RE: Chuyện làng Thi ẩm
lanhdien > 22-12-2014, 08:29 PM
Tiểu Chiêu cô nương vốn người Gia Định, mùa thu năm ấy quyết định khăn áo ra xứ Đà sinh sống cùng phu quân là Bốn Lành đại hịp. Vốn quen thuộc với hai mùa mưa nắng nên khi cập bến Sông Hàn nàng đã mười phần bở ngỡ hết tám. Xứ Đà trầm mặc nên thơ, ngày đến và đi dặt dìu như tàu cập bến, cuộc sống êm đềm như sóng vỗ bờ xa. Buổi ban đầu Tiêu Chiêu cô nương đã thích thú và hứng khởi, trong lòng không ngớt khen phu quân mình có con mắt tinh đời. Chọn miếng đất đúng là sơn thủy hữu tình, tàng long phục hổ...đất này mà chịu sinh thì bao nhiêu đứa con nuôi cũng nổi...Mới nghĩ đến đó thôi thì hai má ửng hồng, mắt ướt mi cong, vội bấm nhỏ tướng công cài số de về lại Cương Gia TRang điều khí, tịnh thần cho ổn cái định.
Bốn đại hịp từ ngày cưới được em ở mười tám thôn vườn trầu thì biết ngay mình gặp Vũ Trọng Phụng, nên lòng lúc nào cũng vui tươi, đi đâu cũng nhún nhảy, huýt sáo rõ to giống như anh Kim Đồng thuở nọ. Ngày đêm ra sức hầu hạ phu nhân chu đáo, cơm dâng nước rót kề miệng, sớm tối ben nhau cùng ngắm trăng thưởng nguyệt. Có lúc dắt lên Hoa Sơn ngồi thiền luận kiếm, có hôm chèo thuyền sang Phong Lăng Độ câu rê cá lóc, lại cũng có khi đi quyền, múa đao để phu nhân thưởng lãm tài nghệ kinh bang tái thế của mình. Nói chung không việc gì không có, không việc gì mà không dám cả. Tiểu Chiêu cô nương thấy tấm lòng của Bốn đại hịp cao vời như boss Đại Hoàng Kim thì trong lòng càng thêm cảm động thiết tha...
Nhưng trời vốn hiềm ghen kẻ có tài, Bốn Lành có bản lĩnh kinh luân tuyệt thế đến đâu cũng không cản được lòng đố kỵ của hóa công...
Chuyện thế này; Mùa đông năm ấy xứ Đà lạnh tê cứng, Tiểu Chiêu cô nương vốn quen thuộc với mùa mưa nắng nên khi gặp cái rét đầu Đông xứ Nẫu thì chịu hết xiết, đau ốm liên miên, mặt ủ mày chê, hoa buồn nguyệt tức tưởi, tâm trạng thật khó một lời có thể diễn tả ra hết được nên đành phóng bút cho qua. Bốn đại hịp cất công lên Trường Bạch rồi qua tận Sa Mạc Đại Biểu truy tìm Thiên Sơn Tuyết Liên cho nàng bồi bổ, và cho vời các danh y đến thuốc thang chuẩn mạch nhưng nàng vẫn ko hề thuyên giảm đi tí nào, trái lại bệnh càng nặng hơn, lạnh thấu tâm can phèo phổi...
Thấy sự việc càng ngày càng nguy cấp, Bốn thầm nghĩ; Chuyện này để lâu e rằng sinh biến, chi bằng ta thiên lý truyền âm nhờ sư phụ của nương tử là Lãnh Cồn tiên sinh may ra có diệu kế chi hem.
Nói là làm, Bốn đại hịp vội rút cái ai phôn đời thứ tứ ra à lố Lãnh tiên sanh và kể lể đâu đuôi sự tích câu chuyện nó là như vầy, như vầy...
Lãnh Cồn nghe xong bật cười ha hả mà đáp rằng; Tưởng gì chứ mấy chuyện đó dân gian đã có cách chữa trị lâu lắm rồi. Trời nóng ta ko nói chứ trời lạnh thì chữa phát một.
Bốn đại hịp nghe như mở cờ trong bụng liền hỏi ngay bí quyết kia, Lãnh Cồn nói; Người về nhà kiếm 1 cái hủ cho lớn, rồi hai vợ chồng chui vô đó đậy nắp lại lập tức kỳ tích sẽ xuất hiện và ngươi sẽ thấy hiệu nghiệm ngay tức khắc. Nói xong Lãnh cồn cúp máy cái roẹt chạy ra bán bông.
Bốn đại hịp tuy trong lòng đã bớt lo âu nhưng vẫn còn nghi ngờ chút chút. Đêm đó lục đục đi tìm cái hủ đủ cho 2 vợ chồng chui vô nhưng tìm hoài không thấy, tìm tới tìm lui, tìm xui tìm ngược đến nổi ngoài trời mưa vẫn mưa bay mà người trong nhà vẫn toát mồ hôi hột. Tiểu Chiêu thấy tướng công hì hục như thế không khỏi chạnh lòng bằng thỏ thẻ giọng oanh vàng hỏi nhỏ: Phu quân tìm cái chi mà lui cui rứa?
Bốn Lành mới kể lại sự tình cho nương tử mình nghe, Tiểu Chiêu nghe xong bỗng nhiên cười khúc khích rồi nói: Tướng công bình sinh thông minh hơn người mà sao hôm nay giống như trẻ lên ba zậy?
Bốn đại hịp giật mình hỏi lại: Nàng nói ta khờ ở chỗ mô?
Tiểu chiêu: Chàng không biết sự phụ thiếp đang bày mẹo hả? làm gì có cái hủ nào mà đậy cho nổi chứ? Chàng thử tính lại xem?
Bốn đại hịp chợt giật bắn cả tinh quang rồi ngộ ra bật cười hả hả:
Lãnh cồn ơi Lãnh cồn, trời lạnh mà chui vô hủ đậy lại quả nhiên ấm lắm , ấm lắm...
Người đời sau có thơ khen rằng:
Hàn giang dẫu lạnh tê hồn
Cứ hủ đậy lại chẳng còn sợ chi