Cựu Mộng Như Yên
- Lãnh Công -
Em còn có nụ cười thuở mười tám
Nụ trinh nguyên, e ấp đượm hương tình
Hay đã vỡ từ vầng trăng hai chín
Đêm nguyệt tàn chờ đợi ánh bình minh?
Từ cái thuở em từ tôi đi giã
Nụ cười ai im bặt chẳng nên lời
Lòng bối rối như ngã ba, ngã bảy
Mấy hướng đời mấy nhánh rẽ nhân duyên.
Tôi cứ mãi ngóng về phương vô vọng
Em xa mờ nỗi nhớ có mù tăm?
Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ
Em đi về từ muôn lối xa xăm.
-------
Nhất Trận Phong - Nhất Trường Mộng.
Ngỡ tháng năm nguội dần giấc mộng,
Trời cay chi thêm mống đau thương.
Một đêm mưa gió bất thường,
Ngã ba về lại nát đường chỉ tay.
( Trích - Cựu Mộng Như Yên Phó bản )
Theo như lời Hớ Thi Vương đã nói, thì dường như trong khổ cuối cùng của bài thơ này có ẩn chứa 1 sự may mắn (hên). Riêng phần tôi, tạm chưa nói đến 1 kết cục có hậu vì muốn để cho mỗi người đọc tự cảm nhận lấy cho riêng chính mình.
“Tôi cứ mãi ngóng về phương vô vọng
Em xa mờ nỗi nhớ có mù tăm? “
Nỗi đau của tác giả về cái “Ngã ba” vẫn mãi truyền theo năm tháng, vẫn mãi đeo đẳng tâm hồn. Nó ám ảnh ngay lên cả tia mắt, cả ánh nhìn của tác giả. Biến người trong cuộc kia thành như 1 kẻ trăm năm dại khờ.
Chẳng phải là thế hay sao ? Có ai cứ nhìn mãi được vào 1 nơi không có gì mà tưởng tượng ra hình bóng nào đó đâu. Em tuy “xa mờ” nhưng nỗi nhớ trong “Anh” vẫn bốc mù tăm tít, vẫn cháy bỏng, khét chảy đến bốc hơi như ngày nào. “Cháy” mãi vậy sao không khỏi kiệt “dầu”.
Cuối cùng tác giả đã cho ta thấy, tình người, tình đời nó cũng chỉ là 1 cơn gió thoảng, 1 giấc mộng thoáng qua mà thôi ( Nhất Trận Phong - Nhất Trường Mộng ).
Ấy là vào cái lúc mà tâm hồn kẻ cô đơn sắp lịm tắt, thì cái bóng “Ngã ba” xưa kia lại đột ngột trở về.
“Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ
Em đi về từ muôn lối xa xăm.”
Người thì nói rằng “Hên”. Vì cuối cùng “Ta” cũng đã được lại “Em”. Ừ thì rằng “Hên”. Nhưng trong cái “Hên” đó tôi lại chợt thấy cái nỗi niềm cay đắng của tác giả gửi vào trong câu thơ cuối cùng. Vẫn là kín đáo, vẫn là ý nhị. Niềm cay đắng cuối cùng của giây phút cuối cùng.
“Em đi về từ muôn lối xa xăm”
Ở trên tác giả nói đến cái “Ngã ba” nhân duyên hay cái “Ngã bảy” lạc lối để mượn chỉ hình ảnh của cái nụ “Trinh nguyên”. Thì nay ở câu này, tác giả lại nói đến “Từ muôn lối”.
Tôi thầm hiểu ý của tác giả rằng, cái “Ngã ba” nhân duyên của ngày xưa, trước khi ra đi nó còn là 1 nụ “Trinh nguyên” chưa vỡ. Sau những lưu lạc tháng năm trở về, giờ nó là 1 cái “Ngã muôn lối”. Nó chằng chịt, nhụa nhàu như những đường chỉ nơi lòng bàn tay của kẻ phong trần vậy.
Giá như ngày xưa, cái đêm ấy, Ta ráng đốt cho được cái ngọn đèn dầu thì nụ “Trinh nguyên” kia đâu có vỡ, thì em đâu đã phải từ ta mà đi giã. Thật xót xa.
Vĩ Thanh
Ngồi đọc lại Cựu Mộng Như Yên - Lãnh Công một lần nữa. Lòng vẫn ngồn ngộn cảm xúc.
Ngoài kia, trời đêm hè hương trăng ngào ngạt. Tiếng đàn ai thánh thót điệu ca cho thêm chất đượm lòng người.
“Dao vàng ai liếc móng tay,
Bút thơm ai kẻ đôi mày cong cong.
Phấn son xuyết điểm má hồng,
Trâm hoa lựa mái tóc bông dịu dàng…”
Tôi ngồi đây, bỗng chợt muốn hỏi : Sao em nỡ lòng nào lại đem cái “Ngã bảy” mà để giã nhừ cái “Ngã ba” ?
Sông Tô 24/05/2012
Tiểu đệ chopmat