Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Đê Tiện Huyết Kỳ Thư
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
PHẦN THỨ BA: CÁC KỸ THUẬT ĐÊ TIỆN CỤ THỂ

CHƯƠNG 1: THUẬT NHẪN NHỤC

1. KHÁI NIỆM VỀ NHẪN NHỤC

Thuật nhẫn nhục là kỹ thuật đê tiện căn bản đầu tiên của người mới bước chân vào lãnh vực đê tiện với muôn vàn những sự hiểm nguy, tráo trở và khốc liệt. Nhịn nhục hay nhẫn nhục, tiếng Hán: "忍辱", có nghĩa là tổng hợp tất cả các biện pháp hữu dụng và cần thiết nhằm để chịu đựng và chậm phản ứng lại các hoạt động tấn công của kẻ khác. Thông thường, khi người khác công kích chúng ta bằng một câu nói, hay một hành động cụ thể, chúng ta thường phản ứng lại bằng một câu nói, mang nhiều tính chất mức độ khác nhau, như: mắng mỏ, trách cứ, chỉ trích, buồn bã, than trách, doạ nạt,...hay các hoạt động khác nhằm để đe doạ, tấn công lại đối tượng. Nhưng thuật nhịn nhục mà kẻ đê tiện tu luyện và đạt được là khả năng chống lại các cảm xúc nội tại bên trong, dẫn đến một hành vi kềm chế các lời nói hay hoạt động cụ thể nào đó.

Thuật nhẫn nhục là liệu pháp đi ngược lại với bản năng của con người. Bản năng con người cho thấy anh ta(hoặc cô ta) luôn phòng vệ khi bị người khác chơi xỏ. Tuy nhiên, bản năng phòng vệ này chỉ là bản năng sơ khai, bản tính động vật hoang dã khi con người còn trong quá trình tiến hoá, hoàn toàn không có lý trí con người. Do không có sự đầu tư về mặt lý trí trong các kỹ thuật phòng vệ nên anh ta(cô ta) dễ mắc các sai lầm và thường bị kẻ thù lợi dụng những sai lầm đó. "Giận quá mất khôn" là lời dạy thâm thuý của cha ông chúng ta từ bao đời nay, là lời trăn trối cuối cùng của người viết tác phẩm này.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NHẪN NHỤC

2.1 QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT

Quy luật lượng chất mang tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn trong các hoạt động đê tiện của con người. Chúng ta không thể có một suy luận đê tiện hoàn hảo nếu không có sự tích luỹ về lượng và sự biến đổi về chất. Ví dụ: Anh A không thể có suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện nếu không bị người khác chơi xỏ. Sự chơi xỏ của người khác tác động đến anh A ngày càng được tích luỹ đến một lúc nào đó, anh A biến đổi về chất và thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể. Có thể nói, quy luật lượng chất là điều kiện, cơ sở tiên quyết của thuật nhịn nhục. Từ đó, anh A không thể làm bất cứ vị gì nếu không có sự chơi xỏ của kẻ khác.

Nhẫn nhục là một quá trình tích luỹ về lượng nhằm để tạo bước nhảy vọt về chất. Quá trình này rất đau khổ, rất gian nan, rất dai dẳng, có thể hành hạ thể xác và tinh thần của chủ thể cần thực hiện hành vi đê tiện nào đó.Qui luật lượng chất còn cho thấy: khi một người đã biến đổi về chất, tức là đã kết thúc quá trình nhịn nhục. Lúc này, thuật nhịn nhục đã hoàn tất vai trò của nó. Ví dụ: Anh A vô cùng nhịn nhục trước những hành động và lời nói của chị B. Đó là quá trình tích luỹ về lượng của anh A. Khi anh A có sẵn một kế hoạch hoàn chỉnh trong đầu, một suy luận đê tiện hoàn hảo. Lúc đó, thuật nhẫn nhục đã hoàn tất sứ mệnh của nó

2.2 NGUYÊN TẮC TRÁNH SAI LẦM

Nguyên tắc tránh sai lầm là nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động đê tiện. Sai lầm có rất nhiều dạng: do nóng vội, do chủ quan, do sai lầm về đối tượng....mà nguyên nhân là "giận quá mất khôn". Sự thiếu kiên nhẫn, thiếu tính nhẫn nhục là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại sai lầm nói trên

Sai lầm do nóng vội là một loại sai lầm đặc trưng của các chủ thể khi tiến hành các hoạt động đê tiện, do chưa hoạch định một cách kỹ lưỡng các chiến lược, chưa nhẫn nhục đầy đủ mà đã tự ý lên kế hoạch hành động.

Sai lầm do chủ quan là một loại sai lầm mà các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện vì quá tự tin cho rằng: không cần hoạt động nhịn nhục, chủ thể cũng có thể trừng trị kẻ đã từng chơi xỏ anh ta. Loại sai lầm này có thể giết chết anh ta nếu như anh ta chưa có một mưu tín thật kỹ càng từ trước.

Sai lầm về đối tượng là một loại sai lầm mà các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện, do giận quá nên lý trí đã mất hết. Đúng ra, anh ta phải thực hiện hành vi đê tiện lên chính người đã từng đê tiện với anh, nhưng anh ta lại thực hiện hành vi đê tiện đối với một người khác. Đây là dạng hiểu lầm đối tượng. Một dạng khác, là anh ta thực hiện hành vi đê tiện lên đúng đối tượng, nhưng ngại nổi, đối tượng đó là bề trên của anh, như: sếp của anh, bố vợ tương lai của anh,...Đây là dạng chưa tìm hiểu đối tượng.

Tóm lại, từ nguyên tắc tránh sai lầm dẫn đến việc phải nhẫn nhục để tránh sai lầm

3. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA THUẬT NHẪN NHỤC

Căn cứ trên cấp độ mà có những phương pháp và thủ thuật nhẫn nhục khác nhau, như: thuật nhẫn nhục sơ cấp, thuật nhẫn nhục trung cấp và thuật nhẫn nhục thượng cấp.

3.1 THUẬT NHẪN NHỤC SƠ CẤP

CẤP ĐỘ 1: NHẪN NHỤC LÀ PHẢI NỞ NỤ CƯỜI.

Thuật nhẫn nhục sơ cấp là giai đoạn đầu tiên của người luyện thuật này. Ở giai đoạn này, người thực hiện thuật nhẫn nhục phải làm cho đối phương tin tưởng rằng: ta là bạn bè, ta tốt và rất thân thiện. Từ đó, đối phương lơ là, không phòng bị, không có sự mưu tính kế sách để đối phó với ta. Tuy vẻ ngoài cười nói, nhưng bên trong, ta đã chuẩn bị hết kế hoạch và dự trù các phương án để giải quyết đối tượng. Đối tượng có thể sử dụng những câu nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, tư cách của ta. Nhưng ta phải luôn nở một nụ cười và sử dụng những lời lẽ ngon ngọt nhưng trong lòng chứa gươm đao

Phương pháp chủ yếu của thuật này là Tiếu Lý Tàng Đao

Trong Tam Thập Lục Kế, Tôn Tử viết:

"Thả diệt sân trung hoả
Mưu ma tiếu lý đao
Bất như lai ẩm tửu
Ổn ngoạ tuý đầu đài."


Mấu chốt trong phương pháp này là "Tiếu", tức là "nụ cười". Giữa 2 mặt nội dung và hình thức của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện là trái ngược nhau hoàn toàn. Trong nóng thì ngoài mát, trong rắn thì ngoài mềm, trong điên loạn nhưng ngoài tươi tỉnh,...Thông qua ngôn ngữ đê tiện, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện lựa chọn những câu chữ hoa mỹ, lời hay ý đẹp để tâng bốc và làm đẹp lòng đối tượng, dù cho đối tượng có đối xử tệ bạc với ta.

Xét về mặt hành vi, ta luôn làm bộ thuận theo ý người, thành tâm phục tùng nhưng bên trong ta phải chuẩn bị kế hoạch và đợi thời cơ chín mùi. Phương pháp này có nội dung trọng tâm là sự chịu đựng và nhẫn nhục nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch ban đầu. Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thì cần phải nghe mau và nói chậm, tức là phải nghe cho thật mau những điều chua chát nhất và hãy nói thật chậm để đừng mắc sai lầm.

Trong thực tiễn kinh doanh, khoanh tay và cuối thấp đầu xuống càng nhiều thì khả năng móc túi người khác càng cao.Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực ngân hàng, tiếp viên hàng không, tiếp thị sản phẩm,...Dù các nhân viên ngân hàng, tiếp viên hàng không hay những nhân viên tiếp thị, quảng cáo sản phẩm thường bị khách hàng đối xử lạnh lùng, nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười. Người ta đã thống kê được rằng: ở những quầy có nhân viên ngân hàng hay nở nụ cười đẹp với khách, thì nơi đó có số dư nợ tăng cao. Khi tiến hành thống kê thu nhập, người ta thấy những tiếp viên phục vụ nhà hàng có thu nhập cao hơn nhờ tiền bo của khách luôn biết cách chìu chuộng và lấy lòng

Từ đó, có thể nói :Tiếu Lý Tàng Đao là một phương thức nguỵ trang hiệu quả, giúp đẩy nhanh quá trình tin tưởng của người khác với mình; hoặc làm cho đối tượng có hành vi công kích ta không đạt được ý đồ của họ. Kế này sử dụng thủ pháp 2 mặt vô cùng hiệu quả.


3.2 THUẬT NHẪN NHỤC TRUNG CẤP

CẤP ĐỘ 2: NHẪN NHỤC LÀ PHẢI LỢI DỤNG LÒNG THƯƠNG HẠI

Thuật nhẫn nhục trung cấp là giai đoan thứ 2, sau thuật nhẫn nhục sơ cấp. Ở cấp độ này, người thực hiện hành vi đê tiện không chỉ Tiếu Lý Tàng Đao mà còn phải biết Khổ Nhục Kế, lợi dụng tính chất bi thương của hoàn cảnh, của địa vị, của thân phận mình nhằm lừa gạt đối phương, làm cho đối phương phải khinh thường và coi nhẹ bản thân mình. Nếu như hoàn cảnh, địa vị, thân phận chưa thật bi thương thì phải làm cho nó bi thương hơn. Tự mình làm hại chính bản thân mình thì gọi là "khổ nhục".

Phương pháp chính của thuật này là Khổ Nhục Kế

Ngày xưa, Câu Tiễn ăn phân là một ví dụ điển hình. Kế này công tâm và gian trá vô cùng.

Năm 499 TCN, Ngô Phù Sai đem quân đánh câu tiễn để báo thù cho cha mình là Ngô Hạp Lư .Trong lúc, Ngô Phù Sai ngày đêm luyện quân sĩ, Câu Tiễn muốn mang quân ra đánh trước khi quân Ngô xuất trận. Phạm Lãi can nhưng Câu Tiễn không nghe, nên quân Việt đã thua to ở Phù Tiêu.Câu Tiễn bèn đem 5000 quân còn lại giữ và trốn tránh ở núi Cối Kê.
Phù Sai đuổi đến, bao vây Cối Kê. Câu Tiễn hỏi kế Phạm Lãi. Phạm Lãi khuyên ông dùng lời lẽ khiêm nhuợng, lấy lễ hậu để lấy lòng vua Ngô; nếu vua Ngô không chịu thì phải thân hành đến hầu hạ.Câu Tiễn nghe theo, bèn sai đại phu Văn Chủng đến cầu hòa với Ngô. Phù Sai sắp ưng thuận thì Ngũ Tử Tư can không nên theo. Câu Tiễn đành phải xin đầu hàng, sai Chủng đem gái đẹp, của quý lẻn đến đưa cho Bá Hi. Bá Hi nhận rồi nói giúp với vua Ngô. Phù Sai nghe theo, cho nước Việt đầu hàng. Nước Việt không bị tiêu diệt nhưng Câu Tiễn bị bắt về nước Ngô. Sau đó ông phải chịu nhiều khổ nhục kể cả việc nếm phân của Phù Sai

Trích từ Bách Khoa Toàn Thư

Theo thuật này, nhẫn nhục có 2 phương pháp:

-Phương pháp 1: Lời dụng điều kiện, hoàn cảnh bất lợi mà từ đó, kêu gọi lòng thương hại. Cách này thường được sử dụng trong các kiểu nguy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại, như "Anh ấy không có giết người bằng lúa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội! Anh ấy đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng về tinh thần."

-Phương pháp 2: Tự tạo ra điều kiện, hoàn cảnh bất lợi, hoặc tự làm hại chính mình. Cách này thường được sử dụng trong trường hợp đối phương với ta, rơi vào tình cảnh "thắng và thua", đối phương là đại thắng, còn ta là đại bại. Địa vị của đối phương cao hơn ta, sức mạnh của đối phương mạnh hơn ta, cục diện không nghiên về phía ta, như: Câu tiễn phải ăn phân của Phù Sai, Tôn Tử tự đập gãy chân của mình để cho Bàng Quyên nghi ngờ ông bị điên

3.3 THUẬT NHẪN NHỤC THƯỢNG CẤP

CẤP ĐỘ 3: NHẪN NHỤC LÀ PHẢI GIẢ ĐIÊN

Thuật nhẫn nhục thượng cấp là giai đoạn cuối cùng của thuật nhẫn nhục. Đây chính là đỉnh cao của thuật này, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện phải giả si bất điên. Trong binh pháp Tôn Tử, gọi là Tịnh Chiến Kế, tức là nội tâm vô cùng trống rỗng nhưng cũng vô cùng yên lặng và thanh tịnh. Trong nội tâm của người thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn không có bóng dáng của bãn ngã "tôi", tất cả những sự xáo trộn, điên đảo của tâm thức do hoàn cảnh mang đến đều bị loại bỏ, thay vào đó, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sẽ tiến hành một loạt các hành động điên rồ, hồ đồ để không được chú ý đến..Hoặc giả, bất động một cách thanh tịnh trước mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống.

Ví dụ:
Ở cấp độ 1. Một người nhân viên ngân hàng phải luôn tươi cười với khách, dù bị quát mắng
Ở cấp độ 2. Dù bị khách hàng quát nạt, phun nước bọt vào mặt thì không được phản ứng lại, tay lau nước đờm giải trên mặt
Ở cấp độ 3. Dù bị phun nước bọt vào mặt thì vẫn tươi cười, khen ngợi khách hàng và không lau nước miếng...Cứ để vậy cho nó tự khô...

Rõ ràng, đỉnh cao của thuật nhẫn nhục là ở cấp độ 3. Tâm thức của người này vốn không có sự xáo trộn, nhiếp tâm là vậy...Họ hoàn toàn thanh tịnh tuyệt đối, bất chấp sự náo động của thế giới xung quanh, bất chấp sự tác động xấu của nó lên chính bản thân của mình.

Phương pháp là: Giả si bất điên

Mấu chốt ở đây là "giả si".Về mặt hình thức biểu hiện ra bên ngoài, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường giả làm người mất trí, vô dụng, không quản thúc được, lười biếng, hoặc tỏ ra bất động trước sự lăng mạ, sĩ nhục của người khác,...Nhưng bên trong hoàn toàn thanh tịnh, không có cảm xúc, vô cảm đến mức tuyệt đối, chỉ còn có duy nhất một ý nghĩ là phải hoạch định và triển khai một hành vi thật đê tiện mà thôi!

"Giả Si". Về mặt nội dung, có ba hàm nghĩa như sau:
1/ Đại Trí Nhược Ngu
2/ Thâm Tàng Nhược Hư
3/ Ngu Binh Tất Thắng

Đại trí nhược ngu, có nghĩa là người trí nhưng giả ngu. Áp dụng trong trường hợp, mà mọi sự xung quanh đều bất lợi cho mình. Đối phương sẽ giết nếu như thấy ta giỏi hơn, ta có trí có tài hơn. Từ đó, ta dễ ghét hơn, ta dễ bị giết hơn. Đại trí nhược ngu còn có thể hiểu là tránh xưng hùng, xưng bá, tránh ta đây, tự cao, tự đại, tự ái...Phải luôn nở nụ cười trước mọi sự mắng mỏ, sỉ nhục.

Thâm tàng nhược hư, có nghĩa là nội tâm sâu kín, ẩn tàng, chờ đợi và không hiển lộ cho người khác biết.Đây là một cách nguỵ trang, làm cho đối phương lơ là, mất cảnh giác. Thâm tàng nhược hư là phải tự lừa dối luôn cả bản thân, lừa dối chính mình

Ngu Binh Tất Thắng, có nghĩa là dấu ý đồ đen tối, không chỉ mình giả ngu mà người khác cũng phải ngu theo mình. Như Tôn Tử từng giả điên, giả khùng để tránh sự đố kỵ của Bàng Quyên. Bàng Quyên cũng ngu theo ông, vì y tin rằng Tôn Tử điên thật. Bàng Quyên vốn là một kẻ rất thông minh, nhưng cuối cùng ông ta cũng thất bại bởi sự ngu dốt của chính mình. Trong quân sự, ngu binh tất tắt còn có ý nghĩa là không cho kẻ khác biết, nhất là những tướng quân thân cận bên mình.

4. Ý NGHĨA CỦA THUẬT NHẪN NHỤC

Nhịn nhục là một kỹ thuật vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa to lớn trong hàng loạt các kỹ thuật đê tiện của tác phẩm. Không có sự tích luỹ về lượng thì chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không thể biến đổi về chất và không thể đề đạt các suy luận đê tiện hiệu quả. Do đó, Nhẫn nhục là một phương tiện nhằm để phục vụ cho chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có thể tích luỹ đủ về lượng của mình

Thuật nhẫn nhục giúp tránh sai lầm trong khi triển khai các hành vi đê tiện cụ thể vào đời sống xã hội, mang ý nghĩa lớn trong công tác phòng ngừa các tác hại do sai lầm đối tượng và các tác hại do sai lầm chủ quan, duy ý chí và nóng vội. Giúp bảo vệ cho các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có thể thực hiện sự đê tiện của mình một cách có hiệu quả nhất

Thuật nhẫn nhục là một quá trình dài và đầy đau khổ của các chủ thể, là một chương quan trọng trong các biện pháp, kỹ thuật đê tiện, mà dựa vào đó, các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sẽ thực tập cách điều hoà các giác quan và tập trung trí lực vào việc kềm chế bản thân khi chưa có sự tích luỹ về lượng
CHƯƠNG 2: THUẬT QUĂNG BOM

1. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT QUĂNG BOM

Thuật quăng bom là một kỹ thuật đê tiện lợi hại, mà các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành thổi phồng tính chất của các sự kiện hoặc bản thân mình một cách công khai trực tiếp, như: Vỗ ngực xưng tên, nguỵ biện rơm, làm cho vấn đề thêm trầm trọng...; hoặc một cách gián tiếp, như: dựa vào số liệu thống kê, dựa vào giai thoại, lịch sử, tự đưa ra giả thuyết không cơ sở...nhằm nguỵ trang, thay đổi, phủ nhận tính chất của sự việc, hiện tượng và con người, trong các hoạt động tranh luận.

Về mặt nội dung, thuật quăng bom là sự tổng hợp hài hoà các kỹ thuật ba xạo có điều kiện, tức là có cơ sở logic học được nguỵ trang khéo léo về phương thức truyền đạt thông tin đến đối phương. Về mặt hình thức, thuật quăng bom là sự thể hiện những đặc điểm ngôn ngữ của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CUẢ THUẬT QUĂNG BOM

2.1 SỰ CHẤM DỨT CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Sau khi, tiến hành một suy luận đê tiện(xem Chương 2-Phần thứ hai), các chủ thể đã thoả mãn các yêu cầu một một suy luận đê tiện cụ thể, họ tiến hành thi triển thuật này. Do đó, có thể nói rằng: "Thuật Quăng Bom không phải là một kỹ thuật đê tiện mất trí!". Chúng là kết quả của quá trình cân nhắc và suy tư kỹ càng.Sự chấm dứt của một suy luận đê tiện làm phát sinh một hành động cụ thể nói chung và kỹ thuật quăng bom nói riêng. Sự đầu tư về thời gian và trí óc của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện là cơ sở làm phát sinh kỹ thuật quăng bom

2.2 NHU CẦU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TRANH LUẬN

Nhu cầu trong các hoạt động tranh luận ngày càng gia tăng về số lượng. Các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường quan tâm đến việc quăng bom như thế nào để không bị phát hiện và cách thức nhằm để chống lại sự quăng bom của người khác. Khi nghiên cứu về hoạt động tư duy của con người, các nhà đê tiện học đã tổng hợp các thủ đoạn, phương thức trong hoạt động ngôn ngữ của con người nhằm phục vụ thiết thực hơn cho nhu cầu đó.

3. PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP CUẢ THUẬT QUĂNG BOM

3.1 KHUẾCH TRƯƠNG THANH THẾ

Khuếch trương thanh thế là một hành vi đê tiện mà các chủ thể khi thực hiện hành vi này dựa trên cơ sở những điều không có thật về bản thân, cố gắng thổi phồng sự việc hoặc chính bản thân mình, nhằm che đậy hoặc tấn công vào lý lẽ của đối phương, trong hoạt động tranh luận và các hoạt động đời sống xã hội khác. Khuếch trương thanh thế thường được các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sử dụng thông qua sự thổi phòng một cách thái quá về kinh nghiệm đời, địa vị xã hội, tiền trong túi.

Khuếch trương thanh thế khác với hành vi tự cao, tự đại. Bởi lẽ, hành vi tự cao tự đại vốn đã không có sự đầu tư kỹ lưỡng về một suy luận đê tiện. Như đã nói, suy luận đê tiện là tiền đề không thể thiếu của một kỹ thuật đê tiện nói chung và thuật quăng bom nói riêng. Khuếch trương thanh thế là một biện pháp có lý trí, còn tư cao, tự đại là hiện tượng mất lý trí. Gọi là hiện tượng vì tự cao tự đại vốn không phải là một kỹ thuật đê tiện.

*Kinh nghiệm đời

Đối với kinh nghiệm đời, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa trên quan điểm về vốn sống, ai ra đời trước thì khôn hơn. Lý lẽ thường được chủ thể đưa ra là :"Trứng không thể khôn hơn vịt", hoặc "ngựa non mà háu đá",...Nhưng trong thực tiễn, không phải lúc nào lý lẽ trên cũng đúng. Có rất nhiều người trẻ rất giỏi, rất thành công trong cuộc sống. Người phát biểu mắc phải sai lầm khi đồng nhất giữa "độ tuổi" và "độ khôn", "sự trưởng thành" và "sự lớn lên về mặt sinh học".Ở Mỹ, Bill Gates từ bỏ việc học ở trường, thành lập công ty và kinh doanh riêng từ lúc 22 tuổi, không thể nói ông ta là "ngựa non háu đá". Vì thực tiễn đã chứng minh ông ta đúng.Ở Việt Nam, khó thể chấp nhận một Lê Văn Luyện là "trứng" nên "chưa khôn", vì nếu không khôn thì hắn ta đã không lập sẵn một kế hoạch tinh vi nhằm để giết người và cướp tài sản. Dù 17 tuổi, chưa thành niên nhưng theo quan điểm "trứng" và "vịt" thì hoàn toàn sai, "Trứng" cũng có thể đủ khôn để thực hiện hành vi giã man đó, chứ chưa chắc là vịt.

Lý lẽ dựa trên kinh nghiệm đời thường được các ông bố và bà mẹ áp dụng khi muốn trấn áp con cái của mình.Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, thì nó lại rất thường được áp dụng cho những người trẻ tuổi khi tham gia vào quan hệ lao động. Người trẻ, sinh viên mới ra trường luôn bị đè bẹp bởi những hành vi đê tiện này. Người ta dễ dàng phán cho họ một câu "ngựa non háu đá". Ngay lập tức, họ cũng không muốn cống hiến gì thêm. Bởi lẽ, "công cao hơn chủ" là việc làm không nên tí nào. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện nêu trên thường lo sợ trước sự phản trắc của cấp dưới.

*Địa vị xã hội

Đối với địa vị xã hội, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa trên địa vị xã hội của bản thân mình hoặc người khác để chiến thắng trong hoạt động tranh luận và các hành vi đê tiện.Ví dụ: Tôi là Đại Gia, tôi có rất nhiều nhà, tôi có rất nhiều bà, tôi cấm anh ba hoa bởi vì anh tào lao quá.Chủ thể thường dựa trên địa vị xã hội của chính bản thân mình để chiến thắng. Trong những trường hợp khác, các cá nhân còn sử dụng các thẩm quyền của mình hoặc người bên cạnh trong tranh luận, như: "Anh ta là cảnh sát trưởng, lời nói của anh ta ắt phải đúng!" hoặc "Tôi từng là quan chức cấp cao của Chính Phủ, tôi chưa từng nghe ai nói về việc đó.". Những câu nói trên có thể chỉ là thổi phồng những điều không thật. Dù những điều đó là sự thật thì cũng không thể chắc rằng: "Làm cảnh sát trưởng thì luôn đúng" hoặc "làm quan chức cấp cao thì phải biết rõ tất."Lợi dụng địa vị xã hội của mình trong tranh luận được ví như tạt một gáo nước lạnh vào mặt người khác, khiến cho người đó không đủ lý lẽ để nói tiếp hoặc do tức tối mà không thể bộc bạch được nữa. Đây là phương pháp nói khiến cho người khác không làm.(xem chương 3-Phần Thứ hai)

Bên cạnh việc các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường lợi dụng địa vị xã hội cao để chiến thắng thì còn một số ít lại lợi dụng thân phận thấp hèn của mình trong tranh luận nhằm để lợi dụng lòng thương hại của kẻ đối diện, hoặc kêu gọi sự ủng hộ đồng tình của dư luận. Đương nhiên, đó cũng là một cách để vỗ ngực tự xưng là kẻ thấp hèn và tội nghiệp tột cùng, như: "Tư bản là phương tiện bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Thật chất, tư bản không đại diện cho cái gì cả, nếu người lao động không sản xuất ra hàng hoá và của cải. Cái thân phận hèn mọn nhất là cứ đi làm giàu cho giai cấp thống trị bằng những tư bản vô nghĩa. Hãy thủ tiêu giai cấp tư sản và bãi bỏ về tư bản. Sự giàu có được biểu hiện bằng số lượng của cải và hàng hoá do chính con người tạo ra và không lệ thuộc vào tầng lớp thống trị."; hay dựa vào cái nghèo như: "Các vị không có khả năng thấu hiểu về cuộc sống như họ, vì họ đã chủ động từ bỏ mọi xa hoa về cuộc sống"

*Tiền trong túi

Đối với tiền, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường thông qua tiền trong túi để làm căn cứ trong những lời phát biểu, sử dụng lý lẽ dựa trên sức mạnh của đồng tiền để chứng minh ai có nhiều tiền hơn thì người đó đúng; hoặc lợi dụng sự thiếu thốn về tiền nhằm để tạo ra sự thương hại của người khác trong các hoạt động tranh luận của mình. Dựa trên sức mạnh của đồng tiền, các chủ thể thường nêu lên những lời lẽ mang tính chất quyết thắng, gán cho nó một định đề khó thể cãi được, như: "Nhu cầu về phần mềm Microsoft luôn tăng cao. Vì nếu không thì sao Bill Gates trở nên giàu có như vậy?". Dựa trên cái yếu thế của mình về tiền bạc như: "Tôi chỉ là một cô gái trẻ, bị lừa dối bởi một người đàn ông đã có gia đình. Tôi cũng không cần những đồng tiền của ông ấy, không cần ông ấy...Nếu ông ấy chịu bồi thường 100 triệu thì con của tôi cũng không cần ông ấy là cha"(trích trong phiên toà tại Toà Án Nhân Dân Quận Bình Thạnh)

3.2 NGUỴ BIỆN RƠM

Nguỵ biện rơm là hiện tượng mà chủ thể thực hiện một động tác là "nói rất hay nhưng không dám làm". Trong thực tiễn, có nhiều loại người hay tỏ vẻ ta đây, họ thường hay bàn về chính trị; kinh tế; văn hoá...Thẩm chí, họ còn chửi mắng cả ông thủ tướng, phê bình chính sách quản lý nhà nước về kinh tế,...Đó là cách nói anh hùng rơm, chứ không phải là nguỵ biện rơm
Nguỵ biện rơm ở đây là sự tổng hợp những hành vi đê tiện mang tính chất xúi dục người khác làm, thông qua hoạt động của ngôn ngữ, dùng để đương đầu với lý lẽ đang tranh cãi. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường lợi dụng tâm lý đám đông, quy phạm đạo đức xã hội, nhân danh công lý, tinh thần trách nhiệm,..để nhằm tìm lấy sự ủng hộ của người khác, như: "Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không muốn tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức được rằng có nhiều thứ còn quý trọng hơn những thứ đó.". Những thứ quý trọng hơn được nhắc đến là tinh thần trách nhiệm của công dân. Đương nhiên, người phát biểu không bao giờ muốn tòng quân.

Nguỵ biện rơm dựa trên quy phạm đạo đức thường được sử dụng bởi những tên đạo đức giả. Chủ thể đê tiện cần nên biết để đề phòng. Cách đây không lâu, báo chí Việt Nam từng xôn xao vụ việc Đại Biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước chửi mắng Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc về Tứ Đại Ngu, gồm: Đĩ-Đa Đảng-Biểu Tình-Văn Hoá Từ Chức. Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc đưa ra lập luận khá hợp lý về nghề mại dâm; Đại Biểu cho rằng: "Nghề mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại". Cũng chính vì thế, ông ta bị Hoàng Hữu Phước chửi mắng là "đại ngu". Lập luận của ông Phước hoàn toàn dựa trên cơ sở tôn giáo Thiên Chúa và quy phạm đạo đức của riêng tôn giáo đó, chứ không phải quy phạm đạo đức của xã hội và tính khách quan trong hành vi xã hội loài người. Ông Phước rất khéo léo khi dẫn dắt người đọc đồng thuận với mình thông qua sáng Thế Ký Genesis, thánh Kinh Cựu Ước và quy phạm đạo đức tôn giáo. Ông phủ nhận và không tôn trọng quy luật khách quan vốn có trong hành vi con người. Thay vì, ông phải tranh luận nghiêm túc với đại biểu Dương Trung Quốc về thực trạng của nghề mại dâm trong xã hội ta hiện nay, về việc tổ chức và quản lý hoạt động mại dâm, thu thuế và kiểm soát bệnh lây lan qua đường tình dục như thế nào?,...Các cơ quan tổ chức nhà nước có đủ khả năng để quản lý không?. Sau đó, mới dẫn đến kết luận nên hoặc không nên hợp pháp hoá nghề mại dâm. Nhưng ông không làm thế, ông lại dựa trên quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo khiến cho người nghe cảm thấy ông Phước chính là thầy giáo Khổng Tử, một ông cha nhà thờ cao đạo, một kẻ tu hành ngông cuồng,...Dù sao Đại Biểu Hoàng Hữu Phước cũng thật đáng tội nghiệp. Giá như ông ấy học quyển Đê Tiện Huyết Kỳ Thư của tác giả Phiêu Dao, ông ấy sẽ biết đến Thuật Nhẫn Nhục và không mắc phải sai lầm nghiêm trong như vậy.

Xin trích dẫn bài viết bị nhiều người lên án:

1) Mại dâm không là nghề cổ xưa nhất của nhân loại mà là nghề…đạo chích, tức trộm cắp. Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có cho biết thủa hồng hoang mới có một nam tên Adam và một nữ tên Eva, tất nhiên chưa thể phát sinh nhu cầu giải quyết sinh lý với người nữ khác nên chưa thể có mại dâm. Song, Eva và Adam đã đồng lõa ăn trộm trái táo xơi để khai sinh ra ngành công nghiệp thời trang cho nhân loại. Việc to mồm nói mại dâm là nghề cổ xưa nhất chỉ có thể là lời khẳng định sự bó tay của nhân loại trước thân phận bọt bèo của nữ giới và tệ nạn của ma cô đàng điếm, của “nô lệ tình dục”, và của “sex trade” chứ sao lại vin vào đó để đòi “công nhận” là một “nghề” chính danh chính thức?

2) Cũng trong chương Sáng Thế Ký Genesis của Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có ghi việc Chúa Trời sai các thiên sứ bay đến hai thành phố Sodom và Gomorrah vung gươm tàn sát giết sạch nam (đàn ông), phụ (phụ nữ), lão (bô lão), ấu (trẻ em, hài nhi) để trị tội dâm ô đồi trụy. Tuy Genesis không có nêu đặc biệt vấn đề đĩ điếm mại dâm nữ, song trong các chương khác của Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước của Thiên Chúa Giáo như Châm Ngôn (Proverbs 23:27-28), Lu-ca (Luke 736-50), Ma-thi-ơ (Matthew 2131-32) và II Cô-rinh-tô (II Corinthians 5:17), v.v. đều ghi rõ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus sẵn sàng xóa sạch “tội lỗi” cho đĩ điếm nào tin vào Chúa. Đã là “tội lỗi” ắt đó không bao giờ là “nghề nghiệp” cả.

3) Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai. Đa số các sinh viên này của tôi đều thuộc gia đình công giáo, và những chuyến đi thăm phụ huynh tại Đồng Nai, dù đó là thành phố Biên Hòa, hay thị trấn Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, v.v., cho tôi cảm nhận được mức độ đạo hạnh cao, mẫu mực gia phong tốt lành nơi các gia đình và nơi bản thân các sinh viên này. Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả”.

4) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa của cụm từ “đạo đức giả” cũng như các minh họa làm rõ nghĩa cụm từ này trong thực tế đời sống, trong thực tế hùng biện hàn lâm, và trong thực tế tôn giáo, mà tôi sẽ biện luận làm rõ trong một bài viết sau này.

5) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam!

6) Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chính được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán), v.v. và v.v.

7) Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy



3.3 LÀM CHO VẤN ĐỀ TRỞ NÊN TRẦM TRỌNG

Làm cho vấn đề trở nên trầm trọng là hiện tượng mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện lợi dụng tính chất có quan hệ nhân quả của vấn đề và cố gắng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trong khi, những vấn đề đó rất đơn giản, hoàn toàn có thể giải quyết được. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thường dựa vào một nguyên nhân nào đó, rồi có gắng tô vẽ thêm tính phức tạp và khó khăn. Như bác sĩ chuẩn bệnh cho bênh nhân. Dù bản thân bác sĩ thừa biết bệnh nhân bệnh rất nhẹ nhưng vì muốn bán được thuốc và các dịch vụ khác, nên ông ta thường làm cho vấn đề trở nên phức tạp, tính nguy hiểm của vấn đề cao, cố gắng vẽ thêm bệnh và tác hại của bệnh nhằm để hù doạ bệnh nhân. Đây cũng là một dạng quăng bom

hai cách làm cho vấn đề trở nên trầm trọng:
1.Lợi dụng hiệu ứng Đô Mi Nô
2.Lợi dụng hiệu ứng cánh bướm

Trong hoạt động tranh luận, hiệu ứng đô-mi-nô là hiện tượng mà sự kiện này kết thúc, mở ra một sự kiện khác. Khi tiến hành tranh luận với 2 sự kiện, một trước và một sau, có quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Ta gọi cách tranh luận này là tranh luận "Post hoc". Ví dụ: "Liên xô xụp đỗ vì nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để không bị xụp đổ". Thật ra, chủ nghĩa vô thần và cộng sản không có liên hệ gì cả! Hoặc "Tôi uống một viên thuốc nhức đầu và cầu nguyện thượng đế. Bây giờ, tôi đã khoẻ. Tất cả là nhờ ơn Thượng Đế". Chứng nhức đầu được chữa khỏi bằng thuốc, chứ không phải nhờ thượng đế. Đây là sai lầm do nguyên nhân sai

Hiệu ứng cánh bướm là một dạng của lý thuyết hỗn loạn, vì tính chất của sự việc không còn căn cứ theo thời gian nữa, không còn một trước, một sau một cách liền mạch. Đối với hiệu ứng đô mi nô, một nguyên nhân thường dẫn đến một kết quả. Trong trường hợp, hiệu ứng cánh bướm, nhiều nguyên dân dấn đến một kết quả hoặc một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả.

Ví dụ: Một nhân viên báo cáo với giám đốc về việc tàu chở hàng của công ty gặp tai nạn, phải tị nạn ở một cảng khác trên một quốc gia khác. Nhưng vị giám đốc không tỏ ra lo lắng và vô cùng bình thản. Ông ta chỉ quan tâm đến bữa tiệc và những cô gái trẻ đẹp bên cạnh. Anh nhân viên đành phải sử dụng thuật quăng bom như sau:
-Thưa giám đốc, khi tàu gặp tai nạn buộc phải lưu kho lưu bãi. Khi đếm hàng, chắc chắn phải có tổn thất, thuyền trưởng và những người giao hàng sẽ quăng hàng hoá chúng ta xuống biển nhằm để bảo toàn mạng sống, một số hàng hoá còn lại sẽ bị hư hỏng vì va đập, một số khác sẽ trộm cắp. Công ty bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường vì họ cũng phá sản. Công ty của ta sẽ bị khách hàng kiện tụng bởi vì không giao hàng đúng hạn, ngân hàng sẽ đòi nợ còn công nhân sẽ đình công,...Phu nhân của giám đốc sẽ ngất lên, sỉu xuống. Còn giám đốc có thể bị tù tội...Tình thế trong câu chuyện này thật sự rất hỗn loạn, khó mà kiểm soát hết được. Vị giám đốc nghe anh nhân viên trình bày xong, lập tức liên lạc với hãng tàu.

(còn tiếp)
CHƯƠNG 2: THUẬT QUĂNG BOM
(tiếp theo)

3.4 QUĂNG LỰU ĐẠN DỰA TRÊN LỊCH SỬ, GIAI THOẠI, CỔ TÍCH


Là hành vi đê tiện chủ yếu dựa trên lịch sử, giai thoại và cổ tích. Thông qua những dẫn chứng này, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có thể lật lọng, ví von, so sánh và đối chiếu các vấn đề đang phát biểu với chúng; hoặc sáng tác thêm, cắt xén bớt, thay đổi một vài thứ nhằm tạo ra sự hiểu lầm cho người nghe, cho đối tượng và cho những người xung quanh. Mục tiêu là gom góp sự đồng thuận của tất cả mọi người thông qua việc khẳng định rằng: cái gì đúng hoặc tốt chỉ vì nó cổ xưa. Ví dụ: Hàng trăm năm nay, Úc chịu sự cai trị của Hoàng Gia Anh và Úc là một nước thịnh vượng, nên một thể chế tồn tại lâu dài phải là một thể chế ưu việt. Cuối cùng, sự cai trị của Hoàng Gia Anh đối với Úc là điều thật sự cần thiết; Hoặc dựa trên giai thoại như:: Vào thời Hán Sở Tranh Hùng, dựa trên giai thoại về Xích Đế Tử, Lữ Hậu đã tô vẽ thêm hình ảnh chém bạch xà của Lưu Ban, ví ông ta như là Xích Đế Tử, xuống trần gian để trừ ác diệt bạo. Mỗi ngày Lữ Hậu đều bỏ vào thùng nước tắm của Lưu Ban một vài vẫy cá chép, hành động này nhằm mỵ dân, lôi kéo sự ủng hộ của dân ; hoặc dựa trên cổ tích như: Thạch Sùng giàu có nhờ biết cách nắm bắt thời thế, khi cung nhỏ hơn cầu, ông ta bán với giá rất cao nhằm để hớt váng thị trường. Nhưng cuối cùng, ông ta cũng chết. Vậy, chúng ta có nên hớt váng thị trường trong lúc này không?. Đương nhiên, tất cả đều là thủ thuật ba xạo của nghệ thuật quăng bom.

Những khái niệm về lịch sử, cổ tích và thời gian có những điểm khác nhau rõ rệt và thể hiện ở những đặc điểm sau đây:

+Về mặt thời gian:

Lịch sử luôn gắn liền với quá khứ. Từ quá khứ mới có lịch sử, trải qua quá trình ghi chép, đối chiếu và kiểm chứng mà được thừa nhận rộng rãi

Cổ tích cũng gắn liền với quá khứ. Tuy nhiên, cổ tích có thể có thật hoặc không có thật, chưa được thừa nhận một cách rộng rãi và còn tranh cãi bởi tính đúng của nó.

Giai thoại có thể gắn liền với quá khứ hoặc hiện tại. Vì giai thoại vốn là những sự kiện nổi bật, gây chấn động trong dư luận. Ví dụ như: nhà du hành vũ trụ đặt chân lên mặt trăng hoặc bạn đang đi trên đường và thấy cảnh một vị cảnh sát đang phóng xe một cách điệu nghệ để trấn áp kẻ gian chẳng hạn.
Giai thoại được biết đến một cách rộng rãi thông qua sự nổi tiếng của các hiện tượng, sự vật, sự việc trong câu truyện, có thể còn sự tranh cãi bởi tính đúng và sai.

+Về mặt nội dung:

Lịch sử phải có ghi chép một cách đầy đủ, có sự dẫn chứng tình tiết, thời gian, địa điểm cụ thể. Dù điều đó có thể đúng hoặc sai. Lịch sử là một khoa học nên lịch sử phải phản ánh các vấn đề dựa trên cơ sở của khoa học

Cổ tích không phải là lịch sử. Cố tích có thể là câu truyện có thật nhưng ít người biết, được kể lại theo trí tưởng tượng của người phát biểu và được truyền miệng lại. Theo thời gian, câu truyện trở nên khác so với ban đầu. Cổ tích cũng có thể là câu truyện chưa hề có thật, một tác giả nào đó đã sáng tác ra.

Giai thoại là những sự kiện nổi tiếng của một cá nhân nào đó, hay của một tập thể nào đó, trong hoàn cảnh và điều kiện hoàn toàn cụ thể


Dựa trên lịch sử là dựa trên những sự kiện có thật, dùng để dẫn chiếu, so sánh với vấn đề đang phát biểu.


Ví dụ điển hình là dựa trên lịch sử:
Có 1 năm Hong Kong tổ chức thi hoa hậu, cuộc thi bước vòng chung kết, người dẫn chương trình thử tài ứng đối của một cô thí sinh tên Dương như sau:

- Nếu phải chọn 2 người nổi tiếng Chopin và Hitle làm chồng, cô sẽ chọn ai?
- Cô Dương: tôi sẽ lấy Hitle
- Tại sao?
- Cô trả lời, tôi hy vọng sẽ cảm hóa được Hitle, ngăn được thế chiến thứ 2,và không có chết chóc nhiều như vậy.


Cô hoa hậu có sự am hiểu và biết lợi dụng tính chất của lịch sử nhằm để lôi kéo sự ủng hộ của khán giả. Nếu như với những người khác, thì họ sẽ không chọn Hitle, vì chẳng ai muốn lấy một tên đồ tể của nhân loại làm chồng. Tuy nhiên, cô chọn Hitle lại thể hiện được tính đặc sắc và việc trả lời khôn ngoan của cô khiến cho cô giành được sự ủng hộ nhiệt liệt của khán giả.


Dựa trên giai thoại là dựa trên điển tích nổi trội được lưu truyền trong nhân gian.


Ví dụ: Anh nói ngành Thương Nghiệp là có ích cho xã hội. Trên thực tế, Các Mac chỉ ra rằng tư hữu tư bản có tác động xấu đối với chính phủ, kinh tế và cho chính các anh
Người phát biểu dựa trên học thuyết lừng danh của Cac mac, nhưng thực tế, anh ta không hiểu gì về học thuyết này. Lấy cái nổi tiếng, đã trở thành giai thoại để lót đường cho lập luận nhằm để bảo vệ cho lý lẽ, thành kiến, định kiến của mình đối với giai cấp tư sản. Thật ra, mâu thuẫn giai cấp cũng là nội dung trong học thuyết của Các Mác và câu phát biểu trên cũng là kết quả của quá trình mâu thuẫn giai cấp. Đó chính là lý do mà Cac Mac từng phát biểu: "Tôi chưa bao giờ là người vô sản", được hiểu rằng: ông chỉ là người khám phá các quy luật khách quan trong sự vận động của con người và thế giới. Ông chẳng phải là nhà tư sản và chẳng phải là vô sản. Ông là nhà triết học kiêm chính trị


Dựa trên cổ tích là những câu truyện truyền miệng của dân chúng trong nhiều thế hệ.


Ví dụ: Lấy ân báo ân, lấy oán báo oán là hợp lý thôi! Ngay cả, người hiền lành và đẹp nết như cô Tấm còn giết Cám để làm mắm nữa cơ mà!


3.5 TẠO KHÓI CHỨ KHÔNG ĐỐT NHÀ

Là hiện tượng mà các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đê tiện tiến hành dựng chuyện, chuyện không nói có về đối tượng bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Dựa trên những đặc điểm của đối tượng, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện thổi phòng những sự kiện không có thật về đối tượng
Ví dụ: Trong cuộc chiến giữa quân Hán và quân Tây Sở. Trương Tử Phòng vì muốn tiến độ hành quân của Tây Sở Bá vương nên ông phao tin đồn trong hàng ngũ của quân Tây Sở rằng: Tây Sở Bá Vương do té ngựa nên đã chết

Dưới thời Hán Bình đế. Có Vương Mãn, vốn là An Hán Công nhưng có âm mưu muốn lật đổ triều đình, nên y đã âm mưu giết Hán Bình đế để leo lên ngai vàng. Sau khi Hán Bình Đế bị giết năm 13 tuổi. Vương Mãn rất muốn làm vua, nhưng ngại thiên hạ dèm pha. Lúc đó, ở huyện Võ Công, Vương Mãn bèn sai một tên huyện lệnh giả vờ khắc trên khối đá trắng dòng chữ ":Báo cho An Hán công làm Hoàng Đế" và thả xuống giếng sâu. Ít lâu sau đó, một người nông dân đã phát hiện, bèn đem hòn đá lên triều đình. Vương Mãn lợi dụng tình thế lúc đó, tiến hành xúi dục các phe cánh ủng hộ mình lên làm vua

Kế sách này trong Tam Thập Lục Kế, gọi là: Vô Trung Sinh Hữu, tức là:

1/ Phao tin đồn không có thật
2/ Lấy giả thay cho thật
3/ Không có chuyện cũng tạo ra chuyện

Tạo khói là một hành vi đê tiện, lợi dụng quan niệm của nhân gian:"Không có lửa làm sao có khói", chủ thể thực hiện hành vi đê tiện này tiến hành thổi phồng, tạo hiện tượng giả để đánh lừa mọi người xung quanh và đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện

3.6 DỰA VÀO SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Số liệu thống kê là một công cụ vô cùng lợi hại, được giới đê tiện dùng để chứng minh bất cứ điều gì, là một thủ thuật dùng để viện dẫn và bẻ gãy lập luận của đối phương. Số liệu thống kê thường được các hãng bột giặt nêu ra, như: "Giặt sạch 99% vết bẩn". Như vậy, từ đó có thể suy ra rằng: tất cả các vết bẩn không giặt được chiếm tỷ lệ là 1%, nhưng vấn đề đặt ra là 1% của bao nhiêu vết bẩn? Và ai cũng biết đây là hành động "nổ bom" của các hãng bột giặt nhằm đẩy nhanh doanh thu của mình.

Nếu trong tự nhiên, có 100 vết bẩn thì có 1 vết bẩn không giặt được
Nếu trong tự nhiên, có 1000 vết bẩn thì có 10 vết bẩn không giặt được
................
Nhưng trên thực tế, có vô số các vết bẩn, không thể đếm hết
Như vậy, nạn nhân không thể nào kiện được hãng bột giặt. Vì với bất kỳ vết bẩn nào, công ty bột giặt đều cho rằng: "Chúng là của 1% kia".
Tương tự, mới 99%, 99% không tỳ vết, chất lượng 99%,...

Số liệu thống kê thường được biểu hiện qua các nhóm ngôn ngữ diễn đạt sau đây:
-"Một vài","Một số","một phần","không phải tất cả",...Phản ảnh số ít
-"Đa số","Tuyệt đại đa số","Hầu như tất cả","Phần lớn","hầu hết", "nhìn chung",...Phản ảnh số nhiều
Khi lập luận, chủ thể thực hiện các hành vi đê tiện cần phải chủ động phát ngôn bằng những từ ngữ mang tính đại khái, không cụ thể như trên. Những từ ngữ này mang khuynh hướng phản ảnh một tập hợp không đầy đủ, không toàn diện, không chi tiết, như là: "80% ý kiến được thăm dò", nhưng số lượng người được thăm dò chỉ có 5 người.Như vậy, chỉ có 4 người đồng ý. Rồi cố tình gán vào khái niệm "Đa số những người được thăm dò đều tán đồng với ý kiến của anh".

Hành động loại trừ "phiếu trắng" thường được các tay lãnh đạo kỳ cựu sử dụng. Đầu tiên, hội trường thu thập số lượng người không đồng ý, không tán thành dơ tay biểu quyết. Sau đó, lấy số lượng người có mặt tại hội trường trừ đi số lượng người không tán thành. Ví dụ: Tại hội trường, có 100 người, trong đó có 43 người không tán thành với ý kiến của lãnh đạo. Như vậy, số còn lại 57 người là tán thành với ý kiến lãnh đạo. Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo sẽ tiếp tục nỗ lực với ý kiến của mình. Người ta dễ dàng gán vào cụm từ "Phần lớn người trong hội trường đều đồng ý với lãnh đạo". Nhưng thực tế, 57 người này còn bao gồm cả những người không có ý kiến, tức là bỏ "phiếu trắng". Người bỏ phiếu trắng cộng với người tán thành với ý kiến của lãnh đạo mới bằng 57 người.Hành động này là quăng bom có mục đích là nhằm lôi kéo ý kiến tán đồng

Mì ăn liền OMACHI thường đưa ra quảng cáo: "Sợi mì được làm từ khoai tây, nên không gây mụn", làm cho người xem hiểu lầm :"Sợi mì được làm hoàn toàn từ khoai tây". Nhưng trên thực tế, sợi mì chỉ có 20% là khoai, còn lại là bột. Mặc dù, OMACHI không đưa ra khái niệm "Hoàn toàn", nhưng người đọc lại hiểu là "Hầu hết" là như thế. Cách này thật thâm sâu và bí hiểm vô cùng, mang tính ẩn dụ sâu sắc, lợi dụng số thống kê rồi khái quát cho toàn bộ
4. YÊU CẦU CUẢ THUẬT QUĂNG BOM

4.1 TƯ DUY PHẢI LIÊN TỤC, CÓ TÍNH LOGIC

Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện này cần phải tư duy một cách liên tục, tức là vấn đề phát biểu khi trước và vấn đề phát biểu lúc sau phải phù hợp về nội dung, hình thức phải mang tính logic. Việc này giúp làm tăng hiệu quả khi thực hiện hành vi quăng bom. Tránh trường hợp, câu chuyện lúc đầu và câu chuyện lúc sau khác nhau hoàn toàn, sai lầm này có thể dẫn đến tình trạng mà người nghe khó có thể tin theo, câu phát biểu không tỏ ra chuẩn xác, gây nghi ngờ bởi tính sai biệt của nó.

Ví dụ: Trong phiên xét xử vụ án Năm Cam đã âm mưu, ra lệnh cho Hải Bánh dùng súng lục bắn chết Dung Hà- một nữ trùm xã hội đen, gốc Hải Phòng. Năm Cam đã khai mình bị các công an viên ép cung, chứ y không thực hiện hành vi đó. Nhưng qua 2 tháng xét xử, Toà án hỏi bị can cảm thấy như thế nào?, có khoẻ không?. Nam Cam lại trả lời rằng y cảm thấy rất khoẻ, ở trong tù, y ăn ngon, ngủ kỹ, các công an viên đối xử rất tử tế...Thế là, Nam Cam đã bị vị Chánh Thẩm gài... Rõ ràng, khi Nam Cam dùng thuật quăng bom đã không tư duy liên tục, hắn không thể nhớ những gì mà hắn đã nói. Hai tháng xét xử đã lấy đi trí nhớ và câu nói lúc này đã tố cáo tối ác của hắn

Tư duy liên tục còn là những một biện pháp dùng để dự đoán, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện này cần phải dự doán trước những tình huống xảy ra trong tương lai. Bởi vì, tính đúng của một vấn đề luôn được căn cứ trên mức độ phù hợp giữa các sự kiện, thời gian, địa điểm, nơi chốn,... nên tính liên tục là tổng hợp các "đường thẳng" nối kết những những "điểm" phát biểu trong những không gian, thời gian, sự kiện khác nhau và cố gắng làm cho chúng có mối liên hệ với nhau, dù trên thực tế chúng không có liên hệ với nhau.
Ví dụ: Trong một đoạn kịch hài, cô B phát biểu rằng : "Tôi muốn anh(anh A) đóng tiền để xây dựng đội dân phòng của phường chị. Vì chị mong muốn và khao khát đội tuyển bóng đá Việt Nam dành giải World cup trong năm nay". Hai vấn đề thật sự không dính dáng gì. Nhưng sau khi nghe chị phát biểu, ta mới phải bật cười: "Dân phòng vững mạnh, thì dân mới ăn ngon ngủ yên. Từ đó, mới gia tăng năng suất, dân có tiền thì mới đóng thuế và Chính Phủ mới có tiền đầu tư cho Thể Dục Thể Thao. Cuối cùng, bóng đá Việt Nam mới giành được giải."

4.2 TAM SAO THẤT BẢN

Trong kỹ thuật quăng bom, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện cần phải lợi dụng tính "Tam Sao Thất Bản" nhằm để lan truyền thông tin về mặt số lượng, cũng như về mức độ. Tam Sao Thất Bản được ví như là vụ nổ của bom hạt nhân, chính xác nó là một vụ nổ dây chuyền, lây lan trên diện rộng, có nhiều người tham gia.

Xuất phát từ sự giới hạn của trí não con người, một người chỉ có thể làm tăng mức độ kịch tính của câu chuyện trong một giới hạn nhất định và trong phạm vi khả năng của mình. Nhưng nếu câu chuyện được Tam Sao Thất Bản, thì nó sẽ có rất nhiều phiên bản khác nhau, mức độ kịch tính cũng khác nhau hoặc thẩm chí, là lớn hơn. Xuất phát từ quan điểm:"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", mà sự cần thiết của Tam Sao Thất Bản ngày càng được đề cao

Điều kiện để có một Tam Sao Thất Bản là trong dây chuyền của sự lây lan phải có tối thiểu là 2 cá nhân.

Thứ hai, mức độ khác biệt trong câu chuyện từ người phát biểu cho đến người kế cận phát biểu không được quá lớn, cần phải có phù hợp nhất định về nội dung, hình thức, số liệu, sự kiện, không gian, thời gian, địa điểm, nơi chốn và tính logic học của nó. Nếu như không phù hợp thì dây chuyền đó có thể bị chấm dứt, khi bị người nghe khác phát hiện ra sự sai biệt này. Cho nên, câu chuyện được lan chuyền giữa người phát biểu với người kế cận phát biểu và câu chuyện được lan chuyền giữa người kế cận phát biểu với người tiếp theo trong đường dây đó không được sai biệt quá lớn. Mức độ sai biệt cần được chủ thể thực hiện hành vi đê tiện chủ động giới hạn trong một phạm vi ước tính. Tuy nhiên trên thực tế, ta khó mà định lượng được. Đơn giản vì chúng mang tính định tính.

Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện, khi lan truyền thông tin cho nhiều người, thì không được tuỳ tiện thay đổi nội dung thông tin mà mình phát biểu.Quy định này nhằm tránh trường hợp, người nghe thứ nhất và người nghe thứ hai gặp nhau và phát hiện ra việc ta đã "nổ bom". Cho nên, việc lan truyền thông tin cần đảm bảo sự thống nhất về mặt nội dung là như thế! Tuy nhiên, chủ thể thực hiện kỹ thuật này không thể kiểm soát người nghe kế cận có tuân thủ quy định này hay không. Vì đó là việc hoàn toàn không thể làm và không đủ khả năng làm.

Ngoài ra, ta còn có "Đại Tam Sao Thất Bản" là một dây chuyền lây lan có tối thiểu là 2 Tam Sao Thất Bản. Là hiện tượng, một cá nhân hoặc một tổ chức thực hiện hành vi đê tiện, tiến hành thuật quăng bom, lây lan trên nhiều nhánh Tam Sao Thất Bản khác nhau.

4.3 KHÔNG ĐƯỢC QUĂNG BOM TUỲ TIỆN

Việc quăng bom tuỳ tiện sẽ khiến cho chủ thể thực hiện hành vi đê tiện mất uy tín, mất sự tín nhiệm và thất bại hoàn toàn. Không được đem sự nguy hiểm, sự sống còn, sự được mất ra đùa giỡn. Bởi lẽ, nó chẳng có lợi gì cho các hoạt động đê tiện và có khi, nó lại là cơ hội cho kẻ khác lợi dụng, như: Chu Du-thời Tam Quốc giả chết nhưng cuối cùng ông ta chết thật hay trong câu chuyện ngụ ngôn "Mất cừu", có thằng bé thích đùa, nó giải trí bằng cách kêu cứu hàng xóm là "em bị trộm cừu", cuối cùng khi bị trộm cừu, dù có la hét cỡ nào cũng không ai cứu hoặc đừng như Chu U Vương say mê Bao Tự, vì muốn có nụ cười của mỹ nhân mà đốt lửa tháp dầu. Cuối cùng, không đất dung thân...
Kẻ nói dối Trong bài "Tìm ra bí ẩn của phương pháp nịn hót" của Lỗ Tấn có đoạn như sau: "Kiếc-cơ-ga là một người Đan Mạch u uất, tác phẩm của ông bao giờ cũng hàm giọng bi phẫn. Có điều trong đó cũng có rất nhiều cái thú vị, tôi thấy mấy câu như thế này: Rạp hát cháy. Anh hề ra trước sân khấu, tin cho người xem biết. Ai cũng tưởng anh hề đùa, cứ vỗ tay. Anh ta lại nói rạp hát cháy thật rồi. Người ta lại càng cười phá lên, càng vỗ tay mạnh. Tôi nghĩ đời người sẽ kết thúc giữa những tiếng hoan hô của những kẻ tưởng là đùa cho vui." (Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc) Anh hề đang đứng trên lập trường của "kẻ nói dối" nên người ta nghĩ rằng "mọi lời nói của anh ta đều giả dối cả". Nhưng khi anh ta thay đổi lập trường của mình để thông báo một thông tin thật sự thì mọi người cũng cho rằng anh ta đang đứng trên lập trường của "kẻ nói dối" và cũng không tin. Như vậy xem ra nếu lọt vào cảnh đó thì chẳng có cách nào để vứt bỏ cái lập trường kia được.
Quăng bom phải có lý trí một chút. Tuỳ tình huống cụ thể mà áp dụng cách này hoặc cách kia. Khi cần thuyết phục thì thuyết phục bằng lời. Khi cần hành động thì hành động cụ thể. Đó mới là cái chí lớn của người quân tử. Bởi, bất kỳ hành động nào cũng đều dẫn đến nhiều hệ luỵ

5. Ý NGHĨA

Thuật quăng bom bao gồm: Hành vi quăng bom và ngôn ngữ quăng bom. Có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động đê tiện của con người. Dù thuật quăng bom thể hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ(ngoại trừ kỹ thuật Tạo Khói Chứ Không Đốt Nhà) nhằm tranh cãi, biện bác nhưng lại có tầm quan trọng lớn lao. Mục đích của hành vi này nhằm để lôi kéo sự đồng thuận, lôi kéo cái tính đúng và hợp lý về phía mình, nhằm để chống lại sự tấn công của những kẻ đê tiện khác.
CHƯƠNG 3: THUẬT CÔNG KÍCH

1. KHÁI NIỆM

Thuật công kích là một kỹ thuật đê tiện mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành các hoạt động nhằm để hạ thấp uy tín của đối phương trong hoạt động tranh luận nhằm để giành lấy phần thắng về phía mình; thông qua các hoạt động về ngôn ngữ và hành vi cụ thể

Thuật công kích giúp cho chủ thể thực hiện hành vi đê tiện hoàn thành các mục tiêu của mình, nâng cao được lợi thế ngư ông đắc lợi, kích thích, đả phá và khiến cho kẻ thù tự mâu thuẫn lẫn nhau và từ đó, chúng tự tiêu diệt lẫn nhau.

2. PHÂN LOẠI

Trong chương này, với thuật công kích, tác giả xin chia thành 2 loại chính. Đó là : Công kích cá nhân và công kích tập thể. Dựa trên số lượng đối tượng bị công kích bởi các hành vi đê tiện, công kích cá nhân là hành vi công kích đối với 1 người, bao gồm 8 bài công kích. Và công kích tập thể là công kích từ 2 người trở lên, bao gồm 8 bài công kích

3.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THUẬT CÔNG KÍCH

2.1 XUẤT PHÁT TỪ NHU CẦU VÀ TÍNH CẤP THIẾT

Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với việc nhận dạng các thủ thuật đê tiện trong hàng loạt các hoạt động, mà thuật công kích ra đời và hoàn thiện nhằm để đảm bảo được tính cấp thiết cần có của một hoạt động đê tiện

2.2 KẾT THÚC CỦA MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Sự kết thúc của một suy luận đê tiện là tiền đề cho sự ra đời của thuật này

PHẦN 1: CÔNG KÍCH CÁ NHÂN

1. KHÁI NIỆM CÔNG KÍCH CÁ NHÂN


Công kích cá nhân là một thủ thuật đê tiện mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện trong quá trình tranh luận của mình, không trực tiếp đương đầu với luận điểm của đối phương. Thay vào đó, chủ thể hướng đến việc đã kích đến cá nhân người phát biểu hơn là việc đi tìm lý lẽ nhằm để phản biện lại quan điểm mà đối phương đã đưa ra. Bởi vậy, trong nghệ thuật tranh luận, kỹ thuật đê tiện này thuộc nhóm nguỵ biện nhằm để thay đổi chủ đề. Có rất nhiều kỹ thuật nhằm để thay đổi chủ đề trong tranh luận mà tác phẩm sẽ được đề cập sau.

2. ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng của công kích cá nhân là một người. Đó là những ai tham gia vào hoạt động tranh luận face to face, tức là mặt đối mặt với kẻ tranh luận. Đương nhiên, bất kể hắn ta còn sống hay đã chết.Ta hãy nhớ đến chuyện gào khóc của Gia Cát Lượng trong đám tang của Chu Du thời tam quốc. Trong quá trình tranh luận, không nhất thiết chỉ có mặt 2 bên, mà còn có bên thứ ba với tư cách là thính giả, những người dự thính trong tranh luận. Việc công kích cá nhân có mục đích không nằm ngoài mục đích lôi kéo khán giả dự thính, ủng hộ cho quan điểm của mình.

3. PHÂN LOẠI

Công kích cá nhân bao gồm 8 bài công kích:
Bài 1: Tấn công trực tiếp vào tư cách của cá nhân
Bài 2: Tấn công vào hoàn cảnh của cá nhân
Bài 3: Tấn công vào căn nguyên vấn đề của cá nhân
Bài 4: Lăng mạ
Bài 5: Đầu độc nguồn nước
Bài 6: Tấn công gián tiếp bằng so sánh, liên tưởng
Bài 7: Tấn công gián tiếp dựa vào so sánh đặc tính
Bài 8: Suy diễn và câu hỏi phức hợp

Trong công kích cá nhân, tác giả chia thành 2 loại chính: Công kích trực tiếp và công kích gián tiếp. Theo đó, từ bài 1 đến bài 5 là công kích trực tiếp vào cá nhân người phát biểu, từ bài 6 đến bài 8 là công kích gián tiếp vào cá nhân người phát biểu.
BÀI 1: TRỰC TIẾP TẤN CÔNG VÀO TƯ CÁCH CỦA CÁ NHÂN

1. XÉT VÍ DỤ:

"Về quyết định cho dự án kế hoạch đầu tư lần này. Như bạn biết, anh ta vừa thăng lên chức phó phòng công ty và đã tỏ ra rất hách dịch. Tôi biết bạn sẽ không đồng ý với tôi, nhưng sự thật anh ta là kẻ xấu tính. Chúng ta không nên tán thành với những quyết định của anh ấy, tại kỳ họp lần này."

2. CÔNG THỨC CHUNG

Bước 1. X là một người xấu xa
Bước 2. Do đó, lập luận của X là hoàn toàn sai

Tấn công trực tiếp vào tư cách cá nhân là một hành vi đê tiện, mang khuynh hướng dè bĩu, gièm pha nhằm mục đích lôi kéo người khác tán đồng với lập luận của mình

3. PHÂN LOẠI:

Tấn công trực tiếp vào tư cách của cá nhân bao gồm các dạng sau đây:
1. Ông ấy là kẻ vô lại
2. Anh cũng thế mà
3. Bởi tư cách, tác phong của anh là thế!

3.1 ÔNG ẤY LÀ KẺ VÔ LẠI!

Với lập luận "Đừng nghe ông ta-Ông ta là kẻ vô lại!", người thực hiện nguỵ biện này tấn công trực tiếp vào tư cách của người đang tranh luận. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà tuỳ thuộc vào logic của lời phát biểu. Chẳng hạn như: "Ông nói là những người vô thần có đạo đức. Vậy, chính ông đã từng ly dị với vợ con". Thật ra, vấn đề được tranh luận là "Những người vô thần có đạo đức hay không." Nhưng tác giả không tranh luận về vấn đề này mà lại công kích vào bản thân của người phát biểu. Câu chuyện bị công kích và câu chuyện đang tranh luận trong trường hợp này, thật sự không có mối quan hệ gì với nhau

Một ví dụ khác cho kiểu công kích vào cá nhân này “Giáo sư Trần đang cố gắng thuyết phục sinh viên lớp tôi học môn nhạc cổ điển vào học kỳ này. Nhưng ông ta là một người vô cùng ích kỷ và tự cao. Tôi không muốn nghe bất cứ điều gì mà ông ta nói.". Ở đây, tác giả không muốn đề cập đến vấn đề "học môn nhạc cổ điển". Tác giả lãng tránh nó bằng cách tấn công vào tư cách của giáo sư Trần

Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A là sai. Ví dụ: “Hiện giờ, Oglethorp nói rằng các công ty lớn không nên đóng thuế nhiều hơn nữa. Đó là điều bạn mong mỏi ở một nghị sĩ đã sống ở Washington hai năm và đã quên tất cả mọi điều khi trở về quê hương. Để đáp lại lý lẽ của viên nghị sĩ nói trên, tôi chỉ cần nói rằng hai năm trước đây ông ta đã từng hết sức bảo vệ cho chính sách địa phương mà giờ đây ông ta đang chống đối một cách mạnh mẽ.”. Lý lẽ được người phát biểu đưa ra là hành động "vô ơn" vì đã quên mọi thứ khi trở về quê hương của viên nghị sĩ trên

Công kích theo kiểu : "Đừng nghe ông ta-Ông ta là kẻ vô lại" thực sự là một kiểu công kích mà dù cá nhân phát biểu có vô lại hay không thì cũng không đủ cơ sở vững chắc để ta phán đoán rằng lời phát biểu đó sai; và ngược lại. Không có mối liên hệ giữa sự vô lại một lập luận đúng. Đơn giản vì người không vô lại cũng có thể lập luận sai như thường. Một biến thể của kiểu công kích này là có mối liên hê ngầm giữa một lập luận và tư cách của người phát biểu. Một cách chửi móc họng đầy ẩn ý ở ví dụ sau đây:
“Tôi muốn lưu ý Hạ Viện nhớ cho rằng trong thời kỳ người chất vấn tôi còn đang đương nhiệm, tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng gấp đôi, lương bổng giảm sút gần như bằng với tốc độ tăng giá. Và ông ấy còn đủ can đảm để hỏi tôi về tương lai ngành khai mỏ”

3.2 ANH CŨNG THẾ MÀ!

Lý lẽ chủ yếu mà người lập luận đưa ra là “chuột cống thối đừng chê chuột chù hôi”. Chúng ta có một xu hướng tự nhiên là luôn muốn người khác "thực hiện những điều họ thuyết giáo".Một phiên bản khác nhằm để tấn công trực tiếp vào tư cách người tranh luận là buộc tội người phát biểu đã hành động trái với luận điểm mà họ đã đưa ra.

“Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”. lý lẽ của đối thủ là vô giá trị bởi đối thủ đã không làm theo chính lời khuyên của mình.

“Hãy xem ai bảo tôi ngừng hút thuốc! Anh còn hút nhiều hơn tôi đấy!” Mặc dù lời khuyên trên của một người nghiện thuốc có thể dấy lên nghi ngờ về niềm tin của bạn đối với lý lẽ đó, nó cũng không nhất thiết là phá hoại lý lẽ đó. Việc tranh luận rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe cũng có thể đúng; bất kể người nói điều đó đã từng hút thuốc hay không. Nguỵ biện “Anh cũng thế” được sử dụng để lấp liếm, hoặc che đậy một sự thật hiển nhiên nào đó, mà người nguỵ biện không tài nào đám đương đầu với nó. Nguỵ biện này xuất hiện chỉ vì người nguỵ biện không thể giải quyết được chủ đề chính của cuộc tranh luận là "Hút thuốc là có hại"

"Anh cũng thế mà!" là một dạng công kích cá nhân có tên "Tu quoque", được thực hiện dựa trên 2 cơ sở chính thống, đó là:
+Lý lịch đối phương phải bị khai thác
+Sự thiếu nhất quán trong các tranh luận của đối phương
Tức là, muốn tạo ra kiểu công kích này, người thực hiện hành vi đê tiện phải nắm rõ được lý lịch của đối phương. Ví dụ: Đối phương đưa ra lời tuyên bố "Hút thuốc có hại cho sức khoẻ" thì ta cần phải tìm hiểu lý lịch của anh ta, rằng :"anh ta đã từng hút thuốc chưa?". Từ đó, suy ra sự thiếu nhất quán trong cách lập luận của đối thủ. Đối thủ không đủ tư cách để tranh luận với ta

3.2.1 KHAI THÁC LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI PHÁT BIỂU

Với một chút tinh tế hơn, nguỵ biện “Anh cũng thế!” được tiến hành bằng cách khai thác lý lịch của người phát biểu trong tranh luận. Cái đúng hoặc sai của một luận điểm không liên quan gì đến lý lịch của người đưa ra tuyên bố

“Và giờ tôi chuyển sang lời buộc tội của bà Green, rằng tôi đã lừa dối xã hội này có chủ ý thông qua lợi ích của tôi trong công ty liên quan. Liệu tôi có thể nhắc anh rằng lời buộc tôi này đến từ bà Green, người đã im lặng khi con rễ của bà ta thu lợi thông qua quyết định của chúng tôi từ khu đất thừa đó. Những lời bà ta nói thật không đáng tin cậy, chắc chắn anh phải đồng tình với tôi”.Bằng chứng dùng để chống lại lời tuyên bố trên; là những tình tiết trước đó có liên quan đến cá nhân bà Green
Ở đây tác giả đã tìm hiểu lý lịch bà Green, có anh con rễ thu lợi từ công ty của người thực hiện hành vi đê tiện

3.2.2 TẤN CÔNG VÀO QUAN ĐIỂM KHÔNG NHẤT QUÁN CỦA ĐỐI PHƯƠNG

Với dạng này, nguỵ biện được tiến hành thông qua sự thiếu nhất quán trong cách lập luận của đối phương về một sự việc cụ thể nào đó
“Tại sao chúng ta phải nghe ý kiến ủng hộ của Brown về vấn đề khu đậu xe mới, khi chỉ mới năm ngoái, anh ấy phản đối toàn bộ ý tưởng trên?”.Lập luận này chỉ ra rằng, cái đó tỏ ra không nhất quán với tất cả những gì họ nói.

*Một biến dạng khác là một lý lẽ kiểu "Anh cũng làm thế!" chuyển sang lý lẽ "Anh cũng sẽ làm như vậy nếu anh có cơ hội.".Chẳng hạn như: “ Có thể đúng rằng Kuwait chưa hề tiến hành bất cứ hoạt động tình báo nào tại Mỹ. Nhưng họ cũng sẽ làm nếu có cơ hội. Tôi cho rằng Kuwait nên tránh điều đó.”

3.3 BỞI TÁC PHONG CỦA HẮN!

Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như: “Tại sao chúng ta phải nghe theo cái tên khố rách áo ôm đó chứ?” hay “Chúng ta không nên quá tin tưởng hắn; bởi hắn trông có vẻ không được lương thiện và đàng hoàng cho lắm” Hoặc “Anh ta là kẻ nhút nhát, làm sao có thể tin theo dự án đầu tư vào bất động sản trong thời gian sắp tới. Trong khi, chúng ta cũng không dám chắc chắn là nó có hiệu quả”
BÀI 2: TRỰC TIẾP TẤN CÔNG VÀO HOÀN CẢNH CUẢ CÁ NHÂN

1. XÉT VÍ DỤ

"Anh bênh vực cho nhà giàu vì anh là người giàu"
"Anh không học kinh tế làm sao có thể bàn đến vấn đề kinh doanh?"

2. CÔNG THỨC CHUNG

Bước 1: A có thân thế, nghề nghiệp, hoàn cảnh…như vậy
Bước 2: Do đó, lập luận A sai

Với lối ngụy biện này, người nguỵ biện chứng minh đối phương sai bằng cách chỉ ra rằng luận điểm của đối phương đơn thuần tới từ hoàn cảnh (thân thế, nghề nghiệp,…) của họ.


3. PHÂN LOẠI


Vốn là dạng nguỵ biện nhằm thay đổi chủ đề trong tranh luận.Lối ngụy biện này được sử dụng nhằm để chỉ trích hoàn cảnh, thân thế, nghề nghiệp cá nhân người tranh biện; thay vì chỉ trích các luận điểm hay luận cứ hay phương pháp luận chứng của người tranh biện. Được chia làm 2 loại:

1.Công kích vào thân thế, hoàn cảnh
2.Công kích vào nghề nghiệp

3.1 CÔNG KÍCH VÀO THÂN THẾ, HOÀN CẢNH

Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”. Không nhất thiết phải xuất thân từ khá giả thì mới học một trường khá giả và không nhất thiết là người nghèo mới hiểu cái nghèo. Ở đây, người nguỵ biện đã đứng về một vị trí mà trong ngôn ngữ học có tên là "Cas locatif", tức là người phát biểu đã cố tình đứng bên ngoài tập hợp để chỉ trích cá nhân trong tập hợp đó. Tập hợp bị chỉ trích là " những người giàu có" và trong tập hợp này có nạn nhân, người bị tác động bởi hành vi công kích trên.

Trong loại nguỵ biện này, tác giả thường sử dụng những từ ngữ mang cảm tính cao, có vẻ đầy tính thuyết phục. "Vì anh là địa chủ nên anh là kẻ bóc lột giai cấp của những người nghèo". Trong thực tế, nếu không có sự giúp đỡ về tài sản của những người có của cải trong xã hội thì cách mạng vô sản không thể giành thắng lợi.

Một phiên bản khác của dạng này, người thực hiện hành vi nguỵ biện đứng bên trong tập hợp và chỉ trích người đứng bên ngoài tập hợp. Ví dụ: “Là một công dân sống trong một đất nước còn nghèo mà bạn không có ý chí phấn đấu để làm giàu cho bản thân rồi từ đó giúp đỡ những người xung quanh là đáng chê trách.”. Tập hợp mà tác giả nêu ra là "công dân sống trong đất nước còn nghèo nhưng có ý chí phấn đấu", đương nhiên trong tập hợp này có tác giả nhưng đối tượng bị công kích không thuộc nhóm tập hợp này, tức là "anh ta sống trong đất nước còn nghèo nhưng KHÔNG CÓ Ý CHÍ phấn đấu". Tác giả lợi dụng quy phạm của đạo đức để làm tăng sức mạnh của lời cáo buộc. Hoàn cảnh được nêu ra trong câu chuyện này là “Đất nước còn nghèo”, ý kiến chủ quan là “anh ta không có ý chí phấn đấu” và đây cũng chính là lời chỉ trích được lồng vào lời phát biểu trên. Tuy nhiên, lời khuyên sẽ rất chính xác nếu anh ta là con người như thế. Nhưng sẽ là vô lý, khi anh ta bị một kẻ không ra gì dạy đời.


3.2 CÔNG KÍCH VÀO NGHỀ NGHIỆP


Công kích vào nghề nghiệp là hành vi mà tác giả tấn công vào tính chất đặc thù nghề nghiệp của người đang tranh luận

Ví dụ: A và B đang tranh luận triết học. A là sinh viên triết học còn B thì không. A nói rằng: “ Vì anh không học triết học nên những gì anh nói không có giá trị.” Trong trường hợp này, A đã ngụy biện vì chuyện học triết không ảnh hưởng đến giá trị chân lý của tranh cãi triết học. Vì tính đặc thù của triết học chủ yếu là sự quan sát và chiêm nghiệm chứ không đặt ra vấn đề là phải được đào tạo bài bản hay không.

Nhưng ta lại rất dễ nhầm lẫn trong việc ngụy biện bằng việc công kích hoàn cảnh cá nhân. Ví dụ: A và B đang bàn về vấn đề kinh tế vĩ mô. A là sinh viên kinh tế, B là sinh viên nông nghiệp. A nói: “ B không học về kinh tế thì không có kiến thức kinh tế để bàn luận đúng sai.”, thì trường hợp này không là ngụy biện, vì tính đặc thù của kinh tế là phải học mới biết được cụ thể kiến thức của mình đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp.
BÀI 3: TẤN CÔNG VÀO CĂN NGUYÊN VẤN ĐỀ CỦA CÁ NHÂN

1.XÉT VÍ DỤ
“Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam.” Như vậy, lý do ông ấy luôn nói tốt về Việt Nam, là vì ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam

2.CÔNG THỨC CHUNG
Bước 1: X có những căn nguyên đáng ngờ.
Bước 2: Do đó, lập luận của X là không chính xác

Là một loại lý lẽ mà trong đó người ta cố gắng chứng tỏ một luận điểm là sai trái bằng cách lên án căn nguyên hoặc nguồn gốc của nó, nhằm phá huỷ uy tín, tư cách của người phát biểu và luận điểm của người phát biểu. Sự công kích này có thể rất rõ ràng hoặc tinh vi đến mức chúng ta không thể nhận ra mục đích chống đối tác giả hay sự biểu hiện của sự sai lầm đó.

3.PHÂN LOẠI

Tấn công vào căn nguyên vấn đề của cá nhân được chia làm 2 loại:

1.Lên án căn nguyên đáng ngờ
2.Ám thị đối phương

3.1 LÊN ÁN CĂN NGUYÊN ĐÁNG NGỜ

Một căn nguyên đáng ngờ của một người có thể làm yếu đi sự tín nhiệm của người đó. Tuy nhiên, căn nguyên đó không thực sự là chân lý của luận điểm đó.

« Một doanh nhân vốn là một cựu sinh viên; đang thuyết phục lãnh đạo nhà trường nên xây một khu ký túc xá cho sinh viên. Nhưng anh ta lại là giám đốc của một công ty xây dựng chung cư. Anh sẽ có nhiều cơ hội để ký hợp đồng này.” Người phát biểu làm cho người nghe tin rằng: lời nói của anh ta không đáng tin cậy. Bởi vì, anh ta là chủ doanh nghiệp xây dựng chung cư.

Hay “Chúng ta nên cân nhắc việc đề xuất học bổng nhằm để khai thác năng lực của những sinh viên nghèo vượt khó. Bởi vì nó được đưa ra bởi một uỷ ban bao gồm những thành viên trong Khoa và Ban Quản Trị. Không một học sinh nghèo nào có mặt trong uỷ ban đó cả”

“Chúng ta phải cẩn thận khi nói đến bài luận của Schopenhuaer phản đối phụ nữ. Bất cứ thầy tâm lý nào cũng giải thích được việc này bằng cách liên tưởng đến mối quan hệ căn thẳng giữa Schopenhuaer và mẹ ông”.

3.2 Ám thị đối phương

Một phiên bản khác của nguỵ biện này, còn được gọi là: nguỵ biện ám thị được hiểu là loại ngụy biện mà người tranh luận suy diễn vô căn cứ từ luận điểm của đối phương rồi phê phán chính sự suy diễn ấy. Trong một số tác phẩm loại ngụy biện này mang tên: “ Nhét chữ vào miệng người khác”, nó cũng dựa trên căn nguyên của đối phương từ việc suy diễn theo cảm nghĩ hoặc cảm tính chủ quan từ người nguỵ biện, chứ không phải từ người phát biểu trong tranh luận.

Ví dụ: A và B đang tranh luận về việc sống thử trước hôn nhân, A ủng hộ còn B phản đối. B chỉ trích A bằng luận điểm: “ Sở dĩ anh ủng hộ vì nó mang lại lợi ích cho anh và nó giúp anh có thể sống thử với ai đó anh thích”. Như vậy B đã mang lại cuộc tranh luận từ một luận điểm không liên quan gì luận đề đang được bàn cãi và nhằm mục đích công kích B. A tự đưa ra giả thiết cho rằng : “B muốn sống thử với nhiều người”

Khác với lên án căn nguyên của người phát biểu trong tranh luận, nhét chữ vào miệng người khác lại tạo ra một căn nguyên lừa dối, giả tạo. Cơ sở chính của lập luận này dựa trên những ý nghĩ chủ quan, cảm tính, suy diễn của người nguỵ biện nhằm công kích tư cách của đối phương trong tranh luận

Ví dụ khác:
A là luật sư, B là bị cáo

Trong một phiên toà phúc thẩm, xét xử lại vụ án giết người cách đây 3 năm về trước. Bị cáo B cho rằng mình bị xử tù oan. Lập luận của B : « Trong đêm hôm ấy, anh có nhìn thấy một kẻ mặc đồng phục người sửa máy lạnh. Có thể, hắn ta là kẻ giết người ». Trong biên bản điều tra, giám định cho thấy trên thi thể nạn nhân có dính vết dầu tẩy rửa

Luật Sư A lập luận như sau : « Thưa quan toà, tôi cho rằng một người phải ngồi tù oan là vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, có những kẻ ngồi tù với một cách cực kỳ đau khổ hơn, đó là bị những người khác hành hạ và lạm dụng tình dục. Trong hơn 3 năm ngồi tù, bị cáo B đã từng bị đối xử như thế. Tôi cho rằng anh ấy vì không muốn chịu đựng cảnh ngồi tù nên đã sáng tác ra câu chuyện người sửa máy lạnh giết người nhằm để được hưởng sự khoan hồng luật pháp. Tuy nhiên, việc gì ra việc đó…Anh ta bị cưỡng bức là một chuyện và anh ta phải đền tội là một chuyện khác. » .Do đó, lập luận của B không đáng tin. Luật sư A tự mình đưa ra giả thiết rằng : « B không muốn ngồi tù » nhằm tránh tình trạng bị lạm dụng tình dục trong nhiều năm.
BÀI 4 : LĂNG MẠ ĐỐI THỦ

1.XÉT VÍ DỤ

Ví dụ về một câu chuyện xảy ra ở phòng họp Quốc Hội Anh: Một thành viên có tên là Thomas Massey-Massey giới thiệu một đạo luật trong Quốc Hội nhằm thay đổi tên gọi Christmas thành Christtide, với lý do “mas” là một thuật ngữ Công Giáo La Mã. Trong khi đó, đa số người Anh theo đạo Tin Lành, nên không thể dùng. Một thành viên khác của Quốc Hội, lập tức phản đối ý kiến đó. Ông ta hỏi Thomas Massey-Massey: "Ông có muốn chúng tôi đổi tên ông thành Thotide Tidey- Tidey?".” Giữa tiếng cười sau đó, người ta không nghe thấy nói đến dự luật đó nữa.

2. CÔNG THỨC CHUNG
Bước 1: Luận điểm của X thật ngu xuẩn
Bước 2: Sự ngu xuẩn của luận điểm X không đáng để chúng ta quan tâm và chẳng cần phải thảo luận nữa.

Sự công kích có tính lăng mạ là một cố gắng làm giảm sự kính trọng của chúng ta đối với một người nào đó bằng cách làm nhục hay bôi xấu người đó.Sự lăng mạ có thể gây ra sự nghi ngờ về một người nào đó hoặc cố gắng làm cho người đó trở nên nực cười, hoặc buộc tội người đó vì tính tình mâu thuẫn hoặc bất thường. Sau đó, người phát biểu đưa ra đề nghị thừa nhận rằng ý kiến của anh ta không có cơ sở bởi vì anh ta không thể đáng tin cậy.

3.PHƯƠNG PHÁP

Nói đùa một hoặc vài câu nhằm để làm mất uy tín đối thủ, chẳng hạn có thể phá hủy lý lẽ của người đó; nếu lời đùa cợt tránh khỏi sự va chạm và làm cho đối thủ trở nên khờ khạo trước mắt công luận.Sự lăng mạ thường dễ bị nhầm lẫn với luận đề không liên quan, bởi vì cả hai sai lầm thường bộc lộ đặc tính chỉ trích.

*Để phân biệt hai loại này là:

Sự công kích có tính lăng mạ sẽ cố gắng thuyết phục bằng cách lăng mạ đối thủ (điều mà người X nói là vô nghĩa , bởi vì X vô nghĩa).Luận đề không liên quan cố gắng thuyết phục bằng cách "lăng mạ" chính lý lẽ đó (sự ngu xuẩn của luận điểm X không đáng để chúng ta quan tâm và chẳng cần phải thảo luận nữa).
BÀI 5: ĐẦU ĐỘC NGUỒN NƯỚC

Dạng tấn công trực tiếp vào cá nhân cuối cùng mà chúng ta đề cập tới có tên gọi là đầu độc nguồn nước. Trong những lý lẽ như vậy chúng ta cố gắng đặt đối thủ vào vị trí mà anh ta không thể đối đáp được.

1. XÉT VÍ DỤ

Người phụ nữ này phủ nhận việc bà ta là thành viên của phe đối lập. Nhưng chúng ta biết rằng những thành viên của phe đối lập đã bị ép buộc phủ nhận rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng đứng về phe đối lập.

2. NGUYÊN TẮC CHUNG

Đầu độc nguồn nước là hành vi mà người ta cố gắng làm hại đối phương bằng cách đặt anh ta vào tình thế không thể phản kháng lại. Mục đích của nó là ngăn ngừa sự tranh cãi.Nếu bị buộc tội nói quá nhiều, một người cũng không thể tranh cãi lại sự buộc tội mà không bị lên án. Một người càng nói nhiều thì người đó càng chứng minh đựơc sự thật của lời buộc tội. Bởi vì những gì mà họ nói cũng có vẻ làm mạnh thêm lời buộc tội chống lại người đang nói.

Ví dụ:
-Cảnh sát hỏi : "Anh vừa mới ăn cắp phải không?"
-Anh kia hốt hoảng: "Tôi đâu có ăn cắp!"
-Cảnh sát: "Nếu không ăn cắp sao hốt hoảng thế?"

Việc có hốt hoảng hay không hốt hoảng cũng không phải là bằng chứng đáng tin cậy để buộc tội một người. Hốt hoảng chẳng qua là trạng thái muốn tự vệ của bản thân. Trong cuộc sống, khi đụng phải những chuyện bất ngờ chúng ta cũng đã từng hốt hoảng, nhất là bị buộc tôi vào một tôi danh nào đó.
Nguỵ biện này rõ ràng là ép cung vô chứng cứ

Xin kết thúc vấn đề bằng mẫu chuyện vui sau đây:

Bốn chàng quý tộc hẹn nhau thi im lặng trầm tư.Họ lựa một ngôi miếu cổ tĩnh lặng và đuổi hết người hầu ra ngoài sau khi đốt đèn.Không một tiếng động,ngay cả hơi thở cũng bặt hẳn.
Đêm về khuya,dầu đèn cạn sắp tắt.Một chàng không nhịn được kêu lên:Bây đâu,vào chế dầu vào đèn.
Anh thứ hai: Suỵt,chúng ta không được nói.
Anh thứ ba:Tại sao mày nói?
Nhà quý tộc thứ tư đĩnh đạc:Tao là người duy nhất không nói gì hết.
(Trích Góp nhặt cát đá - Thiền sư Muju)
Trang: 1 2 3