Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Vụn...
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5
(14-09-2013, 10:30 PM)1t2u3a4n Đã viết: [ -> ]Đông Mai là người nhạy cảm, việc băm thơ nàng ấy có thể khiến khổ chủ không vui nên chắc tớ chỉ dừng ở đấy thôi tongue
"Vụn" rồi còn sợ gì băm nữa bạn 1234? big green
Nếu Tuấn thấy chưa ổn chỗ nào thì chỉ giáo cho mình nhé! happy
Ặc, cũng không cần khách sáo, biết gì nói nấy thôi laughing

Lục bát mặc dù vẫn "nhất tam ngũ" bất luận, nhưng để đảm bảo tính mượt mà đằm thắm vốn có, chữ thứ nhất thường là thanh bằng. Nếu không vì ngữ nghĩa, theo cá nhân, nên giữ nguyên thanh cho chữ này. Cũng vì thế mà chỗ "tuổi ơi", 1234 nói "níu kéo về ngữ nghĩa".

Còn "mỏi", để diễn đạt nó, người ta có thể có nhiều từ khác mà vẫn giữ thanh bằng. Hơn nữa, "mỏi" là một cảm giác chung chung, không vi tế. Trong thơ, tớ thường đánh giá/đề cao các cảm giác, cảm xúc cá nhân hơn là chung chung.
(14-09-2013, 11:00 PM)1t2u3a4n Đã viết: [ -> ]Ặc, cũng không cần khách sáo, biết gì nói nấy thôi laughing

Lục bát mặc dù vẫn "nhất tam ngũ" bất luận, nhưng để đảm bảo tính mượt mà đằm thắm vốn có, chữ thứ nhất thường là thanh bằng. Nếu không vì ngữ nghĩa, theo cá nhân, nên giữ nguyên thanh cho chữ này. Cũng vì thế mà chỗ "tuổi ơi", 1234 nói "níu kéo về ngữ nghĩa".

Còn "mỏi", để diễn đạt nó, người ta có thể có nhiều từ khác mà vẫn giữ thanh bằng. Hơn nữa, "mỏi" là một cảm giác chung chung, không vi tế. Trong thơ, tớ thường đánh giá/đề cao các cảm giác, cảm xúc cá nhân hơn là chung chung.
Cảm ơn 1234! Tớ cũng ko khách sáo, nghĩ thế nên nói thế thôi! happy
Tớ ko biết luật thơ đâu, viết cũng ào ào nên chung chung cũng đúng! big green
Nhưng cũng có tí tẹo cá nhân đấy ạ.... :p
Thôi thì đã giúp chỉ ra thì thêm một bước luôn đi, tìm hộ tớ chữ nào thay cho "mỏi", được không? Tớ đoán là Tuấn đã có :p
Sao lại đố độc giả làm thơ thế laughing Vụ chỉnh thơ, sửa thơ này (mà lại theo ý, theo tứ) gần như tuyệt đối hiếm.

Hình như Đông Mai chưa hiểu ý tớ. Tớ chỉ nhận xét từ "mỏi" là chung chung chứ không nói cảm xúc, cảm giác toàn bài. Lấy một ví dụ thô kệch cho đơn giản: nhừ chân. Nhừ cũng mỏi, nhưng nó đã ở cấp độ khác, và cụ thể hơn.
(14-09-2013, 11:23 PM)1t2u3a4n Đã viết: [ -> ]Sao lại đố độc giả làm thơ thế laughing Vụ chỉnh thơ, sửa thơ này (mà lại theo ý, theo tứ) gần như tuyệt đối hiếm.

Hình như Đông Mai chưa hiểu ý tớ. Tớ chỉ nhận xét từ "mỏi" là chung chung chứ không nói cảm xúc, cảm giác toàn bài. Lấy một ví dụ thô kệch cho đơn giản: nhừ chân. Nhừ cũng mỏi, nhưng nó đã ở cấp độ khác, và cụ thể hơn.
Èo, nhờ thực lòng (là vì chữ "vi tế" trên kia í) mà 4 bảo đố thì Mai dám nói gì nữa! sad
Những trường hợp bế tắc ở 1 từ thế này, các bạn cũng có thể tới Pháp Thi Đường mà bốc từ. Nhiều khi một bài thơ mất hẳn giá trị nghệ thuật chỉ vì 1 từ không đạt. Cho nên giá từ bán lẻ chỗ tôi hơi cao, thấp nhất 9000 lượng/1 từ.

Đây tư vấn miễn phí thôi nhé. Ca "mỏi chân" của bạn, theo tôi thấy thì nên thay bằng "co chân...", nghe nó gợi tả hơn rất nhiều.

Thân.
Mai nhờ thực lòng, 4 cũng... chối thực lòng laughing Có muốn cũng không làm được, dân gian quen gọi là... bất lực laughing
(14-09-2013, 11:50 PM)hvn Đã viết: [ -> ]Những trường hợp bế tắc ở 1 từ thế này, các bạn cũng có thể tới Pháp Thi Đường mà bốc từ. Nhiều khi một bài thơ mất hẳn giá trị nghệ thuật chỉ vì 1 từ không đạt. Cho nên giá từ bán lẻ chỗ tôi hơi cao, thấp nhất 9000 lượng/1 từ.

Đây tư vấn miễn phí thôi nhé. Ca "mỏi chân" của bạn, theo tôi thấy thì nên thay bằng "co chân...", nghe nó gợi tả hơn rất nhiều.

Thân.
Thật chẳng khác nào buồn ngủ gặp chiếu manh
Vâng, đúng là gợi tả cụ ạ. Quả thực gặp thầy gặp thuốc thì chẳng còn là bệnh nan y, số nhà cháu kể ra thế là còn vượng lắm. Chỉ hiềm một nỗi 1 từ giá những 9000 lượng, cụ lại cho không thế này thì nhà cháu ái ngại quá... Thôi thì xin đội ơn cụ!

Có bệnh thì vái tứ phương, run rủi thế nào nhà cháu lại gặp được cụ, chứ cứ như cụ Tứ chỉ chuẩn đoán mà ko giúp luôn cho cái khoản kê đơn bốc thuốc, nhiều khi khiến bệnh nhân âu lo mà bệnh sinh nặng thêm đấy cụ ạ!
@Đông Mai : lương y như từ mẫu, giúp người là bổn phận của chúng tôi, cô đừng để trong lòng.

Pháp Thi Đường chúng tôi có kinh nghiệm thi học cả Đông lẫn Tây nên hễ bốc là trúng ngay. Cứ như liều "co chân" tôi bốc cho cô hôm qua xét ra rất hợp với thi lý Đông phương cổ truyền và cả khoa học hiện đại.

Thường khi mỏi chân thì người ta phải duỗi ra, sau một lúc thư thả mới co lại. Duỗi là giãn ra, mở rộng, hướng ngoại, thuộc về Dương. Co là rút vào, thu hẹp, hướng nội, thuộc về Âm. Vạn vạt trong vũ trụ hễ giãn ra cực hạn thì phải co lại để đạt sự cân bằng Âm Dương. Phàm khi đang mỏi mệt thì đầu óc khó mà linh hoạt. Tới lúc hồi phục năng lượng, co lại được rồi thì mới có thể thư thái để mà tư tưởng, để "Thấy đời như bóng... phù hư nhạt nhòa...".

Co tự nó đã diễn được cái ý mỏi trong đó, mà lại bao hàm cả duỗi. Hơn nữa, về thi lý, "co" là một động từ nên tính gợi tả của nó cao hơn hẳn so với "mỏi" - là một tính từ.

[Hình: 184522_389357404481647_1605941487_n.jpg]

Chúng tôi xin phép trích lại feedback quý giá của cô để dùng như testimonial trong các quảng cáo sắp tới.

Trân trọng,
Pháp Thi Đường
Vâng, cụ dạy thế là phải lắm. Phàm cái gì cũng phải cân bằng âm - dương, hễ cứ lệch lạc thái quá là y như rằng hỏng cả!

Duy chỉ một điều cháu hãy còn thấy băn khoăn, xin thưa lại mong được cụ chỉ giáo: Cứ như cụ luận về cái sự Co và Duỗi, thì cháu trộm nghĩ nó rất đúng trong trường hợp 1 người đang ngồi, thấy mỏi. Rồi thì sau đó tùy vào cái trạng thái lúc bấy giờ của y (đang ngồi bệt - duỗi chân hay ngồi thu lu - co chân) mà y tiến hành điều hòa lại âm dương bằng cách Co hoặc Duỗi!

Vậy giả định nhân vật trữ tình trong cái khúc Vụn của cháu không Ngồi mà đang Đi, Đi mãi thấy Mỏi, muốn Tựa (hoặc Dựa) thì phải luận ra sao ạ, thưa cụ ?

Thực tế là nhờ thuốc của cụ mà bệnh cháu đã thuyên giảm được đến 8, 9 phần. Chỉ là bữa nay nhân thấy cụ có nhã hứng luận giải, cháu lại mong được cụ mở mang cho thêm chút nữa ạ!

Kính!
Trang: 1 2 3 4 5