Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu chuyện cô gái đồng trinh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
(29-03-2011, 02:42 PM)Ngạo Thế Cuồng Sinh Đã viết: [ -> ]Khi yêu củ ấu cũng tròn
Ghét rồi bồ hòn cũng méo

Ngạo ta thích ghẹo thích chơi.
Dăm câu ba chữ,để lời thị phi
Trăm năm biết có duyên gì
Thôi thời đê tiện,hữu thi hữu tình
Ừ thì xác ấy còn trinh
Lão Hàn mò mẫm chứng minh cái gì
Ừ thì Ngạo Thế ta khi
Chữ lễ không biết sá chi mạn đàm

Lão Hàn mò mẫm xác phàm,
Cốt dò xem gái đã xàm hay chưa.
Hoá ra lòng vẫn thờ ơ
Hồn hoa phơi phới ỡm ờ nhân gian ...

laughing
(29-03-2011, 11:31 AM)chopmat Đã viết: [ -> ]Hay thật !

Đọc cái là có cảm xúc ngay. Sáng tác liền.


Bài thơ 3 dòng.

Kêu gào chỉ là thứ một thời.

Xem kêu gào mình thấy muốn bệnh.

Xin lõi vì mình đã đê tiện.

Mình cũng có bài thơ 2 độ 5

Đời ngông, ngạo
Đếch ngọng, ngào
Nên ngao ngỗng

Viết trên triền thơ của anh đêtiệnnhất014








"Cô gái đồng trinh" là bài thơ về nàng Mỹ Thiện - hàng xóm của Hàn cùi. Nàng sống với cha và bà mẹ kế xấp xỉ tuổi nàng. Mỹ Thiện rất giỏi âm nhạc dân tộc, nổi tiếng là một cây đàn tỳ bà tài hoa, đặc biệt có thể chơi đủ năm cây đàn tranh, nhị, nguyệt, bầu, tỳ bà. Những đêm khuya, nàng thường dạo đàn tranh réo rắt. Hàn Mặc Tử chưa một lần gặp mặt Mỹ Thiện nhưng chàng bị ám ảnh bởi tiếng đàn.

Sống với người mẹ kế, nàng Mỹ Thiện thường xuyên chịu đựng những ganh ghét. Một ngày, nàng đã kết liễu đời mình bằng mười viên thuốc ngủ Véronal. Cái chết của Mỹ Thiện đánh tan mọi ngờ vực của những người ác ý và bà mẹ kế, là nàng đã hoang thai vì các bác sĩ đã công bố nàng vẫn còn là cô gái trinh tiết. Ngay lập tức Hàn Mặc Tử vào buồng đóng cửa lại và bài "Cô gái đồng trinh" ra đời tức khắc: "Đêm qua trăng vướng trên cành trúc/Cô láng giềng bên chết thiệt rồi/Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới/Chưa hề âu yếm ở đầu môi/Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/Cả một mùa xuân đã hiện hình".

Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :
1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.

2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.

3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?

Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...
(29-03-2011, 05:43 PM)linhtacua Đã viết: [ -> ]"Cô gái đồng trinh" là bài thơ về nàng Mỹ Thiện - hàng xóm của Hàn cùi. Nàng sống với cha và bà mẹ kế xấp xỉ tuổi nàng. Mỹ Thiện rất giỏi âm nhạc dân tộc, nổi tiếng là một cây đàn tỳ bà tài hoa, đặc biệt có thể chơi đủ năm cây đàn tranh, nhị, nguyệt, bầu, tỳ bà. Những đêm khuya, nàng thường dạo đàn tranh réo rắt. Hàn Mặc Tử chưa một lần gặp mặt Mỹ Thiện nhưng chàng bị ám ảnh bởi tiếng đàn.

Sống với người mẹ kế, nàng Mỹ Thiện thường xuyên chịu đựng những ganh ghét. Một ngày, nàng đã kết liễu đời mình bằng mười viên thuốc ngủ Véronal. Cái chết của Mỹ Thiện đánh tan mọi ngờ vực của những người ác ý và bà mẹ kế, là nàng đã hoang thai vì các bác sĩ đã công bố nàng vẫn còn là cô gái trinh tiết. Ngay lập tức Hàn Mặc Tử vào buồng đóng cửa lại và bài "Cô gái đồng trinh" ra đời tức khắc: "Đêm qua trăng vướng trên cành trúc/Cô láng giềng bên chết thiệt rồi/Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới/Chưa hề âu yếm ở đầu môi/Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/Cả một mùa xuân đã hiện hình".

Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :
1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.

2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.

3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?

Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...

Sặc! Thì ra bác Hàn lợi hại chả kém bác Nguyen Du nhở!
Em nghĩ ra một loại ngọc có hương.Đó là Ngọc Lan
Xác cô gái có hương thơm hơn cả Ngọc Lan

Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

Trích dẫn:TỪ ĐÂU TẠO THÀNH NGHIỆP ?
Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo nên. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo thành nghiệp lành. Thân miệng ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ tạo thành nghiệp dữ. Thế nên, chúng ta chủ nhân tạo nghiệp cũng chính chúng ta là chủ nhân thọ báo ....
HT Thích Thanh Từ giảng trong bài Nghiệp Báo.


Nghiệp do em,nhưng mà em nói Bác Tiện nghe này em rất thích đá, làm thơ cũng đá, dịch thơ cũng đá,viết văn cũng đá.Còn nữa đầu em có thể bằng đất,bác có giải thích cái gì sâu xa trong thơ Hàn thì với em nó cũng bằng khoảng 1 trinh,à trinh này là đồng trinh, đồng trinh của em là đơn vị tiền tệ.Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếm là hào, xu, trinh và cắc.
Chuyện nàng có đồng trinh hay đồng cắc thì với em đồng tiền hồi xưa đồng nào cũng có lổ hoặc vuông hoặc tròn.Mà thôi em ko bàn nữa.Bàn là xúc phạm phụ nữ,mà phụ nữ là vợ là mẹ là bà và cả người yêu.



linhcuata:
Không đúng, cảm nhận như thế là sai rồi. Hãy đọc lại bài thơ ngay từ đầu đi. Chia đoạn ra mà cảm nhận

Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi
Đêm qua tranh vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi.

Đây là cảm giác của HMT khi có một người láng giềng vừa mới chết. Ngay bản thân mình khi có một người gần nhà chết, mình cũng có cảm giác sợ sợ, huống chi HMT đang mang bệnh trong người, hỏi ai mà không sợ chết?

Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở trên môi.
Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.

Đoạn này mô tả bản thân người đã chết, tức cô gái còn trinh. Nhưng vẫn còn để lại một sự lưu luyến trong HMT.

Còn như linhcuata trích hẳn 1 đoạn "Đêm qua trăng vướng trên cành trúc/Cô láng giềng bên chết thiệt rồi/Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới/Chưa hề âu yếm ở đầu môi/Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/Cả một mùa xuân đã hiện hình". Thì rõ ràng đã lạc mất ý của tg. Trong đoạn này chỉ miêu tả đến cái sự thèm muốn của HMT, thèm muốn cái trinh tiết của cô gái, chứ không phải như 2 đoạn vừa rồi. Ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà cảm nhận cũng khác nhau.

Còn chuyện là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà không biết mặt thì cũng chẳng ai có thể chứng minh được bản thân HMT biết nàng mất trinh. Mà giả dụ có biết, ai báo cho HMT khi cô gái đó còn trinh? Bác sĩ hả? Nói như linhcuata thì bản thân HMT đã không để ý chuyện cô gái đó (vì mất trinh) thì hà cớ gì HMT lại chạy qua gặp bác sĩ đó để hỏi cho ra nhẽ là còn trinh hay không chứ? Vậy chứng tỏ trước khi cô gái chết, bản thân HMT cũng đã bị xao xuyến, có thể chỉ vì tiếng đàn đó cũng nên.

Đến chuyện 80% gì gì đó, chẳng liên quan gì đến bài thơ này, và cũng chẳng cần quan tâm. Không lẽ để đọc vả cảm 1 bài thơ, phải điều tra lý lịch, hoàn cảnh sáng tác, và phải xem cái thực tế có đúng y chang trong thơ mới là cảm nhận sao? Vậy thì, trong bài thơ Hai sắc hoa tigon của TTKh, có ai biết TTKh là ai đâu, hoàn cảnh sáng tác thế nào và việc diễn thực tế ra sao so với bài thơ vẩn được khen hay và là 1 trong 100 bài thơ nổi tiếng nhất?

Đến chuyện dùng từ "nguyên vẹn mới", trong thơ văn cũng chẳng có gì. "Nguyên vẹn mới" có khác chi "mới nguyện vẹn" không ta? Đó chỉ là cách dùng từ của HMT. Trong bài thơ, tính trừu tượng là nhiều, chính vì thế mỗi người đọc có một cảm xúc riêng biệt khác nhau. Nếu nói như linhcuata thì 1 bài thơ phải lồ lộ ra mới là hay hả? Vậy HMT phải làm thế này thì mới chiếm được cảm xúc của linhcuata :

Trời ơi ,sợ quá, kinh khủng quá
Tôi nổi da gà hết mất rồi
Tại mới hôm qua tôi còn nghe tiếng đàn
Mà hôm nay cô hàng xóm chết rồi.
Trinh tiết vẫn còn mới nguyên vẹn
Chưa hề một lần hôn lên môi...

Mà cũng chẳng phải "nguyên vẹn mới" là hàm ý của HMT nghi ngờ bác sĩ can thiệp đến trinh tiết. Bởi ngay đoạn sau có nói "chưa hề âu yếm ở bờ môi". Có cô gái nào bỏ đi sự trong trắng của mình kể cả chưa nhận 1 nụ hôn không?

SQ thì không bình bài thơ nào hết, chỉ là cảm nhận vậy thôi, nhưng cái cách linhcuata cảm nhận bài thơ này, rồi chê bai, miệt thị con người của tg thì SQ không thích. Nếu bài thơ có dở-đối với linhcuata- thì chỉ nói dở đến bài thơ thôi, đừng đem con người khác ra mà nói kiểu đó. Chẳng có gì là hay ho cả. SQ không phải là người hâm mộ HMT, nhưng vì linhcuata nói chẳng xuôi tai, nên mới có vài lời vậy thôi.
Vậy để mình hiểu theo cách của bác longhoaho nhé :

Khi có một người hàng xóm nhà bạn chẳng may lìa đời, chắc hẳn bạn cũng thấy sợ. Nếu bạn là một người nhát gan, và bạn cũng đang bị bệnh chờ chết, hẳn bạn sẽ không thể chịu đựng được mà phải thốt lên :

Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đó là 2 câu mở đầu cho bài thơ "Cô gái đồng trinh" của thi sĩ Hàn Mặc Tử, nói lên cảm giác sợ hãi đến tột cùng của ông khi cô hàng xóm lìa đời khi tuổi đang thanh xuân.

Đêm qua tranh vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi.

Đã là hàng xóm láng giềng, cho dù chưa có duyên gặp gỡ, nhưng dù sao nghĩa tử là nghĩa tận, thi sĩ Hàn vẫn sang thăm viếng lễ tang của cô. Và ông đã miêu tả cô gái ấy như sau:

Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở trên môi.
Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.

Và dù cô đã ra đi, nhưng cô vẫn để lại sự lưu luyến trong lòng Hàn thi sĩ, kể cả anh chưa từng biết mặt cô.

(không biết em hiểu theo ý bác longhoaho về 2 đoạn đầu như vậy đã đúng ý bác chưa ạ?)
Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi.
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh

Có tôi đây, hồn phách tôi đây
Tôi nhập vào trong xác thịt này
Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi, thôi biết cả
Té ra nàng sắp sửa yêu ta
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như chực xuân về thổ lộ ra.

--------------


Thấy mọi người để lệch khổ, em chỉ vào để lại cho đúng, không dám lạm bàn

Nhai,
Hầy dà!
Thi ẩm lầu quả nhiên là “cao nhân xuất chúng”, cái em muốn tìm hiểu thì các bác lại không giải thích cặn kẻ, cái em không cần thiết các bác lại lôi ra chém gió búa xua.
Em có thể hiểu cho bác Ngạo đôi phần vì cái sự thương, ghét kia, nhưng đó là phần nội tâm sâu xa của bác (và một số người nữa), bác có thể dấu, không nhất thiết phải phơi bày trần trụi ra như thế. Hàn Mặc Tử không có tội tình gì, mà có tội đi chăng nữa cũng đã là người thiên cổ rồi. Cũng giống như cô gái trong bài thơ này nó đã là tro bụi, ta phẩn nộ vì tâm tư riêng mà dằn xé câu chữ người ta thô kệch thì có đáng không?

Chuyện của bác và em tranh luận trên bài thơ này thôi, nhưng nói đúng hơn là trên những câu thơ sau:
” Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi
………………………………………………
Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.


Thiết nghĩ những cái này emi cũng đã giải thích cặn kẻ từ phần trước rồi, em không thích giải thích nhiều thêm nữa. Nếu một người không tranh luận theo hướng tích cực, không hướng đến cái nghệ thuật chung, mà cứ cố tình lái câu chuyện theo cái tôi riêng của mình thì không nên tranh luận nữa. Vì nó chẳng có một kết cục nào tươi sáng cả.

Cho nên em với bác có thể dừng ở đây, và em cũng xin lổi vì ít nhiều tổn thương đến cái “ cõi Riêng” của bác.

Em cũng xin làm sáng tỏ một vài vấn đề với bác linhtacua ạ!

Em cũng xin trích nguyên văn cái dòng cảm xúc về thơ ca của bác:


“Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :

1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.

2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.

3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?

Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...” (linhtacua)


Bác cứ đem con dao thái thịt của bác ra mà mỗ xẻ thơ ca vậy thì em khiếp mất!

Bác thẩm thấu thơ ca như vậy thì bác không phải là dạng “hít hà” mà bác thuộc kiểu “mổ, xẽ”, cái kiểu “cách tơn…” giề đấy mới phát minh chăng?

Thơ văn phải cảm thụ từ nội tâm mới thấy hay, chứ cảm thụ như kiểu “ thái thái, lát lát” như bác thì bài thơ nó vụn ra hết. Chỉ một bài thơ bình thường này thôi mà bác đã cảm nhận thế rồi, em không biết thơ ca qua tay bác nó biến thành cái hình dạng gì đi mất?

Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức. Cái vần đề mấy bác đưa ra em cũng giải thích hết rồi: Đó là cái mà người ta gọi “Trường phái tượng trưng” . Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
Các bác đừng nên cảm nhận theo lối “hít hà”, “mỗ xẻ” , như vậy sẽ không thấy cái làn” hương nghệ thuật” đâu. Tôi thấy các bác đang “thái lát” ra và “nhai” để tìm cái “vị”, nhưng lại muốn cố ý muốn “ngữi” để tìm cái “hương” trong thơ cụ Hàn.

Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ.

Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhờ thơ ca, chứ không phải là nhờ bệnh phong, nếu ông ta nhờ bệnh phong mà tồn tại thì các bác cứ mỗ xẻ, riêng về thi ca thì các bác không tiếp nhận cũng chẳng sao (bởi các bác chỉ là thiểu số), vì đó là sở thích của các bác. Nên khi nói về Hàn Mặc Tử các bác khai thác vấn đề phong,cùi của người ta ra, không khéo thiên hạ nghĩ các bác là bác sĩ đi mất. Mà nếu vậy các bác “dính” bịnh thì không hay.

Em thấy các bác “ trên thông thiên văn, dưới tường gái gú” nên mới vào đây tìm hiểu và hy vọng được “hạnh ngộ”, đi tìm cái “ Trường phái tượng trưng” để lục loại những ý nghĩa cao siêu, thoát tục. Nào ngờ “ hạnh ngộ” không thấy chỉ thấy “nghiệt duyên” nên em xin bái biệt

Cho em gởi lại mấy câu này nhé:

“Ta đi gởi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”

của Cố Trung Niên Thi Sĩ Bùi Giáng, các bác vô đó mà ‘hít hà” mà “mỗ xẻ” coi cái lá kia nó “dội” làm sao nhá.

Đêtiệnnhất

Chấp phím
Ai cũng có cái lý riêng của mình... Nhưng xin mọi người nhìn lại cái mục đích chung của TAL "Vui là chính" đừng vì thế mà mất hoà khí, kẻ đi người ở lại...007
Trang: 1 2 3 4