CHƯƠNG 2: THUẬT QUĂNG BOM
1. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT QUĂNG BOM
Thuật quăng bom là một kỹ thuật đê tiện lợi hại, mà các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành thổi phồng tính chất của các sự kiện hoặc bản thân mình một cách công khai trực tiếp, như: Vỗ ngực xưng tên, nguỵ biện rơm, làm cho vấn đề thêm trầm trọng...; hoặc một cách gián tiếp, như: dựa vào số liệu thống kê, dựa vào giai thoại, lịch sử, tự đưa ra giả thuyết không cơ sở...nhằm nguỵ trang, thay đổi, phủ nhận tính chất của sự việc, hiện tượng và con người, trong các hoạt động tranh luận.
Về mặt nội dung, thuật quăng bom là sự tổng hợp hài hoà các kỹ thuật ba xạo có điều kiện, tức là có cơ sở logic học được nguỵ trang khéo léo về phương thức truyền đạt thông tin đến đối phương. Về mặt hình thức, thuật quăng bom là sự thể hiện những đặc điểm ngôn ngữ của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CUẢ THUẬT QUĂNG BOM
2.1 SỰ CHẤM DỨT CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN
Sau khi, tiến hành một
suy luận đê tiện(xem Chương 2-Phần thứ hai), các chủ thể đã thoả mãn các yêu cầu một một suy luận đê tiện cụ thể, họ tiến hành thi triển thuật này. Do đó, có thể nói rằng:
"Thuật Quăng Bom không phải là một kỹ thuật đê tiện mất trí!". Chúng là kết quả của quá trình cân nhắc và suy tư kỹ càng.Sự chấm dứt của một suy luận đê tiện làm phát sinh một hành động cụ thể nói chung và kỹ thuật quăng bom nói riêng. Sự đầu tư về thời gian và trí óc của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện là cơ sở làm phát sinh kỹ thuật quăng bom
2.2 NHU CẦU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TRANH LUẬN
Nhu cầu trong các hoạt động tranh luận ngày càng gia tăng về số lượng. Các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường quan tâm đến việc quăng bom như thế nào để không bị phát hiện và cách thức nhằm để chống lại sự quăng bom của người khác. Khi nghiên cứu về hoạt động tư duy của con người, các nhà đê tiện học đã tổng hợp các thủ đoạn, phương thức trong hoạt động ngôn ngữ của con người nhằm phục vụ thiết thực hơn cho nhu cầu đó.
3. PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP CUẢ THUẬT QUĂNG BOM
3.1 KHUẾCH TRƯƠNG THANH THẾ
Khuếch trương thanh thế là một hành vi đê tiện mà các chủ thể khi thực hiện hành vi này dựa trên cơ sở những điều không có thật về bản thân, cố gắng thổi phồng sự việc hoặc chính bản thân mình, nhằm che đậy hoặc tấn công vào lý lẽ của đối phương, trong hoạt động tranh luận và các hoạt động đời sống xã hội khác. Khuếch trương thanh thế thường được các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sử dụng thông qua sự thổi phòng một cách thái quá về kinh nghiệm đời, địa vị xã hội, tiền trong túi.
Khuếch trương thanh thế khác với hành vi tự cao, tự đại. Bởi lẽ, hành vi tự cao tự đại vốn đã không có sự đầu tư kỹ lưỡng về một suy luận đê tiện. Như đã nói, suy luận đê tiện là tiền đề không thể thiếu của một kỹ thuật đê tiện nói chung và thuật quăng bom nói riêng. Khuếch trương thanh thế là một biện pháp
có lý trí, còn tư cao, tự đại là hiện tượng
mất lý trí. Gọi là hiện tượng vì tự cao tự đại vốn không phải là một kỹ thuật đê tiện.
*Kinh nghiệm đời
Đối với kinh nghiệm đời, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa trên quan điểm về
vốn sống,
ai ra đời trước thì khôn hơn. Lý lẽ thường được chủ thể đưa ra là :
"Trứng không thể khôn hơn vịt", hoặc
"ngựa non mà háu đá",...Nhưng trong thực tiễn, không phải lúc nào lý lẽ trên cũng đúng. Có rất nhiều người trẻ rất giỏi, rất thành công trong cuộc sống. Người phát biểu mắc phải sai lầm khi đồng nhất giữa "độ tuổi" và "độ khôn", "sự trưởng thành" và "sự lớn lên về mặt sinh học".Ở Mỹ, Bill Gates từ bỏ việc học ở trường, thành lập công ty và kinh doanh riêng từ lúc 22 tuổi, không thể nói ông ta là "ngựa non háu đá". Vì thực tiễn đã chứng minh ông ta đúng.Ở Việt Nam, khó thể chấp nhận một Lê Văn Luyện là "trứng" nên "chưa khôn", vì nếu không khôn thì hắn ta đã không lập sẵn một kế hoạch tinh vi nhằm để giết người và cướp tài sản. Dù 17 tuổi, chưa thành niên nhưng theo quan điểm "trứng" và "vịt" thì hoàn toàn sai, "Trứng" cũng có thể đủ khôn để thực hiện hành vi giã man đó, chứ chưa chắc là vịt.
Lý lẽ dựa trên kinh nghiệm đời thường được các ông bố và bà mẹ áp dụng khi muốn trấn áp con cái của mình.Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, thì nó lại rất thường được áp dụng cho những người trẻ tuổi khi tham gia vào quan hệ lao động. Người trẻ, sinh viên mới ra trường luôn bị đè bẹp bởi những hành vi đê tiện này. Người ta dễ dàng phán cho họ một câu "ngựa non háu đá". Ngay lập tức, họ cũng không muốn cống hiến gì thêm. Bởi lẽ, "công cao hơn chủ" là việc làm không nên tí nào. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện nêu trên thường lo sợ trước sự phản trắc của cấp dưới.
*Địa vị xã hội
Đối với địa vị xã hội, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa trên địa vị xã hội của bản thân mình hoặc người khác để chiến thắng trong hoạt động tranh luận và các hành vi đê tiện.Ví dụ:
Tôi là Đại Gia, tôi có rất nhiều nhà, tôi có rất nhiều bà, tôi cấm anh ba hoa bởi vì anh tào lao quá.Chủ thể thường dựa trên địa vị xã hội của chính bản thân mình để chiến thắng. Trong những trường hợp khác, các cá nhân còn sử dụng các thẩm quyền của mình hoặc người bên cạnh trong tranh luận, như:
"Anh ta là cảnh sát trưởng, lời nói của anh ta ắt phải đúng!" hoặc "
Tôi từng là quan chức cấp cao của Chính Phủ, tôi chưa từng nghe ai nói về việc đó.". Những câu nói trên có thể chỉ là thổi phồng những điều không thật. Dù những điều đó là sự thật thì cũng không thể chắc rằng: "Làm cảnh sát trưởng thì luôn đúng" hoặc "làm quan chức cấp cao thì phải biết rõ tất."Lợi dụng địa vị xã hội của mình trong tranh luận được ví như tạt một gáo nước lạnh vào mặt người khác, khiến cho người đó không đủ lý lẽ để nói tiếp hoặc do tức tối mà không thể bộc bạch được nữa. Đây là
phương pháp nói khiến cho người khác không làm.
(xem chương 3-Phần Thứ hai)
Bên cạnh việc các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường lợi dụng địa vị xã hội cao để chiến thắng thì còn một số ít lại lợi dụng thân phận thấp hèn của mình trong tranh luận nhằm để lợi dụng lòng thương hại của kẻ đối diện, hoặc kêu gọi sự ủng hộ đồng tình của dư luận. Đương nhiên, đó cũng là một cách để vỗ ngực tự xưng là kẻ thấp hèn và tội nghiệp tột cùng, như: "Tư bản là phương tiện bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Thật chất, tư bản không đại diện cho cái gì cả, nếu người lao động không sản xuất ra hàng hoá và của cải. Cái thân phận hèn mọn nhất là cứ đi làm giàu cho giai cấp thống trị bằng những tư bản vô nghĩa. Hãy thủ tiêu giai cấp tư sản và bãi bỏ về tư bản. Sự giàu có được biểu hiện bằng số lượng của cải và hàng hoá do chính con người tạo ra và không lệ thuộc vào tầng lớp thống trị."; hay dựa vào cái nghèo như:
"Các vị không có khả năng thấu hiểu về cuộc sống như họ, vì họ đã chủ động từ bỏ mọi xa hoa về cuộc sống"
*Tiền trong túi
Đối với tiền, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường thông qua tiền trong túi để làm căn cứ trong những lời phát biểu, sử dụng lý lẽ dựa trên sức mạnh của đồng tiền để chứng minh ai có nhiều tiền hơn thì người đó đúng; hoặc lợi dụng sự thiếu thốn về tiền nhằm để tạo ra sự thương hại của người khác trong các hoạt động tranh luận của mình. Dựa trên sức mạnh của đồng tiền, các chủ thể thường nêu lên những lời lẽ mang tính chất quyết thắng, gán cho nó một định đề khó thể cãi được, như:
"Nhu cầu về phần mềm Microsoft luôn tăng cao. Vì nếu không thì sao Bill Gates trở nên giàu có như vậy?". Dựa trên cái yếu thế của mình về tiền bạc như:
"Tôi chỉ là một cô gái trẻ, bị lừa dối bởi một người đàn ông đã có gia đình. Tôi cũng không cần những đồng tiền của ông ấy, không cần ông ấy...Nếu ông ấy chịu bồi thường 100 triệu thì con của tôi cũng không cần ông ấy là cha"(trích trong phiên toà tại Toà Án Nhân Dân Quận Bình Thạnh)
3.2 NGUỴ BIỆN RƠM
Nguỵ biện rơm là hiện tượng mà chủ thể thực hiện một động tác là "nói rất hay nhưng không dám làm". Trong thực tiễn, có nhiều loại người hay tỏ vẻ ta đây, họ thường hay bàn về chính trị; kinh tế; văn hoá...Thẩm chí, họ còn chửi mắng cả ông thủ tướng, phê bình chính sách quản lý nhà nước về kinh tế,...Đó là
cách nói anh hùng rơm, chứ không phải là
nguỵ biện rơm
Nguỵ biện rơm ở đây là sự tổng hợp những hành vi đê tiện mang tính chất xúi dục người khác làm, thông qua hoạt động của ngôn ngữ, dùng để đương đầu với lý lẽ đang tranh cãi. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường lợi dụng tâm lý đám đông, quy phạm đạo đức xã hội, nhân danh công lý, tinh thần trách nhiệm,..để nhằm tìm lấy sự ủng hộ của người khác, như:
"Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không muốn tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức được rằng có nhiều thứ còn quý trọng hơn những thứ đó.".
Những thứ quý trọng hơn được nhắc đến là
tinh thần trách nhiệm của công dân. Đương nhiên, người phát biểu không bao giờ muốn tòng quân.
Nguỵ biện rơm dựa trên quy phạm đạo đức thường được sử dụng bởi những tên đạo đức giả. Chủ thể đê tiện cần nên biết để đề phòng. Cách đây không lâu, báo chí Việt Nam từng xôn xao vụ việc Đại Biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước chửi mắng Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc về Tứ Đại Ngu, gồm: Đĩ-Đa Đảng-Biểu Tình-Văn Hoá Từ Chức. Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc đưa ra lập luận khá hợp lý về nghề mại dâm; Đại Biểu cho rằng: "Nghề mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại". Cũng chính vì thế, ông ta bị Hoàng Hữu Phước chửi mắng là "đại ngu". Lập luận của ông Phước hoàn toàn dựa trên cơ sở tôn giáo Thiên Chúa và quy phạm đạo đức của riêng tôn giáo đó, chứ không phải quy phạm đạo đức của xã hội và tính khách quan trong hành vi xã hội loài người. Ông Phước rất khéo léo khi dẫn dắt người đọc đồng thuận với mình thông qua sáng Thế Ký Genesis, thánh Kinh Cựu Ước và quy phạm đạo đức tôn giáo. Ông phủ nhận và không tôn trọng quy luật khách quan vốn có trong hành vi con người. Thay vì, ông phải tranh luận nghiêm túc với đại biểu Dương Trung Quốc về thực trạng của nghề mại dâm trong xã hội ta hiện nay, về việc tổ chức và quản lý hoạt động mại dâm, thu thuế và kiểm soát bệnh lây lan qua đường tình dục như thế nào?,...Các cơ quan tổ chức nhà nước có đủ khả năng để quản lý không?. Sau đó, mới dẫn đến kết luận nên hoặc không nên hợp pháp hoá nghề mại dâm. Nhưng ông không làm thế, ông lại dựa trên quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo khiến cho người nghe cảm thấy ông Phước chính là thầy giáo Khổng Tử, một ông cha nhà thờ cao đạo, một kẻ tu hành ngông cuồng,...Dù sao Đại Biểu Hoàng Hữu Phước cũng thật đáng tội nghiệp. Giá như ông ấy học quyển Đê Tiện Huyết Kỳ Thư của tác giả Phiêu Dao, ông ấy sẽ biết đến Thuật Nhẫn Nhục và không mắc phải sai lầm nghiêm trong như vậy.
Xin trích dẫn bài viết bị nhiều người lên án:
1) Mại dâm không là nghề cổ xưa nhất của nhân loại mà là nghề…đạo chích, tức trộm cắp. Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có cho biết thủa hồng hoang mới có một nam tên Adam và một nữ tên Eva, tất nhiên chưa thể phát sinh nhu cầu giải quyết sinh lý với người nữ khác nên chưa thể có mại dâm. Song, Eva và Adam đã đồng lõa ăn trộm trái táo xơi để khai sinh ra ngành công nghiệp thời trang cho nhân loại. Việc to mồm nói mại dâm là nghề cổ xưa nhất chỉ có thể là lời khẳng định sự bó tay của nhân loại trước thân phận bọt bèo của nữ giới và tệ nạn của ma cô đàng điếm, của “nô lệ tình dục”, và của “sex trade” chứ sao lại vin vào đó để đòi “công nhận” là một “nghề” chính danh chính thức?
2) Cũng trong chương Sáng Thế Ký Genesis của Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có ghi việc Chúa Trời sai các thiên sứ bay đến hai thành phố Sodom và Gomorrah vung gươm tàn sát giết sạch nam (đàn ông), phụ (phụ nữ), lão (bô lão), ấu (trẻ em, hài nhi) để trị tội dâm ô đồi trụy. Tuy Genesis không có nêu đặc biệt vấn đề đĩ điếm mại dâm nữ, song trong các chương khác của Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước của Thiên Chúa Giáo như Châm Ngôn (Proverbs 23:27-28), Lu-ca (Luke 76-50), Ma-thi-ơ (Matthew 211-32) và II Cô-rinh-tô (II Corinthians 5:17), v.v. đều ghi rõ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus sẵn sàng xóa sạch “tội lỗi” cho đĩ điếm nào tin vào Chúa. Đã là “tội lỗi” ắt đó không bao giờ là “nghề nghiệp” cả.
3) Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai. Đa số các sinh viên này của tôi đều thuộc gia đình công giáo, và những chuyến đi thăm phụ huynh tại Đồng Nai, dù đó là thành phố Biên Hòa, hay thị trấn Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, v.v., cho tôi cảm nhận được mức độ đạo hạnh cao, mẫu mực gia phong tốt lành nơi các gia đình và nơi bản thân các sinh viên này. Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả”.
4) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa của cụm từ “đạo đức giả” cũng như các minh họa làm rõ nghĩa cụm từ này trong thực tế đời sống, trong thực tế hùng biện hàn lâm, và trong thực tế tôn giáo, mà tôi sẽ biện luận làm rõ trong một bài viết sau này.
5) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam!
6) Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chính được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán), v.v. và v.v.
7) Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy
3.3 LÀM CHO VẤN ĐỀ TRỞ NÊN TRẦM TRỌNG
Làm cho vấn đề trở nên trầm trọng là hiện tượng mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện lợi dụng tính chất có quan hệ nhân quả của vấn đề và cố gắng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trong khi, những vấn đề đó rất đơn giản, hoàn toàn có thể giải quyết được. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa vào một nguyên nhân nào đó, rồi có gắng tô vẽ thêm tính phức tạp và khó khăn. Như bác sĩ chuẩn bệnh cho bênh nhân. Dù bản thân bác sĩ thừa biết bệnh nhân bệnh rất nhẹ nhưng vì muốn bán được thuốc và các dịch vụ khác, nên ông ta thường làm cho vấn đề trở nên phức tạp, tính nguy hiểm của vấn đề cao, cố gắng vẽ thêm bệnh và tác hại của bệnh nhằm để hù doạ bệnh nhân. Đây cũng là một dạng quăng bom
Có
hai cách làm cho vấn đề trở nên trầm trọng:
1.Lợi dụng hiệu ứng Đô Mi Nô
2.Lợi dụng hiệu ứng cánh bướm
Trong hoạt động tranh luận,
hiệu ứng đô-mi-nô là hiện tượng mà sự kiện này kết thúc, mở ra một sự kiện khác. Khi tiến hành tranh luận với 2 sự kiện, một trước và một sau, có quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Ta gọi cách tranh luận này là tranh luận "Post hoc".
Ví dụ: "Liên xô xụp đỗ vì nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để không bị xụp đổ". Thật ra, chủ nghĩa vô thần và cộng sản không có liên hệ gì cả! Hoặc "Tôi uống một viên thuốc nhức đầu và cầu nguyện thượng đế. Bây giờ, tôi đã khoẻ. Tất cả là nhờ ơn Thượng Đế". Chứng nhức đầu được chữa khỏi bằng thuốc, chứ không phải nhờ thượng đế. Đây là sai lầm do nguyên nhân sai
Hiệu ứng cánh bướm là một dạng của lý thuyết hỗn loạn, vì tính chất của sự việc không còn căn cứ theo thời gian nữa, không còn một trước, một sau một cách liền mạch. Đối với hiệu ứng đô mi nô, một nguyên nhân thường dẫn đến một kết quả. Trong trường hợp, hiệu ứng cánh bướm, nhiều nguyên dân dấn đến một kết quả hoặc một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả.
Ví dụ: Một nhân viên báo cáo với giám đốc về việc tàu chở hàng của công ty gặp tai nạn, phải tị nạn ở một cảng khác trên một quốc gia khác. Nhưng vị giám đốc không tỏ ra lo lắng và vô cùng bình thản. Ông ta chỉ quan tâm đến bữa tiệc và những cô gái trẻ đẹp bên cạnh. Anh nhân viên đành phải sử dụng thuật quăng bom như sau:
-Thưa giám đốc, khi tàu gặp tai nạn buộc phải lưu kho lưu bãi. Khi đếm hàng, chắc chắn phải có tổn thất, thuyền trưởng và những người giao hàng sẽ quăng hàng hoá chúng ta xuống biển nhằm để bảo toàn mạng sống, một số hàng hoá còn lại sẽ bị hư hỏng vì va đập, một số khác sẽ trộm cắp. Công ty bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường vì họ cũng phá sản. Công ty của ta sẽ bị khách hàng kiện tụng bởi vì không giao hàng đúng hạn, ngân hàng sẽ đòi nợ còn công nhân sẽ đình công,...Phu nhân của giám đốc sẽ ngất lên, sỉu xuống. Còn giám đốc có thể bị tù tội...Tình thế trong câu chuyện này thật sự rất hỗn loạn, khó mà kiểm soát hết được. Vị giám đốc nghe anh nhân viên trình bày xong, lập tức liên lạc với hãng tàu.
(còn tiếp)