Kính thưa các đồng chí và các bạn đã đeo kính và không đeo kính.
Thế là một trong những sự kiện văn hóa trọng đại nhất đánh dấu 50 năm sự nghiệp chém gió thành công của chúng ta đã kết thúc tốt đẹp. Tôi rất lấy làm vinh hạnh khi được ban tổ chác tin cậy giao cho nhiệm vụ đánh giá kết quả sự kiện. Hôm nay, tại buổi lễ trao giải này, tôi xin trân trọng tuyên bố :
1. Giải nhất event thuộc về anh Lãnh Diện thi thánh.
Xin quý vị một tràng pháo tay.
Vâng, không nghi ngờ gì nữa, sự nhiệt tình của anh Lãnh Diện là điều không ai có thể chối cãi. Anh tham gia bằng 2 bài hát và 2 bài thơ. Nhưng chúng tôi đánh giá cao phần dự thi của anh không phải ở số lượng mà là chất lượng. Với 4 phần thi, anh đã đưa chúng ta đi từng bậc thang từ 1, 2, 3... cho tới chỗ vô cùng của sự đê tiện. Từ nơi lè tè cát chảy dưới mông cho đến chỗ cao cao nửa vầng trăng lữ thứ. Và đặc biệt nhất, ấn tượng nhất chính là bài vọng cổ cách tân : Hận tù và.
Có vị giáo sư đã nói với tôi : "Miền Nam này từ ngày cụ Bảy Bá mất đến giờ mới thấy xuất hiện một người sáng tác vọng cổ tài thế". Tôi đồng ý. Vị giáo sư ấy không hề chém gió. Thậm chí tôi còn cho rằng bài vọng cổ của cụ Lãnh Diện có phần xuất chúng hơn cả "Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà" của cụ Bảy ngày xưa, bởi nó mang được sự cách tơn trong thi ca hậu hiện đại vào cái trữ tình ướt át của thể loại vọng cổ truyền thống. Và điều này thể hiện rõ tính chất giao phối nhịp nhàng mà cụ Lãnh Diện từng nhấn mạnh rất nhiều lần.
Khúc vọng cổ "Hận tù và", ngay khi được truyền bá ra công chúng với tiếng hát của đào Hớ, đã tạo nên một làn sóng âm nhạc sôi động chưa từng có, từ đó khơi lại cảm hứng của công chúng đối với thể loại ca cổ phương Nam. Hàng loạt ca khúc ăn theo đã được tung ra thị trường. Tất cả những điều đó nói lên rằng, không phải thể loại vọng cổ đã hết thời, không phải công chúng đã hết yêu thích cải lương, mà chỉ vì chúng ta không có những tác phẩm hay, đánh thức tình cảm của quần chúng. Hy vọng trong tương lai, anh Lãnh Diện sẽ tiếp tục cho ra đời những sáng tác mới của anh ở thể loại này.
2. Giải nhì của event thuộc về thí sinh mang số báo danh số 6481, nữ thi sĩ đến từ đất mũi Cà Mau, cô Quyển Thị Hà Miên.
Vâng, phải chọn lọc giữa ngàn thí sinh và hàng chục ngàn phần dự thi là một công việc không hề dễ dàng cho ban giám khảo chúng tôi. Nhất là khi hầu hết các tác phẩm dư thi có độ đê tiện chênh lệch rất khó nhận biết. Chính vì lý do này mà kết quả cuộc thi đã được công bố chậm hơn dự kiến một ngày.
Nữ thi sĩ Hà Miên đem đến với cuộc thi 2 tác phẩm. Tác phẩm đầu tiên cho thấy tinh thần cách tơn mạnh mẽ, đầy sáng tạo. Đã rất lâu rồi trong lịch sử thơ ca Việt Nam chúng ta mới thấy lại những câu thơ đậm chất đê tiện như thế này :
Em sẽ mở toang hoác cái cửa lòng của em
Để đón nhận anh
Để vỗ béo anh
Bằng những tô bún bò, chả cá
Hiện đại, trẻ trung, nữ thi sĩ của chúng ta biết mình hơn hẳn bọn nữ sĩ tầm thường khác. Cô tự tin khoe vòng một không kém gì Thủy Top :
Chưa hết đâu anh
Còn bộ ngực căng như trái bóng
Sẽ làm anh ngạt thở chiều nay
Một bộ ngực có thể làm anh 4 sung sức của chúng ta phải ngạt thở, chắc chắn là một bộ ngực rất khủng.
Ở đây, nếu đối chiếu với đoạn trên, người đọc tinh ý sẽ nhận ra một sự khoe khoang không cần giấu diếm, rằng ngực khủng của em đây là hàng thật, không có chút silicon nào cả. Bởi vì tất cả của em đều thật hết, huyết của em 100% không đểu, em đã mở cửa lòng ra cho anh vào xem, có giấu gì anh đâu? Thế thì anh phải biết rằng ngực em đây cũng là hàng thật, chưa hề qua dao kéo.
Cách tơn, vâng, Hà Miên nữ sĩ thể hiện một bản lĩnh, một thi pháp cách tơn vô cùng sáng tạo. Tính đê tiện trong thơ cách tơn của cô không thua kém gì các vị tiên phong, lại có chỗ nhu nhuyễn sành điệu nữ tính mang lại vẻ quyến rũ chết người.
Nhưng sang bài thứ hai, chúng ta bỗng thấy một Hà Miên khác hẳn, với phong cách thơ truyền thống đằm thắm trữ tình, cô hiện lên ôn nhu. Cô vuốt ve trìu mến. Cô đôn anh ấy lên. Cô muốn làm cho anh ấy to ra, vĩ đại thêm :
Em đặt anh lên ngôi cao tráng lệ
Và tôn anh là chúa của muôn đời
Chỉ hai câu thôi mà bộc lộ hết những đòi hỏi và quyền năng của nữ giới khi yêu. Nếu họ yêu, bằng mọi cách họ sẽ làm cho người đàn ông của họ phải lên cao, và họ làm rất tốt điều đó.
3. Còn bây giờ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu người giành giải 3 của cuộc thi, nữ văn sĩ Bức Tường Hoa.
Bằng một bài viết bộc bạch tâm sự, và những hình ảnh có thật chứng minh, nữ sĩ Bức Tường Hoa đã cho chúng ta thấy chất đê tiện tưởng kín đáo mà rất lộ liễu của cậu 4 quân ku 5.
Chủ nghĩa đê tiện trong văn học đã hình thành từ thập niên trước. Khi lan vào Thi Ẩm trấn, mỗi tác giả đều có cách vận dụng riêng, hòa trộn tiện khí riêng mình vào dòng chảy đê tiện chung của nhân loại. Ở Bức Tường Hoa, chúng ta thấy nổi bật lên khả năng viết tự sự độc đáo. Chỉ với vài dòng ngắn, cô đã lột trần cậu 4, làm cho cậu 4 lõa lồ hiện ra với tất cả vẻ đê tiện của cậu :
"Ai cũng hiên ngang thể hiện bản lĩnh của mình, nhưng chỉ có chàng lấp ló đâu đó chờ ai sơ hở chàng lái gió chém trúng ngay 1 phát rồi biến mất. Cái kiểu đê tiện của chàng cũng đáng yêu như cái nick 1234 ko đụng hàng của chàng vậy."
Xin quý vị một tràng pháo tay.
4. Giải tư của sự kiện lần này xin trao về nữ sĩ Hòa Thượng Si Tình.
Về giải tư này, chúng tôi cảm thấy rất khó cân nhắc. Bài thơ cách tơn của thi sĩ Chớp Mắt là một tác phẩm đáng chú ý. Phần dự thi của Hớ Thiệt Hả phơi bày một sự thật bi thương của cậu 4, gợi cảm hứng cho soạn giả Lãnh Diện viết nên khúc vọng cổ để đời. Nhưng tại sao chúng tôi buộc phải bỏ qua 2 tác phẩm này để trao giải cho một bài thơ mang vẻ đẹp tráng lệ mà cổ kính.
Ta ước những chiều rong sa mạc
Tay cương tuấn mã vượt gió ngàn
Cát vàng thoai thoải nghiêng triền dốc
Ngộ người tri kỷ phút hồng hoang…
Giữa thời đại cách tơn chủ nghĩa, việc tán thưởng những câu thơ thế này có đi ngược tiến trình lịch sử hay không?
Thưa quý vị, rằng không. Bài thơ của nữ sĩ đến từ Thiên Ái tự chỉ có vẻ ngoài cổ điển, còn bên trong chứa đầy mật ngữ đê tiện.
Cũng phải, Hòa Thượng Si Tình vốn là nữ giới, yêu một nhà sư trên Thiên Ái tự nên cải nam trang lên chùa tu hành. Chẳng ngờ, các sư ở chùa ấy đều là hoạn quan cả. Tên chùa "Thiên Ái" chẳng qua là "Ai Thiến", một tiếng than đau đớn của các bậc tu mi nam tử bất hạnh mà thôi. Lầm lỡ, thất vọng, nhưng đã chót thì phải chét. Hòa Thượng Si Tình của chúng ta đành hy vọng gửi niềm luyến ái vào nơi lữ khách hành hương, cho đến một ngày cậu 4 lên chùa... Chuyện đó ra sao xin kể vào dịp khác. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là, dẫu mang danh Hòa Thượng hay Sư Bà cũng đều một kiếp tu hành cả, lời ăn tiếng nói phải gìn giữ, không như người trần thế. Tâm tình của nữ tăng thi sĩ gửi gắm trong tác phẩm tất nhiên phải được mã hóa. Và chúng tôi đã cố gắng giải mã phần nào để thấu hiểu sự đê tiện ẩn chứa phía sau.
Xin đơn cử 4 từ in đậm trong bài : Điểu, Ngư, Xà, Tượng. Bốn loài vật này không thuộc tứ linh, được đưa vào bài thơ chắc hẳn có hàm ý. Điểu là chim, Ngư là cá. Cá dưới nước thấy chim thì nổi lên mà đón chào, đấy gọi là "nghiêm chỉnh" (xem "Điển cố văn học hiện đại", tác giả Chớp Mắt, nxb Văn Học, 2010, trang 154). "Xà tượng" lái ra "xạ tường", nghĩa là bắn lên tường. Nghiêm chỉnh mà bắn lên tường ấy là cái hàm ngôn mật ngữ mà nữ sĩ muốn truyền tải ở đây.
Thay mặt ban tổ chức, tôi xin trân trọng gửi lời chúc mừng đến 4 cá nhân đoạt giải trong event lần này. Chúc quý vị gặt hái nhiều thêm nữa những thành tựu trong sự nghiệp cách tơn nghệ thuật, góp phần vào tiến trình đê tiện hóa đất nước hôm nay và mai sau.
Sự kiện "
1234 và phần còn lại của nữ nhân TAL" đã kết thúc thành công vang dội hơn cả dự kiến. Thành công nhất của event này chính là lăng xê được tên tuổi của 1234 lên thành một hotboy ế ẩm luôn luôn trong trạng thái cực nóng, cực nắng.
Có một điều tôi tha thiết muốn nói với các bạn, đó là, dù tác phẩm của các bạn có đoạt giải hay không, các bạn cũng đừng buồn, vì chất lượng đê tiện trong tác phẩm của các bạn chỉ ít hơn một chút thôi, so với những bài thi đoạt giải. Chúng ta còn nhiều, rất nhiều cơ hội ở phía trước để chứng tỏ sự đê tiện, khả năng chém gió và đá đểu của mình.
Rất mong gặp lại quý vị trong sự kiện "
Song phi cùng thần tiện" do giáo sư tiện sĩ Hỏa tà Nương khởi sướng.
Xin cảm ơn.