Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Đê Tiện Huyết Kỳ Thư
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
BÀI 6: TẤN CÔNG GIÁN TIẾP BẰNG SO SÁNH, LIÊN TƯỞNG

Đôi khi, thay vì lăng mạ, sỉ nhục người tranh luận một cách trực tiếp, một suy luận được rút ra với toan tính đẩy người này vào trạng thái bị khinh rẻ hay mang tiếng xấu thông qua một số những thủ pháp so sánh; liên tưởng gián tiếp đến tư cách cá nhân người tranh luận.

1. XÉT VÍ DỤ

“Smith đề nghị chúng ta nên chèo thuyền ra biển trong kì nghỉ mặc dù hiểu biết của anh ta về tàu thuyền chỉ ngang với nhạc trưởng người Lào.”

Tấn công gián tiếp người tranh luận có thể là một động tác được thực hiện thông qua phép so sánh. Điều này khiến nó hiệu quả hơn nhưng vẫn đầy tính lứa dối. Đối thủ hay hành vi của người này được so sánh với thứ gì đó khiến người nghe có phản ứng bất lợi cho anh ta.

2. NGUYÊN TẮC CHUNG

Người phạm ngụy biện không cần nói gì sai sự thật; anh ta có thể dựa vào liên tưởng của người nghe:

“Để chúc mừng đồng nghiệp của tôi trên cương vị mới, hãy để tôi chỉ ra rằng anh này không có nhiều kinh nghiệm cho công việc này, chẳng khác nào một chú bé con run rẩy trong ngày đầu tiên đến trường.”

Ngụy biện này rất tinh vi vì nó dựa trên những liên tưởng về một bức tranh trong tâm trí người nghe.Chẳng hạn như “Anh ta bồn chồn đi lên sân khấu như thể một trinh nữ đang chờ vị vua Thổ Nhĩ Kì tiếp kiến.” (và chết ngay đêm đầu tiên).

Một suy diễn gián tiếp hiệu quả phải chứa đựng yếu tố chính xác trong phép so sánh và khơi gợi ra sự gièm pha thông qua những liên tưởng về nó. Chỉ có một vài người đạt đến trình độ đáng nhớ như Daniel O’ Connell khi nói về Sir Robert Peel:“…nụ cười như tấm kim loại bạc trên chiếc quan tài.”

Xin kết thúc vấn đề bằng mẫu chuyện vui sau đây:

1.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 1

Ngày lễ người ta mua hoa rất nhiều. Một người bạn của tôi tên là An, là sinh viên, muốn kiếm chút đỉnh tiền nên cũng đi bán hoa. Đang bán chợt có một cô đến mua hoa.
Cô ta muốn ghẹo An nên mới nói với điệu bộ trêu ghẹo:
- Con trai mà cũng đi "bán hoa" à?
An giật mình, thầm nghĩ nếu phân bua thì cũng khó, nên mỉm cười nói:
- Con gái mà cũng đi mua hoa à? Cô gái đỏ mặt không biết trả lời như thế nào đành lủi đi mất.
Con trai nếu "bán hoa" là chuyện quái dị, nhưng con gái mà "mua hoa" thì cũng không kém phần nhố nhăng. Một cách nghĩ méo mó bị trả đũa một cách thích đáng.

2.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 2

Câu chuyện khác như sau:
Andecxen rất cần kiệm, thường đội mũ cũ ra đường. Có mấy đứa du đãng cười nhạo ông:
- Ê! Cái thứ trên đầu ông là của khỉ gì vậy, có còn là mũ nửa không?
Andecxen hỏi vặn lại:
- Thế cái thứ ở dưới mũ các anh là của khỉ gì vậy? Có còn là cái đầu nữa không?
Mấy cậu thanh niên cười cái mũ của Andecxen. Andecxen phỏng theo lời của bọn họ nhưng lần này mang một ý nghĩa khác, cười cái đầu tối tăm của họ.

3.Mẫu Chuyện Công Kích Thứ 3

Có một lần một thanh niên hỏi Becnaso:
- Ông là nhà văn hài hước nổi tiếng nhưng bố ông lại là một thợ may phải không?
- Đúng vậy.
- Thế tại sao ông không trở thành thợ may?
- Điều đó thật khó nói. Có thể là tiền định hay số phận trớ trêu. Chẳng hạn như bố anh, chắc là một người lịch sự chứ?
- Dĩ nhiên. Chàng trai xác nhận.
- Thế sao anh không được như bố anh. Becnaso nói luôn.
Bài 7: TẤN CÔNG GIÁN TIẾP DỰA VÀO SO SÁNH ĐẶC TÍNH

Hình thức ngụy biện loại này, có tên gọi “guilt by association” là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách dùng đặc điểm của một nhân vật nào đó để áp đặt cho cá nhân người phát biểu.


1. XÉT VÍ DỤ

Chẳng hạn như: “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”- Lập luận sai là bởi: Nó được làm bởi Hitler


2. NGUYÊN TẮC CHUNG

- Người mắc lỗi ngụy biện này đưa ra lập luận rằng một mệnh đề không đúng vì nó được công nhận/được làm bởi những người anh ta không thích.

Tương tự “1+1 không thể bằng 2 được vì Adolf Hitler, Joseph Stalin và Ted Bundy đều nói 1+1=2”.

Xin kết thúc vấn đề bằng mẫu chuyện sau đây:

- Ví dụ: .
“Tôi nghĩ rằng chính phủ nên kiểm soát một số ngành công nghiệp quan trọng” .
”Ý cậu là quốc hữu hóa nền công nghiệp ấy à?”
"Ừ, trong thời điểm này đó có vẻ là một ý tưởng hay.”
”Cậu có biết là Stalin đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người dân Liên Xô. Polpot cũng đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người. Trung Quốc cũng thế. Vậy mà cậu còn ủng hộ cho quốc hữu hóa nền công nghiệp ?”
“Không, tôi sẽ không đứng về phía những kẻ đó !”
Bài 8: SUY DIỄN VÀ CÂU HỎI PHỨC HỢP

Hình thức ngụy biện loại này, có tên gọi “plurium interrogationum” là người ngụy biện không chỉ thẳng vào vấn đề mà để cho người nghe tự suy ra câu trả lời cho riêng mình. Cái độc đáo của ngụy biện này là đưa ra một câu hỏi thay vì đưa ra một mệnh đề khẳng định hoặc phủ định vấn đề đang tranh luận. Do đó, khán giả dự thính hay bất kỳ ai ngoài vòng tranh luận đều có thể đưa ra lời cáo buộc đối với nạn nhân trong tranh luận bằng nhiều cách khác nhau.

1. XÉT VÍ DỤ

“Tất nhiên là viên nghị sĩ ở bang Virginia phản đối việc đánh thuế thuốc lá. Tất cả chúng ta đều biết thuốc lá được trồng ở đâu phải không?”
Tác giả đã không chỉ thẳng vào vấn đề mà để cho người nghe tự suy ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, người sử dụng dạng nguỵ biện này còn có thể tấn công gián tiếp vào tư cách của người tranh luận thông qua một dạng nguỵ biện có tên là : “nguỵ biện câu hỏi phức” hay “nguỵ biện của nhiều câu hỏi”. Tác giả đã ngấm ngầm gán vào một câu trả lời trong câu hỏi. Ví dụ: Vị luật sư hỏi: "anh ăn cắp nhiều không?" Trả lời :nhiều hay không, thì người bị hỏi đã tự thú là "có ăn cắp" rồi. Vấn đề cần phải được bàn thảo trước là "anh có ăn cắp không?" .Và nếu có, thì "ăn cắp nhiều không?" mới hợp tình hợp lý. Dạng nguỵ biện này làm cho người khác tin rằng một câu trả lời nhất định cho một câu hỏi trước đó đã được đưa ra, nhưng trên thực tế, câu hỏi trước thì không có.

2. NGUYÊN TẮC CHUNG

Khi rất nhiều câu hỏi được kết hợp lại thành một, theo một cách nào đó mà câu trả lời bắt buộc dưới dạng có hoặc không và người được hỏi không còn cơ hội để đưa ra những câu trả lời khác nhau “Bạn đã dừng chuyện đánh vợ mình lại chưa?”. Nếu bạn trả lời “rồi”, bạn đã thừa nhận mình đã đánh vợ. Nếu trả lời “chưa” thì bạn vẫn đang đánh vợ. Trong câu hỏi này chứa đựng một giả định rằng “đã đánh vợ” .Trước khi cố tìm ra giải đáp cho một vấn đề chúng ta nên đặt ra những nghi vấn cho vấn đề đó.
Ví dụ khác:
a. John đã từ bỏ thói quen xấu đó chưa?
b. Anh vẫn còn nghiện rượu à?


Trong hai câu hỏi trên đều ẩn chứa câu trả lời cho một câu hỏi trước đó. Liệu John có một thói xấu nào không? Đây là câu hỏi đã không nêu lên trong khi câu trả lời lại ẩn chứa trong câu hỏi (a). Chúng ta không nên đưa ra câu trả lời nào cho câu hỏi (a) cho đến khi câu hỏi trước đó được giải quyết.Chúng ta chỉ trả lời câu hỏi (a) khi tìm ra câu trả lời trước đó là:"Liệu John có một thói xấu nào không?". Sau đó, mới giải quyết câu chuyện: “John đã từ bỏ hay chưa từ bỏ?”. Loại câu hỏi này là loại câu hỏi phức hợp, vì nó ngụ ý một hay nhiều câu hỏi khác, mà những câu hỏi khác đó là tiền đề cho câu hỏi này cần phải có giải đáp trước. Đây cũng là một dạng biến tướng của "Đầu Độc Nguồn Nước", nạn nhân sẽ bị chết ngay trong câu hỏi đầu tiên

Hậu quả nghiêm trọng của nguỵ biện này là có thể dự đoán được bằng cách xem xét những câu hỏi mang tính thủ thuật sau đây:

c. Anh đã dùng cái gì để lau dấu vân tay trên khẩu súng đó?
d. Anh đã suy nghĩ bao lâu trước khi thực hiện vụ cướp?


Cả hai câu hỏi trên đều chứa đựng câu trả lời cho câu hỏi trước đó mặc dù chưa được nêu ra cũng như trả lời. Những câu hỏi kiểu như vậy là không đúng bởi vì nó thừa nhận câu trả lời cho vấn đề khác chưa được đặt ra.
Câu hỏi phức hợp xảy ra khi một câu hỏi được đưa ra có ý thừa nhận một sự việc khác mà cần phải chứng minh sự việc đó trước rồi mới trả lời cho câu hỏi được đặt ra. Câu hỏi kiểu này sẽ thừa nhận một sự việc khác cho dù câu trả lời của nó thế nào.
Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

• Sự đáp lại tốt nhất cho câu hỏi như thế này là hãy hỏi: ý anh là sao?
Trang: 1 2 3