Thấy Hớ bình thơ bác Cá Gỗ làm mình sực nhớ đến bài bình của mình mà già hú không cho đăng.
Nhân dịp này post lên lại cho nó máu.
Trầy xước một giấc mơ
có những đêm trằn trọc
những giấc mơ vần vũ, rối tung
để ta ngồi gỡ nhặt
xoáy nát hồn trong một cõi suy tư
bao đau đáu với hư hao, ảo mộng
hoang hoải oằn mình trong những giấc mơ trầy xước
bất chợt thấy những khuôn mặt người lồi lõm
ỡm ờ chăm bẵm chuyện nhân duyên
bỡn cợt, lọc lừa
giữa những cơn mưa
nhâng nhố, đảo điên
trên những miền ngây dại
quanh nàng Mỵ Châu vặt từng chùm lông ngỗng*
trắng một màu trinh nguyên
ngập đường
xa xót
ta rùng mình trong một giấc hồ nghi
trong đám mặt người lồi lõm
ai là chàng Trọng Thủy
nhóm lửa lòng để hong
hồn Mỵ Châu u uẩn
ta có kịp nén lòng mình trở lại
trong lồng ngực tức căng
như sợi dây đàn chợt đứt
bung biêng
thoáng xa xăm một hình hài Từ Hải
trăm năm hóa đá
giữa trời
và
ẩn hiện xung quanh những ánh mắt đượm buồn
ray rứt
mãi
khôn nguôi
Cá Gỗ
Nguồn:
http://blog.yahoo.com/cagoblog/articles/227863/index
Xưa nay bóng đêm vốn là tỉnh mịch và trầm lắng, đối diện nó người ta hay có thiên hướng là phô diễn nội tâm mình ra, hay nói cách khác là trải lòng mình ra...Cá Gỗ vẫn không ngoại lệ với điều đó. Nhưng có điều là anh cảm nhận nó bằng một cách khác...một cách rất thơ. Đáng yêu và chân thật.
có những đêm trằn trọc
những giấc mơ vần vũ, rối tung
để ta ngồi gỡ nhặt
Cách anh thể hiện rất khác người ngay từ câu mở đầu...Không ồn ào, không khoa trương ầm ỉ như một số người khác. Anh chỉ lẳng lặng gỡ, nhặt lại giấc mơ vần vũ một cách khoan thai, nhẹ nhàng, khéo léo...Giống như Cô Tấm ngày xưa đang nhặt lại từng hạt đậu đen trắng lẫn lộn với nhau. Anh đã kéo người đọc về lại miền hoang sơ cổ tích...Ở đó ta bắt gặp những khuông mặt lồi lõm, hằn sâu trong ký ức. Những khuôn mặt từ khởi thủy sơ nguyên, từ trùng trùng cổ đại được dựng lên với những nhát cắt thơ đầy sức sáng tạo và uyên thâm
bất chợt thấy những khuôn mặt người lồi lõm
ỡm ờ chăm bẵm chuyện nhân duyên
bỡn cợt, lọc lừa
giữa những cơn mưa
nhâng nhố, đảo điên
trên những miền ngây dại
quanh nàng Mỵ Châu vặt từng chùm lông ngỗng trắng*
một màu trinh nguyên
ngập đường
tang tóc
ta rùng mình trong một giấc hồ nghi
Ai? anh hay tôi, chị hay em? là những người trong số đó?? Cái mặt nạ nhân gian đã kịp phơi bày ra. Một đống hỗn độn, một mớ hỗn mang, nhập nhằng tả pín lù đã lướt qua. Nó là hiện sinh hay quá khứ? Nhưng may thay nàng vẫn còn đó, nàng là của tác giả hay là của một thời với những giai thoại lịch sử khôn lường đan xéo vào nhau...Mỵ Châu cái tên đủ khiến người ta liên tưởng đến những ý nghĩa, ý niệm khác nhau. "
quanh nàng Mỵ Châu vặt từng chùm lông ngỗng trắng" đây là một ý thơ của Đặng Hà My được anh lồng ghép một cách sinh động.
Có người hỏi tôi tại sao phải lồng ghép hình ảnh kia? Tôi trả lời ngay rằng: Từ tư duy của nữ sĩ họ Đặng mà phát sinh cách cắt nghĩa thật tuyệt vời của Cá Gỗ.
Cách nàng vặt lông thật độc đáo và sáng tạo...đâu đó có câu thơ như thế này:
Mỵ Châu vặt lông trắng trời
Để cho Trọng Thủy một đời ngẩn ngơ....
Hình ảnh "
Mỵ Châu vặt lông trắng" đó chính là ý tác giả muốn "
lắng trông" một cách nói lái uyên thâm, thượng thừa ngôn ngữ được thể hiện rất tinh tế ở anh. Như rằng: Ở đâu đó dù đục ra sao thì cần phải lắng lại, đọng lại để nhìn nhận "
một màu trinh nguyên"
Đến bây giờ tôi thật sự hình dung được vết cào xước kia nó rất hoang hoải và liêu trai đến thế:
trong đám mặt người lồi lõm
ai là chàng Trọng Thủy
nhóm lửa lòng để hong
hồn Mỵ Châu u uẩn
ta có kịp nén lòng mình trở lại
trong lồng ngực tức căng
như sợi dây đàn chợt đứt
bung biêng
thoáng xa xăm một hình hài Từ Hải
trăm năm hóa đá
giữa trời
và
ẩn hiện xung quanh những ánh mắt đượm buồn
ray rứt
mãi
khôn nguôi
Anh đã bung biêng hết những nỗi niềm sâu kín của mình, như những vì sao đêm lưu lạc soi vào nhân thế, những thân phận con người vẫn còn đầy biến đổi. Những nỗi niềm đang cày xới lên trong tận cùng tâm khảm người nghe. Những phút chùng mình, gợn lòng, hoang mang và day dứt...Nó như thắt chặt con người ta lại rồi giãn nở ra, bung ra hết cỡ nghe nghẹn đắng mà mênh mông, u uất mà lắng đọng.
Với cách nhấn nhá và thể hiện trong từng câu chữ. Cá Gỗ đã lột tả một bức tranh sinh động nhiều màu sắc về bóng đêm. Nơi còn ẩn khuất những mặt nạ đầy giả tạo, những suy đồi từ ý niệm, nhưng không vì thế mà mất đi những ước mơ bình dị vốn vẫn, đã và đang có trong mỗi con người.
Từ Hải lội ngược về từ hơn 300 năm trước như nhắc nhở ai kia rằng...Vẫn còn đó những giá trị của quá khứ, chỉ là chưa kịp hồi sinh mà thôi! Như một lời khẳng định của anh được dựng đứng lên trong niềm hoan hỉ cho mình, cho người...Một lần nữa xin nói lại: Nếu như Đặng Hà My bất hủ với câu nói "
Thằng bé luôn đứng cao hơn chúng bạn" trong
BUFFE THÂN XÁC thì hình tượng về cái chết của Từ Hải được anh nhắc lại trong thơ mình vẫn luôn luôn là ngẩng cao đầu:
thoáng xa xăm một hình hài Từ Hải
trăm năm hóa đá
giữa trời
và
ẩn hiện xung quanh những ánh mắt đượm buồn
ray rứt
mãi
khôn nguôi
là ước vọng, là khát khao được phục sinh. Phải nhìn nhận rằng hình ảnh Từ Hải chết đứng và Mỵ Châu vặt từng chùm lông ngỗng trắng luôn là của quý trong thơ anh nói riêng và trong văn học VN nói chung. Khéo léo hay vụng về chỉ là do cách thể hiện của mỗi cá nhân mà thôi.
Thơ ca cần phải có những hình tượng mới mẻ, nhưng anh đã dám đi ngược thời đại để về lại thuở nguyên sơ, mượn hình ảnh xa xôi mà nhận xét về thực trạng hôm nay cũng là một nổ lực hết mình để vươn đến cái đẹp. Tại sao chúng ta không trân trọng và vỗ tay tán thưởng cho điều này!
Đằng sau mỗi giấc mơ là một bí mật và được Cá Gỗ phơi bày, kéo nó ra từ những vệt chảy dài và bất chợt nhỏ giọt. Từng giọt, từng giọt của nỗi niềm thân phận, của bi ai, của lớp lớp nhầy nhụa được phơi bày qua lăng kính liêu trai.
Vậy không phải cào xước những giấc mơ thì là gì?
Cào xước một giấc mơ...
Bài thơ như một tiếng kêu từ trăm năm dội về.