Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu chuyện cô gái đồng trinh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
Dạo còn cắp sách đến trường tớ đã vớ được một tập thơ HMT bỏ túi, đọc được bài này. Quả thực lúc ấy thấy quá trời hay. Không có thời gian viết dài, nên tớ chỉ nói 2 ý thôi :

- mỗi khi thấy một cô gái trẻ không may qua đời, tớ luôn cảm thấy xót xa tiếc nuối cho một thanh xuân chưa trọn vẹn, cảm giác này tớ nhận ra nơi bài thơ của HMT. Đó là sự đồng điệu.

- chủ thead có vẻ muốn thảo luận nghiêm túc, các bác đừng chém gió nữa. Gặp nhau ở lầu thơ, thỉnh thoảng cũng nên cùng nhau đi tìm, một cách hồn nhiên, cái đẹp của thơ ca chứ happy

Gửi đến các đồng chí lời chào quyết thắng laughing
linhcuata:

Thôi đi bác, bác đừng có giỡn nữa. Tôi cũng chắc bác hiểu nên bác mới bắt bẻ tôi thế. Mà cũng do bác thôi, ai bảo bác trích ngang xương đoạn đó và hiểu theo nghĩa đen trần trụi nó là thế. Chính vì thế tôi mới trích đoạn giải thích cho bác đúng với nghĩa đen trần trụi như vậy. Chứ đáng ra 1 bài thơ ta phải dùng đến cái tâm mà cảm nhận, và dùng đến ngữ thơ để diễn đạt. Mà tôi thì cái chữ nghèo nàn nên không dám bình luận bất kỳ bài thơ nào, chỉ biết đọc bài thơ nhưng chẳng thể nào diễn giải cho đúng cái mình đang cảm nhận. Bác nghĩ tôi hiểu như bác nói thì tôi chịu, và cũng chẳng cần giải thích. Nếu được thì mời bác bình bài thơ này cho mọi người thưởng thức xem sao?

Nhưng, hình như bác đang đi lạc ý của tôi thì phải. Tôi trích đoạn đó ra chẳng có ý nghĩa gì nhiều, cái ý quan trọng nhất mà tôi muốn nói là cách bác miệt thị HMT khi bác đọc bài thơ đó. Như lúc đầu tôi nói, bác có thể chê bài đó hay-dở, tôi không nói. Còn đây bác nói "sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn" thì rõ ràng chẳng ăn nhập gì đến bài thơ đó cả. Bác đã gặp HMT, đã hiểu HMT như thế nào chưa mà buông lời như vậy? Tôi chẳng phải là fan hâm mộ gì HMT, nhưng nếu bác đọc thơ của ai, và cảm nhận rồi chê bai thì tôi vẫn nói cho bác chứ ko riêng gì HMT đâu bác.

Tôi chỉ nói thế để bác chú ý thôi. Còn chuyện đọc thơ và bình luận sao thì tôi chẳng dám đánh giá, tuỳ. Bởi tôi biết giới hạn tôi có thế. Chỉ mong bác hiểu lời tôi nói. Vậy nhé!
Trước hết, xin cảm ơn bác thienthai vì đã đặt khổ thơ cho chuẩn, để tôi và mọi người hiểu đúng.
Nhân đây, bác longhoaho cũng nên xem lại bài post của bác thienthai, kẻo lại hiểu lầm tác giả thì chết.
"Còn như linhcuata trích hẳn 1 đoạn "Đêm qua trăng vướng trên cành trúc/Cô láng giềng bên chết thiệt rồi/Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới/Chưa hề âu yếm ở đầu môi/Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/Cả một mùa xuân đã hiện hình". Thì rõ ràng đã lạc mất ý của tg. Trong đoạn này chỉ miêu tả đến cái sự thèm muốn của HMT, thèm muốn cái trinh tiết của cô gái, chứ không phải như 2 đoạn vừa rồi. Ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà cảm nhận cũng khác nhau" - longhoaho

Xin có vài lời trao đổi lại cùng bác longhoaho như sau:

Thứ nhất, bác nói tôi "cảm nhận như thế là sai rồi. Hãy đọc lại bài thơ ngay từ đầu đi. Chia đoạn ra mà cảm nhận", và ở dưới bác có giải thích nên tôi mới phải hỏi lại bác cho chắc, có đúng bác hiểu thế không? Bởi nếu hiểu như thế thì quả thực là chết người, giết chết ông Hàn thêm 1 lần nữa.

Thứ hai, bác có nói "Không lẽ để đọc vả cảm 1 bài thơ, phải điều tra lý lịch, hoàn cảnh sáng tác, và phải xem cái thực tế có đúng y chang trong thơ mới là cảm nhận sao?", rồi trích dẫn bài thơ "Hai sắc hoa tigôn", ý bác là để tìm hiểu một bài thơ, không cần phải đặt nó vào hoàn cảnh sáng tác ..., cái này là tôi phản đối bác. Bác nghĩ như thế là rất không khoa học, nó có thể dẫn bác đến hiểu sai, cảm nhận sai bài thơ đó, còn "Hai sắc hoa ti gôn", nó chỉ là thiểu số - bác suy ra từ nó là thiếu logic.

Thứ ba, bác bảo rằng "1 bài thơ ta phải dùng đến cái tâm mà cảm nhận", tôi thấy như thế là đúng nhưng chưa đủ. Trước hết phải hiểu nó, nghĩa là dùng "trí", rồi sau đó mới dùng đến "tâm". Nếu chưa hiểu nó rõ ràng, thì cái tâm kia, chỉ sợ sẽ lệch pha mất.

Cũng xin trao đổi thêm với bác, trong thời kỳ bệnh tật, HMT sáng tác được ba tập thơ là Thơ điên, Xuân như ý và Thượng thanh khí. "Nhưng có điều đặc biệt là, những câu thơ của chàng cứ tiến dần đến chỗ rối rắm khó hiểu theo tiến triển bệnh tật. Nhiều câu thơ đọc lên nghe rất hay nhưng độc giả hầu như không ai hiểu tác giả muốn nói gì. Tuy nhiên, điều lạ lùng là dù rối rắm khó hiểu như thế nhưng thơ Tử được người đời chuyền tay nhau đọc thuộc lòng, đọc như đọc kinh, không hiểu gì cũng đọc thuộc làu làu. Như thể thơ của chàng lúc đó có một ma lực gì. - trích từ Hàn Mặc Tử - nhà thơ có số phận kỳ lạ.
Nói thực với bác, với tôi thì không có chuyện không hiểu gì mà cố đọc cho thuộc một cách mù quáng như thế đâu.

Còn về 3 cái vấn đề mà tôi đưa ra thảo luận, rồi dẫn tới kết luận là Hàn thi sĩ "bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ" thì chỉ là sự suy diễn của tôi. Với tôi thì nó là thế, với người khác, nó không phải thế. Có thể là từ sự suy diễn này của tôi, bác cũng có thể suy diễn ra, tôi cũng "bẩn thỉu, đê tiện", cái đó không phải không có lý đúng không bác?
Hàn ơi lão làm khổ ta
Thơ lão cuồng bút lắm nhà mẩn mê
Ta ứ thích lở bai chê :
“Lễ học chưa trọn đã mê cái …”
Trót mắng xong dạ bồn chồn
Nhang trầm mươi nén lạy hồn Hàn ơi!
Âm Dương biệt cách trùng khơi
Ngạo xin thủ thỉ mấy lời cùng anh:
Khác đê tiện ,cùng đầu xanh
Cớ sao lại hít hương tanh xác nàng
Tò mò chui cả vào hang
Cân đo xong phán : …’’Ra nàng còn trinh”
Chưa gặp mặt ,vội chung tình
Thôi thì thôi nhé tâm tình thế thôi
Trách chi cái sự đã rồi
Diệp Thanh của hiếm tam bôi tặng Hàn
Yêu thơ nghiệp vướng đa mang
Đầu thai kiếp nữa Ngạo _ Hàn hòa ca
Huynh đệ tứ bể một nhà
Ngạo không bôi mặt thành gà đá nhau
Cùng phận chả Bí cũng Bầu
Con dân đất Việt tương cầu tương thân


Nói tới đây ,da nỗi sần:
Thinh không vọng tiếng rần rần râm ran
Ngạo ơi xưa bế thân nàng
Nửa hồn giụa giãy ,khăn tang cài đầu
Phụng loan chia cắt xót đau
Nửa năm ủ rủ lệ châu sa tràn
Ô hô ơi hỡi hồn hoang
Mùa thu đã chết lá vàng rụng rơi


Nghiệt duyên cắt đứt tơ trời
Bể dâu mấy kiếp ,xương rời cốt khô?
Có chăng còn lại nấm mồ
Cỏ xanh phủ kín ai vô thăm nàng
Tuyệt vọng trơ mắt ngó sang
Hồn bay chấp chới…địa đàng?...U minh?
Cùng là phận gái đồng trinh
Cùng là thơ cả nhưng tình khác xa


Lời chưa dứt,nguyệt xế tà
Trăng xưa bóng chiếc xót xa trỗi trào
Còn đâu mai cốt thanh tao
Còn đâu mà uất,ngọt ngào thành cay
Buồn nhiều tợ gió thu bay
Lòng ta đã chết…Buông tay : Ngạo Cuồng !!!


NTCS
(30-03-2011, 12:43 AM)đêtiệnnhất Đã viết: [ -> ]Hầy dà!
Thi ẩm lầu quả nhiên là “cao nhân xuất chúng”, cái em muốn tìm hiểu thì các bác lại không giải thích cặn kẻ, cái em không cần thiết các bác lại lôi ra chém gió búa xua.

Em cũng xin làm sáng tỏ một vài vấn đề với bác linhtacua ạ!

Em cũng xin trích nguyên văn cái dòng cảm xúc về thơ ca của bác:


“Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :

1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.

2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.

3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?

Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...” (linhtacua)


Bác cứ đem con dao thái thịt của bác ra mà mỗ xẻ thơ ca vậy thì em khiếp mất!

Bác thẩm thấu thơ ca như vậy thì bác không phải là dạng “hít hà” mà bác thuộc kiểu “mổ, xẽ”, cái kiểu “cách tơn…” giề đấy mới phát minh chăng?

Thơ văn phải cảm thụ từ nội tâm mới thấy hay, chứ cảm thụ như kiểu “ thái thái, lát lát” như bác thì bài thơ nó vụn ra hết. Chỉ một bài thơ bình thường này thôi mà bác đã cảm nhận thế rồi, em không biết thơ ca qua tay bác nó biến thành cái hình dạng gì đi mất?

Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức. Cái vần đề mấy bác đưa ra em cũng giải thích hết rồi: Đó là cái mà người ta gọi “Trường phái tượng trưng” . Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
Các bác đừng nên cảm nhận theo lối “hít hà”, “mỗ xẻ” , như vậy sẽ không thấy cái làn” hương nghệ thuật” đâu. Tôi thấy các bác đang “thái lát” ra và “nhai” để tìm cái “vị”, nhưng lại muốn cố ý muốn “ngữi” để tìm cái “hương” trong thơ cụ Hàn.

Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ.

Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhờ thơ ca, chứ không phải là nhờ bệnh phong, nếu ông ta nhờ bệnh phong mà tồn tại thì các bác cứ mỗ xẻ, riêng về thi ca thì các bác không tiếp nhận cũng chẳng sao (bởi các bác chỉ là thiểu số), vì đó là sở thích của các bác. Nên khi nói về Hàn Mặc Tử các bác khai thác vấn đề phong,cùi của người ta ra, không khéo thiên hạ nghĩ các bác là bác sĩ đi mất. Mà nếu vậy các bác “dính” bịnh thì không hay.

Em thấy các bác “ trên thông thiên văn, dưới tường gái gú” nên mới vào đây tìm hiểu và hy vọng được “hạnh ngộ”, đi tìm cái “ Trường phái tượng trưng” để lục loại những ý nghĩa cao siêu, thoát tục. Nào ngờ “ hạnh ngộ” không thấy chỉ thấy “nghiệt duyên” nên em xin bái biệt

Cho em gởi lại mấy câu này nhé:

“Ta đi gởi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”

của Cố Trung Niên Thi Sĩ Bùi Giáng, các bác vô đó mà ‘hít hà” mà “mỗ xẻ” coi cái lá kia nó “dội” làm sao nhá.

Đêtiệnnhất

Chấp phím

Chào bác Đêtiệnnhất và cũng xin được trao đổi một cách thẳng thắn với bác luôn.

Tôi rất không hài lòng với phong cách của bác về câu chuyện "Cô gái đồng trinh". Bác mở ra một topic, nhưng trong đó thì trích dẫn ý kiến, bình luận và cảm nhận của người khác rồi hỏi mọi người có ý kiến thế nào. Rồi sau đó, khi mọi người đưa ra ý kiến, thì bác mỉa mai rằng thì “cao nhân xuất chúng” hoặc là "hy vọng được hạnh ngộ" ... bởi nó không đúng ý bác. Sau nữa thì bác giận dỗi bỏ đi khi câu chuyện còn dang dở, như thế chả lịch sự chút nào.

Tôi thực sự rất muốn biết quan điểm, cảm nhận của chính bác về bài thơ này; để mà từ đó tôi nhận ra rằng tôi đã sai, tôi cần phải xem xét lại mình. Nhưng mà tôi không nhận được gì hết, khi bác gán ghép cho tôi rằng "đem dao thái thịt ra mổ xẻ thi ca". Vấn đề ở chỗ, bài thơ này nó là "thịt" hay là "thi ca" thì tôi không thấy bác diễn giải.

Chưa kể, ngay chính những lập luận của bác nó cũng mâu thuẫn với nhau, tôi đưa ra 1 ví dụ nhé.
"Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức". Nếu nó hay thì tôi mới bới lông tìm vết, chứ nó dở thì cần gì bới, cái dở nó đập vào mắt rồi còn gì.
"Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ". Câu này nó đập lại câu trên của bác chan chát.

Thêm một lần nữa, mong bác là người mở ra topic này, thì bác cũng là người kết thúc nó một cách trọn vẹn, như vậy mọi người tham gia diễn đàn mới rút được cho mình chút gì có ích.
Thật lòng mà nói như thế này nếu nói tới thơ Hàn ta chỉ nhớ "Đây Thôn Vĩ Dạ"

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền



Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?



Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
– Hàn Mặc Tử

Nói tới Xuân Quỳnh ta chỉ biết tới Sóng


Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau cũng thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỉ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


VV và vân vân,còn thật lòng cái bài Cô gái đồng trinh này nói nó hay chổ nào ta chả đủ trình để biết.Tếu táo vài dòng giật gân gây phong trào thế thôi.Ai thấy hay cứ viết hẳn 1 bài dựa trên ý của mình và phân tích cho ta thấy được cái hay của nó hen

(30-03-2011, 10:39 AM)linhtacua Đã viết: [ -> ]
(30-03-2011, 12:43 AM)đêtiệnnhất Đã viết: [ -> ]Hầy dà!
Thi ẩm lầu quả nhiên là “cao nhân xuất chúng”, cái em muốn tìm hiểu thì các bác lại không giải thích cặn kẻ, cái em không cần thiết các bác lại lôi ra chém gió búa xua.

Em cũng xin làm sáng tỏ một vài vấn đề với bác linhtacua ạ!

Em cũng xin trích nguyên văn cái dòng cảm xúc về thơ ca của bác:


“Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :

1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.

2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.

3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?

Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...” (linhtacua)


Bác cứ đem con dao thái thịt của bác ra mà mỗ xẻ thơ ca vậy thì em khiếp mất!

Bác thẩm thấu thơ ca như vậy thì bác không phải là dạng “hít hà” mà bác thuộc kiểu “mổ, xẽ”, cái kiểu “cách tơn…” giề đấy mới phát minh chăng?

Thơ văn phải cảm thụ từ nội tâm mới thấy hay, chứ cảm thụ như kiểu “ thái thái, lát lát” như bác thì bài thơ nó vụn ra hết. Chỉ một bài thơ bình thường này thôi mà bác đã cảm nhận thế rồi, em không biết thơ ca qua tay bác nó biến thành cái hình dạng gì đi mất?

Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức. Cái vần đề mấy bác đưa ra em cũng giải thích hết rồi: Đó là cái mà người ta gọi “Trường phái tượng trưng” . Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
Các bác đừng nên cảm nhận theo lối “hít hà”, “mỗ xẻ” , như vậy sẽ không thấy cái làn” hương nghệ thuật” đâu. Tôi thấy các bác đang “thái lát” ra và “nhai” để tìm cái “vị”, nhưng lại muốn cố ý muốn “ngữi” để tìm cái “hương” trong thơ cụ Hàn.

Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ.

Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhờ thơ ca, chứ không phải là nhờ bệnh phong, nếu ông ta nhờ bệnh phong mà tồn tại thì các bác cứ mỗ xẻ, riêng về thi ca thì các bác không tiếp nhận cũng chẳng sao (bởi các bác chỉ là thiểu số), vì đó là sở thích của các bác. Nên khi nói về Hàn Mặc Tử các bác khai thác vấn đề phong,cùi của người ta ra, không khéo thiên hạ nghĩ các bác là bác sĩ đi mất. Mà nếu vậy các bác “dính” bịnh thì không hay.

Em thấy các bác “ trên thông thiên văn, dưới tường gái gú” nên mới vào đây tìm hiểu và hy vọng được “hạnh ngộ”, đi tìm cái “ Trường phái tượng trưng” để lục loại những ý nghĩa cao siêu, thoát tục. Nào ngờ “ hạnh ngộ” không thấy chỉ thấy “nghiệt duyên” nên em xin bái biệt

Cho em gởi lại mấy câu này nhé:

“Ta đi gởi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”

của Cố Trung Niên Thi Sĩ Bùi Giáng, các bác vô đó mà ‘hít hà” mà “mỗ xẻ” coi cái lá kia nó “dội” làm sao nhá.

Đêtiệnnhất

Chấp phím

Chào bác Đêtiệnnhất và cũng xin được trao đổi một cách thẳng thắn với bác luôn.

Tôi rất không hài lòng với phong cách của bác về câu chuyện "Cô gái đồng trinh". Bác mở ra một topic, nhưng trong đó thì trích dẫn ý kiến, bình luận và cảm nhận của người khác rồi hỏi mọi người có ý kiến thế nào. Rồi sau đó, khi mọi người đưa ra ý kiến, thì bác mỉa mai rằng thì “cao nhân xuất chúng” hoặc là "hy vọng được hạnh ngộ" ... bởi nó không đúng ý bác. Sau nữa thì bác giận dỗi bỏ đi khi câu chuyện còn dang dở, như thế chả lịch sự chút nào.

Tôi thực sự rất muốn biết quan điểm, cảm nhận của chính bác về bài thơ này; để mà từ đó tôi nhận ra rằng tôi đã sai, tôi cần phải xem xét lại mình. Nhưng mà tôi không nhận được gì hết, khi bác gán ghép cho tôi rằng "đem dao thái thịt ra mổ xẻ thi ca". Vấn đề ở chỗ, bài thơ này nó là "thịt" hay là "thi ca" thì tôi không thấy bác diễn giải.

Chưa kể, ngay chính những lập luận của bác nó cũng mâu thuẫn với nhau, tôi đưa ra 1 ví dụ nhé.
"Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức". Nếu nó hay thì tôi mới bới lông tìm vết, chứ nó dở thì cần gì bới, cái dở nó đập vào mắt rồi còn gì.
"Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ". Câu này nó đập lại câu trên của bác chan chát.

Thêm một lần nữa, mong bác là người mở ra topic này, thì bác cũng là người kết thúc nó một cách trọn vẹn, như vậy mọi người tham gia diễn đàn mới rút được cho mình chút gì có ích.

Cái bài này hay nên mình phải quote lại lần nữa để đọc.

Ko biết bác Tiện cao kiến gì big green
Trích dẫn:Anh ngậm ngùi hồi lâu rồi lặng lẽ đi vào phòng riêng đóng cửa lại viết ngay bài thơ: CÔ GÁI ĐỒNG TRINH...

... Mấy tháng sau đó tôi về Qui Nhơn nghỉ tết. Anh Trí đem bài thơ trao cho tôi, giọng nghẹn ngào anh nói: Tao giải oan cho Mỹ Thiện đó. Rồi anh hỏi: “Sao, mi có khóc cho nàng được câu nào không?”...

Câu Kết của Pic:

Lão Hàn làm thơ hay nhưng bài này không thấy gì hay!! Bài này lão Hàn làm bài này vì muốn chứng minh cho dân tình biết là cô gái này còn trinh.Lão đã khám và chứng minh nên không được cãi.

Nhưng chợt ta nghĩ , uống thuốc quyên sinh thì bác sĩ sẽ rửa ruột.

Trích dẫn:Nhà thương đã ra công chạy chữa. Họ không phục hồi được mạng sống nàng, nhưng đã phục hồi được tiếng thơm trinh bạch nàng, mà phương pháp chạy chữa đã có dịp chứng minh ngược lại những gi gì gièm siễm thị phi về nàng.
Bơm nước vào ruột để tống phân và chất độc ra.Thì làm cách nào để chứng minh nàng trinh trắng.
Nàng có trinh hay không với con mắt của thời đại thì nó cũng bình thường như ở phường..Ta cũng chỉ thắc mắc,thay vì viết những vầng thơ ca ngợi tài năng xuất chúng Hàn lại đi chứng minh chi cho nhọc.Sạch hay trong trời biết đất biết.Hữu xạ tự nhiên hương.Cây ngay nào sợ chết đứng!


Trích dẫn:Nàng đẹp như bức tranh thuỷ mặc tàu mà vẻ kiều mỵ tình tứ như ẩn như hiện dưới nét đan thanh mờ ảo.

Hình như con người nàng có nhiều tâm sự, mà chỉ bộc lộ vào những đêm khuya thanh vắng qua tiếng đàn tranh nỉ non như than thở, như bơ vơ tìm kiếm, đuổi theo vào tận cùng giấc cô miên trằn trọc, những tâm hồn nghệ sĩ, lẻ loi.

Tiếng đàn đó làm cho anh Trí vừa sợ hãi vừa lo lắng đợi chờ, những đêm dài tuyệt vọng vì biết mình mắc phải chứng nan y ghê gớm.

Anh thường đánh thức tôi dậy để cho có bạn, để cùng theo dõi tiếng đàn ma quái đó.
Welecom Thiamlau hân hoan đón chào bác đêtiệnnhất.

Chào bác Tiện!

Thấy bác chưa gì đã nói lời bái biệt, lãnh tôi cùng toàn thể cư dân thiamlau lấy làm luyến tiếc. Xin bác nấn ná một chút thời giờ để chúng tôi còn có việc để giải bày.

Vâng! cái chủ đề mà bác đưa lên đúng là một câu chuyện trong sự nghiệp thi ca của cụ Hàn, chủ đề xoay quanh vài câu thơ mà bác muốn giải bày, nhưng rất tiếc vì có sự cố từ khâu lễ tân, làng thi ẩm chúng ta đã để cho một ít phần tử đê tiện quá khích đột nhập gây rối, làm ảnh hưởng đến không khí buổi tiệc mạn đàm " Câu chuyện về cô gái đồng trinh" của bác. Một lần nữa lãnh tôi thay mặt cho toàn thể thành viên thiamlau xin gởi đến bác lời xin lổi chân thành nhất.

Và để tiếp tục cuộc vui hôm nay, lãnh tôi xin mạn phép nêu cái ý kiến chủ quan của mình về bài thơ này ạ (mặc dù em không phải là FC của cụ ấy):

15' sửa soạn và trang điểm và cho phép em xưng hô cụ Hàn bằng tên cho nó thân mật và đồng cảm.

Ban nhạc zô: 123......

Nhắc đến bài thơ này, trước tiên ta phải nhắc đến người con gái bạc mệnh mang tên Mỹ Thiện. Cái ngày mà Hàn ở Huế : "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn" qua lời kể về người em của mình (Nguyễn bá Tín) về người con gái đó:

Và đôi mắt ai rười rượi buồn
Ngón tay trên phiếm nhẹ sầu buông
Trễ tràng mái tóc gây thương nhớ
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ vấn vương.

Hàn đã vô tình tương tư, tương tư về nhan sắc? tương tư về tiếng đàn? hay tương tư về cái gì nữa...thì vẫn là tương tư thôi, ta chỉ cần biết như vậy.

Cô Mỹ Thiện sống với người mẹ kế, và chắc cũng có nhiều uất ức là đúng. Cho nên cái chết của cô là sự phẩn nộ nội tâm nhưng được tiếng đời thêu dệt bằng sự miệt thị, đó là gieo cho cô có tiếng gái hư, vì "chữa hoang" mà chết, con nhà gia giáo mà không có "Lễ giáo".

Hàn chỉ biết tương tư, chưa một lần biết mặt cô gái. Nhưng khi nghe tin cô mất và nghe những lời miệt thị thì nội tâm bị rung động mạnh. Cái hành động đột ngột vô nhà đóng cửa, nó chứng tỏ cho ta thấy cái phản ứng dữ dội đang bùng cháy lên trong lòng Hàn. Và từ đây Hàn đã giải oan cho cô gái, bằng tất cả sự tương tư bấy lâu được bùng nổ qua ngòi bút của thi nhân.

"Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi"

Từ trong nội tâm sâu thẳm của mình, Hàn đã ghê sợ khi nghe tin này, nó quá bất ngờ, quá đột ngột. Tương tư ngày nọ, mong ước ngày nọ nay thật sự quá phủ phàng, tâm hồn thi nhân chợt thấy ớn lạnh. Ớn lạnh vì sự ra đi của cô gái còn xanh, ớn lạnh vì lời dèm pha vô căn cứ…

“Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở trên môi.”

Mới đêm qua đây thôi! Khi trăng còn vướng trên cành trúc, khi mà Hàn thường chờ đợi tiếng đàn ngân nga từ bên nhà cô gái, để được đắm mình trong cái liêu trai, huyền hoặc, thì bổng nhiên tan biến mất. Cô láng giềng/bên/ chết thật rồi. Chết thật rồi, quá phủ phàng cho Hàn và cho cô gái ấy, nhưng tiếng dèm pha kia sao lại độc ác đến thế? Phải chăng lúc này thi nhân muốn khẳng định và “tát” vào những dối trá kia là:

“Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở trên môi.”

Hàn đã chứng minh cho Mỹ Thiện thoát khỏi lời dèm pha kia là:

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh

“Băng tâm thanh khiết” Hàn ví von trong luồng xúc cảm của mình bằng một làn hơi nghệ thuật, Cô gái mang làn hương của xuân thì, của sức trẻ, mùa xuân. Sự thanh khiết của cô được tiếp sức bằng sự rung cảm nội tâm mãnh liệt, tạo nên một làn hương thanh cao không thể lấy gì để so sánh. Cái làn hương đó tích tụ lại chứ không tan ra, nó là hiện thân của sự huyền bí, của một đức tin mà Hàn luôn tín ngưỡng. Đó là Đức Mẹ, người mà Hàn tôn thờ và yêu quý. Mỹ Thiện vẫn còn trinh trắng, Hàn khẳng định và muốn mọi người đừng hoài nghi nữa : “chết rồi xiêm áo trắng như tinh”. Cô gái đã chết rồi, chết trong sự uất ức, nhưng cái hoài nghi kia cứ còn dai dẳng. Mùi gì đây? Hương gì đây? Tất cả chỉ là phàm tục và trần trụi về thói đời của xã hội. Đây là nét bay bổng nhất mà từ trong tâm linh Hàn đã tương ứng mà cảm tác nên và nó luôn sống và tồn tại trong khung trời diệu ảo của nghệ thuật tượng trưng.

“Có tôi đây, hồn phách tôi đây
Tôi nhập vào trong xác thịt này
Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngây”

Và hình như Hàn cố gắng đi tìm cho mình một lời giải đáp, một khúc mắc mà bấy lâu nay Hàn chỉ có cảm nhận riêng mình, đi tìm cái bí mật chưa từng thổ lộ, Hàn đã đưa hồn mình vào cõi u linh để tìm lại cái phần hồn cô gái. Cái thật mà nơi nhân gian chưa có hay chưa hề có, nơi đó là nội tâm, là nguồn cảm xúc sâu xa nhưng cũng rất thật.
Khổ 3 và 4 của bài thơ là hai khổ thơ mà người đời soi mói Hàn nhất, Hàn chịu mang tiếng mình là người không biết chữ “Lễ”. vậy “Lễ” ở đây là cái gì?

Hàn quá bất nhẫn, người ta chết mà Hàn còn muốn nhập vào dò xét, hít, ngữi cái xác mà còn khen thơm, không biết đến nỗi buồn của người thân cô gái…nói chung là đầy rẫy.

Lễ ư? Cô gái mới vừa chết mà, xác chưa về đến nhà thử hỏi tang viếng chổ nào? Hàn chỉ hay tin rồi bàng hoàng vào nhà mà cảm tác mà, nên nhớ đây chỉ là mới báo tin thôi và sau khi bước ra lại thì mới có bài thơ này. Người đời thường khen chê vô tội vạ, nhưng họ cũng chính là cái người không biết chữ “Lễ” kia là mấy. Thử hỏi nói lễ đã biết lễ chưa?Xin thưa là chưa, vì sao vậy?

Bỡi vì cô gái chết vẫn chưa chuộc được tiếng nhơ, vẫn còn dèm pha dị nghị và bới móc luôn cái anh thi sĩ kia vì muốn chứng minh sự trong sạch của cô gái là không biết tí gì về “Lễ giáo” đi. Vậy cái “Lễ” 2 bên, bên nào nặng hơn và nhẹ hơn? . Lâu nay giáo huấn người ta vậy đủ rồi, muốn trách người thì phải nhìn lại mình rồi hẳn trách.

Biết rồi, biết rồi, thôi biết cả
Té ra nàng sắp sửa yêu ta
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như chục xuân về thổ lộ ra.

Khổ cuối là tự sự của Hàn sau khi đưa hồn mình vào trong cõi riêng cô gái, mục đích muốn thỏa mãn cái tương tư bấy lâu mà Hàn tò mò muốn biết. Sự hoài vọng của Hàn là thành hiện thực, một kết cục đẹp cho mối tình đơn phương từ bấy lâu nay của thi sĩ.


Nhưng bài thơ này hình như còn chưa thỏa mãn một điều ở câu cuối: Như chục xuân về thổ lộ ra. Không biết từ “Chục” ở đây có đúng là nguên tác không? Nếu đúng thì độ rung cảm ở phút cuối không thật sự được bật lên. Nếu ta thử so sánh với câu: như chực xuân về thổ lộ ra” thì sẽ thấy đây là cái bộc phát nội tâm mạnh mẽ được bắt nhịp và xây dựng công phu của toàn bài.

Như “chục” là chừng mười mấy xuân để thổ lộ, sự chờ đợi có giới hạn của thời gian dù biết là hình tượng của sức trẻ. Nhưng ở đây có từ “xuân” chiếm lĩnh rồi, nên nó cũng không đặc biệt cho mấy so với từ “Chực”.
Chực chờ cho ta thấy ý nghĩa của sự rình rập, thời gian nó là vô hạn nên sức bùng nổ của nó to hơn. Nó như bóp nghẹt và dồn nén lâu ngày nên khi hội ngộ nó sẽ dữ dội hơn.

Thưa bác Tiện ! Lãnh tôi vừa trình bày xong cái bài “Cô gái đồng trinh” ạ và Lãnh tôi xin trả lại tên cho cụ Hàn và cô Mỹ Thiện, vì nãy giờ con lôi tên cụ và cô ra chém gió thật xấu hổ quá đi.

Thưa bác Tiện! Thưa thiamlau em xin hết ạ!

Vỗ tay…………………………………………………………………………….....
p/s ủng hộ gà nhà vỗ tay là vote……lụp bụp…lụp bụp.
Thống kê sau hai ngày sau khi xảy ra sự kiện "cô gái đồng trinh" dưới góc nhìn của webmaster

[Hình: static.png]
Biểu đồ thống kê tổng quát!

Vâng, sau hai ngày xảy ra sự kiện, số lượt xem của Thi Ẩm tăng lên đáng kể trong hai hôm nay.
(Các bác xem biểu đồ ở trên) .Dưới đây là thống kê lượt xem tuần rồi!

Có thể thấy, từ sự kiện này, Thi Ẩm lâu sôi nổi hẳn, tuy có hao băng thông, tốn bàn phím, nhưng cũng là dịp cho mọi người tha hồ phóng bút!
Vì lý xong xăng dầu lên giá nên Thiết Hoa xin không châm dầu vào lửa! Chỉ thống kê vậy thôi!

[Hình: static1.png]
biểu đồ thống kê truy cập theo ngày
Trang: 1 2 3 4