Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu chuyện cô gái đồng trinh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
Thật ra, em không định vào khua môi múa mép làm gì, vì lòng rất buồn, nghiêm túc buồn. Không phải buồn vì lời chê tiếng khen dành cho bài thơ, mà buồn cho cái sự cợt nhả của mọi người. Thực, là buồn. Dẫu biết rằng em viết bài này hay vài bài nữa, cũng chỉ nhận lấy cái bẽ bàng, cái mỉa mai và giễu cợt, đọc đi rồi đọc lại rồi đọc đi, đọc lại nữa vẫn tuyệt không nhận thấy thái độ nghiêm túc nào từ những người tranh luận. Cho dù không phải Hàn, mà là bất cứ ai khác, kể cả một thi sĩ khuyết danh, thì cái thái độ quá quắt như này, quả thật là sự bỉ ổi.

Các bác dùng những ngôn từ chợ búa, những ngôn từ mà thậm chí nói chuyện với nhau nếu không phải là đang quá trớn đùa giỡn cũng cảm thấy ngượng miệng, để bàn về một bài thơ, dù nó hay hay dở, nó vẫn đầy chất thơ. Đó là cái bỉ ổi thứ nhất.

Các bác không để nó được chảy theo mạch cảm xúc, mà bẻ từng từ, từng ý ra để xuyên tạc cho luận điệu và quan điểm của mình, xuyên tạc một cách trần trụi và thô thiển. Đó là cái bỉ ổi thứ hai.

Hàn có thể phong, cùi, điên nhưng Hàn chưa bao giờ đem nó ra để bào chữa cho cuộc đời và thơ ca của mình. Vậy sao mọi người lại lấy cái đó mà bình luận? Đó là cái bỉ ổi thứ ba.

Các bác yêu cầu một chữ lễ ư? Vậy mọi người hiểu thế nào là lễ? Cái lễ mà mọi người bảo Hàn cần học là gì? Là thái độ tôn trọng với người đã chết. Các bác đã có chưa? Hay vì đang nói về một người không có thì cũng không cần có?

Quay lại với bài thơ,

Khi hay tin nàng mất, Hàn quay vào phòng đóng cửa, khóc bằng hồn thơ của mình. Mà cái xã hội thời đó, khi một người con gái đẹp mang tiếng nhơ tự vẫn, hẳn rằng có nhiều người ngồi đứng gièm pha. Vậy đó có phải là một sự tôn trọng không? Các bác bảo rằng đi viếng người chết mà hít hà.. Trời đất ơi. Hàn đâu đã đi viếng? Tiếng thơ này chỉ là tiếng lòng bật ra khi nghe tin dữ. Cách bức tường ngăn, cách rào cách sân, vậy cái việc hít hà mà các bác nói có phải là hít hà thật không?

Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi.
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh

Nếu không phải là việc hít hà (quả thật, cái từ này rất quá quắt) thì hương thơm ở đây là gì? Sao lại thơm hơn ngọc mà không phải là hơn một bông hoa nào đó??? Theo thiển ý của em, cái thơm hơn ngọc ở đây không phải mùi hương, mà là tiếng thơm, ngọc chỉ về sự trong trắng, đoan chính, tốt đẹp. Nàng đã đánh đổi sự sống để cứu chuộc lấy sự nhơ nhuốc mà người đời dành cho. Nên thơm, là tiếng thơm được chuộc lại, là sự trinh trắng được chuộc lại..

Nàng chết khi còn quá trẻ, đến khi chết, nàng mới bước vào độ thanh xuân, sự tươi tắn, duyên dáng thiếu nữ mới chực hiện hình. Vậy nên, đây chỉ là Hàn đang than khóc, tiếc thương cho một đóa hoa vừa chớm nở đã bị cuộc đời khắt khe tước đoạt chứ không phải là người ta chết rồi, mà Hàn còn săm soi cơ thể người ta. Đến tận lúc Hàn làm bài thơ này, thậm chí chàng còn chưa thấy mặt cô gái, chỉ là tương tư qua những tiếng đàn..

Có tôi đây, hồn phách tôi đây
Tôi nhập vào trong xác thịt này
Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi, thôi biết cả
Té ra nàng sắp sửa yêu ta
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như chực xuân về thổ lộ ra.

Tương tư, há dễ ai không mong được gặp mặt, ai chẳng cầu được tương kiến giai nhân? Cái sự ra đi đường đột của nàng khiến chàng thi sĩ cũng có mộng điên rồ là được nhập hồn phách vào thân thể nàng, đã không gặp được trong đời thực được nữa, vĩnh viễn không được nữa, thì xin được gặp trong cõi u linh.

Nàng đã chết vào mùa thu, nên thi sĩ mới cho phép mình điên rồ ảo tưởng đến một mùa xuân không tới, cái mùa xuân mà nàng sẽ thổ lộ tâm ý. Thân còn băng trinh, tim còn e ấp, đến một giấc mộng cỏn con nàng cũng chưa có dịp tỏ bày thì làm sao người ta lại có thể thêu dệt những chuyện hoang đường đến thế cho một người con gái?

Vừa là mộng, vừa là uất ức, vừa là giãi bày..

Vừa là đau buồn, vừa là tiếc nuối, không phải tiếc nuối vì nàng chết mà ta chưa kịp yêu, mà tiếc cho một đóa hoa bạc mệnh,

Còn không đủ lễ ư? Còn không đủ tình ư?

-------------


Những lời có thể nói, cũng nói hết rồi. Nơi đây, chắc không hợp với Nhai, bái biệt.
Khoang cô Nhai, bái biệt nơi đây làm chi vội. Ta hãy thả lòng mình ra chút, chấp nhất chuyện nhỏ nhặt như thế này hóa ra mình cũng vậy sao?
Vì một chút tự kiêu còn lại, tôi xin mời cô Nhai dừng bước để kịp thưởng thức tấn tuồng này trước khi hạ màn.

lanhdien
(30-03-2011, 01:11 PM)thiennhai Đã viết: [ -> ]Thật ra, em không định vào khua môi múa mép làm gì, vì lòng rất buồn, nghiêm túc buồn. Không phải buồn vì lời chê tiếng khen dành cho bài thơ, mà buồn cho cái sự cợt nhả của mọi người. Thực, là buồn. Dẫu biết rằng em viết bài này hay vài bài nữa, cũng chỉ nhận lấy cái bẽ bàng, cái mỉa mai và giễu cợt, đọc đi rồi đọc lại rồi đọc đi, đọc lại nữa vẫn tuyệt không nhận thấy thái độ nghiêm túc nào từ những người tranh luận. Cho dù không phải Hàn, mà là bất cứ ai khác, kể cả một thi sĩ khuyết danh, thì cái thái độ quá quắt như này, quả thật là sự bỉ ổi.

Các bác dùng những ngôn từ chợ búa, những ngôn từ mà thậm chí nói chuyện với nhau nếu không phải là đang quá trớn đùa giỡn cũng cảm thấy ngượng miệng, để bàn về một bài thơ, dù nó hay hay dở, nó vẫn đầy chất thơ. Đó là cái bỉ ổi thứ nhất.

Các bác không để nó được chảy theo mạch cảm xúc, mà bẻ từng từ, từng ý ra để xuyên tạc cho luận điệu và quan điểm của mình, xuyên tạc một cách trần trụi và thô thiển. Đó là cái bỉ ổi thứ hai.

Hàn có thể phong, cùi, điên nhưng Hàn chưa bao giờ đem nó ra để bào chữa cho cuộc đời và thơ ca của mình. Vậy sao mọi người lại lấy cái đó mà bình luận? Đó là cái bỉ ổi thứ ba.

Các bác yêu cầu một chữ lễ ư? Vậy mọi người hiểu thế nào là lễ? Cái lễ mà mọi người bảo Hàn cần học là gì? Là thái độ tôn trọng với người đã chết. Các bác đã có chưa? Hay vì đang nói về một người không có thì cũng không cần có?

Quay lại với bài thơ,

Khi hay tin nàng mất, Hàn quay vào phòng đóng cửa, khóc bằng hồn thơ của mình. Mà cái xã hội thời đó, khi một người con gái đẹp mang tiếng nhơ tự vẫn, hẳn rằng có nhiều người ngồi đứng gièm pha. Vậy đó có phải là một sự tôn trọng không? Các bác bảo rằng đi viếng người chết mà hít hà.. Trời đất ơi. Hàn đâu đã đi viếng? Tiếng thơ này chỉ là tiếng lòng bật ra khi nghe tin dữ. Cách bức tường ngăn, cách rào cách sân, vậy cái việc hít hà mà các bác nói có phải là hít hà thật không?

Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi.
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh

Nếu không phải là việc hít hà (quả thật, cái từ này rất quá quắt) thì hương thơm ở đây là gì? Sao lại thơm hơn ngọc mà không phải là hơn một bông hoa nào đó??? Theo thiển ý của em, cái thơm hơn ngọc ở đây không phải mùi hương, mà là tiếng thơm, ngọc chỉ về sự trong trắng, đoan chính, tốt đẹp. Nàng đã đánh đổi sự sống để cứu chuộc lấy sự nhơ nhuốc mà người đời dành cho. Nên thơm, là tiếng thơm được chuộc lại, là sự trinh trắng được chuộc lại..

Nàng chết khi còn quá trẻ, đến khi chết, nàng mới bước vào độ thanh xuân, sự tươi tắn, duyên dáng thiếu nữ mới chực hiện hình. Vậy nên, đây chỉ là Hàn đang than khóc, tiếc thương cho một đóa hoa vừa chớm nở đã bị cuộc đời khắt khe tước đoạt chứ không phải là người ta chết rồi, mà Hàn còn săm soi cơ thể người ta. Đến tận lúc Hàn làm bài thơ này, thậm chí chàng còn chưa thấy mặt cô gái, chỉ là tương tư qua những tiếng đàn..

Có tôi đây, hồn phách tôi đây
Tôi nhập vào trong xác thịt này
Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi, thôi biết cả
Té ra nàng sắp sửa yêu ta
Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy
Như chực xuân về thổ lộ ra.

Tương tư, há dễ ai không mong được gặp mặt, ai chẳng cầu được tương kiến giai nhân? Cái sự ra đi đường đột của nàng khiến chàng thi sĩ cũng có mộng điên rồ là được nhập hồn phách vào thân thể nàng, đã không gặp được trong đời thực được nữa, vĩnh viễn không được nữa, thì xin được gặp trong cõi u linh.

Nàng đã chết vào mùa thu, nên thi sĩ mới cho phép mình điên rồ ảo tưởng đến một mùa xuân không tới, cái mùa xuân mà nàng sẽ thổ lộ tâm ý. Thân còn băng trinh, tim còn e ấp, đến một giấc mộng cỏn con nàng cũng chưa có dịp tỏ bày thì làm sao người ta lại có thể thêu dệt những chuyện hoang đường đến thế cho một người con gái?

Vừa là mộng, vừa là uất ức, vừa là giãi bày..

Vừa là đau buồn, vừa là tiếc nuối, không phải tiếc nuối vì nàng chết mà ta chưa kịp yêu, mà tiếc cho một đóa hoa bạc mệnh,

Còn không đủ lễ ư? Còn không đủ tình ư?

-------------


Những lời có thể nói, cũng nói hết rồi. Nơi đây, chắc không hợp với Nhai, bái biệt.

Cuối cùng thì em cũng phát hiện ra nơi này cũng có vài người không nhiểm chất phóng xạ từ đê tiện hội.

Ngôn ngữ là vô tận, vì muốn khám phá cái ngôn ngữ vô tận kia, nên em mới mượn cái đề tài này để mà đàm đạo cùng các bác. Vâng! cái đê tiện các bác đã lên đến hàng thượng thừa. Em rất thán phục, em chỉ xin cái giải even cá tháng tư này thôi.

Cô Nhai đừng hờn dỗi như thế, có những thứ mà mình cho là đúng thì người ta cũng có quyền nghĩ ngược lại, cũng như những gì mà xuyên suốt đề tài này mọi người cứ lồng lộn lên đó thôi (nhất là cái bọn đê tiện hội). Con gái giận hay nổi mụn, chỉ thiệt về mình. tôi nói ít mong cô hiểu nhiều.

Cảm ơn nhà tài trợ Hồ Thiết Hoa đã che dấu cái thân phận tôi khi tôi thực hiện chương trình này.
Cảm ơn các đồng chí đê tiện, các đồng chí đã lăn xã vì sự nghiệp đê tiện.

đê tiện nhất kính bút.

Ta là ai thì cứ tìm lão Hớ mà hỏi: Thật ngại quá đi mà
linhtacua:

Sr bác trước giờ tôi viết nhầm tên bác. Bác nói như trên là bác hiểu ý tôi rồi đó, thanks bác.

Nhưng có vấn đề này tôi cũng trao đổi với bác luôn. Đó là bác nói

"Thứ hai, bác có nói "Không lẽ để đọc vả cảm 1 bài thơ, phải điều tra lý lịch, hoàn cảnh sáng tác, và phải xem cái thực tế có đúng y chang trong thơ mới là cảm nhận sao?", rồi trích dẫn bài thơ "Hai sắc hoa tigôn", ý bác là để tìm hiểu một bài thơ, không cần phải đặt nó vào hoàn cảnh sáng tác ..., cái này là tôi phản đối bác. Bác nghĩ như thế là rất không khoa học, nó có thể dẫn bác đến hiểu sai, cảm nhận sai bài thơ đó, còn "Hai sắc hoa ti gôn", nó chỉ là thiểu số - bác suy ra từ nó là thiếu logic."

Thì tôi cũng nói luôn, bản thân trong thơ văn nó đã không mang tính khoa học -cái này chắc tôi cũng không cần giải thích- bởi vậy bác đừng áp đặt tôi phải khoa học theo đó. Còn bác nói cảm nhận bài thơ "hai sắc hoa tigon" rồi khen hay, thì bác nói là thiểu số. Tôi cũng không đồng ý với bác như vậy. Như tôi nói ngay từ đầu "Không lẽ để đọc vả cảm 1 bài thơ, phải điều tra lý lịch, hoàn cảnh sáng tác, và phải xem cái thực tế có đúng y chang trong thơ mới là cảm nhận sao?". Bác cũng là người thích đọc thơ, chắc chắn bác cũng có đọc qua rất nhiều bài thơ (tôi nói đơn giản trên các diễn đàn chẳng hạn). Vậy đối với bác không có một bài thơ nào hay sao? Bởi theo ý bác thì phải xem mọi hoàn cảnh, tg...của bài thơ mà? Với XH ngập tràn internet hiện nay, thì thơ có đầy nhan nhản ở ngoài, tg là người nào, hoàn cảnh sáng tác ra sao không lẽ bác phải tìm hiểu cho rõ ngọn ngành rồi mới khen hay hả? Điển hình trong TAL này, tôi thấy rất nhiều người làm khá hay, mà tôi có biết họ là ai đâu chứ và hiện h tâm trạng họ như thế nào đâu? Nói như bác thì trong TAL nói riêng và trong thơ nói chung thì rất ít bài hay, và những bài hay là những bài chỉ có bác biết vậy thôi sao? Chứng tỏ bác mới là thiểu số trong cảm nhận thơ văn.

Còn chuyện từ bài này tôi suy diễn bác đê tiện, bẩn thỉu thì chỉ có bác nói. Tôi không nói như vậy. Nếu bác đê tiện, bẩn thỉu thì tôi đã không nói chuyện với bác làm gì, bởi có nói cũng như không. Tôi nói là bác xem lại cách bác phát ngôn thôi, chẳng có ý gì khác cả. Trong 1 diễn đàn công cộng, bác có quyền phát biểu theo ý bác, nhưng tôn trọng nhau 1 tí là được rồi. Chứ bác mang hẳn lời lẽ như thế đập vào mặt người đọc, chẳng hay ho chút nào. Vậy nhé!

Huynh lãnh: thanks huynh đã bình bài thơ. Mà nhờ có huynh phát hiện ra chữ "chục" mà SQ mới để ý. Từ đầu SQ toàn đọc và hiểu theo chữ "chực" không hà, haha.
@ đêtiệnnhất : chả rõ bạn là ai, có ý đồ gì trong việc tạo nick lạ đưa ra chủ đề này, nhưng nếu là tớ đặt vấn đề thảo luận về bài thơ trên có lẽ mọi việc sẽ không xảy ra như đã xảy ra. Ở đây tuy là đất của hội đê tiện nhưng không phải mọi thứ đều bị đê tiện hóa.

@ ThienNhai : Đồng ý với TN về cách em diễn giải "tiếng thơm". Nhưng em dùng chữ "bỉ ổi" thì nặng lời rồi.

@ all : "chực" đấy, nỏ phải "chục" mô. "Chực" ở đây là chờ đến thời điểm nào đó để làm cái gì đó.

"Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh"

Chữ "tinh" trong câu cuối trong 4 câu thơ này là một sáng tạo về ngôn ngữ thơ, cũng thể hiện cái chất ma quái huyền hoặc trong thơ HMT. Nàng chết, mà thinh sắc còn lưu luyến trong xác thân, người thi sĩ tiếc nuối đến rơi lệ vì sao thinh sắc ấy không còn mãi trong xác thân người trinh nữ. Mùa xuân là tuổi trẻ, là sức sống thanh tân. Thiếu nữ với hương xuân vừa chớm mà giờ đây chỉ còn là cái xác vô hồn, bất động, bảo sao kẻ có lòng không thương xót.

Tôi cho rằng cụ Hàn viết bài thơ này chả phải để giải oan cho ai, chỉ là bày tỏ nỗi niềm của cụ trước cái chết của người con gái đẹp sớm phải giã từ cuộc sống. Giả như chàng ta nhìn một đóa hoa mới hé nụ đã bị gió làm gãy dập thì cũng đầy tiếc thương như vậy. Đó là cái bệnh chứng của nòi-thi-sĩ.
Nhân gian ai nấy đa tình
Này anh,này ả đồng trinh thủa nào
Khóc,cười ...tàn cuộc, vui sao?
Hai kẻ bái biệt,thì thào "Bằng An"
Tổng hợp một số cách hiểu khác nhau về bài thơ "Cô gái đồng trinh" của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

1. Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi


Ngạo Thế Cuồng Sinh : Mở đầu lão Hàn đã thốt lên cảm thán mà rằng Ghê Quá. Biết ghê cơ đấy.Biết ghê nhưng vẫn hít hà.

Đê tiện nhất : Cái ghê của bác Ngạo là cái ghê trần tục, ghê của ghê tởm. Còn cái ghê của cụ Hàn là ghê trong tư tưởng, từ tâm mà sinh. Ghê từ trong tâm nên Hàn Mặc Tử ghê cho bản thân mình, ghê vì mất một cái gì đó quá lớn, chứ không phải ghê vì cái xác kia đâu.

Longhoaho : Đây là cảm giác của HMT khi có một người láng giềng vừa mới chết. Ngay bản thân mình khi có một người gần nhà chết, mình cũng có cảm giác sợ sợ, huống chi HMT đang mang bệnh trong người, hỏi ai mà không sợ chết?

Lanhdien : Từ trong nội tâm sâu thẳm của mình, Hàn đã ghê sợ khi nghe tin này, nó quá bất ngờ, quá đột ngột. Tương tư ngày nọ, mong ước ngày nọ nay thật sự quá phủ phàng, tâm hồn thi nhân chợt thấy ớn lạnh. Ớn lạnh vì sự ra đi của cô gái còn xanh, ớn lạnh vì lời dèm pha vô căn cứ…

2. "Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi
Chết rồi xiêm áo trắng như tinh"


Ngạo Thế Cuồng Sinh : Có ai đi viếng tang mà còn hít hửi xác người đã khuất chăng? Có ai đi viếng tang mà còn bàn luận xôn xao về người chết kiểu, con bé í múp thế,ngon thế mà chết sớm không? Người ta đã chết rồi thì thôi,còn muốn chui vào khám phá. Đừng mang cả một giai đoạn sáng tác lên để nêu bật cái tình trong thơ Hàn.Nguyên bài Cô Gái Đồng Trinh lão Hàn chủ đạo nói về một cái xác thơm tho,mà lão thèm thuồng vì chưa được tận tay sờ mó,bởi nó trinh nguyên và mơn mởn.

Đê tiện nhất : nó chỉ là sự tượng trưng theo kiểu so sánh được Hàn Mạc Tử thi hóa lên thành một thứ ngôn ngữ nghệ thuật của “Trường phái tượng trưng”. Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Để phản ảnh một cách tương ứng, nhưng dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan (gọi là cảm quan), hay từ trong tâm linh. Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…

Chopmat : Ngày xưa hay ví "trinh nữ" là "trong ngọc trắng ngà" là vì cái thân thể trong trắng ko sứt mẻ miếng nào của cô gái như viên ngọc ko tì vết. Mùi của cô này (nhưng phải còn sống đấy nhé) là "Thơm mùi trinh nữ" . Trong bài này , ý cụ Hàn cùi là cô đó dẫu đến chết rồi mà vẫn còn trinh (như đầu đề). Nhưng cụ biến thái (xin lỗi biến hóa) cái mùi mè trên cái xác cô ấy để cho nó giựt gưn hơn. Chẳng hiểu khóc thật hay khóc đểu. Nhưng dẫu ngày xưa hay ngày nay đi viếng đám nào có con gái chết trẻ mà khóc viếng câu này chắc bị cả họ nhà nó oánh nhừ như đậu hũ quá.

longhoaho : Đoạn này mô tả bản thân người đã chết, tức cô gái còn trinh. Nhưng vẫn còn để lại một sự lưu luyến trong HMT.

lanhdien : “Băng tâm thanh khiết” Hàn ví von trong luồng xúc cảm của mình bằng một làn hơi nghệ thuật, Cô gái mang làn hương của xuân thì, của sức trẻ, mùa xuân. Sự thanh khiết của cô được tiếp sức bằng sự rung cảm nội tâm mãnh liệt, tạo nên một làn hương thanh cao không thể lấy gì để so sánh. Cái làn hương đó tích tụ lại chứ không tan ra, nó là hiện thân của sự huyền bí, của một đức tin mà Hàn luôn tín ngưỡng. Đó là Đức Mẹ, người mà Hàn tôn thờ và yêu quý. Mỹ Thiện vẫn còn trinh trắng, Hàn khẳng định và muốn mọi người đừng hoài nghi nữa : “chết rồi xiêm áo trắng như tinh”. Cô gái đã chết rồi, chết trong sự uất ức, nhưng cái hoài nghi kia cứ còn dai dẳng. Mùi gì đây? Hương gì đây? Tất cả chỉ là phàm tục và trần trụi về thói đời của xã hội. Đây là nét bay bổng nhất mà từ trong tâm linh Hàn đã tương ứng mà cảm tác nên và nó luôn sống và tồn tại trong khung trời diệu ảo của nghệ thuật tượng trưng.

Thienthai : Nếu không phải là việc hít hà (quả thật, cái từ này rất quá quắt) thì hương thơm ở đây là gì? Sao lại thơm hơn ngọc mà không phải là hơn một bông hoa nào đó??? Theo thiển ý của em, cái thơm hơn ngọc ở đây không phải mùi hương, mà là tiếng thơm, ngọc chỉ về sự trong trắng, đoan chính, tốt đẹp. Nàng đã đánh đổi sự sống để cứu chuộc lấy sự nhơ nhuốc mà người đời dành cho. Nên thơm, là tiếng thơm được chuộc lại, là sự trinh trắng được chuộc lại..

hvn : Chữ "tinh" trong câu cuối trong 4 câu thơ này là một sáng tạo về ngôn ngữ thơ, cũng thể hiện cái chất ma quái huyền hoặc trong thơ HMT. Nàng chết, mà thinh sắc còn lưu luyến trong xác thân, người thi sĩ tiếc nuối đến rơi lệ vì sao thinh sắc ấy không còn mãi trong xác thân người trinh nữ. Mùa xuân là tuổi trẻ, là sức sống thanh tân. Thiếu nữ với hương xuân vừa chớm mà giờ đây chỉ còn là cái xác vô hồn, bất động, bảo sao kẻ có lòng không thương xót.
Trang: 1 2 3 4