RE: HVN - người làm xiếc trên các con chữ.
lanhdien > 24-04-2011, 10:39 PM
Chất Thiền trong thơ của Hoàng Vỹ Nhiên.
Như tôi đã từng nói hvn là khúc Sérénade dang dỡ, là hiện thân của sự lãng mạn. Nhưng sự trở lại lần này của anh lại cho chúng ta thấy một nét rất khác biệt và đầy những thú vị về sự cách tân trong thơ ca. Anh đã từ bỏ cái chất trữ tình sâu lắng mà đi theo nhịp điệu hối hả của thời đại. Vâng, anh đang giao phối nét hiện đại với một chất Thiền trong Phật học đến một sự hoàn mỹ, để vượt qua cái rào cản của thời gian và không gian tến tới sự thành công trường tồn đích thụ.
Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó
Bài thơ trên của anh mới đọc thoáng qua ai cũng nghĩ là rối loạn về đầu óc hay một cái gì đó chẳng đặc biệt. Vậy Thiền ở đâu và Phật học ở đâu?
Xưa nay người ta quan niệm chất Thiền theo cái nguyên lí sáo mòn, thông thường trong một bài thơ ca thường xuất hiện những cái ná ná như ảnh mộng. Vẻ hào nhoáng của một câu từ khiến người ta đắm đuối chẳng hạn như những câu ở Trịnh:
“Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”
“...Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận. Ngày nay lận đận là .... giọt hư không”
Hể bắt gặp những hư không, phù vân kiếp người, như mây như gió rong chơi giữa ta bà là như tất cả đều có Thiền trong đó
Bùi giáng đã từng thốt rằng:
“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không”
Như chứng minh rằng Thiền từ suy tưởng và suy ngẫm mà ra chứ không theo vẽ hào nhoáng của ngôn từ mà tạo được Thiền.
Vâng, và anh hvn của chúng ta cũng đúng là như vậy. Quay lại với bài thơ, chúng ta thấy một sự dàn trãi nội tâm từ xa đến gần và kết thúc theo một nguyên lý muôn đời “Trăng ở đâu, thì trăng ở đó”.
Thật ra thì chẳng có khu vườn cổ, chẳng có bàn đá và cũng chẳng có trăng gì hết mà chỉ có tách trà là thật, tách trà là hiện sinh cho nhân vật, cho một thân phận và nó phải là như vầy:
Chẳng có bàn đá
Chẳng có khu vườn cổ
Chẳng có gốc bồ đề
Hỏi ai
Hỏi ai ai biết
Biết ai hỏi ai
Chẳng lẻ hỏi ánh trăng?
Tách trà ở đâu
Thì ta thấy đấy
Bằng một thứ ngôn ngữ thời hiện đại, hvn đã cách tân nó lên một cách hết sức sâu xa và uyên bác. Giống như một người thổi sáo điêu luyện, chỉ cần một ống trúc bình thường chỉ cần vân vê, ve vuốt, ống sáo tự dưng dựng lên một niềm hứng khởi cao trào ngẫu hứng. Ta có thể nghe được đủ thứ cung bậc âm thanh từ hổn hển cho đến gào thét man dại và cũng có thể dìu dặt, khoan thai không thiếu sự mềm mại uyển chuyển đến mê hoặc lòng người. Hvn đã chủ động tất cả mọi tư thế, tư duy để đưa mọi người vào cái cõi Thiền đấy.
Trong kinh Phật có nói: “Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”-tất cả Kinh Phật thuyết chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi. Đó chính là giá trị của sự tịch nhiên tĩnh lặng mà đức Phật thể nhập được ở bản thể tịnh minh dưới ánh trăng của đêm thành đạo để rồi tiến tới hình thành tư tưởng biểu tượng cho chân lí. Hvn cũa chúng ta cũng ngộ ra từ đó mà tìm cho mình sự tĩnh lặng bên chén trà, anh đã tịnh thân mà suy ngẫm cho một thân phận từ cõi hư vô vọng về.
Trăng trên trời là thực, trăng trong nước chỉ là ảo ảnh, trong chén trà có thể chứa đựng cái ảo ảnh của bóng trăng,cho nên khi mà nhìn qua lăng kính phản quang hvn đã nhận ra cái huyền cơ của tịnh thân mà thốt “Trăng thời xa, tách trà thời gần”. Đó chính là cái có đấy nhưng mà không đứng đấy(i), cái hay của Tịnh là chổ đó, cho nên:
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Cũng chẵng qua cũng là sự dĩ ngẫu để điểm tô cho sự trăn trở của hai câu trên thêm toàn bích mà thôi. Thân phận con người được hvn lột tả một cách rất tinh tế nhẹ nhàng, giữa cái hư vô và hiện thực. Trăng tương trung cho hư vô, tách trà là tượng trưng cho sự gần gũi hiện thực, cái hư vô kia nó sẽ xuất hiện một nguyên lý không thể diễn tả được. Chính vì thế mà nó là cái không thể hỏi và không thể trả lời, nó chính là Nguyên lý thứ nhất cho nên mới xuất hiện câu” Trăng ở đâu thì trăng ở đấy”. Cát bụi trở về cát bụi, những gì thuộc về hư vô thì nó là hư vô.
Tách trà gắn liền với hiện thực cho nên nó phát triển tất cả những ý tứ và những câu hỏi trong bài thơ:
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đó chính là tham sân si của con người, luôn luôn đòi hỏi và tự đánh đố cho mình những cái gần như tự nhiên mà cứ gạn lọc bằng những thứ tưởng chừng siêu thực. Còn nhớ những ngày anh tịnh thân để đi tìm ra cái ngộ giác, tôi có điện hỏi thăm anh và anh có trao đổi rằng:
Tôi rất đau đớn vì khi nhận ra rằng, chỉ vì say mê một khúc tù và nên tôi mày mò với nghề thổi sáo, và càng đau đớn hơn khi tôi đạt được điều đó thì tôi lại cắt đứt nó để mà tịnh thân. Điều gì đã khiến tôi như vậy? Hỏi ai, lại hỏi ai, lại hỏi ai nữa, chẳng biết hỏi ai, chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi. Mà thật ra nó sờ sờ ra đó anh nhé. Đấy, tách trà trên bàn đá, bàn đá dưới gốc bồ đề, gốc bồ đề nằm trong khu vườn cổ. Nó hiện thực và sống động lên đấy, con nít 3 tuổi cũng biết là cái gì mà tôi lại đi hỏi. Cho nên cái tôi muốn chính là dẫn dụ vào đạo để biết căn nguyên, gốc rể của đạo cũ và hướng tới cái đạo mới tôi vừa khai sinh đó là : Tịnh thân xứ Thiền (Thiến xừ).
Nghe những lời tâm sự của anh mà tôi nghẹn lời và đau đớn như mình vừa luyện Uất ức thần chưỡng, chẳng lẻ tôi lại một lần nữa phải thốt lên:
Vậy mà không đủ Thiền ư?
Vậy mà không đủ Triết ư? Thêm một lần nữa chăng
Vâng, có suy ngẫm và suy tưởng mới hiểu trọn vẹn hết chất Thiền trong bài thơ của anh hvn, và để rồi thêm một lần nữa hiểu sâu về anh. Anh đã suy tưởng về Thiền rất nhiều nên đã ngộ ra cái chân lý diệu kỳ kia, đã tịnh thân ở cõi nhiên để mong muốn mình trở thành một tay chơi kiệt xuất, anh như một gã du ca của thế kỷ xuyên suốt một hành trình hòa âm và phối khí để giao hợp hai nền tư tưởng nhập thành một cái nhất thể, một sự cách tân vừa hiện đại vừa liêu trai
“Trong khoảnh khắc- tìm thấy cái vĩnh hằng,
Thấy thế giới bao la- trong từng hạt cát,
Trong lòng bàn tay- thấy cái vô cùng tận,
Và thấy cả bầu trời- trong một đoá hoa.”
-W. Bleik-
Sau này tôi biết anh sẽ vứt bỏ những thứ được cho là ràng buộc để bước vào cõi vĩnh hằng của Thiền ca mà nghêu ngao câu hát: “Đi qua ta thời về, Trăng ở đâu thời trăng ở đó”
Muợn mấy câu thơ của Hồ Ngạn Ngữ mà thay cho lời kết:
“A ha trăng nát nửa vừng
Trải vàng áo rồng bên đường người đi
Bụi mờ che khuất tà huy
Phất phơ ảnh mộng bước về ngã không”