trong ngôn ngữ…Nhưng với sự tài tình của Chopmat thi bá…Từ lối thơ khô cứng của tân hình thức đã được gọt dũa một cách công phu, điêu luyện trên nền thơ truyền thống. Khiến người đọc cứ ngân nga, luyến láy. Sự thay đổi trong cấu trúc , điệp vận và đặc biệt hơn là ngôn từ khiến người ta dễ dàng ngắt nhịp và cuốn hút theo từng hơi thở đang tuôn trào, cuồn cuộn như suối chảy, miên man như làn gió, hổn hển, thầm thì…rất, rất nhiều cung bậc đã được thăng hoa từ đây.

Một bài thơ lục bát liên hoàn, câu trước đè lên câu sau khiến cho người đọc cứ nhấp nha, nhấp nhổm…Tôi đã từng khen tặng nữ sĩ họ Đặng với một bài thơ cách tân hết sức sáng tạo bao nhiêu thì cảm phục bài lục bát của Chopmat bấy nhiêu.


Có một sự ngẫu nhiên rất lạ là…Cả hai người đều sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành. Nếu như một Đặng Hà My cuồn cuộn sóng Hồ Tây, nghiêng lên nghiêng xuống, nhấp nhô theo từng cơn sóng bạc…Thì có một Chopmat với những khúc tù và lệch sóng sông Tô. Anh là niềm tự hào của người dân Cầu Giấy, con sông Tô Lịch hiền hòa càng ngày càng thu mình nhỏ lại với sự lan tỏa của thơ anh, Cầu Giấy như già nua và cổ kính trước một hồn thơ trẻ. Hồn thơ đang lên đó là cụm từ mỹ miều mà mọi người mến mộ dành tặng cho riêng anh trong những ngày qua.

Từ vầng trăng chảy nước anh đã dìu dắt một cách khoan thai nhưng không kém phần hào hứng cho người đọc đến cuối cùng thằng bé luôn cao. Như muốn chứng minh rằng:

Nếu như? Vâng! Từ lúc biết sử dụng ngôn ngữ thì con người đã biết dùng từ “nếu như”.

Nếu như Trăng là Nguyệt?

Nếu như với Bùi Giáng là một câu hỏi về sự thay đổi của nàng trăng bóng nguyệt. Một định luật tuần hoàn với vòng quay chu kỳ hàng tháng, để rồi như hỏi thăm dò xét: em về mấy thế kỷ sau/ nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?

Nếu như Trịnh Công Sơn không thất kinh thảng thốt bật lên rằng:

Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời vỗ về tôi
Từ khi em là nguyệt câu kinh đã bước vào đời.

Nếu như với Đặng Hà My với phiên bản: Ưỡn lên đi, cong lên đi…kìa vầng trăng chảy nước. Với một lời lẽ gọi mời, quyến dụ…


Tất cả đều là sự tìm tòi, tọc mạch của Bùi Giáng, sự thất kinh của Trịnh Công Sơn, sự mời mọc của Đặng Hà My đều là vay mượn từ vầng trăng lữ thứ…Thì còn quá kém xa với cái gọi là:

Cong cho nước chảy vầng trăng
Xé toang lòng tuyết mấy tầng kim cương.

Không dò xét, không run sợ, không hoang mang. Chopmat của chúng ta đã khẳng định một cách hùng hồn. “Xé toang” là một hình ảnh khiến cho người ta dễ dàng liên tưởng nhất.

Cái gì xé ra mà chảy nước? Thì vầng trăng. Thế vầng trăng nó như thế nào? Nó cong lên.

Đơn giản vậy thôi, đó là thứ ngôn ngữ thời hiện đại được gọt dũa tinh tế. Cần gì phải hỏi là “trăng nguyên màu” hay phải buông câu “kinh” sợ, hay mời mọc, khiêu khích “ưỡn lên đi” Xé ra là thấy hết liền. rất trực ngôn sống động, nhưng lại khiến người khác tò mò, kích thích. Tôi nói hơn nhau là chỗ này đây.
Ngày trước Hàn Mặc Tử từng muốn cầm trăng ăn tươi và nuốt sống cũng chỉ là như vầy: Trăng vàng ngọc nhưng ân tình chưa phỉ/ Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng. Thì cũng chẳng qua là khôn hơn người khác một chút biết lấy trăng mà xiết lại. Nhưng vẫn thua xa cách Xé của chopmat.

Nếu như thơ văn là một chuỗi “mạch kỵ lộ, ý kỵ nông…” thì bài thơ này là minh chứng hùng hồn cho cái tư duy đó. Từ vầng trăng chảy nước cho đến khi cuối cùng thằng bé luôn cao thì quả là một kết thúc có hậu và đây tính nhân văn.

Có nhiều người hỏi tôi đây là bài thơ gì mà lại có tính nhân văn cao? Vâng đây là một bài thơ nói lên cái nhân sinh quan của con người. Chính nó đã đánh đổ và lật úp tất cả những khái niệm và tư duy của con người khi nhận xét theo một chiều suy nghĩ.
Thơ Ca phải có đa chiều, phải có ẩn ý uyên thâm mới thành một tác phẩm bất hủ được. Ai nói rằng đây là một bài thơ nói về xác thịt thì thật sự đã bé cái nhầm. Không phải vô duyên vô cớ mà Cuối cùng thằng bé luôn cao.
Cụm từ “thằng bé” trong bài thơ dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến “của quý” của cánh đàn ông. Thật là ngớ ngẫn nếu cho là như vậy! Thiếu gì cách để thể hiện và thiếu gì từ ngữ để dẫn dụ người đọc sao phải dùng từ “thằng bé” cho nó lộ liễu. Chẳng hạn như:

Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao


Của Phạm Thiên Thư không thống thiết và đau đớn lắm sao? Nếu như hoa là tượng trưng cho phái đẹp thì con chim chết dưới chân phái đẹp là con chim gì? Nói thế để biết rằng Phạm Thiên Thư vẫn còn non tay hơn Chopmat. Không cần than vãn, mà chỉ khẳng định: Cuối cùng thằng bé luôn cao. Đó chính là thằng bé của tương lai, thằng bé của sự kế thừa để phát huy và sáng tạo. Đừng có nhìn thằng bé khi đứng, bạn sẽ không bao giờ thấy nó cao lên được, mà chúng ta hãy nằm. Khi nằm chúng ta sẽ thấy thằng bé luôn cao. Vì nằm là thấp nhất của con người rồi. nằm để nhìn, để thấy…nó cao.

Trong Trịnh có câu” cúi xuống, cúi xuống thật gần” chúng ta không cúi mà nằm hẳn mới thể hiện hết tâm ý của mình. Đó là tầm nhìn của thời đại. của nhân văn…Tầm nhìn của trí tuệ.

Thơ ca vốn là một trò chơi của ngôn ngữ. Một khi chúng ta bước vào thì cứ tìm cái thỏa mái, cái tính triết lý sâu xa để tìm tòi khám phá…Bài thơ trên của Chopmat đã thể hiện cái thượng thừa cao thâm của ngôn ngữ. Anh đã giải phóng hết những thứ trần trụi, bản năng của con người. Sự thô sơ của ngôn ngữ để trở thành một thứ có ý nghĩa hơn, chiều sâu hơn.

Ai đọc thơ anh mà thấy mùi xác thịt thì đó là sự đáng thương của họ. Ta cứ đón nhận ở anh cái triết lý Cuối cùng thằng bé luôn cao trong đời sống hằng ngày là quý hóa lắm rồi.

Từ bài thơ này, tôi tin rằng anh đã viết lại trang cổ tích cho lục bát. Và có lẽ đâu đó Tố Như đã ngậm cười nơi chín suối…Ông đã thỏa mãn chăng?

Quá thỏa mãn đi chớ. Những điều mà trước kia ông cố tình che dấu và lấp lững, nay được một hậu nhân thiên tài nói ra hết và còn cao tay hơn là ấn vào người nghe một trạng thái khác, một cảm xúc khác mãnh liệt và sống động hơn. Bài thơ đã phản ánh một phần tính cố chấp hiện hữu của con người. Cứ lấy *** mà móc nghéo nhau. Cứ nhìn mọi người phầm phập, râm ran, hay hảy mà không biết nhìn lại thằng bé mình nó cao hay thấp.

Cần gì phải tân hình thức, siêu thực...Lục bát cũng đủ chứng minh cho chúng ta thấy rằng: Nếu giá trị cũ mà chúng ta biết xây dựng, sáng tạo thì vẫn còn xài tốt như thằng bé luôn cao.

Lãnh 21/05/2012
Cựu Mộng Như Yên
- Lãnh Công -

Em còn có nụ cười thuở mười tám
Nụ trinh nguyên, e ấp đượm hương tình
Hay đã vỡ từ vầng trăng hai chín
Đêm nguyệt tàn chờ đợi ánh bình minh?

Từ cái thuở em từ tôi đi giã
Nụ cười ai im bặt chẳng nên lời
Lòng bối rối như ngã ba, ngã bảy
Mấy hướng đời mấy nhánh rẽ nhân duyên.

Tôi cứ mãi ngóng về phương vô vọng
Em xa mờ nỗi nhớ có mù tăm?
Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ
Em đi về từ muôn lối xa xăm.

-------

Tuyệt Cú Thành Chương


Giấc mộng xưa theo yên tuấn mã,
Vó anh hùng thoắt đã ngoẹo xuôi.
Nhân duyên nay vỡ tan rồi,
Đi về thay đổi mặc người bình minh.


( Trích - Cựu Mộng Như Yên Phó bản )


“Đêm khuya đốt rọi đèn dầu,
Bấc non không cháy để sầu cho ai !?...”

Vâng ! Câu hát nửa đêm, khiến ai nghe cũng cảm thấy dằng dặc ngâm ngùi, mênh mang day dứt. Kẻ cô đơn kia như đang chơi trò chơi trốn tìm với chính cõi lòng mình.
Nào phải bấc non, nào tại cạn dầu. Chỉ là nỗi đau đáu trong lòng hướng về “người ấy” mà thôi.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy rõ ngay cái nỗi lòng đau đáu ấy.

“Em còn có nụ cười thuở mười tám
Nụ trinh nguyên, e ấp đượm hương tình“


Nụ cười thuở mười tám – Đương nhiên như chúng ta biết, nó thật rạng rỡ, nhiệt tình và say đắm, y như cái tuổi 18 xuân thì vậy. Tuổi 18, nụ cười không còn biết e ấp nữa. Tác giả hỏi nụ cười “Em”, dường như chỉ để là hỏi mà thôi. Hỏi để che lấp cái nỗi canh cánh bên lòng bấy nay. Ây chính là cái nụ “trinh nguyên”. Nụ trinh nguyên đang e ấp và đượm ngát hương tình ái kia.

Lời của nhà đại văn hào người Nga, A.P.Tsê – Khốp có nói : “Khi người ta yêu, người ta sẽ kiên nghị hơn, trong trắng hơn và thật thà hơn”

Ở đây tác giả cũng đang ở trong hoàn cảnh này. Thế nên nếu người nào không hiểu câu Danh ngôn kia thì người đó cũng sẽ không hình dung ra nổi. Khi cõi lòng còn đang khắc khoải tấm nghi ngờ dang dở, thì dẫu có đến Thánh Nhân cũng không thể không thốt ra câu hỏi này :

“Hay đã vỡ từ vầng trăng hai chin”

Một câu hỏi cô đọng, đầy mối tâm can của kẻ đang yêu. Thực ra, "nụ cười thuở mười tám" nào có bao giờ hề biết “vỡ”. Có thể “vỡ” được , chăng có là cái nụ “trinh nguyên” kia mà thôi.

Có 1 điều mà có lẽ sẽ có nhiều người đem lòng thắc mắc. Rằng tại làm sao ở trên thì viết “thuở mười tám” mà dưới lại viết “trăng hai chín”.

Xin thưa ! “Hai chín” cũng chính là “Mười tám”.

Ở trên tác giả đã có ý hỏi rằng : - Nụ “trinh nguyên” e ấp đượm mùi thuở 18 kia của em, giờ có còn không ? Hay là nó đã “vỡ” cũng ngay từ cái thuở 18 trăng tròn đó rồi ? ( Hăm chín mới “vỡ” e rằng chẳng ai còn quan tâm nữa )

Trong tâm trạng dày vò , dằn vặt. 1 câu hỏi tuy có mang hơi hướm bóng gió nhưng cũng đã đủ để lột tả được cái nỗi lòng đau đớn của mình. Tác giả như chỉ sợ nếu hỏi thẳng tuột ra - “18 em còn hay vỡ ?” – thì sẽ làm “Em” đau đớn. Thà rằng để mình ôm nỗi đau ấy vào mình cho xong.
Nỗi đớn đau không được giải phóng, chỉ có thể thoát ra bằng dòng tâm sự này :

“Đêm nguyệt tàn chờ đợi ánh bình minh?”

Vâng ! Vào cái đêm đó, cái “18 trăng tròn” em vỡ ( Đêm nguyệt tàn ) , tôi đã biết và đã chết lặng tới lúc bình minh.

Câu hát nửa đêm kia lại lần nữa như những tiếng nấc xé lòng người thi nhân :
“Ờ… ơ… ơ… ới… i… ơ … !
Đêm khuya đốt rọi đèn dầu,
Bấc non không cháy … Ờ… ơ… ơ… ới !
Bấc non không cháy để sầu cho ai !?...”

Vâng ! Đến đây ta lại phải vâng 1 lần nữa. Cái đêm đó, giá như :
“Ờ… ơ… ơ… ới… i… ơ … !
Đêm khuya đốt rọi đèn dầu,
Nếu bấc non mà cháy … Ờ… ơ… ơ… ới !
Nếu bấc non mà cháy … Em đâu vỡ bầu ... trinh nguyên.

Tiểu đệ chopmat
HN 23/05/2012
Trang: 1 2 3