Thầy trò ta ra cồn ngồi cho thoải mái
Khóa học K158 của Học viện Thơ
Học phần 1
Bài 3
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn tứ tuyệt là loại thơ có 4 dòng, mỗi dòng 5 âm tiết.
Trong Đường luật cũng có hình thức thơ này nhưng quy tắc niêm luật khá chặt chẽ. Thơ 4 câu năm chữ của Việt Nam thì tự do hơn. Trong chương trình học của chúng ta, nói "Ngũ ngôn tứ tuyệt" là nói chung cả hai. Các học viên tùy khả năng mà dùng.
Ngũ ngôn nói chung và ngũ ngôn tứ tuyệt nói riêng có nhiều cách gieo vần và thả thanh, học viên tùy hứng mà gieo thả, đọc nghe xuôi tai là được.
Ví dụ :
Con này là con gì?
Có lẽ là con chó
Còn con này con chi?
Hình như là con thỏ
Hoặc :
Con này là con chó
Còn con này con chi?
Ai mà biết con gì?
Có lẽ là con thỏ
Hoặc :
Con này là con chi?
Có lẽ là con thỏ
Còn đây là con chó?
Không, chả biết con gì!
Hoặc :
Con này là con chi?
Ai mà biết con gì?
Có lẽ là con ngỗng?
Hoặc là con gà ri
Cũng có thể viết :
Con này là con thỏ
Con này là con chó
Còn kia là con chi?
Nó là con mèo đó!
Nhìn chung, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt khá đơn giản. Đây là một trong những bài quyền nhập môn của mọi thi phái. Tuy nhiên anh chị không được coi thường. Ngũ ngôn tứ tuyệt nếu vận dụng tốt thì rất thực dụng và hiệu quả.
Đặc biệt trong những cuộc đối đáp thơ đòi hỏi tốc độ phản ứng mau lẹ, ngũ ngôn tứ tuyệt sẽ là chiêu thức lợi hại bậc nhất. Một cao thủ tầm cỡ cụ Phụng, cụ Điên chỉ trong 1 phút có thể chém gió ra 3 bài ngũ ngôn như vậy, đủ làm cho đối phương không kịp trở tay. Anh chị cố gắng tập luyện thì sẽ sớm đạt tới đẳng cấp thu phát tùy ý như các đại tiện nhân ấy.
------------
Bài tập
Mời các học viên chém hai bức hình dưới đây bằng 2 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt :
Hình 1
Hình 2