hvn > 30-03-2011, 08:34 AM
longhoaho > 30-03-2011, 09:20 AM
linhtacua > 30-03-2011, 10:13 AM
Ngạo > 30-03-2011, 10:34 AM
linhtacua > 30-03-2011, 10:39 AM
(30-03-2011, 12:43 AM)đêtiệnnhất Đã viết: Hầy dà!
Thi ẩm lầu quả nhiên là “cao nhân xuất chúng”, cái em muốn tìm hiểu thì các bác lại không giải thích cặn kẻ, cái em không cần thiết các bác lại lôi ra chém gió búa xua.
Em cũng xin làm sáng tỏ một vài vấn đề với bác linhtacua ạ!
Em cũng xin trích nguyên văn cái dòng cảm xúc về thơ ca của bác:
“Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :
1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.
2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.
3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?
Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...” (linhtacua)
Bác cứ đem con dao thái thịt của bác ra mà mỗ xẻ thơ ca vậy thì em khiếp mất!
Bác thẩm thấu thơ ca như vậy thì bác không phải là dạng “hít hà” mà bác thuộc kiểu “mổ, xẽ”, cái kiểu “cách tơn…” giề đấy mới phát minh chăng?
Thơ văn phải cảm thụ từ nội tâm mới thấy hay, chứ cảm thụ như kiểu “ thái thái, lát lát” như bác thì bài thơ nó vụn ra hết. Chỉ một bài thơ bình thường này thôi mà bác đã cảm nhận thế rồi, em không biết thơ ca qua tay bác nó biến thành cái hình dạng gì đi mất?
Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức. Cái vần đề mấy bác đưa ra em cũng giải thích hết rồi: Đó là cái mà người ta gọi “Trường phái tượng trưng” . Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
Các bác đừng nên cảm nhận theo lối “hít hà”, “mỗ xẻ” , như vậy sẽ không thấy cái làn” hương nghệ thuật” đâu. Tôi thấy các bác đang “thái lát” ra và “nhai” để tìm cái “vị”, nhưng lại muốn cố ý muốn “ngữi” để tìm cái “hương” trong thơ cụ Hàn.
Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ.
Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhờ thơ ca, chứ không phải là nhờ bệnh phong, nếu ông ta nhờ bệnh phong mà tồn tại thì các bác cứ mỗ xẻ, riêng về thi ca thì các bác không tiếp nhận cũng chẳng sao (bởi các bác chỉ là thiểu số), vì đó là sở thích của các bác. Nên khi nói về Hàn Mặc Tử các bác khai thác vấn đề phong,cùi của người ta ra, không khéo thiên hạ nghĩ các bác là bác sĩ đi mất. Mà nếu vậy các bác “dính” bịnh thì không hay.
Em thấy các bác “ trên thông thiên văn, dưới tường gái gú” nên mới vào đây tìm hiểu và hy vọng được “hạnh ngộ”, đi tìm cái “ Trường phái tượng trưng” để lục loại những ý nghĩa cao siêu, thoát tục. Nào ngờ “ hạnh ngộ” không thấy chỉ thấy “nghiệt duyên” nên em xin bái biệt
Cho em gởi lại mấy câu này nhé:
“Ta đi gởi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”
của Cố Trung Niên Thi Sĩ Bùi Giáng, các bác vô đó mà ‘hít hà” mà “mỗ xẻ” coi cái lá kia nó “dội” làm sao nhá.
Đêtiệnnhất
Chấp phím
Ngạo > 30-03-2011, 10:50 AM
chopmat > 30-03-2011, 11:15 AM
(30-03-2011, 10:39 AM)linhtacua Đã viết:(30-03-2011, 12:43 AM)đêtiệnnhất Đã viết: Hầy dà!
Thi ẩm lầu quả nhiên là “cao nhân xuất chúng”, cái em muốn tìm hiểu thì các bác lại không giải thích cặn kẻ, cái em không cần thiết các bác lại lôi ra chém gió búa xua.
Em cũng xin làm sáng tỏ một vài vấn đề với bác linhtacua ạ!
Em cũng xin trích nguyên văn cái dòng cảm xúc về thơ ca của bác:
“Ở đây có một vài vấn đề cần thảo luận như sau :
1. Tại sao là hàng xóm, lại mê tiếng đàn của nàng, mà Hàn không hề biết mặt? Bởi vì chính anh cũng nghi ngờ nàng mất trinh nên không thèm gặp mặt chứ sao nữa. Cho nên khi biết nàng còn trinh, Hàn ta mới tiếc của giời mà làm thơ, khóc lên ngất xuống như thể anh ta bị hãm hiếp vậy.
2. Lúc đầu chỉ có vài người trong khu phố nghe tin đồn nàng mất trinh. Nhưng sau khi có bài thơ của Hàn, thì cả thành phố Quy Nhơn đều biết. Và theo thống kê xã hội học năm đó, thì đến 80% số người được hỏi đều trả lời rằng, bởi nàng mất đi rồi, nên các bác sĩ mới nói nàng còn trinh, và họ đều tin rằng nàng mất trinh. Như vậy, bài thơ của Hàn chỉ có tác dụng làm lan rộng cái sự mất trinh của nàng mà thôi.
3. Tại sao trong bài thơ, Hàn lại dùng từ "nguyên vẹn mới" để nói về cái sự trinh trắng của nàng? Mới nghĩa là sao? Ý Hàn cũng đã nghi ngờ các bác sĩ vá lại trinh cho nàng phải không?
Còn nhiều vấn đề nữa muốn trao đổi, nhưng thôi, chỉ 3 cái mục mình vừa nói thôi đã đủ để thấy sự bẩn thỉu, bần tiện và hèn hạ của thi sĩ họ Hàn. Càng nói càng mất hứng ...” (linhtacua)
Bác cứ đem con dao thái thịt của bác ra mà mỗ xẻ thơ ca vậy thì em khiếp mất!
Bác thẩm thấu thơ ca như vậy thì bác không phải là dạng “hít hà” mà bác thuộc kiểu “mổ, xẽ”, cái kiểu “cách tơn…” giề đấy mới phát minh chăng?
Thơ văn phải cảm thụ từ nội tâm mới thấy hay, chứ cảm thụ như kiểu “ thái thái, lát lát” như bác thì bài thơ nó vụn ra hết. Chỉ một bài thơ bình thường này thôi mà bác đã cảm nhận thế rồi, em không biết thơ ca qua tay bác nó biến thành cái hình dạng gì đi mất?
Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức. Cái vần đề mấy bác đưa ra em cũng giải thích hết rồi: Đó là cái mà người ta gọi “Trường phái tượng trưng” . Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
Các bác đừng nên cảm nhận theo lối “hít hà”, “mỗ xẻ” , như vậy sẽ không thấy cái làn” hương nghệ thuật” đâu. Tôi thấy các bác đang “thái lát” ra và “nhai” để tìm cái “vị”, nhưng lại muốn cố ý muốn “ngữi” để tìm cái “hương” trong thơ cụ Hàn.
Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ.
Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhờ thơ ca, chứ không phải là nhờ bệnh phong, nếu ông ta nhờ bệnh phong mà tồn tại thì các bác cứ mỗ xẻ, riêng về thi ca thì các bác không tiếp nhận cũng chẳng sao (bởi các bác chỉ là thiểu số), vì đó là sở thích của các bác. Nên khi nói về Hàn Mặc Tử các bác khai thác vấn đề phong,cùi của người ta ra, không khéo thiên hạ nghĩ các bác là bác sĩ đi mất. Mà nếu vậy các bác “dính” bịnh thì không hay.
Em thấy các bác “ trên thông thiên văn, dưới tường gái gú” nên mới vào đây tìm hiểu và hy vọng được “hạnh ngộ”, đi tìm cái “ Trường phái tượng trưng” để lục loại những ý nghĩa cao siêu, thoát tục. Nào ngờ “ hạnh ngộ” không thấy chỉ thấy “nghiệt duyên” nên em xin bái biệt
Cho em gởi lại mấy câu này nhé:
“Ta đi gởi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”
của Cố Trung Niên Thi Sĩ Bùi Giáng, các bác vô đó mà ‘hít hà” mà “mỗ xẻ” coi cái lá kia nó “dội” làm sao nhá.
Đêtiệnnhất
Chấp phím
Chào bác Đêtiệnnhất và cũng xin được trao đổi một cách thẳng thắn với bác luôn.
Tôi rất không hài lòng với phong cách của bác về câu chuyện "Cô gái đồng trinh". Bác mở ra một topic, nhưng trong đó thì trích dẫn ý kiến, bình luận và cảm nhận của người khác rồi hỏi mọi người có ý kiến thế nào. Rồi sau đó, khi mọi người đưa ra ý kiến, thì bác mỉa mai rằng thì “cao nhân xuất chúng” hoặc là "hy vọng được hạnh ngộ" ... bởi nó không đúng ý bác. Sau nữa thì bác giận dỗi bỏ đi khi câu chuyện còn dang dở, như thế chả lịch sự chút nào.
Tôi thực sự rất muốn biết quan điểm, cảm nhận của chính bác về bài thơ này; để mà từ đó tôi nhận ra rằng tôi đã sai, tôi cần phải xem xét lại mình. Nhưng mà tôi không nhận được gì hết, khi bác gán ghép cho tôi rằng "đem dao thái thịt ra mổ xẻ thi ca". Vấn đề ở chỗ, bài thơ này nó là "thịt" hay là "thi ca" thì tôi không thấy bác diễn giải.
Chưa kể, ngay chính những lập luận của bác nó cũng mâu thuẫn với nhau, tôi đưa ra 1 ví dụ nhé.
"Một lần nữa, em khẳng định rằng đây không phải là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử, cho nên các bác đừng đi bới lông tìm vết gì trong này cho nhọc sức". Nếu nó hay thì tôi mới bới lông tìm vết, chứ nó dở thì cần gì bới, cái dở nó đập vào mắt rồi còn gì.
"Hãy lắng nghe và hiểu hết câu chuyện của “cô gái đồng trinh” thì mới hấp thụ và tiêu hóa hết những ngôn từ đầy ảo diệu trong những câu thơ trên, đừng vì cái đê tiện cố hữu mà làm mất đi cái dư vị lạ để rồi hỏng hết cả một “bửa ăn”các bác ạ". Câu này nó đập lại câu trên của bác chan chát.
Thêm một lần nữa, mong bác là người mở ra topic này, thì bác cũng là người kết thúc nó một cách trọn vẹn, như vậy mọi người tham gia diễn đàn mới rút được cho mình chút gì có ích.
Ngạo > 30-03-2011, 11:20 AM
Trích dẫn:Anh ngậm ngùi hồi lâu rồi lặng lẽ đi vào phòng riêng đóng cửa lại viết ngay bài thơ: CÔ GÁI ĐỒNG TRINH...
... Mấy tháng sau đó tôi về Qui Nhơn nghỉ tết. Anh Trí đem bài thơ trao cho tôi, giọng nghẹn ngào anh nói: Tao giải oan cho Mỹ Thiện đó. Rồi anh hỏi: “Sao, mi có khóc cho nàng được câu nào không?”...
Trích dẫn:Nhà thương đã ra công chạy chữa. Họ không phục hồi được mạng sống nàng, nhưng đã phục hồi được tiếng thơm trinh bạch nàng, mà phương pháp chạy chữa đã có dịp chứng minh ngược lại những gi gì gièm siễm thị phi về nàng.Bơm nước vào ruột để tống phân và chất độc ra.Thì làm cách nào để chứng minh nàng trinh trắng.
Trích dẫn:Nàng đẹp như bức tranh thuỷ mặc tàu mà vẻ kiều mỵ tình tứ như ẩn như hiện dưới nét đan thanh mờ ảo.
Hình như con người nàng có nhiều tâm sự, mà chỉ bộc lộ vào những đêm khuya thanh vắng qua tiếng đàn tranh nỉ non như than thở, như bơ vơ tìm kiếm, đuổi theo vào tận cùng giấc cô miên trằn trọc, những tâm hồn nghệ sĩ, lẻ loi.
Tiếng đàn đó làm cho anh Trí vừa sợ hãi vừa lo lắng đợi chờ, những đêm dài tuyệt vọng vì biết mình mắc phải chứng nan y ghê gớm.
Anh thường đánh thức tôi dậy để cho có bạn, để cùng theo dõi tiếng đàn ma quái đó.
lanhdien > 30-03-2011, 11:28 AM
hothiethoa > 30-03-2011, 11:59 AM