Vũ Thiên Di > 26-11-2010, 05:45 PM
hlinhlan Đã viết:DẪN NHẬP
Vũ Thiên Di > 26-11-2010, 07:01 PM
luckythanh Đã viết:Xin giới thiệu thêm vài giai thoại khác về Nguyễn Bính qua một bài viết của Lê Hoài Nam trên báo Tiền phong
* * *
Giai thoại về nhà thơ Nguyễn Bính (Click to View)
Sinh thời, nhà văn Chu Văn và họa sĩ Nguyệt Hồ rất hay kể cho tôi nghe những kỷ niệm của họ với nhà thơ Nguyễn Bính. Nhà văn Chu Văn thì mãi tới thời kỳ làm Trưởng ty Văn hóa tỉnh Nam Định, ông mới sống cùng Nguyễn Bính.
Còn Nguyệt Hồ thì làm bạn với Nguyễn Bính ngay từ thuở họ đang đặt những bước chân đầu tiên vào làng văn nghệ. Nguyệt Hồ xuất hiện trước Nguyễn Bính.
Ông sống ở Nam Định nhưng thường xuyên được các ông chủ báo ở Hà Nội mời vẽ minh họa. Chính Nguyệt Hồ giới thiệu Nguyễn Bính với ông chủ bút báo “Tiểu thuyết thứ năm” là nhà thơ Lê Tràng Kiều để Nguyễn Bính được đăng tác phẩm đầu tiên ở tờ báo này là bài “Cô hái mơ".
Đấy là vào những năm cuối thập kỷ ba mươi, đầu thập kỷ bốn mươi ở thế kỷ trước, thời kỳ dòng Thơ Mới xuất hiện. Giống như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính cũng bắt đầu làm thơ khi còn rất trẻ và sống ở tỉnh nhỏ.
Tại Nam Định ngày ấy có một nhóm văn nghệ sĩ chơi với nhau : Nguyễn Bính, Nguyệt Hồ, Vũ Hoàng Chương, Phong Giao, Trúc Đường…
Nhưng nhóm này không chỉ quan hệ bạn bè khép kín trong phạm vi một tỉnh mà họ còn chơi với nhiều văn nghệ sĩ Thủ đô và các tỉnh khác như Tô Hoài, Lê Tràng Kiều, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Anh Thơ, Ngân Giang, Nguyễn Vĩ, Hoàng Tấn, Trúc Khê, Vũ Trọng Can, Trúc Sơn, Hoàng Lập Ngôn, Trương Tửu…
Hồi ấy đường sá, xe cộ khó khăn, nhưng họ tìm đến với nhau như cơm bữa. Họ chơi với nhau thân tình, rất thoáng đãng nghệ sĩ nhưng vẫn giữ cái nếp sống đạo lý, tự trọng và quý tài năng của nhau.
Họa sĩ Nguyệt Hồ kể rằng, ngày ấy các nhà thơ chơi với nhau lấy tài năng thi ca, tài ứng đối, tài chơi chữ… để hấp dẫn nhau, quý trọng nhau nên tình bạn của họ rất bền chặt.
Chẳng hạn, một lần nhà thơ Trúc Khê mời một nhóm bạn gồm Nguyễn Bính, Ngân Giang, Trần Huyền Trân về nhà mình ở Ngô Sơn chơi. Họ ngồi uống rượu dưới trăng. Ông chủ nhà Trúc Khê ra đề tài “Đêm hội Ngô Sơn” để các bạn xướng họa:
Non Ngô dưới ánh trăng rằm
Duyên may hội ngộ tri âm buổi này
Trần Huyền Trân liền đọc tiếp:
Rượu nồng chưa nhấp đã say
Nhưng tình đã thấy rót đầy lòng nhau
Nguyễn Bính đọc:
Chắc rằng gặp mãi nhau đâu
Duyên bèo nước có bền lâu bao giờ?
Ngân Giang tiếp:
Tiệc này dưới ánh trắng mờ
Tiệc sau e bóng người thơ lạc loài
Họ cứ thế đọc tiếp thành một bài thơ dài. Và điều đáng khâm phục là giọng thơ của người nào mang phong cách riêng của người ấy.
Trong số bạn bè văn chương thời đó, Nguyễn Bính được coi là người hay chữ nhất. Ông thường xuất khẩu thành thơ và những áng thơ đó không hề xoàng xĩnh.
Đây là câu chuyện vào thời kỳ Nguyễn Bính đã phải rời báo “Trăm hoa” về làm việc ở Ty Văn hóa Nam Định. Cái đêm ấy chắc phải thức khuya sáng tác nên hôm sau tới nhà bạn chơi, trông Nguyễn Bính lờ đờ mệt mỏi. Họa sĩ Nguyệt Hồ liền “xuất khẩu” bài thơ “tục” chơi chữ rất sành điệu trêu Nguyễn Bính:
Văn nghệ hay là văn gừng
Sao ông lửng khửng lừng khừng vậy ôi?
Hay là tối đã tác rồi
Sáng không tác được mệt nhoài tứ chi?
Cứ tưởng Nguyễn Bính đang mệt thế không ứng đối ngay được, không ngờ ông nhấp một ngụm nước rồi đọc luôn:
Sáng tác hay là tối tác đây?
Tối không tác đủ tác ban ngày
Xem ra sáng tác không bằng tối
Tối tác, ông ơi, sướng gấp hai!
Các bạn ngồi đó đều cười, gật gù khen tài ứng đối của Nguyễn Bính. Nhưng cũng có khi vì cách chơi chữ quá sắc sảo mà Nguyễn Bính làm mất bạn.
Nguyễn Bính chơi thân với một nhà thơ nữ còn trẻ, nhưng nàng lại “dính bùa yêu” của một người nhiều gấp đôi tuổi nàng. Năm 1954, Nguyễn Bính từ miền Nam tập kết ra Bắc, ông tìm đến thăm nữ nhà thơ nọ. Nữ nhà thơ tiếp ông thân ái.
Nàng để đĩa cam lên bàn. Trong lúc nàng hí húi bổ cam mời Nguyễn Bính thì ông đã viết xong hai câu thơ toàn vần C để trêu bạn, nhét xuống dưới đĩa cam:
Cô cầm cam, cụ cầm cô, cô cứ cỳ cèo co céo cụ. Cụ càng cao, cô càng cáu, cô càng cay cú cái cò con!
Nguyễn Bính về rồi, nữ sĩ đọc bài thơ giận tím mặt. Nàng quyết định cắt đứt quan hệ với Nguyễn Bính. Bạn bè biết chuyện liền có thơ giễu lại Nguyễn Bính:
Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt!
Tuy nhiên, chuyện “không nhìn mặt nhau nữa” như trường hợp với nữ sĩ kia không xảy ra nhiều trong đời Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính rất dễ yêu song cũng hay thất tình. Mỗi lần thất tình ông thường trút nỗi niềm vào thơ. Những bài thơ như thế của Nguyễn Bính thường là hay.
Chẳng hạn, một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Hoàng Chương nhảy tàu hỏa lên Bắc Giang chơi. Ở đây Nguyễn Bính có một người bạn là nhà thơ Bàng Bá Lân. Bàng Bá Lân cùng nhóm thơ Bắc Giang mới lập một hội gọi là “Tao đàn Sông Thương”.
Tại Tao đàn này có một nữ sĩ, rất xinh đẹp từng hút hồn Nguyễn Bính bấy nay. Nguyễn Bính “kết lắm”, nhưng nữ sĩ thì có vẻ chỉ mê thơ chàng chứ không mặn mà với con người chàng cho lắm.
Lần này Nguyễn Bính kéo Vũ Hoàng Chương lên để mong sự trợ giúp của bạn cho cuộc tình đi đến độ đơm hoa kết trái. Nhưng không ngờ tình hình càng trở nên xấu đi.
Trên đường về, ngồi trong toa tàu, Nguyễn Bính đã làm tức thì những câu thơ và đọc cho Vũ Hoàng Chương nghe:
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bao giờ bên đục bên trong hài hòa
Ngậm ngùi một bước một xa
Đến đây là… đến đây là… là thôi!
Cái câu “Đến đây là… đến đây là… là thôi!” thật kỳ tài. Chỉ có tâm trạng kẻ thất tình thì câu thơ mới dùng dằng, ngắt quãng kiểu ấy. Về sau, hai câu cuối của Nguyễn Bính đưa vào bài “Rượu xuân”.
Các nhà thơ thời Thơ Mới, dù sống ở tỉnh lẻ như Nguyễn Bính cũng ít nhiều biết chút tiếng Hán, tiếng Pháp. Vốn chữ Hán không nhiều nhưng Nguyễn Bính dịch thì rất giỏi.
Một lần tại tòa soạn báo “Tiều thuyết thứ năm” hội ngộ khá đông bạn bè, Nguyễn Bính muốn có chút tiền khao các bạn một bữa, ông liền đề nghị mọi người thi dịch thơ. Ông chủ bút Lê Tràng Kiều cũng hưởng ứng, liền “ra đề” bằng một bài thơ Đường:
Hoàng mai thời thiết gia gia vũ
Phương thảo trì đường cứ cứ oa
Hữu ước bất lai hoa dạ bán
Nhàn sao kỳ tử lạc đăng hoa
Mọi người cầm bút dịch, gạch xóa mãi chưa xong thì Nguyễn Bính đã xin được đọc bản dịch của mình:
Ao hồ tiếng ếch gần xa
Cỏ thơm ngào ngạt, ngoài nhà mưa rơi
Nửa đêm cái hẹn sai rồi
Quân cờ gõ nhảm làm rơi hoa đèn
Mọi người phải thừa nhận bài thơ Nguyễn Bính dịch khá hay. Ông chủ bút Lê Tràng Kiều cao hứng liền “ra” tiếp “đề” khác:
Nhất ấp xuân giao vạn lý tình
Đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh
Nguyễn tương song lệ đồ vi vũ
Minh nhật lưu quân bất xuất thành
Lần này Nguyễn Bính lại dịch xong đầu tiên:
Một chén tiễn đưa tình vạn lý
Oanh buồn rầu rĩ, cỏ buồn phai
Mong đem lệ tưới thành mưa lớn
Ngăn bước đường anh buổi sớm mai
Nghe đến đây mọi người lặng đi vì bài dịch quá hay. Ông chủ bút đành phải “ra đề” dễ hơn cho các nhà thơ khác tham gia dịch. Song cũng chỉ dịch thêm vài bài nữa là ông cho dừng lại vì nó liên quan đến số tiền nhuận bút ông phải thưởng.
Hôm ấy, Nguyễn Bính giật giải nhất. Số tiền đủ để ông khao cả nhóm bạn tại một quán ăn khá sang trọng của Hà thành.
Sinh hoạt, quan hệ của các nhà thơ trẻ hồi ấy là thế. Tài năng và phong cách sống của Nguyễn Bính là thế. Họ không giầu. Vả lại họ không quá câu nệ vật chất trong cư xử. Cách họ giao kết bạn bè thật trọng thị, chí tình chí nghĩa. Có lẽ đấy mới là cái tình đích thực của thi nhân!
Thị trấn Liễu Đề, tháng 12, năm 2006
Lê Hoài Nam
Vũ Thiên Di > 26-11-2010, 08:21 PM
hlinhlan Đã viết:Giai thoại về nhà thơ Bằng Việt
Chuyện khi nhà thơ Bằng Việt còn trẻ, một lần cô người yêu nhắc nhở anh:
- Mẹ em bảo anh có tính khinh người, đến chơi chỉ chào qua loa rồi nói chuyện với em, không hỏi han các cụ gì cả. Các cụ khó tính lắm, lần sau anh phải để ý một tí.
Lần sau đến chơi, dù phải chạy vã mồ hôi vì cơn mưa bất chợt đổ ào mỗi ngày một lớn, nhưng khi đến nơi sau màn chào hỏi Bằng Việt vẫn nhớ chuyện "hỏi han" như người yêu dặn. Thấy bà cụ đang quét nhà anh vồn vã:
- Trời mưa mà bác cũng quét nhà ạ?
Bà cụ (vốn đã có định kiến):
- Anh này lạ chửa? Trời mưa thì ảnh hưởng gì đến chuyện quét nhà?
Nhà thơ trẻ đứng thần mặt như mất sổ gạo, còn cô người yêu thì cứ khúc khích cười làm anh đỏ mặt mãi không thôi.
Nguồn : 24h.com
* * *
Vũ Thiên Di > 26-11-2010, 10:43 PM
hlinhlan Đã viết:Nguyễn Công Trứ làm thơ khất nợ (Click to View)
Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông vớ của thiên hạ cũng đã lắm, mà thua thiệt nợ nần người ta thì cũng nhiều.
Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả.
Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đỡ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng:
Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
"Ông lão" tha cho cũng được nhờ! (1)
Ông lão rắp tâm đòi cho bằng được, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ ra đã có ý bực. Nhưng lần lần nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá; câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền...
Vì thế ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ.
----------------------
Chú thích :
(1) Chỗ tài tình của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Công Trứ khéo vận dụng những tên quân bài tổ tôm (như: bát văn, bán chi, không thang, lục sách, nhất văn, tam vạn, nhất sách, ông lão) vào bài thơ, nhưng đồng thời những danh từ ấy vẫn có nghĩa thông thường.
- Bát văn: tên quân bài có vẽ một thân hình lươn khươn, yếu ớt, tượng trưng hài hước một anh học trò; vì vậy thân bát văn là nói bóng thân học trò.
- Bán chi: tên quân bài, và nghĩa thứ hai là bán cái gì bây giờ?
- Không thang: tên quân bài, nghĩa khác là không thang để bắc lên trời.
- Lục sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là lục tìm trong đống sách vở.
- Nhất văn: tên quân bài, nghĩa khác là thoắt nghe (đây lấy trong câu: "Nhất văn thiên tử chiếu, tứ hải trạng nguyên tâm". Nghĩa là: Vừa nghe chiếu vua mở khoa thi, bốn biển đã nức lòng muốn chiếm trạng nguyên.
- Câu này còn có ý bảo: nay mai tôi đỗ đạt rồi chẳng thiếu gì tiền.
- Tam vạn: tên quân bài, nghĩa nữa là ba vạn ngày, tức suýt soát một đời người.
- Nhất sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là một mưu kế.
- Ông lão: tên quân bài, nghĩ khác chỉ ông lão chủ nợ.
(Nguồn : xungquanhta.com)
lenne. Đã viết:nghe bài trên ..
nhớ bài nầy...
Bác đến chơi nhà..
Đã bấy lâu nay Bác đến nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu sóng cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây ,cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi nhà, ta với ta...
hlinhlan Đã viết:(Theo Giai thoại làng văn VN của Xuân Tùng)Nhân việc giới thiệu một số tác phẩm của nhà văn - nhà thơ Thanh Tịnh, xin kể một câu chuyện đời thường khá thú vị về ông. (Click to View)
Hồi còn trẻ ở Huế, nhà thơ Thanh Tịnh hay đi hát cô đầu. Đi hát cô đầu nhưng giấu vợ, nói dối là đi thư viện hoặc đi nghe diễn thuyết. Thấy bà vợ chưa tin hẳn, ông bèn nghĩ ra một cái mẹo.
Biết vợ ông rất tin ông anh ruột của mình, Thanh Tịnh đến rủ ông anh cùng đi nghe diễn thuyết. Về đến trước nhà, Thanh Tịnh bày ra một vấn đề để hai anh em tranh cãi. Bà vợ ông thấy hai anh em tranh luận, bèn khuyên cả hai về nhà nghỉ.
Sau hôm ấy, Thanh Tịnh toàn đi một mình, tất nhiên là đi hát cô đầu. Thỉnh thoảng về đến trước cổng lại dừng lại, giả vờ như đang tranh luận cùng với ông anh. Thanh Tịnh bắt chước tiếng ông anh vợ giống đến mức bà vợ tin như sấm.
Ba tháng... bốn tháng trót lọt. Một đêm, quãng mười một giờ, ông vừa về hăng hái độc tấu trước cổng thì bà vợ chạy ra nắm áo kéo vào:
- Thôi vô đi, sương lạnh. Anh ấy đến từ bảy rưỡi tối đang chờ anh trong nhà kìa!
Vũ Thiên Di > 26-11-2010, 11:58 PM
hlinhlan Đã viết:
Vũ Thiên Di > 27-11-2010, 07:09 AM
Hỏa Tà Nương Đã viết:
Vũ Thiên Di > 27-11-2010, 02:47 PM
luckythanh Đã viết:Nhà thơ Lưu Trọng Lư: Người đãng trí số 1 (Click to View)
(Nguồn : Báo Công An nhân dân)
Khi kể về sự đãng trí của Lưu Trọng Lư - tác giả thi phẩm "Tiếng thu" nổi tiếng - dường như ai nấy đều muốn gắn thêm những lời bình phẩm, đại thể "bậc nhất", "hiếm thấy", "không ai bằng". Tôi cho rằng, ấy là vì, không như phần đông các bậc thức giả khác (họ có thể "quên" điều này, song rất "nhớ" điều kia), ở Lưu Trọng Lư, sự đãng trí diễn ra gần như… toàn diện. Và bởi vậy, về mặt này, ông có thể được xếp vị trí…số 1 trong các nhà thơ Việt Nam.
Lưu Trọng Lư có 8 người con. Ngoài tên khai sinh, ông đặt thêm những cái tên: Nu, Na, Nông… cho dễ nhớ. Nhưng khi dắt con đi khám bệnh, nghe bác sĩ hỏi tên đứa nhỏ, nhà thơ luống cuống không sao nhớ nổi, đành phải quay lại hỏi con: "Mi tên chi?", khiến cả phòng khám cười rộ lên.
Một lần Lưu Trọng Lư cùng vợ đi tàu hỏa vào Nha Trang. Tới ga, ông lập cập bước xuống, bỏ mặc bà trên tàu ngồi đợi. May mà rồi hai vợ chồng cũng gặp nhau trên bãi biển.
Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng phác họa chân dung Lưu Trọng Lư thời hoa niên: "Tánh Lưu Trọng Lư đãng trí không ai bằng; lúc nào cũng như người mất hồn. Khi hứng thú muốn đi hóng mát, ít khi nhớ mang giày, đã mặc một chiếc quần tây rồi, mà còn xỏ thêm một cái nữa vào để đi hãnh diện ngoài phố…".
Nhà văn Nguyễn Đình Lạp kể chuyện một lần ông chứng kiến cảnh Lưu Trọng Lư đang xăm xăm bước trên đường. Một thoáng, thi nhân họ Lưu bỗng lúng túng quay ngang, quay dọc, không biết nên bước về hướng nào. Và khi ông rảo cẳng chạy qua đường, thì một chiếc xe ô tô vụt tới. Thi nhân "loạng choạng và ngớ ngẩn xòe hai tay ra định chống đỡ", may mà có người bạn kéo lại.
Từ sự việc trên, Nguyễn Đình Lạp rút ra nhận định, Lưu Trọng Lư là một mẫu người "mơ mộng", "ngẩn ngơ", dời nhà mà không có ai theo kèm là "rất dễ dàng làm mồi cho tàu, xe".
Tương tự cách suy nghĩ này, nhà văn Vũ Ngọc Phan cho rằng Lưu Trọng Lư "là người mơ mộng, lúc thường cũng đã lẫn lộn, không phân biệt được thực với mộng".
Nhà thơ Hoàng Minh Châu thì kể về sự đãng trí của Lưu Trọng Lư trong buổi khai mạc cuộc họp Ban Văn nghệ Đông Bích (nghệ An): Hôm ấy, vì quên bản báo cáo ở nhà, thi nhân họ Lưu phải dựa vào sổ tay mà nói vo. Nhưng rồi, phát biểu nửa chừng, ông chợt rời bục diễn giả, tiến sát tới hàng ghế đại biểu, cứ thế thân mật hỏi chuyện hết người này người kia. Phải nửa giờ sau ông mới nhớ tới nhiệm vụ của mình và quay trở lại bàn làm việc.
Đến chiều, xong buổi họp, ông cùng Hoàng Minh Châu lên phố Đô Lương ăn phở. Dọc đường hẳn là nghĩ ra tứ thơ mới, ông lần hết túi nọ tới túi kia để tìm sổ và bút máy. Tới khi vào quán, nghe Hoàng Minh Châu gọi "Cho hai bát tái", ông vội nói to, đính chính: "Cho tôi tách… bút máy. À, quên, tách cà phê thôi".
Sách "Giai thoại làng văn Việt Nam" (NXB Văn hóa Dân tộc, 1999) có câu chuyện: Hồi xảy ra chiến tranh biên giới, lão thi nhân theo đoàn văn nghệ sĩ tới một đơn vị bộ đội tìm hiểu tình hình. Tại đây, ông ghi chép rất tỉ mỉ lời kể của các chiến sĩ trẻ để chuẩn bị tư liệu cho một bài bút ký.
- Bọn giặc có chết nhiều không? - Lưu Trọng Lư hỏi.
- Dạ, chết nhiều - Chiến sĩ đáp
- Chúng bị thương có nhiều không?
- Dạ, chúng bị thương nhiều và kêu khóc dữ lắm ạ.
Sau khi cặm cụi ghi các câu trả lời của chiến sĩ, nhà thơ ngước lên hỏi:
- Chúng khóc răng?
Nghe lão nhà thơ hỏi vậy, các chiến sĩ lúng túng không biết trả lời ra sao. Chợt một chiến sĩ nhanh nhảu thưa:
- Dạ, chúng khóc bằng ngoại ngữ, chúng cháu không hiểu ạ!
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy sự đãng trí của Lưu Trọng Lư len cả vào phút "tác nghiệp" của ông.
Sinh thời, Lưu Trọng Lư từng làm thơ về sự đãng trí của mình:
Giật mình ta mới nhớ ra
Là ngày sinh nhật vợ ta đó mà
Hai câu thơ không chỉ cho thấy một Lưu Trọng Lư đãng trí trong đời thường mà còn cho thấy một Lưu Trọng Lư đãng trí trong nghề nghiệp: Ông đã quên mất rằng, với thể thơ lục bát, người ta tối kị sự lặp vần ở chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu bát (như trường hợp vần a ở chữ “ta” và chữ “mà” trong câu thơ trên).
Từ những đặc điểm trên, tôi bỗng nhớ tới một sự cố liên quan tới bài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư. Đây là một bài thơ được Trần Đăng Khoa đánh giá là "bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại".
Nhưng theo ý kiến của nhà thơ Nguyễn Vỹ (trong cuốn "Văn thi sĩ tiền chiến"- NXB Hội Nhà văn, 1994) thì 2 câu kết của bài thơ giống 2 câu kết trong một bài thơ cùng tên của Nhật Bản (ra đời vào thế kỷ thứ VII). Ấy là 2 câu: "Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô". Có ý kiến cho rằng, đây là trường hợp "những tài năng lớn gặp nhau".
Riêng người viết bài này thì cho rằng, nếu đúng thực có bài thơ như thế (hiện việc này còn nhiều ý kiến), thì rất có thể "sự cố" ấy bắt nguồn từ sự đãng trí của Lưu Trọng Lư. Có thể ông đã đọc bài thơ Nhật Bản nói trên (được dịch ra tiếng Pháp), rồi từ tiềm thức, nó vô tình "thức dậy", nối mạch trong ông.
Bản thân Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" chẳng từng kể chuyện Lưu Trọng Lư ngâm ngợi thơ mình mà cứ tưởng là thơ… Thế Lữ đó sao?
Vũ Thiên Di > 27-11-2010, 07:03 PM
hlinhlan Đã viết:Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5-11-1933 ở xã Thanh Cát, huyện Thanh Chương, Nghệ An nhưng lại trở thành giáo viên dạy Văn nổi tiếng ở tỉnh Vĩnh Phú khi mới ngoài 20 tuổi.
Nguyễn Bùi Vợi
Năm 23 tuổi, ông trình làng tập thơ Hạnh phúc do Nhà xuất bản Tre Xanh ấn hành. Từ đó đến năm 2002, ông viết hàng trăm bài phê bình, giới thiệu thơ; in ba tập văn xuôi và chín tập thơ mới, trong đó có tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi dày 335 trang. Đó cũng là thời gian cuộc đời dịch chuyển, ông về làm biên tập thơ của chương trình Tiếng thơ - Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi về hưu. (theo Tuoitre Online)
Nguyễn Bùi Vợi từ trần cách đây 5 hôm, vào lúc 11g02 ngày 8-5-2008, tại Bệnh viện hữu nghị Hà Nội, do bệnh hiểm nghèo.
Dưới đây là một số mẩu chuyện nhỏ về ông... (Click to View)
Xuân Diệu là người cực đoan. Anh em quý anh vì anh là người nghệ sĩ thực thụ, yêu ghét rõ ràng, không lấy lòng ai.
Một hôm, Nguyễn Bùi Vợi, cố tình đến kích Xuân Diệu :
-Anh à, tôi thấy người ta kêu thơ anh sau Cách Mạng không hay. Cán bộ tri thức, sinh viên, nói chung là công chúng có học, mê thơ Chế Lan Viên hơn.
Xuân Diệu lắc đầu mắng luôn:
-Thơ là thậm khó! Cỡ các cậu khen cũng chưa biết khen, chê cũng chưa biết chê đâu! Chế Lan Viên "hù" được các cậu chứ không "hù" được tớ. Chế Lan Viên thì học hành đến đâu, bằng sao được tớ và Huy Cận.Huy Cận là ingénieur agricole. Cậu có biết tiếng Pháp không?
-Dạ,có biết chút ít. Anh Huy Cận là kỹ sư nông học!
-Nếu nói bằng hình tượng thì thế này : Khi Chế Lan Viên còn đang loay hoay trên đỉnh núi chưa tìm ra đường xuống thì mình và Huy Cận đã ung dung khoác tay nhau đi trên cánh đồng thơ...
Thấy mặt Nguyễn Bùi Vợi vẫn tỉnh bơ, anh lại tủ sách lục toát mồ hôi mới tìm được tập thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên tặng năm 1937.
Anh hào hứng:
- Cậu xem lời đề tặng của Chế đây : "Kính dâng anh Xuân Diệu tập thơ đầu của em đây - HOAN".
Tôi cười :
- Tại vì lúc ấy. Thế Lữ và anh đã nổi tiếng trong làngh thơ Mới. Anh lại hơn anh Chế 3, 4 tuổi. Đề tặng như thế là phải. Có ai lại đi tự hào vì mình sinh trước người khác?
Xuân Diệu dí tay vào trán Nguyễn Bùi Vợi:
-Cậu bướng lắm. Được,tớ sẽ đánh bại cậu!
Rồi anh cởi cả áo sơ mi và quần dài, mặc may ô và quần xà lỏn lục tìm trong tủ sách. Anh vứt ra trước mặt tôi tạp chí Châu Âu hớn hở như trẻ con:
-Đây, tạp chí "Ơ-rốp" vừa in thành phụ trang 15 bài thơ tình của mình.
Anh lim dim mắt say sưa:
- Ấy là lần đầu tiên nước Nam ta xuất cảng thơ tình !
Nguyễn Bùi Vợi vẫn cãi bướng :
- Có phải chỉ mình anh được dịch đâu. Tố Hữu, Chế Lan Viên, Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Ngô Văn Phú... khối người được dịch!
Anh lại đi lục tìm một chồng tạp chí Châu Âu khác quẳng ra trước mặt tôi:
- Dịch cũng trăm cách dịch. Đây thơ Chế Lan Viên ở "Ơ-rốp"dưới tên tác giả có chữ Việt Nam trong ngoặc đơn. Còn dưới tên mình : Xuân Diệu, là trắng trơn. Cậu có biết vì sao không?
Tôi chưa biết trả lời thế nào ,thì anh đã nói như reo:
- Vì-mình-đã-thuộc-về-nhân-loại !
Nguyễn Bùi Vợi thấy mình đã hơi quá trớn, sợ mất hay nên gật đầu đồng tình:
- Chịu anh!
Xuân Diệu cười hồn nhiên.
Ra về, Nguyễn Bùi Vợi nghĩ bụng : "Có thể anh ấy còn rất trẻ, cũng có thể là anh ấy đã bắt đầu già!"
* * *
Bấy giờ nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Bùi Vợi sau một thời gian dài công tác ở Vĩnh Phúc được trở về Hà Nội, công tác trong tổ thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vợ chồng ông được "nhà đài" xếp cho một chỗ trong khu tập thể ở Ngã Tư Vọng.
Hồi ấy, nơi đó đã có thể gọi là xa trung tâm thành phố. Bỗng một hôm, có một thanh niên xách cặp đen tìm đến tận nhà, vui mừng, hớn hở tự giải trình "cuộc đến" của mình rất là tình nghĩa:
- Thưa thầy, em là học trò của thầy, có khi thầy chẳng còn nhận ra em được đâu, bởi vì thầy nhiều học trò như thế, làm sao mà nhớ hết từng người được. Nhưng bọn học trò chúng em, có đến già, đầu râu tóc bạc cũng chẳng thể quên thầy được… Hôm nay, em có công tác phải vào tận Vinh, nhưng ra ga hỏi, người ta bảo đến tận tối mới có tàu, nên em tính thời gian chờ đợi tàu còn dài, tốt nhất là rẽ vào đây thăm thầy, cho vẹn tình nghĩa thầy trò. Địa chỉ của thầy nhiều bạn bè đã chỉ cho em từ lâu, em vẫn ghi trong sổ, vì em nghĩ, nếu có dịp thế nào cũng phải đến thăm thầy… Hôm nay, đúng là em đã có dịp thật…
Quả thật, từ khi về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi cũng đã có nhiều học trò cũ ghé thăm. Và hôm nay, lại có thêm một người học trò tình nghĩa nữa, ông càng vui hơn.
Thầy pha trà mời người học trò cũ uống, rồi hai thầy trò giở chuyện cũ ra nói… và không thể thiếu được chuyện thơ.
Thời gian trôi đi rất nhanh, vụt một cái trời đã ngả sang chiều. Thầy Vợi liền đề nghị:
- Chiều nay, anh ở đây ăn cơm với thầy, tối lên tàu cho chắc dạ. Cũng chỉ là bữa cơm dưa muối thôi, không thịt cá sang trọng gì đâu mà ngại…
Anh học trò tỏ ý băn khoăn một lúc lâu, rồi mới vâng theo ý thầy, ở lại ăn cơm chiều. Nhưng anh ta đưa ra một đề nghị:
- Em sợ ăn cơm xong mới ra ga xếp hàng mua vé thì muộn mất, mà có khi lại hết vé cũng nên. Hay là bây giờ em ra ga xếp hàng, rồi quay về ăn cơm, tối lên tàu cho chắc. Nhưng mà… nhưng mà… đi xích lô từ đây lên ga thì chết tiền, thầy cho em mượn xe đạp của thầy… đi cho nhanh.
Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thấy đề nghị đó cũng hợp lý nên đã vui vẻ đưa chiếc xe đạp - phương tiện đi làm hàng ngày của mình - cho "anh học trò cũ". Thế là anh ta liền ca bài "nhất khứ hề bất phục hoàn" - một đi không trở lại. Và nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã ăn một quả lừa ngọt như không.
Một người bạn của nhà thơ đã làm bài thơ tặng ông. Bài thơ toàn vần trắc:
[I]Nhà thơ Nghệ bị lừa con cá… sắt
Tức "thằng học trò" tính tắt mắt
Muốn đuổi, lấy xe về, đường phố chật!
Nó đi xe, mình đi bộ, làm sao bắt?
Nên đành chỉ thở hắt:
"Ôi cái sự đời… rõ thật…".
* * *
Vợ nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi về hưu có mở một quán sách trong khu tập thể. Gọi là quán sách nhưng ngoài sách, báo, văn phòng phẩm... còn có cả bánh kẹo, ô mai.
Khách mua hàng cũng khá đông nhưng phần nhiều là trẻ con. Thỉnh thoảng rỗi rãi, Nguyễn Bùi Vợi cũng ngồi bán hàng thay vợ. Bọn trẻ con toàn gọi tên Nguyễn Bùi Vợi là ông Từ... (Từ là tên vợ Nguyễn Bùi Vợi). Cũng có nhiều đứa biết Nguyễn Bùi Vợi là nhà thơ nhưng cũng gọi như thế.
Có lần, Nguyễn Bùi Vợi bảo vợ:
- Trong Nam trước đây có nhà thơ nữ Nhã Ca nổi tiếng. Chồng Nhã Ca là Trần Dạ Từ nhưng đi đâu người ta cũng giới thiệu: "Đây là ông Nhã Ca!". Em không nổi tiếng về văn thơ mà nổi tiếng với bọn trẻ con về cái quán đến mức tên anh cũng mờ đi.
Một lần, có một cô giáo ở trường phổ thông cơ sở đến thăm Nguyễn Bùi Vợi. Cô nói mình sắp phải giảng bài "Qua Thậm Thình" có ban giám hiệu và phòng giáo dục dự giờ nên đến nhờ Nguyễn Bùi Vợi nói thêm về xuất xứ của bài thơ, góp ý kiến về giáo án. Ra về, cô cười rất tươi:
- Chắc chắn bài giảng của em sẽ thành công!
- Tôi cũng tin như thế - Nguyễn Bùi Vợi đáp.
Chiều hôm sau cô giáo đến và buồn bã nói:
- Anh Vợi ơi! Thế là bài giảng hỏng hoàn toàn anh ạ!
Nguyễn Bùi Vợi ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại thế?
Cô giáo kể:
- Đọc diễn cảm xong, em hỏi học sinh: "Ở đây có em nào biết mặt nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi không?". Năm, bảy em học sinh giơ tay. Em gọi một học sinh trả lời. Thế là em học sinh đó đứng dậy nói: "Thưa cô, đó là... ông Từ bán ô mai ạ!". Rồi ban giám hiệu, cán bộ phòng giáo dục và tất cả các em học sinh nghe xong đều cười ồ lên...
Nguyễn Bùi Vợi nghe xong cũng cười rất vui vẻ rồi an ủi, động viên cô giáo...
Vũ Thiên Di > 27-11-2010, 08:16 PM
thangdiennhat Đã viết:Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh: "Tay trong tay tôi đã bên người" (Click to View)
Số phận nghiệt ngã đã không cho Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh kịp sống hết những năm tháng ngắn ngủi của đời mình. Anh chị mất đi vào lúc sức sáng tạo dồi dào, tài năng đang độ chín.
Sự ra đi đột ngột của hai người cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ đã gây một chấn động mạnh, đau đớn, xót xa, nhập nhòa màu hư vô của ám ảnh định mệnh.
Cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của hai người đã trở thành một “hiện tượng” trong giới văn nghệ, được bạn bè, đồng nghiệp, những người hâm mộ thơ ca và sân khấu rất quan tâm.
Trước khi có nhau, Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ đã trải qua rất nhiều gian truân, lận đận. Hai người quen biết nhau đã từ lâu. Anh chị ở cùng trong một khu nhà tập thể dành cho văn nghệ sĩ.
Họ là những người bạn thơ cùng thế hệ. Cả hai cùng có nỗi bất hạnh của gia đình đổ vỡ, cùng đã từng trải qua những cuộc tình không may mắn.
Năm 1973, họ đến với nhau. Đó là thời điểm khó khăn, lận đận nhất của cả hai người. Họ rời gia đình cũ ra đi với hai bàn tay trắng. Cả hai đều mang trong lòng những nỗi đau, những cuộc khủng hoảng lớn trong tâm hồn.
Dẫu vậy, anh chị vẫn quyết tâm sống với nhau, vẫn hết lòng và tin tưởng vào tình yêu của mình. Lưu Quang Vũ viết thư báo tin cho người em trai thứ hai đang học ở Liên Xô:
“Anh đã quyết định lấy chị Xuân Quỳnh. Chị Quỳnh là người tốt và hiểu anh. Mong và tin rằng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau và sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời…”.
Quả đúng như vậy. Những năm chung sống, anh chị đã có ảnh hưởng rất lớn với nhau trong đời sống hàng ngày cũng như trong sáng tác. Hai người đã yêu nhau và nương tựa vào nhau để gây dựng tổ ấm và lao động cật lực.
Cuộc sống của họ tuy ngắn ngủi nhưng cả hai đều đã sống và làm việc hết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học nước nhà.
Khối lượng kịch bản đồ sộ của Lưu Quang Vũ khiến nhiều người kinh ngạc. Trong khoảng thời gian gần 10 năm, anh đã sáng tác được hơn 50 vở kịch, được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại”.
Kỳ hội diễn sân khấu năm 1985, Lưu Quang Vũ có 8 vở tham gia thì 6 vở được Huy chương vàng, 2 vở được Huy chương bạc. Anh được gọi là “Cây bút vàng của sân khấu”. Bên cạnh đó còn là thơ, là truyện ngắn và hàng trăm bài báo lớn nhỏ khác.
Khi đến với Lưu Quang Vũ dù đã là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng:
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi.
Chị đã nhận ra tài năng của anh không phải vào lúc chói sáng mà là lúc đang khó khăn nhất. Nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn anh vào lúc đang có nhiều đổ vỡ nhất. Chỉ có sự thông minh, sắc sảo và một tình yêu rộng lớn mới có thể hiểu và làm được như thế.
Anh đã viết về chị:
Dù sao cuộc đời đã giành em lại cho anh
Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng
Chúng ta đã đi bên nhau trên mặt đất
Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật
Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời.
Cuộc sống chung với Xuân Quỳnh đã cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới. Anh vừa có trong tay một tình yêu lý tưởng, lại vừa có một hạnh phúc đời thường:
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền gió cát
Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng.
Xuân Quỳnh cũng làm việc với năng xuất không kém. Các tập thơ của chị nối nhau ra đời: Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may... và hàng loạt tập thơ, truyện dành cho thiếu nhi.
Tôi chưa thấy một người phụ nữ nào lại hội đủ những yếu tố đang quý như chị: xinh đẹp, tài năng, thông minh, yêu đến quên cả bản thân mình. Ở con người chị mọi thứ tình cảm đều được đẩy đến tận cùng. Trong một bức thư gửi Lưu Quang Vũ khi Xuân Quỳnh đang đi Liên Xô có đoạn:
“Anh bận nhiều vất vả. Em nghĩ mà thương anh lắm. Cả đời em, em chỉ muốn cố gắng sao cho anh đỡ nhọc nhằn. Lắm lúc em thấy em không xứng đáng với anh không phải về tình yêu mà về trí tuệ.
Em cảm thấy em già rồi, già về thể chất đã đành nhưng lại còn già về sự yên phận của người đàn bà, về những sự nhỏ nhen tầm thường của đời sống…
Tất cả trong anh là cái gì đó đang vươn lên, đang nổi dậy.
Tất cả trong anh là sự bắt đầu mà con đường của anh thì còn xa tít tắp.
Con người anh như cây đàn, vừa tiếp nhận những luồng gió của cuộc sống vừa trả lại cho cuộc sống biết bao nhiêu âm thanh. Em, em cảm thấy em khô cằn và bất lực.
Em buồn lắm. Em thành thật nói với anh điều đó. Em vẫn cảm thấy hết. Vậy cho nên lúc nào em cũng thấy tình yêu của chúng ta mong manh. Em không thể hình dung không có anh em sẽ sống như thế nào…
Đôi khi em nghĩ quẩn là “có khi em phải bỏ anh đi để em khỏi phải mang nỗi tủi nhục là không xứng với anh”.
Nhưng em không có can đảm. Em yêu anh và em đã nhập cuộc đời em vào cuộc đời anh, bây giờ đối với em đó chỉ là một cuộc đời thôi, cắt đi làm sao nổi”.
Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh ngày một hay hơn. Có một nghịch lý trong thơ chị. Đó là càng hạnh phúc thì lại càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì lại càng đắm say, da diết.
Thơ của chị ngày càng ám ảnh, nung đốt lòng người:
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…
Năm cuối đời, Xuân Quỳnh bị đau tim nặng. Người đã từng nhiều lần đem trái tim mình ra để đánh đổi những câu thơ, bây giờ lại bị chính căn bệnh này hành hạ.
Một nhà thơ Nga đã từng viết: Ôi những người cực tốt – trái tim thường hay đau. Tháng 3-1988, Xuân Quỳnh được mời làm giám khảo cho Liên hoan phim ở Đà Nẵng, sau đó chị tranh thủ vào thăm chị gái Đông Mai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Về Hà Nội, sức khoẻ chị giảm sút nhiều. Mỗi khi lên căn phòng riêng trên tầng ba, chị phải dừng lại để nghỉ và thở dốc. Mọi người trong gia đình giục mãi chị mới chịu đi khám bệnh. Bác sĩ yêu cầu phải nằm viện ngay. Đó là những ngày chị rất buồn và nặng nề.
Trái tim chị vừa có nỗi đau bệnh lý vừa có nỗi đau tâm lý. Nhìn chị thật khác lạ trong bộ quần áo bệnh nhân. Nụ cười tươi tắn thường che hết mọi buồn lo, giờ đây cũng trở nên nhợt nhạt.
Nỗi ám ảnh lớn nhất với chị lúc này là cảm thấy mình trở nên vô dụng. Cảm giác cô đơn đè nặng. Trong tâm trạng ấy, chị viết bài Thời gian trắng với những câu thơ thành thật đến nhói lòng:
Trái tim buồn sau lần áo mỏng
Từng đập vì anh vì những trang thơ
Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ
Chỉ có đập cho mình em đau đớn.
Trước đây, chúng ta đã từng biết màu thời gian tím ngắt trong thơ Đoàn Phú Tứ, và bây giờ lại biết đến thời gian trắng buốt lạnh trong thơ Xuân Quỳnh.
Nhìn gương mặt tái xanh với nhịp thở nặng nề, đôi mắt đen ngấn nước, tôi cảm thấy trạng thái quá sức mà con tim chị đang phải gánh chịu. Nó luôn phải chới với vươn về cái đích rất khó nắm bắt, phải vật lộn với cuộc sống, với số phận, với tình yêu hạnh phúc.
Người phụ nữ nhạy cảm và thông minh như chị luôn ý thức rõ những gì sẽ đến. Chị khắc khoải và đau buồn trong sự cảm nhận về những linh cảm mơ hồ nào đó. Không gian, thời gian trong bệnh viện như một cõi lưu đày, cắt đứt chị với thế giới bên ngoài, với những gì thân thuộc nhất của đời mình:
Quá khứ em không chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ
Quá khứ của em ngoài cánh cửa
Gương mặt anh gương mặt các con yêu…
Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc
Tới thăm em rồi anh lại ra đi
Đôi mắt lo âu, lời âu yếm sẻ chia
Lúc anh đến anh đi thành quá khứ.
Thời gian này, Lưu Quang Vũ cực kỳ bận rộn. Một mình anh gánh trên vai kịch mục của hàng chục đoàn nghệ thuật trong cả nước. Anh tất bật vào Nam ra Bắc, lại cộng thêm nỗi lo về sức khoẻ của vợ.
Mỗi khi phải đi xa Hà Nội, anh lại nhắn tôi về ở nhà để được yên tâm hơn. Anh nhờ bạn bè tìm bác sĩ giỏi, kiếm những loại thuốc tốt nhất để chữa bệnh cho vợ.
Bài thơ cuối cùng của anh được viết trong cuốn sổ công tác ghi chép dày đặc những công việc. Bài thơ có đầu đề rất giản dị:
Thư viết cho Quỳnh trên máy bay. Anh đã gửi vào đấy biết bao nỗi niềm, sự cảm thông chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu nặng và cả những lời “tự thú” thật chân thành:
Có phải vì 15 năm yêu anh
Trái tim em đã mệt?
Cô gái bướng bỉnh
Cô gái hay cười ngày xưa
Mẹ của các con anh
Một tháng nay nằm viện
Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn
Trái tim lỡ yêu người phiêu bạt
Luôn mắc nợ những chuyến đi,
những giấc mơ điên rồ,
những ngọn lửa không có thật
Vẫn là gã trai nông nổi của em
Người chồng đoảng của em
15 mùa hè chói lọi, 15 mùa đông dài
Người yêu ơi
Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?…
Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất
Dành cho em, chưa kịp viết tặng em
Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh
Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh…
Mối tình của anh chị kéo dài được 15 năm. Họ đã cùng nhau ra đi trong một chuyến xe định mệnh. Dường như cả hai đều đã linh cảm về điều ấy. Xuân Quỳnh viết:
Tay trong tay tôi đã bên người
Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn.
Và Lưu Quang Vũ:
Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất
Đã uống cả men nồng và rượu chát
Đã đi qua cùng tận của con đường
Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.
Cũng kỳ lạ thay, trái tim của hai người sẽ không phải chịu cảnh cô đơn. Sau 15 năm gắn bó, bây giờ anh chị lại tiếp tục bên nhau, vĩnh viễn bên nhau cùng tình yêu bất tử của mình.
Bài viết của PGS.TS Lưu Khánh Thơ
Nguồn: An ninh Thế giới
Vũ Thiên Di > 27-11-2010, 09:18 PM
hlinhlan Đã viết:Thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (theo Wikipedia)
Nhà thơ Hoàng Cầm
Nói đến Hoàng Cầm thì người đọc thường nhớ ngay bài thơ nổi tiếng nhất của ông : "Lá diêu bông". Đoạn hồi ức sau của chính tác giả sẽ cho chúng ta biết thêm về xuất xứ của thi phẩm độc đáo này...
* * *