Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Chém gió event Mùa thu
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4 5
(02-11-2012, 10:14 AM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]Bạn nào ủng hộxin send cho Hớ 100 lượng
Nội dung: tênthành viên dấu cách ungho dấu cách, số người dự đoán giống ban.

Ví dụ, ủng hộ hvn send: 100 lương.
Nội dung: hvn-ungho-20


100 phần quà may mắn đang chờ các ban. Giải thưởng lên đến 1000 lương.
big green
đt bình chọn sp đúng là đê tiện đệ nhất nhân 007
kao thấy giọng văn Lãnh Côn trong bài dưới bút danh của Hà Miên.
Kao chỉ thấy thế thôi :S:
Thiệt là Thi ẩm lâu!
Thiệt là những góc nhìn đa chiều.
@ Bạn Vioelt: HNhu mắc cười đau bụng với góc dòm của bạn Violet! Chời ơi, bạn dòm kiểu này, hnhu hết dám mần thơ luôn. Chợt nhớ một người thầy, thầy nói, thế giới này, là thế giới của người điên. Ai không điên, ấy là không bình thường. Hóa ra, thơ điên của hnhu là bình thường mừ! Bạn Violet có điên điên, đọc thơ điên, của người điên, cũng bình thường nốt.
Hhahahaha, hnhu cảm ơn thớt chém của Violet nghen. HNhu bỏ ngủ trưa nay, vì mắc cười, là đổ thừa do bạn.

@ Bạn Hamien: Hnhu hiểu, đây là góc chém gió. Nhưng, hnhu thật ngỡ ngàng, vì, bạn nhìn mùa thu trong bài thơ, thật cứ như cảm nhận của hnhu.
Tự hỏi, có lẽ nghề nghiệp của bạn liên quan nhiều tới viết lách. Cách hành văn mạch lạc đầy thuyết phục. HNhu cảm ơn thớt chém ngọt ngào từ bạn.

Hehe, hnhu hông biết chém gió, nhưng lại là dân chuyên cưa bom. HNhu quỡn, sẽ mang một bài ra cưa cho nổ chơi!
Ta hựn linhtacua

Ta hựn violet

Ta hựn Hà Miên

À quên ! Ta iu Hà Miên

Tâm Như ! Ta vẫn mãi bên nàng

HN ngày Thu 02/10/2012
"Có một mùa thu đi lạc": bài hoan ca trên đồi!

Tôi đọc bài thơ "Có một mùa thu đi lạc" của tác giả Tâm Như vào một ngày khá mát mẻ, sung sức & hừng hực ham muốn.

Cái hừng hừng ham muốn ban đầu chỉ tự phát từ bản thân, nhưng rồi khi xem hết đến những câu chữ cuối cùng của bài "hoan ca" bất tận, những chất xúc tác mà bài thơ mang lại đã đẩy sự ham muốn ấy dường như đã lên đến tột bực, chỉ chực chờ bùng nổ mà thôi.

Ngay từ khổ đầu tiên, "mùa thu" của tác giả trông đã có dấu hiệu chuẩn bị rất tốt, tư thế dường như đã rất sẵn sàng.

Mắt em như màu nắng nhạt
Mùa thu nằm ngủ bên đời
Ru hời rèm mi khép nhẹ
Thôi nào, ngoan nhé. Tình ơi !


Em đang nằm lim dim trong lời ru hời ơi à êm ái, của gió, của mây, hoặc cũng có thể là của chính là đối tác đang kề cận em. Rất có thể dáng em lúc ấy đã rất đậm, rất nồng, như cô gái ngày nào "yếm đào trễ xuống nương long", bởi lời ru hời kia còn kèm theo sự mơn man, khám phá trong tiếng thủ thỉ "ngoan nhé, tình ơi", như lời của một bài hát nọ: "tôi ru em ngủ" bằng "hành trình những ngón tay!". Rõ ràng là đối tác của "mùa thu" rất chi là điêu luyện và hiểu biết, rất quan tâm đếm cảm xúc của "mùa thu".

Chia tay...mùa thu đương độ
Vàng hoa khắp nẻo dâng đầy
Phố nằm im (hay giả bộ
Như mùa còn rất thơ ngây)


Đến đây, ta có thể thấy rõ dấu hiệu của giai đoạn "tăng tốc". "Chia tay...mùa thu đương độ" là sự chia tay một số vật dụng bằng vải mà đương nhiên trong vài sát-na trước đó ngự trị trên đồi, dưới khe. Nhưng đến giai đoạn này xem như chúng đã hoàn thành nhiệm vụ, và được sự đồng thuận cao của cả "mùa thu" và kẻ "hưởng thụ mùa thu" cho chúng ra đi. Tạm biệt muýt-sơ-lin!

Và hiển nhiên, khi những vướng víu dần được giải thoát, những bao che dần được vén màn, bắt đầu hiện rõ hơn nữa sự "dâng đầy" trên khắp nẻo" của "mùa thu". Ở đây ta cần chú ý, câu chuyện hoan hỉ này có sự đồng ý của cả hai bên, không hề có dấu hiệu "hình sự" nhé! (nhưng mà có dấu hiệu "hành sự"!). Vì sự "nằm im", hay "giả bộ nằm im" của mùa thu thông qua hình ảnh của "Phố" là thể hiện sự khao khát hiến dâng cao độ, thấy "thơ ngây" nhưng thực sự rất "trưởng thành".

Gió đùa mân mê vạt áo
Tóc ai bay rối trời chiều
Ơ kìa, phù vân mấy nẻo
Tình thừa ví được bao nhiêu ?


Nhiều người sẽ thắc mắc ở giai đoạn này, sao không nhanh chóng vào "việc" chính đi mà còn chờ gì nữa? còn "mân mê vạt áo" làm chi? còn vuốt ve tóc rối làm gì? Thật sai lầm, rất sai lầm cho bạn nào chưa nhìn ra được sự sự mầu nhiệm của giây phút này.

Ở đây, tác giả kể lại rằng, khi "mùa thu" đã được mơn trớn, ru hời, "mùa thu" đã sẵn sàng nổi gió, nhưng "mùa thu" là "mùa thu", không phải mùa đông, mùa xuân, mùa hè hay bất cứ một mùa nào khác, "mùa thu" đáp trả lại sự nhiệt thành của đối tác bằng sự "mân mê", sự ve vuốt rất yêu thương, để mang lại sự sẵn sàng cho cả hai mùa mưa nắng.

Các bạn thấy đó, giai đoạn chuẩn bị lúc nào cũng quan trọng. Ra trận chém tướng mất chừng 60 giây, nhưng trước đó áp thành, khiêu khích, dụ địch không đơn thuần trong vài phút!

Do đó xin bạn đọc lưu ý cho rằng, hai câu "Ơ kìa, phù vân mấy nẻo / Tình thừa ví được bao nhiêu ?" phải hiểu ngầm là chúng được nằm trong ngoặc đơn, thể hiện sự ý nhị của "mùa thu", sự hiểu biết về khả năng của đối tác (60 giây kể từ lúc bắt đầu).

Mắt em phai màu nắng nhạt
Hoàng hôn phủ xuống bên đời
Có một mùa thu đi lạc
Gọi hoài : Tình hỡi, tình ơi !


Qua hết 60 giây, bao hình ảnh thơ mộng trước kia đã nhường cho thực tại... hiển nhiên.

Kẻ thì "phai màu", người thì "phủ xuống"!

Dù vậy, tôi vẫn thích nhất phút giây này, hình ảnh bơ phờ của "mùa thu" và đối tác cho thấy sự thăng hoa đồng bộ do có sự chuẩn bị kỹ càng và chuẩn mực của cả hai. Điều này rất hợp với đa số sự mong muốn của những mùa khác với đối tác của mình. Đây không phải là chiến trường mà có kẻ thắng người thua, đây là mối quan hệ hợp tác mà cả hai cùng thắng!

Hỡi ơi, cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng ham muốn thì lại... bất tận. Nên từ đó cho mãi về sau, không biết vì lý do gì hai người không gặp lại nhau nữa, còn kỹ niệm nào dễ phai màu, nên mùa "Gọi hoài: tình hỡi, tình ơi!"

Để làm nguội lại cái nóng đang hừng hừng trong người, không có ai giúp, tôi đành... tự giúp mình, bằng cách là cho câu chuyện kết thúc một cách bi quan hơn, thê thiết hơn.

Còn bạn, rất có thể bạn không đồng ý với tôi, bạn có thể cho rằng: từ đó về sau, cứ mỗi lần "nhớ" hay "thèm", là mùa thu lại giả đò đi lạc, và khi đạt được đỉnh thăng hoa thì mùa thu lại "vô thức" kêu gào "Tình hỡi, tình ơi!".
(02-11-2012, 11:37 AM)tieubangphong Đã viết: [ -> ]
(02-11-2012, 10:14 AM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]Bạn nào ủng hộxin send cho Hớ 100 lượng
Nội dung: tênthành viên dấu cách ungho dấu cách, số người dự đoán giống ban.

Ví dụ, ủng hộ hvn send: 100 lương.
Nội dung: hvn-ungho-20


100 phần quà may mắn đang chờ các ban. Giải thưởng lên đến 1000 lương.
big green
đt bình chọn sp đúng là đê tiện đệ nhất nhân 007

Thời không loạn thì khó giàu lắm đt! Ai cũng như ai, đi làm, về, chờ nhận lương, ăn uống, chi phí, còn thừa lại ít xiền gửi ngân hàng lấy lãi... thì không khá nổi!

Sp nhìn thấy ở những cuộc tranh luận cơ hội kiếm xèn! dancing
Trời, bác Phụng chém quá đỉnhlaughing
Quả thật là giàu kinh ... ngiệm, mỏi gối chồn chân vẫn muốn ... lạc đường.
Trao đổi về bài bình của Hà Miên

Thực lòng mà nói, mình phải đọc bài bình này không dưới một lần, vì cái mà Hà Miên muốn nói, nó hoàn toàn ngược với những thứ lồ lộ ra bên ngoài của cô, rằng cô đang ủng hộ anh HVN đáng ui. Hiểu sâu thêm 1 vài cm là điều không hề đơn giản, may mà mình có tí tài năng hô hô. laughing

Ngay câu đầu tiên, Hà Miên đã nói rằng cô không thích mùa thu cho lắm. Ý là cô cũng không thích mấy bài thơ thu vớ vẩn này. Đây là phương pháp bình luận diễn dịch chứ không phải quy nạp, vì quy nạp không bao giờ để ở đầu, nó sẽ biến thành quy đầu mất. Cho nên, toàn bộ những đoạn sau, dù cô có khen tác giả bài thơ Tử tù - Thu thì chúng ta cũng phải hiểu rằng, cô quá nham hiểm và thủ đoạn, cô ru ngủ người ta quá tinh vi và xảo diệu. Bây giờ, tôi sẽ chứng minh những lời tôi vừa nói.

"Từ thu khoe vàng hoa Cúc.
Rừng phong đỏ lá nơi anh.
Sâm cầm Hồ tây chộn rộn.
Tìm chốn phương nam bay nhanh."


Thực ra trong này chúng ta tìm ra ít nhất 3 địa điểm rõ ràng, và 1 địa điểm không rõ. Một là "thu vàng", hai là Rừng Phong (Made in china"), ba là Hồ tây, bốn là Phương Nam. Cô ấy lừa tình tinh vi ở chỗ chỉ bảo có 2 phương trời, xong lại bảo con sâm cầm kia là lời mong mỏi được tìm về bên nhau. Con sâm cầm, thực chất là con vịt trời. Bảo thế quá bằng bảo là tin vịt à, bố thằng nào tin được. Chưa hết, cô ấy còn khen rằng [i]"Ở đó người ta thấy sự giục giã và khao khát cao độ, muốn được gần kề nhau của tình yêu đôi lứa"[/i]. Ố ố la la, đỡ đi. Cô gái thì ở một địa điểm không rõ ràng, có thể trốn nợ trong hang chẳng hạn (Đọc đến cuối thì hoá ra cô ấy ở trong tù, chắc buôn lậu thuốc phiện hoặc buôn người - tù nghìn năm mà), chàng trai thì bên Trung Quốc, tin vịt thì gửi vào trong Nam. Hơ hơ, sao không dùng Iphone 20 đi, nó dài bằng cây kiếm đó. laughing Mà thằng người yêu bên China mà biết cô này ngoại tình thế, chắc ngất trên cành quất.

Đấy nhé, xong đoạn một, mình phục bạn Hà Miên vô cùng. Tiếp theo là đoạn 2 :

"Từ thu gieo nhau nỗi nhớ.
Trăng chiều thắc thỏm mộng mơ.
Ai người ngồi neo bến đợi.
Ai người khắc khoải bơ vơ."


Nàng Hà Miên chơi chữ trong đoạn bình này. Mình tìm ngay ra đoạn "nàng Nguyệt thất kinh" laughing dù đã điều hoà. Hảo lơ, khen vậy mới là khen chứ. Một đoạn đầy chất thơ dù là ở trong bệnh viện. Thực là khen nhau như thế bằng mười hại nhau laughing Mình chỉ hơi tiếc, Hà Miên không phân tích cụm từ "gieo vào nhau", nó hình tượng đến mức vừa đọc đã nghĩ ngay đến xxx rồi, thực lòng là hơi tiếc.

Sang đoạn 3 nhé :

"Từ thu bời bời liễu rủ.
Tóc mai biếng chải trâm cài.
Tương tư đêm đen thăm thẳm.
Châu sa dòng vắn dòng dài."


Thề là mình bội phục lời bình của Hà Miên trong đoạn này. Vũ Trọng Phụng mà đọc thì cũng phải ngả mũ bái chào, tiếc là ông ấy chết lâu lắm rồi. Tiếc thế. Ở đây Hà Miên nhắc mọi người, cô này xấu điên, hình toàn photo shop với cả sang Thái rồi đấy, vấn đề là các bạn phải nhận ra chỗ xấu của cô ấy để nhắc cô ấy còn phấn đấu. Những hình ảnh tóc tai bời bời chả thèm chải, những gì đó đen thăm thẳm rồi chảy ra giọt ngắn giọt dài được Hà Miên bình rằng "Đó là hình ảnh mang tính chất tượng hình, một nghệ thuật sắp đặt trong thi ca" quá chuẩn men luôn.

Đọc đến đoạn bình này, mình cố mà không thể đọc tiếp, thôi đành xin lỗi Hà Miên. Bạn bình hay và sắc xảo vô cùng, bạng tựa như thánh nữ cung Quảng Hàn múa bút, ta tựa người phàm nhìn cái thắt lưng thôi.
(02-11-2012, 12:47 PM)Phụng Đã viết: [ -> ]"Có một mùa thu đi lạc": bài hoan ca trên đồi!

Tôi đọc bài thơ "Có một mùa thu đi lạc" của tác giả Tâm Như vào một ngày khá mát mẻ, sung sức & hừng hực ham muốn.

Cái hừng hừng ham muốn ban đầu chỉ tự phát từ bản thân, nhưng rồi khi xem hết đến những câu chữ cuối cùng của bài "hoan ca" bất tận, những chất xúc tác mà bài thơ mang lại đã đẩy sự ham muốn ấy dường như đã lên đến tột bực, chỉ chực chờ bùng nổ mà thôi.

Ngay từ khổ đầu tiên, "mùa thu" của tác giả trông đã có dấu hiệu chuẩn bị rất tốt, tư thế dường như đã rất sẵn sàng.

Mắt em như màu nắng nhạt
Mùa thu nằm ngủ bên đời
Ru hời rèm mi khép nhẹ
Thôi nào, ngoan nhé. Tình ơi !


Em đang nằm lim dim trong lời ru hời ơi à êm ái, của gió, của mây, hoặc cũng có thể là của chính là đối tác đang kề cận em. Rất có thể dáng em lúc ấy đã rất đậm, rất nồng, như cô gái ngày nào "yếm đào trễ xuống nương long", bởi lời ru hời kia còn kèm theo sự mơn man, khám phá trong tiếng thủ thỉ "ngoan nhé, tình ơi", như lời của một bài hát nọ: "tôi ru em ngủ" bằng "hành trình những ngón tay!". Rõ ràng là đối tác của "mùa thu" rất chi là điêu luyện và hiểu biết, rất quan tâm đếm cảm xúc của "mùa thu".

Chia tay...mùa thu đương độ
Vàng hoa khắp nẻo dâng đầy
Phố nằm im (hay giả bộ
Như mùa còn rất thơ ngây)


Đến đây, ta có thể thấy rõ dấu hiệu của giai đoạn "tăng tốc". "Chia tay...mùa thu đương độ" là sự chia tay một số vật dụng bằng vải mà đương nhiên trong vài sát-na trước đó ngự trị trên đồi, dưới khe. Nhưng đến giai đoạn này xem như chúng đã hoàn thành nhiệm vụ, và được sự đồng thuận cao của cả "mùa thu" và kẻ "hưởng thụ mùa thu" cho chúng ra đi. Tạm biệt muýt-sơ-lin!

Và hiển nhiên, khi những vướng víu dần được giải thoát, những bao che dần được vén màn, bắt đầu hiện rõ hơn nữa sự "dâng đầy" trên khắp nẻo" của "mùa thu". Ở đây ta cần chú ý, câu chuyện hoan hỉ này có sự đồng ý của cả hai bên, không hề có dấu hiệu "hình sự" nhé! (nhưng mà có dấu hiệu "hành sự"!). Vì sự "nằm im", hay "giả bộ nằm im" của mùa thu thông qua hình ảnh của "Phố" là thể hiện sự khao khát hiến dâng cao độ, thấy "thơ ngây" nhưng thực sự rất "trưởng thành".

Gió đùa mân mê vạt áo
Tóc ai bay rối trời chiều
Ơ kìa, phù vân mấy nẻo
Tình thừa ví được bao nhiêu ?


Nhiều người sẽ thắc mắc ở giai đoạn này, sao không nhanh chóng vào "việc" chính đi mà còn chờ gì nữa? còn "mân mê vạt áo" làm chi? còn vuốt ve tóc rối làm gì? Thật sai lầm, rất sai lầm cho bạn nào chưa nhìn ra được sự sự mầu nhiệm của giây phút này.

Ở đây, tác giả kể lại rằng, khi "mùa thu" đã được mơn trớn, ru hời, "mùa thu" đã sẵn sàng nổi gió, nhưng "mùa thu" là "mùa thu", không phải mùa đông, mùa xuân, mùa hè hay bất cứ một mùa nào khác, "mùa thu" đáp trả lại sự nhiệt thành của đối tác bằng sự "mân mê", sự ve vuốt rất yêu thương, để mang lại sự sẵn sàng cho cả hai mùa mưa nắng.

Các bạn thấy đó, giai đoạn chuẩn bị lúc nào cũng quan trọng. Ra trận chém tướng mất chừng 60 giây, nhưng trước đó áp thành, khiêu khích, dụ địch không đơn thuần trong vài phút!

Do đó xin bạn đọc lưu ý cho rằng, hai câu "Ơ kìa, phù vân mấy nẻo / Tình thừa ví được bao nhiêu ?" phải hiểu ngầm là chúng được nằm trong ngoặc đơn, thể hiện sự ý nhị của "mùa thu", sự hiểu biết về khả năng của đối tác (60 giây kể từ lúc bắt đầu).

Mắt em phai màu nắng nhạt
Hoàng hôn phủ xuống bên đời
Có một mùa thu đi lạc
Gọi hoài : Tình hỡi, tình ơi !


Qua hết 60 giây, bao hình ảnh thơ mộng trước kia đã nhường cho thực tại... hiển nhiên.

Kẻ thì "phai màu", người thì "phủ xuống"!

Dù vậy, tôi vẫn thích nhất phút giây này, hình ảnh bơ phờ của "mùa thu" và đối tác cho thấy sự thăng hoa đồng bộ do có sự chuẩn bị kỹ càng và chuẩn mực của cả hai. Điều này rất hợp với đa số sự mong muốn của những mùa khác với đối tác của mình. Đây không phải là chiến trường mà có kẻ thắng người thua, đây là mối quan hệ hợp tác mà cả hai cùng thắng!

Hỡi ơi, cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng ham muốn thì lại... bất tận. Nên từ đó cho mãi về sau, không biết vì lý do gì hai người không gặp lại nhau nữa, còn kỹ niệm nào dễ phai màu, nên mùa "Gọi hoài: tình hỡi, tình ơi!"

Để làm nguội lại cái nóng đang hừng hừng trong người, không có ai giúp, tôi đành... tự giúp mình, bằng cách là cho câu chuyện kết thúc một cách bi quan hơn, thê thiết hơn.

Còn bạn, rất có thể bạn không đồng ý với tôi, bạn có thể cho rằng: từ đó về sau, cứ mỗi lần "nhớ" hay "thèm", là mùa thu lại giả đò đi lạc, và khi đạt được đỉnh thăng hoa thì mùa thu lại "vô thức" kêu gào "Tình hỡi, tình ơi!".


Đọc xong bài này
Mắt chữ O, mồm chữ A surprise

Roài ui, thía này thì hóa ra mềnh cũng "đê tiện" quá trời a ???????????????

Cơ mà, thiệt sự là TN phục chú Phụng lắm a. Nhìn bài thơ của Tn dưới góc độ này thì...chẹp chẹp....hết ý kiến big green
Anh em chém gió như tiên
Để cho lão Hớ thu Tiền mỏi tay
Anh em chém gió rất hay
Để cho lão hớ mỏi tay thu tiền
Anh em chém gió như điên
Để cho lão Hớ thu tiền đây bao
Anh em chém sắc như dao
Để cho lão Hớ hết bao đựng tiền
Anh em chém gió thấy nghiền
Để cho Lão Hớ thu tiền chia cho tui

Hé hé
Trang: 1 2 3 4 5