Chopmat Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như?
Nói đến thơ ca Việt nam. Cái đầu tiên là người ta nghĩ ngay đến thơ Lục bát. Từ trong sâu thẳm tâm hồn người Việt, Lục bát như gắn liền với tiềm thức, với máu thịt, xương da. Dường như tiếng ru của mẹ đã chắt chiu, nuôi dưỡng một mầm thơ Lục bát, cho đến tuổi xế chiều vẫn còn vọng tiếng ầu ơ…
Giai điệu ngọt ngào kia một lần nữa được chắp cánh bay xa, vượt qua lũy tre làng, triền dâu, bờ lúa. Qua thị thành ồn ào tấp nập ngựa xe. Qua luôn biên giới…Chính là nhờ thiên tài Nguyễn Du đã chắp cánh bay lên bằng Truyện Kiều bất hủ. Là kết tinh hội tụ từ những vần điệu ca dao thành một thứ thể thơ mang tên Lục bát. Không ai có thể phủ nhận nét tài hoa của cụ Nguyễn, người đã vun đắp và làm rạng rỡ nền thi ca Việt nói chung và Lục bát nói riêng. Ông là mục đích theo đuổi của bao thế hệ nhà thơ Việt mà chưa ai sánh được.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như
Câu thơ của tác giả Thơ lục bát Truyện Kiều đã ám ảnh người ta hàng mấy trăm năm nay. Như một lời than vãn, rên xiết. khiến người ta day dứt và luyến tiếc một hồn thơ lục bát thiên tài.
Tôi sẽ không nói thêm nữa về ông. Bởi vì ông chính là hiện thân của Lục bát! Và cũng sẽ điểm qua chứ không đào sâu thêm các thi sĩ sau này, những Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận hay như Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Phạm Thiên Thư…Vì họ cũng có những gia tài thơ đồ sộ, những bài thơ lục bát như ru hồn người đọc qua bao thế hệ. Họ nên để dành cho những nhà phê bình, lý luận, phân tích sâu sắc và xác đáng hơn.
Nếu như :
Hồn em như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo anh
của Nguyễn Bính đến bây giờ vẫn còn ghim vào tận sâu trong tâm hồn người yêu thơ vì chất chân quê, hữu tình thì đâu đó lại vang lên những lời thơ như ca dao từ Nguyễn Duy:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Cho đến những vần thơ đầy ly kì như kinh sấm của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng
"Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gởi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù."
Hay như tiếng kêu vang vọng đậm chất Thiền của Phạm Thiên Thư:
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
v.v…Thật tình không thể kể xiết hết được.
Từ lúc phong trào Thơ mới đến nay. Lục bát Việt nam đã đón nhận sự nổ lực không ngừng sự cách tân và luôn luôn làm mới trong hình ảnh và nhịp điệu
Có một Huy Cận luôn chắt chiu, chọn lọc tìm cách hướng người đọc đến một cảm xúc, hình ảnh cho toàn mỹ trong thi từ. Thì đâu đó còn có Du Tử Lê thay đổi người đọc bằng cách ngắt nhịp, tiết tấu…khiến cho ngôn ngữ trong thơ lục bát được đa tầng, đa nghĩa hơn.
Đến hôm nay đứng trước ngưỡng cửa thời đại. Lục bát như cô thiếu nữ bước ra đường trong tà áo dài màu trắng tinh khôi tha thướt. Phất phới tung bay bên cạnh những sắc màu của các dòng thơ đương đại.
Nhưng chẳng lẽ cứ phải khoác lên mình một mảng màu cố hữu mà không thể biến đổi hay tự tạo cho mình một thứ màu sắc khác không được hay sao?
Tôi không có một ý định mảy may nào đi ngược lại truyền thống! Nhưng thật ra cũng không cam lòng cho mấy. Bởi lục bát hôm nay chỉ vì đơn thuần là một màu trắng. Nên mỗi khi nhìn vô không khiến cho người ta có cảm giác nhàm chán, không có sự biến đổi cũng như năng lực đào sâu trong ngôn ngữ vẫn chưa được tốt. Điều đó khiến cho lục bát nó chỉ còn là một hình thức, một thân thể yếu ớt được cố công xây dựng thành tầm vóc khổng lồ. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy ra khi các nhà thơ trẻ quay lưng với lục bát và đang cố sức đào sâu những cái gọi là trường phái ấn tượng, tân hình thức, siêu thực, cách tân hậu hiện đại…Cốt ý muốn tự do trong ngôn ngữ, muốn thỏa sức được phóng túng trong thi tứ…
Chúng ta thử nhìn nhận lại xem có bao nhiêu người viết được vài câu lục bát để đời…Không phủ nhận những công sức các nhà thơ trẻ sau này đã cống hiến cho lục bát hết mình. Nhưng thật sự làm được một bài lục bát hay thì khó như mò kim đáy biển.
Nếu bỏ qua yếu tố cái gọi là văn viết thì một bài lục bát bất kỳ ai cũng đều có thể làm được. Nói như nhà thơ nổi tiếng nào đó mà tạm thời quên mất tên có câu đại loại như vầy: hãy đưa tôi một bài lục bát, tôi sẽ cho biết anh làm thơ như thế nào.
Những đổi mới và cách tân sau này của lục bát thật ra cũng chỉ là làm cho ngắn tay áo, hoặc dài thêm đường xẻ của tà áo dài chứ chung quy nó vẫn chưa có màu sắc gì khác.
Vậy thì điều gì mới chính là làm thay đổi được lục bát?
Chỉ có ngôn ngữ mà phải ngôn ngữ hiện đại, hiện thực và đời thực. Chính nó mới làm thay đổi được màu sắc của lục bát.
Từ cô gái quê bước ra thị thành và hòa nhập nhanh với thế giới xung quanh. Chắc các bạn đang nghi ngờ tôi chém gió 100%. Bởi vì lấy ngôn ngữ gì khiến lục bát có thể đối chọi ngang bằng với những trường phái Tân hình thức, với siêu thực, với cách tân hậu hiện đại…Xin nói thẳng luôn rằng đã có và đang có. Chính tại nơi đây! Nơi TAL này có một nhân vật mà sau khi tôi đọc thơ anh , nói đúng hơn là đọc bài lục bát của anh tôi đã bất ngờ sững sốt.
Sau khi tham khảo một số nhà thơ đương thời thì được họ cho biết rằng: V
ới dòng thơ này, hình thức này, đặc biệt cách dùng ngôn ngữ này thì những Lý Đợi, Bùi Chát…Nên bỏ cái gì là cách tân hậu hiện đại, siêu thực mà quay về với lục bát thì hay hơn. Anh đã khoác chiếc áo dài cho lục bát bằng những chất liệu đầy màu sắc hiện đại.
Giống như trong thời trang gọi là những chiếc áo dài cách điệu được phối hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Giống như hoa hậu Mai Phương Thúy với bộ ảnh áo dài nổi đình nổi đám vì điều tiếng dư luận thì tôi không ngần ngại nói thẳng rằng: Ăn mặc là quyền tự do con người cũng như không thể cấm cản cái đầu gợi dục khi nhìn thấy những hình ảnh khêu gợi ngay trước mắt. có khác chăng chỉ là lối suy nghĩ mà thôi!
Quay lại anh, người mà tôi và tất cả mọi người ở đây đánh giá rất cao về anh với tên gọi Thi Bá. Vâng anh xứng đáng đón nhận một danh xưng như thế. Ắt hẳn quý vị nãy giờ rất nôn nóng cuối cùng bài thơ lục bát của anh là cái gì mà khiến mọi người phải say mê và tung hô đến vậy?
Đây là toàn bộ bài thơ:
Thịt người
Cong cho nước chảy vầng trăng
Xé toang lòng tuyết mấy tầng kim cương
Điêu linh tiếng quỷ nhập trường
Đường hoa chín ngả vô thường cơn mê
Hồ Tây dài cõi đi về
Bốn đường ngọc duỗi thoắt đè không trung
Tiếng tiêu hổn hển mấy chừng
Xác thân hòa điệu chọc rung thuở nào
Phút khựng lại , mở toang sao
Lót chun bần bật rào rào tiếng mưa
Mười tầng mây huyết ai đưa
Diều hâu tai ác ai lùa cho nhau
Dìu em về dưới nắng bầu
Men thơ ảo ảnh tưới đầu ngực em
Để thu vạch áo qua xem
Tràn trề nọng sữa cho thèm sông Ngân
Vọt vô núi lửa tần ngần
Lin...ga...Yo....ní ... chen chân quay cuồng
I....a....a... tiếng còn muôn
Réplique à *** móc buồn đời nhau
Người ơi yêu ghét từ đâu
Những người lớn tuổi bỏ sau tiếng chiều
Vậy nhè cửa tử mà yêu
Bò lăn thân xác qua chiều vực xanh
Yêu nhau tụt nõ đã đành
Lấy gai mà gí cho nhanh lối về
Cứa ngang khúc cổ tái tê
Chiếc vòng một khấc ngoắc đè cơn mơ
Lưỡi răng trượt hốc hang mờ
Đá khe hoang dại mút bờ lông nhông
Thênh thang chân móc trời không
Đỏ hừng chiếc ối vỡ tong tiếng giời
Đôi ta nâu trắng cuộc đời
Đốt tan nhà gỗ để ngời tiếng đưa
Phầm phầm mấy tiếng chày khua
Để nương da thịt tủa tua đâm vào
Ran ran hay hảy làm sao
Cái đồng xu ấy còn nào núm chăng
Xoay xoay tròn chiếu thẳng băng
Toang hoang nứt toác nhe răng mỉm cười
Buffee một bữa thân người
Dè đâu truy nã cuộc đời nhau sao
Cuối cùng thằng bé luôn cao
Đó là toàn bộ bài thơ Thịt Người của anh. Thực ra đây là bài thơ anh họa theo bài
Buffe thân xác của nữ sĩ Đặng Hà My.
Nguồn:
http://blog.yahoo.com/danghamy/articles/605577
Sẽ rất nhiều người hỏi rằng: Dù sao bài thơ này cũng chỉ là một phiên bản, một bài phỏng theo thơ người khác…Tôi không đồng tình điều đó!
Trước khi đọc được Truyện Kiều chẳng phải chúng ta đã biết phiên bản gốc nó ở tận đẩu đâu đâu đó sao? Không ít những tác phẩm vượt lên trên phiên bản gốc…chẳng hạn như: Phạm Duy với những bản nhạc như Đưa em tìm động hoa vàng. Ngày xưa Hoàng Thị…phổ từ thơ của Phạm Thiên Thư hay Em hiền như ma –sơ, Này cô em bắc kỳ nho nhỏ…của Nguyễn Tất Nhiên…Một Trịnh Công Sơn với Con mắt còn lại hay Từ khi em là Nguyệt còn đó những dấu tích của thi sĩ họ Bùi…Nhưng có điều là tất cả đều được hoan hô, tán thưởng…bởi những cái cách tân lại sức hút khiến người ta trầm trồ. Điều này cũng do duyên kỳ ngộ, có tôi mới có anh hay có anh mới có tôi thật sự giống như một trò chơi của số phận.
Quay lại bài thơ trên. Chắc cũng không ít người biết là
Buffe thân xác của nữ sĩ họ Đặng là bài thơ thiên về thơ hiện đại, với sự cách tân trong ngôn ngữ…Nhưng với sự tài tình của Chopmat thi bá…Từ lối thơ khô cứng của tân hình thức đã được gọt dũa một cách công phu, điêu luyện trên nền thơ truyền thống. Khiến người đọc cứ ngân nga, luyến láy. Sự thay đổi trong cấu trúc , điệp vận và đặc biệt hơn là ngôn từ khiến người ta dễ dàng ngắt nhịp và cuốn hút theo từng hơi thở đang tuôn trào, cuồn cuộn như suối chảy, miên man như làn gió, hổn hển, thầm thì…rất, rất nhiều cung bậc đã được thăng hoa từ đây.
Một bài thơ lục bát liên hoàn, câu trước đè lên câu sau khiến cho người đọc cứ nhấp nha, nhấp nhổm…Tôi đã từng khen tặng nữ sĩ họ Đặng với một bài thơ cách tân hết sức sáng tạo bao nhiêu thì cảm phục bài lục bát của Chopmat bấy nhiêu.
Có một sự ngẫu nhiên rất lạ là…Cả hai người đều sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành. Nếu như một Đặng Hà My cuồn cuộn sóng Hồ Tây, nghiêng lên nghiêng xuống, nhấp nhô theo từng cơn sóng bạc…Thì có một Chopmat với những khúc tù và lệch sóng sông Tô. Anh là niềm tự hào của người dân Cầu Giấy, con sông Tô Lịch hiền hòa càng ngày càng thu mình nhỏ lại với sự lan tỏa của thơ anh, Cầu Giấy như già nua và cổ kính trước một hồn thơ trẻ.
Hồn thơ đang lên đó là cụm từ mỹ miều mà mọi người mến mộ dành tặng cho riêng anh trong những ngày qua.
Từ vầng trăng chảy nước anh đã dìu dắt một cách khoan thai nhưng không kém phần hào hứng cho người đọc đến cuối cùng thằng bé luôn cao. Như muốn chứng minh rằng:
Nếu như? Vâng! Từ lúc biết sử dụng ngôn ngữ thì con người đã biết dùng từ “nếu như”.
Nếu như Trăng là Nguyệt?
Nếu như với Bùi Giáng là một câu hỏi về sự thay đổi của nàng trăng bóng nguyệt. Một định luật tuần hoàn với vòng quay chu kỳ hàng tháng, để rồi như hỏi thăm dò xét: e
m về mấy thế kỷ sau/ nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Nếu như Trịnh Công Sơn không thất kinh thảng thốt bật lên rằng:
Từ khi trăng là nguyệt tôi nghe đời vỗ về tôi
Từ khi em là nguyệt câu kinh đã bước vào đời.
Nếu như với Đặng Hà My với phiên bản:
Ưỡn lên đi, cong lên đi…kìa vầng trăng chảy nước. Với một lời lẽ gọi mời, quyến dụ…
Tất cả đều là sự tìm tòi, tọc mạch của Bùi Giáng, sự thất kinh của Trịnh Công Sơn, sự mời mọc của Đặng Hà My đều là vay mượn từ vầng trăng lữ thứ…Thì còn quá kém xa với cái gọi là:
Cong cho nước chảy vầng trăng
Xé toang lòng tuyết mấy tầng kim cương.
Không dò xét, không run sợ, không hoang mang. Chopmat của chúng ta đã khẳng định một cách hùng hồn. “
Xé toang” là một hình ảnh khiến cho người ta dễ dàng liên tưởng nhất.
Cái gì xé ra mà chảy nước? Thì vầng trăng. Thế vầng trăng nó như thế nào? Nó cong lên.
Đơn giản vậy thôi, đó là thứ ngôn ngữ thời hiện đại được gọt dũa tinh tế. Cần gì phải hỏi là “
trăng nguyên màu” hay phải buông câu “
kinh” sợ, hay mời mọc, khiêu khích “
ưỡn lên đi” Xé ra là thấy hết liền. rất trực ngôn sống động, nhưng lại khiến người khác tò mò, kích thích. Tôi nói hơn nhau là chỗ này đây.
Ngày trước Hàn Mặc Tử từng muốn cầm trăng ăn tươi và nuốt sống cũng chỉ là như vầy:
Trăng vàng ngọc nhưng ân tình chưa phỉ/ Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng. Thì cũng chẳng qua là khôn hơn người khác một chút biết lấy trăng mà xiết lại. Nhưng vẫn thua xa cách Xé của chopmat.
Nếu như thơ văn là một chuỗi “mạch kỵ lộ, ý kỵ nông…” thì bài thơ này là minh chứng hùng hồn cho cái tư duy đó. Từ vầng trăng chảy nước cho đến khi cuối cùng thằng bé luôn cao thì quả là một kết thúc có hậu và đây tính nhân văn.
Có nhiều người hỏi tôi đây là bài thơ gì mà lại có tính nhân văn cao? Vâng đây là một bài thơ nói lên cái nhân sinh quan của con người. Chính nó đã đánh đổ và lật úp tất cả những khái niệm và tư duy của con người khi nhận xét theo một chiều suy nghĩ.
Thơ Ca phải có đa chiều, phải có ẩn ý uyên thâm mới thành một tác phẩm bất hủ được. Ai nói rằng đây là một bài thơ nói về xác thịt thì thật sự đã bé cái nhầm. Không phải vô duyên vô cớ mà Cuối cùng thằng bé luôn cao.
Cụm từ “thằng bé” trong bài thơ dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến “của quý” của cánh đàn ông. Thật là ngớ ngẫn nếu cho là như vậy! Thiếu gì cách để thể hiện và thiếu gì từ ngữ để dẫn dụ người đọc sao phải dùng từ “thằng bé” cho nó lộ liễu. Chẳng hạn như:
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Của Phạm Thiên Thư không thống thiết và đau đớn lắm sao? Nếu như hoa là tượng trưng cho phái đẹp thì con chim chết dưới chân phái đẹp là con chim gì? Nói thế để biết rằng Phạm Thiên Thư vẫn còn non tay hơn Chopmat. Không cần than vãn, mà chỉ khẳng định: Cuối cùng thằng bé luôn cao. Đó chính là thằng bé của tương lai, thằng bé của sự kế thừa để phát huy và sáng tạo. Đừng có nhìn thằng bé khi đứng, bạn sẽ không bao giờ thấy nó cao lên được, mà chúng ta hãy nằm. Khi nằm chúng ta sẽ thấy thằng bé luôn cao. Vì nằm là thấp nhất của con người rồi. nằm để nhìn, để thấy…nó cao.
Trong Trịnh có câu”
cúi xuống, cúi xuống thật gần” chúng ta không cúi mà nằm hẳn mới thể hiện hết tâm ý của mình. Đó là tầm nhìn của thời đại. của nhân văn…Tầm nhìn của trí tuệ.
Thơ ca vốn là một trò chơi của ngôn ngữ. Một khi chúng ta bước vào thì cứ tìm cái thỏa mái, cái tính triết lý sâu xa để tìm tòi khám phá…Bài thơ trên của Chopmat đã thể hiện cái thượng thừa cao thâm của ngôn ngữ. Anh đã giải phóng hết những thứ trần trụi, bản năng của con người. Sự thô sơ của ngôn ngữ để trở thành một thứ có ý nghĩa hơn, chiều sâu hơn.
Ai đọc thơ anh mà thấy mùi xác thịt thì đó là sự đáng thương của họ. Ta cứ đón nhận ở anh cái triết lý Cuối cùng thằng bé luôn cao trong đời sống hằng ngày là quý hóa lắm rồi.
Từ bài thơ này, tôi tin rằng anh đã viết lại trang cổ tích cho lục bát. Và có lẽ đâu đó Tố Như đã ngậm cười nơi chín suối…Ông đã thỏa mãn chăng?
Quá thỏa mãn đi chớ. Những điều mà trước kia ông cố tình che dấu và lấp lững, nay được một hậu nhân thiên tài nói ra hết và còn cao tay hơn là ấn vào người nghe một trạng thái khác, một cảm xúc khác mãnh liệt và sống động hơn. Bài thơ đã phản ánh một phần tính cố chấp hiện hữu của con người. Cứ lấy *** mà móc nghéo nhau. Cứ nhìn mọi người phầm phập, râm ran, hay hảy mà không biết nhìn lại thằng bé mình nó cao hay thấp.
Cần gì phải tân hình thức, siêu thực...Lục bát cũng đủ chứng minh cho chúng ta thấy rằng: Nếu giá trị cũ mà chúng ta biết xây dựng, sáng tạo thì vẫn còn xài tốt như thằng bé luôn cao.
Lãnh 21/05/2012