Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Giang tuyết (Liễu Tông Nguyên)
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
(16-09-2013, 11:26 AM)hvn Đã viết: [ -> ]
(16-09-2013, 10:55 AM)hvn Đã viết: [ -> ]Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.

"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.

Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.

Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.

Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.

[Hình: giang%20tuyet.jpg]

Mạn phép bổ sung thêm 1 chút vì thấy chưa ổn big green

Câu cuối "điếu" là động từ, nên có thể hiểu ra là ông lão đang "câu tuyết" chứ không phải ngồi câu trong tuyết. Các cụ xưa đều luận theo cách này.

Như cụ Tản Đà dịch ra lục bát, đảo lại 2 câu cuối để giữ cho ông cụ cái nón lá.

Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.


Còn cụ Tương Như (tức nhà văn Nam Trân) giữ nguyên thể thơ. Chữ "tắt" của cụ này cũng khá nhưng tôi cho là không hay bằng chữ "hút" của cụ Bốn.

Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông


Các cụ tham khảo thêm.

Cảm ơn cụ Hột đã chiết giải và đưa thêm những bài tham khảo. Cá nhân tôi cũng thích cách dịch đảo câu của cụ Đà, vì tôi thấy ở riêng bài thơ này hai câu cuối nó rất độc đáo. Hai câu mà bao gồm chỉ là Một để đối lại cái nghĩa " nghìn, vạn" ở bên trên và không dừng lại ở đó mà nó còn khắc họa được một không gian riêng, một cõi riêng. Một của vô tình và một của hữu tình. Ở hai câu cuối tự bản thân nó đã liên kết chặt chẻ với nhau nên khi dịch ra chỉ cần nêu bật được một cái gì đó rất riêng để tôn nó lên. Giống như trong bài thơ gốc thì câu " Độc điếu hàn giang tuyết" nó làm rõ cái hình ảnh đó hơn câu trên.

Nếu liên tưởng bằng hình ảnh thì thấy như thế này: Câu 3 là chiếc thuyền, câu 4 là nước. Nước dâng càng cao thì chiếc thuyền càng cao và cái đó nó như bóng với hình không thể tách rời nhau.

Riêng cái hình ảnh " câu tuyết" như cụ nói thì tôi nghĩ đơn giản nó là sự chờ đợi. Bởi bản thân người đi câu là phải biết chờ đợi rồi, còn ngầm ý nó như thế nào nữa thì tôi chưa quan tâm.
(16-09-2013, 12:34 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]
(16-09-2013, 11:26 AM)hvn Đã viết: [ -> ]
(16-09-2013, 10:55 AM)hvn Đã viết: [ -> ]Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.

"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.

Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.

Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.

Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.

[Hình: giang%20tuyet.jpg]

Mạn phép bổ sung thêm 1 chút vì thấy chưa ổn big green

Câu cuối "điếu" là động từ, nên có thể hiểu ra là ông lão đang "câu tuyết" chứ không phải ngồi câu trong tuyết. Các cụ xưa đều luận theo cách này.

Như cụ Tản Đà dịch ra lục bát, đảo lại 2 câu cuối để giữ cho ông cụ cái nón lá.

Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.


Còn cụ Tương Như (tức nhà văn Nam Trân) giữ nguyên thể thơ. Chữ "tắt" của cụ này cũng khá nhưng tôi cho là không hay bằng chữ "hút" của cụ Bốn.

Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông


Các cụ tham khảo thêm.

Cảm ơn cụ Hột đã chiết giải và đưa thêm những bài tham khảo. Cá nhân tôi cũng thích cách dịch đảo câu của cụ Đà, vì tôi thấy ở riêng bài thơ này hai câu cuối nó rất độc đáo. Hai câu mà bao gồm chỉ là Một để đối lại cái nghĩa " nghìn, vạn" ở bên trên và không dừng lại ở đó mà nó còn khắc họa được một không gian riêng, một cõi riêng. Một của vô tình và một của hữu tình. Ở hai câu cuối tự bản thân nó đã liên kết chặt chẻ với nhau nên khi dịch ra chỉ cần nêu bật được một cái gì đó rất riêng để tôn nó lên. Giống như trong bài thơ gốc thì câu " Độc điếu hàn giang tuyết" nó làm rõ cái hình ảnh đó hơn câu trên.

Nếu liên tưởng bằng hình ảnh thì thấy như thế này: Câu 3 là chiếc thuyền, câu 4 là nước. Nước dâng càng cao thì chiếc thuyền càng cao và cái đó nó như bóng với hình không thể tách rời nhau.

Riêng cái hình ảnh " câu tuyết" như cụ nói thì tôi nghĩ đơn giản nó là sự chờ đợi. Bởi bản thân người đi câu là phải biết chờ đợi rồi, còn ngầm ý nó như thế nào nữa thì tôi chưa quan tâm.

Mình cũng thích bài này, cũng muốn thử dịch nhưng mà thấy quá khó. Cái thế Thiên Vạn Cô Độc trong sự lạnh lẽo vô liêu lan tỏa ra mênh mang của bài gốc quá hay nên dịch kiểu gì cũng không ra được. Chịu!

Thôi đành linh tinh vậy :p , cũng nhân thấy cái ý chờ đợi (giết thời gian chăng?) nơi phần phân tích của cụ Lãnh, mượn lại từ "hút" qúa hay của cụ Tứ và ý "câu tuyết" quá độc của cụ Ngạo, em thử xí xọn thành thể song thất lục bát như này ạ:

Nghìn non sâu hút chim bặt cánh
Vạn nẻo hoang liêu khách vắng chân
Một thuyền, một lão, một cần
Áo tơi, nón lá, câu dần tuyết sông!

(Câu cuối cùng là củ chuối nhất :p, nhưng ko làm thế nào hơn được, hơn nữa lại hết chỗ ko đưa được từ "lạnh" vào nữa, tiếc đứt ruột sad )
Từ cụ Đà cho tới cụ Tuyết, ko bài nào tui thấy ưng cái bụng sad

Có lẽ không thể cố giữ được cách bố trí từ ngữ của nguyên bản đâu các cụ. Loại thơ cô đặc này phải ở trong tĩnh lặng mà cảm nhận nó, rồi tả lại cái điều mình cảm được thì may ra mới ổn. Khi mọi nỗ lực của lý trí để sắp đặt ngôn từ không đem lại hiệu quả, có lẽ nên để cho tâm hồn tự nó thể hiện. Chỉ cần 1 giây đồng cảm được hoàn toàn với cụ Nguyên là đủ 016
Ặc, xôm tụ xôm tụ.

Tạ cụ Hột ở mấy điểm sau:

- Câu tuyết: điểm này vốn không nắm được ngữ pháp Trung văn nên cụ giảng em mới hiểu.

- "hàn giang tuyết": đích thị là tuyết sông lạnh chứ không phải là sông tuyết lạnh, cái này sơ suất quá 031

Còn lại các chỗ dịch bỏ mất từ cụ chỉ ra đều chuẩn xác, song không phải do nhận thức mà do... bất lực. Chứng này ngay cả Pháp Thi Đường lừng danh ắt cũng phải ngậm ngùi nói lời vĩnh quyết 030


"Tuyệt" và "diệt" thì ngược lại, em thấy nó là một bức tranh hoàn toàn tĩnh. Vì thế nên từ "hút" cũng bình thường.


Cụ Lãnh quả có con mắt tinh đời. "Thiên Vạn Cô Độc" cụ chỉ liếc sơ cái là thấy ngay 022


Em đánh giá cao mấy vần trắc. Dường như vì nó, ta cảm thấy cả một vùng hoang vu, khắc nghiệt, lạnh lẽo, buốt giá.

@Đông Mai: song thất thường ngắt nhịp 3/4 chứ?
Mấy cái này giá còn cụ Chớp thể nào cụ ấy cũng nghĩ ra cách diễn ý không ai đoán được big green
(16-09-2013, 08:49 PM)1t2u3a4n Đã viết: [ -> ]@Đông Mai: song thất thường ngắt nhịp 3/4 chứ?

Vâng, cụ Tứ dạy phải lắm ạ. Cái khúc 7-7-6-8 đó không những sai nhịp mà còn lỗi cả niêm.... Tình trạng chung, hầu hết các bài 6-8 của tui cũng vậy cả (từ "Mỏi" bữa rồi cụ chỉ cho là 1 ví dụ). Nếu bảo thủ, cãi chày cãi cối thì bảo là phá cách, là biến thể, còn cứ đúng như thực tế thì là phản ánh gia cảnh nghèo khó, không được ăn học đến nơi đến chốn. Thế nên trước giờ tui cứ nghĩ sao viết vậy, chưa bao giờ băn khoăn gì về niêm luật cả (tính tui không ưa gò bó, dù biết là chẳng tốt).

Đấy cụ, tui cứ hồn nhiên mần thơ, chẳng qua trường lớp nào nên nó ra rứa đó. Tuy bựa qua có được cụ Điên thông cảm, cho là cái cảm xúc nó chi phối, tui nghe cũng thấy được an ủi phần nào nhưng trong lòng cũng vẫn hổ thẹn vì cái sự thiếu trước hụt sau của mình lắm lắm!

Tui cũng đang tính khi nào nhà có điều kiện thì đăng ký một khóa bổ túc tại Học viện của cụ Nhiên. Ngặt vì học phí chỗ ấy cao quá, thấy chưa kham nổi nên chưa thể ghi danh đó thôi!
@Mai : tui thấy nhà chị giàu nứt đố đổ vách ra mà cứ giấu 017

Bài "Giang tuyết" này thực sự là khó dịch vì tác giả dường như không biểu ý. 4 câu nhìn như 1 bức ảnh chụp lại đúng cái thời khắc vi diệu ấy, không bàn ra tán vào thêm 1 tiếng nào.

Bởi tác giả diễn tả khung cảnh như chính nó đang là thế, cho nên hậu nhân có thể tùy nghi lồng vào đó cảm nhận và tâm thái của mình. Chẳng hạn người chí lớn chưa thỏa có thể thấy 1 ông cụ đang thở dài buông câu chờ hạnh vận, cao nhân ẩn sĩ có thể thấy 1 ông cụ đang nhàn nhã tĩnh tâm chiêm nghiệm thế cuộc, người thuần phác giản dị sẽ thấy 1 ông cụ đang sốt ruột mong câu lấy được 1 vài con cá để mang về cho vợ, người tốt bụng nhân từ có thể thấy 1 ông cụ đang co ro vì lạnh...

Bởi chỗ vô ý mà thành ra vạn ý, có thể dung nạp được vạn ý. Xét ra cụ Ngạo có lý của cụ.

Trang này có khoảng 20 bản dịch, mà không thấy cái nào đạt :

http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=10
Để kiếm thêm 20 lượng...

@Bốn : mở rộng về câu cuối, “Độc điếu hàn giang tuyết” có thể hiểu theo 2 cách :

- nếu coi "hàn giang tuyết" là bổ ngữ cho động từ "điếu" thì ta có "câu tuyết sông lạnh".
- nếu coi "hàn giang tuyết" là trạng ngữ của câu thì ta có "câu ở nơi tuyết sông lạnh".

Thế nên cụ không cần băn khoăn về ý tứ "câu tuyết" hay "câu trên tuyết".
(16-09-2013, 10:21 PM)hvn Đã viết: [ -> ]@Mai : tui thấy nhà chị giàu nứt đố đổ vách ra mà cứ giấu 017

Bài "Giang tuyết" này thực sự là khó dịch vì tác giả dường như không biểu ý. 4 câu nhìn như 1 bức ảnh chụp lại đúng cái thời khắc vi diệu ấy, không bàn ra tán vào thêm 1 tiếng nào.

Bởi tác giả diễn tả khung cảnh như chính nó đang là thế, cho nên hậu nhân có thể tùy nghi lồng vào đó cảm nhận và tâm thái của mình. Chẳng hạn người chí lớn chưa thỏa có thể thấy 1 ông cụ đang thở dài buông câu chờ hạnh vận, cao nhân ẩn sĩ có thể thấy 1 ông cụ đang nhàn nhã tĩnh tâm chiêm nghiệm thế cuộc, người thuần phác giản dị sẽ thấy 1 ông cụ đang sốt ruột mong câu lấy được 1 vài con cá để mang về cho vợ, người tốt bụng nhân từ có thể thấy 1 ông cụ đang co ro vì lạnh...

Bởi chỗ vô ý mà thành ra vạn ý, có thể dung nạp được vạn ý. Xét ra cụ Ngạo có lý của cụ.

Trang này có khoảng 20 bản dịch, mà không thấy cái nào đạt :

http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=10

Cụ dạy phải lắm. Đây cũng là một trong những đặc trưng của thi pháp thơ Đường mà.

Cái khoản câu tuyết hay câu cá, em thấy cũng không quan trọng lắm, chỉ có cái theo ngữ pháp thì nó là câu tuyết. Do mình không nắm được điểm này nên không biết mà thôi.

Thường khi muốn diễn một bài nào đó, em ít coi các bản dịch khác, sợ 2 cái: 1. ảnh hưởng của các bài đó; 2. thấy họ viết giống mình rồi nên không viết nữa.

Vả lại, một bài cô đọng như thế này, ai cũng phải cảm thấy khó nhằn khi muốn đảm bảo được cả thể thơ, ý tứ và hình ảnh. Thế nên việc không đạt cũng không có gì quá ngạc nhiên, cụ nhỉ laughing
Tôi cũng đồng ý kiến như cụ Bốn. Có nghĩa là không muốn đọc cái ý của người trước vì rất bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ dịch thơ là cái cảm nhận của một cá nhân lên một tác phẩm nó hay hơn là cố tình diễn đạt cho tròn ý tác giả ( mặc dù vấn đề dịch thuật nó phải cố gắng liên kết như vậy) Nhưng cái hay của một tác phẩm nó ko nằm ở câu chữ mà nó thuộc về sự đồng cảm, cái mênh mang của ngữ cảnh nó mang yếu tố quyết định hơn. Nói đơn giản một ví dụ nhỏ trong cái bài Giang Tuyết ở trên. Tôi thấy cái hình ảnh chiếc áo tơi nó lột tả và có sức hút nhất trong toàn bộ bố cục của bài thơ. Nó có sự đồng cảm cao độ nhất bởi vì nếu như ai đã kinh qua cái hình ảnh đó thì Tây Tàu Ta gì đó cũng chỉ là một mà thôi.
Trang: 1 2 3