RE: Đê Tiện Huyết Kỳ Thư
Phiêu Dao > 20-04-2014, 10:17 PM
BÀI 6: TẤN CÔNG GIÁN TIẾP BẰNG SO SÁNH, LIÊN TƯỞNG
Đôi khi, thay vì lăng mạ, sỉ nhục người tranh luận một cách trực tiếp, một suy luận được rút ra với toan tính đẩy người này vào trạng thái bị khinh rẻ hay mang tiếng xấu thông qua một số những thủ pháp so sánh; liên tưởng gián tiếp đến tư cách cá nhân người tranh luận.
1. XÉT VÍ DỤ
“Smith đề nghị chúng ta nên chèo thuyền ra biển trong kì nghỉ mặc dù hiểu biết của anh ta về tàu thuyền chỉ ngang với nhạc trưởng người Lào.”
Tấn công gián tiếp người tranh luận có thể là một động tác được thực hiện thông qua phép so sánh. Điều này khiến nó hiệu quả hơn nhưng vẫn đầy tính lứa dối. Đối thủ hay hành vi của người này được so sánh với thứ gì đó khiến người nghe có phản ứng bất lợi cho anh ta.
2. NGUYÊN TẮC CHUNG
Người phạm ngụy biện không cần nói gì sai sự thật; anh ta có thể dựa vào liên tưởng của người nghe:
“Để chúc mừng đồng nghiệp của tôi trên cương vị mới, hãy để tôi chỉ ra rằng anh này không có nhiều kinh nghiệm cho công việc này, chẳng khác nào một chú bé con run rẩy trong ngày đầu tiên đến trường.”
Ngụy biện này rất tinh vi vì nó dựa trên những liên tưởng về một bức tranh trong tâm trí người nghe.Chẳng hạn như “Anh ta bồn chồn đi lên sân khấu như thể một trinh nữ đang chờ vị vua Thổ Nhĩ Kì tiếp kiến.” (và chết ngay đêm đầu tiên).
Một suy diễn gián tiếp hiệu quả phải chứa đựng yếu tố chính xác trong phép so sánh và khơi gợi ra sự gièm pha thông qua những liên tưởng về nó. Chỉ có một vài người đạt đến trình độ đáng nhớ như Daniel O’ Connell khi nói về Sir Robert Peel:“…nụ cười như tấm kim loại bạc trên chiếc quan tài.”
Xin kết thúc vấn đề bằng mẫu chuyện vui sau đây:
1.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 1
Ngày lễ người ta mua hoa rất nhiều. Một người bạn của tôi tên là An, là sinh viên, muốn kiếm chút đỉnh tiền nên cũng đi bán hoa. Đang bán chợt có một cô đến mua hoa.
Cô ta muốn ghẹo An nên mới nói với điệu bộ trêu ghẹo:
- Con trai mà cũng đi "bán hoa" à?
An giật mình, thầm nghĩ nếu phân bua thì cũng khó, nên mỉm cười nói:
- Con gái mà cũng đi mua hoa à? Cô gái đỏ mặt không biết trả lời như thế nào đành lủi đi mất.
Con trai nếu "bán hoa" là chuyện quái dị, nhưng con gái mà "mua hoa" thì cũng không kém phần nhố nhăng. Một cách nghĩ méo mó bị trả đũa một cách thích đáng.
2.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 2
Câu chuyện khác như sau:
Andecxen rất cần kiệm, thường đội mũ cũ ra đường. Có mấy đứa du đãng cười nhạo ông:
- Ê! Cái thứ trên đầu ông là của khỉ gì vậy, có còn là mũ nửa không?
Andecxen hỏi vặn lại:
- Thế cái thứ ở dưới mũ các anh là của khỉ gì vậy? Có còn là cái đầu nữa không?
Mấy cậu thanh niên cười cái mũ của Andecxen. Andecxen phỏng theo lời của bọn họ nhưng lần này mang một ý nghĩa khác, cười cái đầu tối tăm của họ.
3.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 3
Có một lần một thanh niên hỏi Becnaso:
- Ông là nhà văn hài hước nổi tiếng nhưng bố ông lại là một thợ may phải không?
- Đúng vậy.
- Thế tại sao ông không trở thành thợ may?
- Điều đó thật khó nói. Có thể là tiền định hay số phận trớ trêu. Chẳng hạn như bố anh, chắc là một người lịch sự chứ?
- Dĩ nhiên. Chàng trai xác nhận.
- Thế sao anh không được như bố anh. Becnaso nói luôn.