Ngạo > 07-12-2010, 01:46 PM
Trích dẫn:QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM
Trên là Khôn (đất), dưới là Cấn (núi)
Đại hữu là thời rất thịnh, không nên để cho quá đầy, mà nên nhún nhường, nên Khiêm.
Thoán từ
Khiêm: Hanh, quân tử hữu chung
Dịch: Nhún nhường: hanh thông, người quân tử giữ được trọn vẹn tới cuối.
Giảng: Trên là đất, dưới là núi. Núi cao đất thấp; núi chịu ở dưới đất là cái tượng nhún nhường, khiêm hạ. Vì vậy mà được hanh thông.
Quẻ này chỉ mỗi một hào dương, dùng nó làm chủ quẻ.
Thoán truyện bàn thêm: Khiêm là là đạo của trời, đất và người.
Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ờ dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất đạo quỹ thần cũng vậy. Còn đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự jiêu căng thỏa mãn, ma thich kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt được mình.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên bớt chốn nhiều bù chốn ít, để cho sự vật cân xứng, quân bình (Biều đa ích quả, xứng vật bình thí).
Sơ lục: Khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát.
Dịch: Hào 1, âm – Nhún nhường, nhún nhường, người quân tử dùng đức ấy để qua sông lớn thì tốt.
Giảng: Hào này âm nhu mà lại ở dưới cùng, thật là khiêm hạ, dầu gặp hoàn cảnh hiểm nguy nào cũng vượt được.
Tiểu tượng truyện khuyên người quân tử trau dồi tư cách của mình bằng đức khiêm hạ. (khiêm khiêm quân tử, ti dĩ tự mục).
lanhdien > 07-12-2010, 01:51 PM
Cafe Via He > 07-12-2010, 01:53 PM
Ngạo > 07-12-2010, 01:53 PM
Trích dẫn:(06-12-2010, 03:43 PM)Violet Đã viết: 415 xem de :F
QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
Trên là Càn (trời), dưới là Đoái (chằm)
Đầu quẻ Tiểu Súc tôi đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích).
Tự quái truyện dùng nghĩa đó và giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ hán gọi là Lí, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép
Cửu nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát
Dịch: Hào 2, dương: như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững đường chính thì tốt.
Giảng: hào dương này đắc trung, vẵn là hiền nhân, quân tử, bình thản giữ đạo trung không để cho lòng rối loạn thì tốt.
Tuy có hào 5 ở trên ứng với, nhưng 5 cũng là dương, không hợp, (phải một dương một âm mới tìm nhau, hợp nhau, viện nhau) cho nên bảo hào này là cô độc.
Ngạo > 07-12-2010, 02:00 PM
Trích dẫn:(06-12-2010, 10:29 PM)MaKaRa Đã viết: Huynh làm ăn lời quá nhểQUẺ PHONG ĐỊA QUÁNTrên là tốn( gió), dưới là Khôn (đất)
Coi cho đệ số 207
Lâm là lớn, vật gì đến lúc lớn thì mới đáng biểu thị cho người ta thấy, cho nên sau quẻ Lâm tới quẻ Quán, cũng đọc là Quan. Quán là biểu thị cho người ta thấy, Quan là xem xét
Thoán từ
Quán : Quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược
Dịch : Biểu thị (làm mẫu mực cho người ta thấy) cũng như người chủ tế, lúc sắp tế, rữa tay (quán cho tinh khiết) bấy nhiêu cũng đủ rồi, không cần phải bày mâm cổ dâng lên(tiến), mình chỉ thành (phu) như vậy thì người khác cũng chí thành tín ngưỡng (ngung) mình
Giảng : Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổ trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài
Lại thêm : hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm ; âm trông (quan) vào dương mà theo
Đó là giải nghĩa tên quẻ
Thoán từ và thoán truyện đưa cho ta một thí dụ dễ hiễu
Muốn biểu thị (quán) là mẩu mực cho người khác thấythì nên có lòng chí thành như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay cho tinh khiết, đó là điều quan trọng nhất, còn việc dâng cổ, thuộc về vật chất, có nhiều cũng được. Có ít cũng được, ví dụ như không có, dùng hương hoa cũng tốt
Hào 5 trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo.Người đó nên coi đạo trời lắng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục
Lục tam : Quan ngã sinh, tiến thoái
Dịch : Hào 3, âm : Xét bản thân, hành vi của mình, xem nên tiến lên (theo hào 4) hay nên đứng yên, đừng để phải lui xuống 2
Giảng : Hào này bất chính (âm mà ở vị dương) lại ở trên cùng nội quái, có thể tiến hay thoái; Hào từ khuyên đừng ngó lên hào 5, cứ tự xét hành vi, bản thân mình, nếu đối phó được với hoàn cảnh thì tiến lên, không thì thôi, như vậy chưa sai đường lối
Ngạo > 07-12-2010, 02:10 PM
Trích dẫn:(07-12-2010, 01:53 PM)Cafe Via He Đã viết: Xem dùm mình số 333 nha Ngạo
Cám ơn Ngạo nhiều !!!
QUẺ THIÊN SƠN ĐỘNG
Trên là Càn (Trời), dưới là Cấn (núi)
Hễ ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng lên, già phải về hưu…, cho nên sau quẻ Hằng (lâu), tới quẻ Độn (trốn lánh đi)
Thoán từ :
Độn : Hanh, tiểu lợi trinh
Dịch : Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi
Giảng : Trên là trờ, ở chân núi thấy đỉnh núi là trời, nhưngcàng lên cao thì thấy trời càng lên cao, tới đỉnh núi thấy trời mù tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn
Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuôc về tháng 6, Lâm thuộc về tháng 12
Ở thời Độn, âm dương tiến mạnh, dương rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là : đạo quân tử vẩn hanh thông). Tuy nhiênâm mới có 2, dương có tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nổi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi, còn làm được (1)
Sở dĩ chưa đến nổi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độnnày rất quan trọng
Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giử vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá
Lục nhị : Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát
Dịch : Hào 2, âm : Hai bên (hào 5 và hào 2) kha7ng khít (bền chặt) với nhau như buột vào nhau bằng da bò vàng, không thể nào cởi được
Giảng : hào 2 âm, trung đắc chính, ứng với hạngdương cũng đắc trung đắc chính, cho nên tương đắc, khăng khít với nhau, không thể rời nhau được, 2 không thể bỏ 5 mà trốn được
Màu vàng (da bò vàng) là màu trung, ám chỉ hai hào đó đều đắc trung
longhoaho > 07-12-2010, 02:33 PM
Ngạo > 07-12-2010, 02:35 PM
TieuChieu > 07-12-2010, 02:41 PM