Thể theo yêu cầu của anh Hvn, chúng tôi xin phép không giới thiệu đến quý vị những bài thơ thời kỳ đầu sáng tác của anh (bản thân anh thừa nhận là "rất sến") mà muốn đưa quý vị đến một không gian thơ Hvn hoàn toàn mới. Quý vị sẽ được trải nghiệm với những bất ngờ, thú vị và một triết lý vượt tầm thời đại trong Hvn. Đó là những bài thơ theo trào lưu Hậu hiện đại.
Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong thơ được xem như sự tiếp tục của thơ Hiện đại, bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại. Trong một bài báo gây tranh cãi, chính Hvn đã tuyên bố : "Thơ hiện đại đã chết tại Thi ẩm lầu vào ngày ... tháng ... năm ...
. Bài báo như một quả bom nguyên tử, nổ tung bầu không khí văn học nói chung của VN vốn đã quá tù túng, bế tắc; được tái bản nhiều lần, dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa Hậu hiện đại và thơ Hậu hiện đại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, theo giáo sư Mary Klages, là một từ ngữ phức tạp bao hàm một hệ thống tư tưởng được giới nghiên cứu đại học tiếp nhận, khai triển từ những năm giữa thập niên 1980 đến nay (trước đó từ những năm 1930 đã có người đề cập đến). Rất khó có một định nghĩa thật chính xác và hàm súc về chủ nghĩa hậu hiện đại, vì khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn chương, chính trị, xã hội, truyền thông, khoa học kỹ thuật và ngay cả thời trang hay các phương tiện giải trí thường ngày như Disneyland chẳng hạn.
Charles Jencks thì cho rằng Thời hậu hiện đại là thời đại của sự lựa chọn không ngừng. Đó là một thời đại không có sự chính thống nào có thể được tiếp nhận mà không có sự tự ý thức và châm biếm (irony), bởi vì tất cả mọi truyền thống dường như đều có những giá trị nhất định. Điều này phần nào là hệ quả của cái gọi là sự bùng nổ thông tin, sự tiếp cận của những kiến thức được hệ thống hoá, hệ thống truyền thông và điều khiển học toàn cầu. Đó là một thời đại không phải chỉ thuộc về những người giàu có, những kẻ chỉ biết thu thập, những kẻ du hành chiết trung qua thời gian với thật nhiều khả năng lựa chọn, nhưng hầu như thuộc về mọi cư dân ở thành thị. Chủ nghĩa đa nguyên, cái "chủ nghĩa" của thời đại chúng ta, vừa là một vấn đề lớn vừa là một cơ hội lớn: nơi mỗi người đàn ông trở thành một công dân thế giới và mỗi người đàn bà là một cá nhân được giải phóng; nơi sự lẫn lộn và lo âu trở thành tâm thế chủ đạo và sự bắt chước trở thành một hình thức phổ thông của nền văn hoá đại chúng. Đây là cái giá mà chúng ta phải trả cho thời hậu hiện đại, nó cũng nặng nề như tính chất đơn điệu, giáo điều và nghèo nàn của thời hiện đại. Nhưng, mặc dù có nhiều nỗ lực ở Iran và nhiều nơi khác trên thế giới, người ta không thể trở lại với nền văn hoá và hình thức kỹ nghệ trước đây, nhằm áp đặt một tôn giáo duy bản luận hay ngay cả một thứ chính thống giáo hiện đại được. Một khi hệ thống truyền thông toàn cầu và hình thức sản xuất điều khiển học đã xuất hiện, chúng sẽ sáng tạo nên nhu cầu của chúng và ngay cả chiến tranh nguyên tử cũng không thể đảo ngược được.
Ở nước ta, chỉ khi Hvn tuyên bố "cái chết của thơ hiện đại" thì Thơ hậu hiện đại mới chính thức khai phát súng đầu tiên. Đi theo con đường của Hvn, Nguyễn Hữu Hồng Minh (NHHM) với bài thơ "Lỗ hổng lịch sử" làm cho Nguyễn Trọng Tạo phải ngỡ ngàng hỏi "Hậu hiện đại là cái quái gì?". Cũng chả biết nó là cái quái gì, nhưng chỉ thấy các hội thảo nước ngoài mời NHHM rầm rập, còn trên các diễn đàn Việt hay báo chí chính thống thì người ta chửi anh không tiếc lời.
Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
...
Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
...
Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó
...
Dạng háng! Hãy dạng háng!
Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...
Nhóm Mở miệng, bao gồm Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, cũng hăm hở tiếp bước Hvn, và nghe những "lời hay ý đẹp" kiểu "hậu hiện đại" cũng không hề ít. Họ hậu hiện đại ngay từ nhan đề tập thơ, chẳng hạn Bùi Chát với tập
Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa (2004)
Xin giới thiệu bài thơ "Không đề" của Bùi Chát và những lời phản hồi của độc giả cùng quý vị :
Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó
- Khiếp đảm!!!Ra cái vẻ. Thơ bố mày cao siêu lắm.Bố mày lãng mạn lắm đấy nhưng chúng mày chả hiểu được đâu!
- Dở như kít. Chả có cái gì hay ho ở chỏng. Thơ này ai làm chả được. Ý tưởng nghèo nàn. Tư tưởng là zero. Triết lý cóc có. Hình ảnh thô thường. Tứ thơ lạc mẹ. Ngôn từ được tí ti chứ chả được đến nguyên câu thơ.
- Bùi Chát trả lời phỏng vấn trên Da Màu. Đọc là thấy đao to búa lớn nhưng trí lực thì rỗng ruột. Cũng muốn ghi điểm các bạn ấy nhưng nói thật, cứ tự nhiên đi. Có được đâu xài được đến đấy. Muốn làm cái gì mới nó tự nhiên mới thì mới thành cuồng phong.
Một thời gian sau, anh Hvn lại đề ra một trường phái mới, gọi là "Cách tân hậu hiện đại" và đưa thiền học vào trong thơ mình. Hiện nay cũng trở thành 1 trào lưu mới, nhiều tác giả trẻ 9x-0x đã theo anh. Dưới đây là một bài thơ theo phong cách đó của anh Hvn.
Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó
Không đem các bộ phận sinh dục người vào thơ nữa, đó là kinh nghiệm của anh Hvn rút ra được. Bài thơ này của anh, tôi xin tạm gọi nó là "tân cổ điển". Xin quý vị hãy chú ý đến nghệ thuật dùng từ của anh trong bài thơ này - thủ pháp này tôi đã từng phân tích.
Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Xa hay gần, chung quy chỉ là cảm giác là ảo ảnh chả phải xa gần kiểu hình học mà ta vẫn tưởng. Ngay 2 câu mở đầu của Hvn đã khiến người ta phải nghĩ. Dừng lại mà nghĩ, nghĩ cho thủng ra rồi hãy đọc tiếp. Còn nếu chưa nghĩ ra, thì thôi, cứ đọc tiếp đi, hihi
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Tôi gọi đây là nghệ thuật sắp đặt trong thơ ca. Có người thì bảo, đây là luật xa gần trong hội hoạ. Người khác lại bảo, đây là công nghệ điện ảnh, quay từ cận cảnh tách trà, từ từ xa dần, đến cái bàn đá, gốc bồ đề, và cả khu vườn cổ.
Cái này tưởng đơn giản mà cũng phải nghĩ. Đau đầu gớm. Thế mới biết, thơ hậu hiện đại lại còn cách tân nữa, nó cao siêu và kỳ diệu như thế nào. Các bạn đừng tranh cãi với tôi, là mỗi người có 1 cách cảm nhận khác nhau ở đây nhé. Đây đâu phải Nguyễn Bính, Xuân Diệu, đây đâu phải cái thời trai gái nhìn nhau đã là có tội. Thời đại đã khác, lịch sử đã sang trang, tư duy, tính cách đặc trưng của các thế hệ sau này đã mở hơn rất nhiều. Giả sử ở thời đại này, khi bạn tỏ tình với một cô gái, bạn lại hỏi : Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Thì xin đảm bảo, bạn sẽ bị văng ra đường ngay tức khắc, có khi nàng còn khuyến mại thêm câu chửi thề "thằng hâm".
Nhưng mà chả hiểu tại sao, thơ sến vẫn hút hàng thật. Có vẻ những thứ dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người nó thế thật.
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Câu thơ đẹp ở ngay cả hình thức : 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ và n chữ. Nếu mà đem in, thì người hoạ sĩ có thể biến nó thành một kiệt tác cũng nên. Nhưng mà khó hiểu quá cơ, đọc xong không điên mới lạ á. ( các bác chờ em làm viên thuốc an thần rồi bình tiếp )
Những câu thơ như thách đố trí tuệ nhân loại. Câu hỏi cứ luân hồi nhau, còn cảnh thì đọng lại dưới gốc cây bồ đề. Tôi lại mơ hồ về thuyết luân hồi của nhà Phật.
Ôi chao mà sâu xa quá.
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó
Cổ ngữ nói không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông, còn Hvn thì bảo đi qua ta thời về. Hic, lại đau đầu.
Cả bài thơ, như một bài kinh kệ, kèm theo tiếng gõ mõ của ông sư và chú tiểu trong chùa. Lúc tĩnh, lúc động, rồi cuối cũng là tiếng ngân nga văng vẳng của chuông chùa.
Thời mà stress nhiều hơn bao giờ hết, thời mà trẻ em cũng mắc bệnh trầm cảm, hoặc tự kỷ, thì hãy đọc thơ Hvn. Hãy để tư duy bạn mở rộng để tiếp nhận những tư tưởng thiền học mới, bạn sẽ relax.