Tùy chọn

Giai thoại Làng Thơ

  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    Vũ Thiên Di > 28-11-2010, 11:08 PM

    LuctuyệtNgọcLong Đã viết:
    Thâm Tâm nổi danh vì nhiều bài thơ, nhưng bài thơ làm thi đàn cứ mãi tranh luận vẫn là "Tống biệt hành" (Click to View)
  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    Vũ Thiên Di > 28-11-2010, 11:14 PM

    hlinhlan Đã viết:

    Trần Đăng Khoa quên ví khi đi chơi với người yêu
    (Click to View)

    (Nguồn: Văn Nghệ Công An)
  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    Vũ Thiên Di > 28-11-2010, 11:41 PM

    java1985 Đã viết:
    Tiểu sử Ðoàn Thị Ðiểm (Click to View)
  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    Vũ Thiên Di > 28-11-2010, 11:51 PM

    hlinhlan Đã viết:
    Về một bài thơ của Phạm Tiến Duật (Click to View)
    * * *

    "Người ơi người ở đừng về" là một bài Quan họ rất hay và được nhiều người biết. Tôi không có bản do cô Lệ Ngải thể hiện. Các bạn muốn nghe "Người ơi người ở đừng về" qua giọng hát của NSND Thu Hiền thì vào địa chỉ dưới đây :

    http://hlinhlan.googlepages.com/nguoiodungve.htm
  • BÍ MẬT CUỐI CÙNG VỀ T.T.KH

    hvn > 25-02-2011, 02:43 PM


    Những ngày này, câu chuyện tình nổi tiếng trong lịch sử văn học “Hai sắc hoa ti gon” chuẩn bị được dựng thành phim thì nghi án “Ai là T.T.KH” lại sống dậy. Nhà báo Trần Đình Thu là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Giải mã nghi án văn học T.T.KH” đã dành riêng cho Báo ĐS&PL một bài viết, kể về những điều chưa có trong sách cũng như trong các bài phỏng vấn của anh trước đây.

    *Tôi không phải là T.T.Kh

    Cuối năm 2004, tôi viết xong bản thảo cuốn sách “Giải mã nghi án văn học T.T.Kh”. Tôi vui mừng gửi ngay bản thảo cho anh Đào Hiếu, biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ để anh ấy chuẩn bị in thành sách. Lúc đó tôi là cộng tác viên khá thân thiết của nhà xuất bản này, đã in mấy đầu sách theo diện kế hoạch A ở đây rồi. Anh Đào Hiếu đọc xong bản thảo cuốn sách, mời tôi đến nhà xuất bản, nói: “Cuốn sách này không in được ông à”. Tôi hỏi anh lý do vì sao, anh trả lời: “Khi đọc phần đầu, là phần giải mã của ông, tôi tin chắc một trăm phần trăm bà Trần Thị Vân Chung đúng là T.T.Kh. Nhưng khi đọc qua phần phụ lục, tới bức thư của bà Trần Thị Vân Chung gửi báo giới thì tôi tin chắc một trăm phần trăm bà Trần Thị Vân Chung không phải là T.T.Kh. Do đó tôi quyết định đề nghị ban giám đốc không in cuốn sách này của ông”.

    Chờ anh Hiếu nói xong, tôi phân tích: “Tôi làm nghiên cứu nên rất tôn trọng sự thật khách quan. Vì thế mà tôi đưa bức thư vào. Nếu tôi có ý này khác, trong bản thảo của tôi, tôi lờ đi bức thư của bà Trần Thị Vân Chung, không đưa nó vào phần phụ lục, thì chắc chắn bây giờ anh đã “tin chắc một trăm phần trăm” bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh và cho in ngay cuốn sách này mà không có ý kiến thắc mắc gì. Tôi xin anh, anh hãy in cuốn sách đi, tôi tin cuốn sách của tôi có khả năng làm sáng tỏ một nghi án văn chương vốn quá tù mù lâu nay”.

    Vậy bức thư của bà Trần Thị Vân Chung thế nào mà làm đổ toàn bộ phần giải mã của tôi phía trước? Tôi xin ngừng lại một chút để nhắc lại sự ra đời của bức thư này. Quãng giữa năm 1994, ông Thế Phong cho xuất bản một cuốn sách có tựa là “T.T.Kh nàng là ai?”. Cuốn sách đã làm nổ tung dư luận khi đưa ra một “ứng viên sáng giá” vào vị trí T.T.Kh: bà Trần Thị Vân Chung. Trước khi cuốn sách này ra đời, những người được xếp vào diện nghi vấn T.T.Kh toàn là đàn ông như Nguyễn Bính, Thâm Tâm...

    Vài tuần sau khi cuốn sách phát hành, đặc san Văn Hóa của Bộ Văn Hóa cùng với báo Thanh Niên đồng loạt đăng tải bài phân tích cuốn sách. Báo Thanh Niên thì chủ yếu đăng bài phê phán còn đặc san Văn Hóa thì ủng hộ. Dư luận xôn xao quá khiến con cháu bà Vân Chung ở Sài Gòn gọi điện sang Pháp thông tin cho bà. Một thời gian sau, từ Pháp, bà Trần Thị Vân Chung có thư ngỏ gửi cho báo giới trong nước. Đó chính là bức thư tôi nhắc ở trên. Bức thư từ đầu đã phang ngay một câu làm nản lòng tất cả những ai muốn tin bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh. Bức thư viết: Điều trước nhất tôi xin thưa: “Tôi không phải là T.T.Kh!”.

    Chính cái câu này mà trong vòng 10 năm sau đó, từ 1994 đến 2004, giới yêu thơ không ai còn hứng thú nhắc đến cái tên bà Trần Thị Vân Chung khi đề cập về nghi án T.T.Kh. Cũng chính cái câu này mà anh Đào Hiếu từ chối in cuốn sách của tôi. Thì bởi vì, chính bà ấy đã tuyên bố thế cơ mà!

    Thế mà lạ lùng thay, khi lật lại tư liệu, “giám định” các bài thơ rồi lấy kết quả so sánh với các “nghi can”, tôi thấy rằng không ai phù hợp với T.T.Kh hơn bà Trần Thị Vân Chung. Điều này khiến chính tôi cũng thắc mắc: Vậy thì, hà cớ gì mười năm trước, bà Trần Thị Vân Chung nhảy bổ ra la làng “Tôi không phải là T.T.Kh”?

    *Chung quanh bức thư

    Có rất nhiều độc giả chất vấn tôi, nếu ông cho rằng bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh, tại sao khi ông Thế Phong in cuốn sách, bà ấy đã không nhận mình thì thôi, ngược lại còn phản đối? Trong cuốn sách của tôi, ở phần giải mã, tôi đưa ra các tiêu chí về người có thể là T.T.Kh thế này: Thứ nhất, T.T.Kh phải là một người phụ nữ. Thứ hai, T.T.Kh phải là người thân thiết với nhà văn Thanh Châu, cụ thể hơn người đó phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Nay tôi nghĩ, sau này nếu tái bản có sửa chữa, chắc tôi phải đưa thêm một tiêu chí nữa: T.T.Kh phải là người có thể nhảy bổ ra la làng mình không phải là T.T.Kh nếu có ai đó nói mình chính là T.T.Kh.

    Khi cuốn sách “Giải mã…” của tôi in ở Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn sau đó, rút kinh nghiệm từ vụ biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ từ chối bản thảo, tôi viết thêm một phần ngắn, phân tích lý do tại sao bà Trần Thị Vân Chung viết thư phản đối, tuyên bố thẳng mình không phải là T.T.Kh. Xin trích một đoạn: “T.T.Kh không bao giờ làm cái việc đứng ra nhận mình đâu. Không nhận mình thì mới đúng là T.T.Kh. Chứ còn bây giờ giả sử có người nào đó đứng ra nhận mình là T.T.Kh thì tôi có thể nói ngay rằng đó chắc chắn không phải là T.T.Kh”.

    Khi viết cuốn sách, tôi có đến gặp bà Thư Linh để tìm kiếm tư liệu. Bà Thư Linh là bạn của bà Trần Thị Vân Chung. Cuốn sách của ông Thế Phong cốt lõi là dựa vào lời kể của bà Thư Linh. Trong một bữa đám giỗ ở nhà bà Thư Linh, có người kể vừa mới gặp T.T.Kh ngoài Bắc, T.T.Kh giờ già yếu lắm rồi. Bà Thư Linh nghe thế bức xúc quá, cãi lại T.T.Kh làm gì mà ở ngoài Bắc, T.T.Kh đang ở Pháp mà! Xong bà tiết lộ luôn câu chuyện bà Trần Thị Vân Chung từng tâm sự với bà thế nào. Ông Thế Phong thu nhặt tư liệu từ bữa giỗ đó, viết thành cuốn sách “T.T.Kh nàng là ai?”. Cho nên vào năm 1994, song song với việc gửi thư ngỏ cho báo giới, bà Trần Thị Vân Chung còn gửi một thư riêng cho bà Thư Linh (khi có điều kiện tôi sẽ phân tích các thư này trong một bài báo). Bức thư trách móc bà Thư Linh nặng nề. Bà Thư Linh cho biết, kể từ năm 1994, sau bức thư đó của bà Vân Chung gửi từ Pháp về, bà Vân Chung tuyệt giao với bà Thư Linh luôn. Vì thế tôi đặt vấn đề: Không phải là T.T.Kh thì thôi chứ làm gì mà bức xúc đến mức độ phải tuyệt giao với một người bạn cũ của mình. Chỉ cần nói một câu ngắn gọn, quý vị nhầm rồi, tôi không phải là T.T.Kh là đủ.

    Trong cuốn sách “Giải mã…”, tôi có phân tích tính cách của T.T.Kh để so sánh với tính cách của bà Trần Thị Vân Chung: “Tôi nhớ lại những câu thơ của T.T.Kh thuở xưa cũng nặng nề u ám như thế. Chẳng hạn như câu thơ “Là giết đời nhau đấy biết không/Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung...”. Độc giả có thấy rằng, nếu bà Thư Linh chỉ phạm “cái tội” như bà Vân Chung nói là “vu khống” cho bà là T.T.Kh trong khi bà không phải là T.T.Kh thì “cái tội” ấy có gì nghiêm trọng đâu. Người ta nói mình là T.T.Kh chứ có nói gì xúc phạm danh dự nhân phẩm đâu mà phải giận dữ ghê thế! Sự giận dữ trong bức thư này thực tế vượt ra ngoài ranh giới bình thường. Nó cho thấy chỉ có bà Thư Linh phạm vào những “cái tội” như vi phạm lời thề không tiết lộ thân phận của bà Vân Chung chẳng hạn thì mới có sự giận dữ như vậy”.

    Năm 1994, cuốn sách của ông Thế Phong tiết lộ rõ, nhà văn Thanh Châu chính là người yêu của bà Trần Thị Vân Chung, tức người yêu của T.T.Kh. Sau năm 1975, ông Thanh Châu vào Sài Gòn lang thang nơi này qua nơi khác để tìm thăm bà Vân Chung. Khi vụ việc gây xôn xao dư luận, trong thư ngỏ của mình, bà Trần Thị Vân Chung phủ nhận luôn mối quan hệ yêu đương với ông Thanh Châu. Điều này khiến tôi bối rối hết sức. Vì kết quả giải mã của tôi cho thấy: T.T.Kh phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả của truyện ngắn Hoa ti gôn in trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy vào năm 1937. Tôi quyết định kiểm chứng bằng cách đến gặp ông Thanh Châu để hỏi thẳng. Tôi dự tính, chỉ cần ông Thanh Châu thừa nhận ông và bà Trần Thị Vân Chung yêu nhau là đủ, không cần ông ấy phải thừa nhận Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh. Tôi rủ nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đi theo để làm chứng cho cuộc “thẩm định lịch sử” này. Tại nhà ông Thanh Châu, tôi đã gí sát máy ghi âm vào ông và hỏi đến ba lần. Ông Thanh Châu cũng xác nhận đến ba lần, bà Vân Chung chính là người yêu của ông. Thế là đủ. Nhưng tôi có máu tham, hỏi thêm một câu, bà Trần Thị Vân Chung có phải là T.T.Kh không thì ông lắc đầu nguầy nguậy. Tôi thì đã lường trước nên coi đây là chuyện bình thường, nhưng nhà văn Nguyễn Khoa Đang lại thất vọng. Về nhà, tôi giải thích với anh: chờ đợi câu trả lời Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh là một tham vọng quá lớn. Không thể có lời xác nhận này. Vì câu thơ thuở xưa đã viết: “Cố quên đi nhé câm mà nín”. Người ta đã thề thốt thế rồi, làm sao tiết lộ?

    Ông Thanh Châu nay đã về cõi vĩnh hằng, bà Vân Chung nếu còn sống cũng đã quá lớn tuổi. Không còn ai đứng ra để khẳng định hay phủ định. Nhưng tôi tin rằng, chỉ có người không nhận mình là T.T.Kh mới có thể là T.T.Kh.

    Trần Đình Thu


    Nguồn : binhchonthohay.com
  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    kanguru > 08-12-2013, 09:35 PM

    Giai thoại về Nguyễn Du

    Nguyễn Du (1766 - 1820), đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

    Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có thế lực và có truyền thống văn học bậc nhất đương thời. Nguyễn Du thông minh, học rộng, nhưng chỉ đỗ đến tam trường (Tú tài),

    ông ra đời bằng chức quan võ nhỏ biên trấn ở Thái Nguyên, kế nghiệp ông bố nuôi họ Hà. Tuy xuất thân trong một gia đình vọng tộc, nhưng ông không được hưởng phúc ấm của tổ tiên.

    Những biến cố của đời sống chính trị dồn dập ập đến biến ông thành nhà thơ - người phát ngôn cho quyền sống của những người lao khổ, nhà nhân văn chủ nghĩa lớn nhất của đất nước đầu thế kỷ XIX.

    Tạp chí Quê Hương xin giới thiệu một số giai thoại về Nguyễn Du.

    Câu thơ bỏ lửng

    Nguyễn Du lúc còn là học trò được ông thân sinh gọi ra Thăng Long theo học một ông đồ họ Lê ở Gia Lâm, bên kia sông Nhị Hà (sông Hồng).

    Nguyễn Du cùng các bạn học ngày nào cũng phải qua sông bằng đò ngang để đến trường. Người chở đò là một cô gái nhà nghèo, nhưng xinh xắn và nói nhỏ nhẹ, có duyên và rất dễ thương.

    Một hôm, các nho sinh đến chậm, phải chờ đò mãi. Trống trường bên kia đã điểm hối thúc. Nguyễn Du chờ sốt ruột nên làm một bài thơ nhờ bạn đưa cô lái đò để tỏ lòng mình và cũng là để thử lòng cô gái. Bài thơ như sau:

    Ai ơi, chèo chống tôi sang.

    Kẻo trời trưa trật lỡ làng tôi ra

    Còn nhiều qua lại, lại qua

    Giúp nhau rồi nữa để mà....

    Câu thơ cuối, tác giả bỏ lửng có ý để chờ cô gái điền vào. Nhận được, cô gái bẽn lẽn và từ chối, nhưng về sau nể lời bạn, cô cũng thêm vào hai chữ... quen nhau.

    Rồi ngày tháng dần qua, bến đợi sông chờ, một ngọn lửa thầm kín bùng lên giữa hai người, sợi dây tình khăng khít buộc chàng trai quý tộc và cô gái bình dân. Thế rồi hai người yêu nhau. Nhà thơ thổ lộ tâm tình ra bốn câu lục bát rằng:

    Xưa quen nay đã nên thương

    Cùng nhau chắp mối tơ vương chữ tình

    Cảnh xinh xinh, người xinh xinh

    Trên trời, dưới nước, giữa mình với ta.

    Họ yêu nhau tha thiết, quyết chí lấy nhau, nhưng gia đình Nguyễn Du không đồng ý. Bởi lẽ đơn giản, Nguyễn Du là cậu con trai quý tộc mà cô gái là một người bình dân.

    Nguyễn Du bị gửi về học một ông đồ khác ở Thái Bình. Nguyễn Du buồn rầu từ giã người yêu, mối tình đầu trong trắng của mình, dằn lòng chấp nhận gia pháp khắc nghiệt của họ Nguyễn Tiên Điền.

    Hơn 10 năm sau, Nguyễn Du có dịp trở lại bến cũ đò xưa thì cô gái đi lấy chồng lâu rồi, dòng nước đỏ vẫn lặng lẽ trôi.

    Bến đò vẫn đông người qua lại nhưng vắng bóng một người. Trông cảnh cũ nhớ người xưa, nhà thơ bùi ngùi ngâm lên bốn câu thơ lục bát để gửi gắm lòng mình:

    Yêu nhau những muốn gần nhau,

    Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười.

    Vì đâu xa cách đôi nơi.

    Bến nay còn đó nào người năm xưa?

    Hát phường vải

    Làng Trường Lưu thuộc huyện Nghi Xuân là một trong những làng văn vật nổi tiếng về hát phường vải, về nghề dệt vải và con gái đẹp.
    Làng Tiên Điền có nghề làm nón. Trai thanh phường nón thường kéo nhau sang hát với gái lịch phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát vì mê hát, nhưng một phần cũng vì mê các cô gái đẹp.

    Trong các chuyến đi ấy, Chiêu Bảy (Nguyễn Du là con thứ bảy nên gọi là Chiêu Bảy) chẳng bao giờ vắng mặt. Con đường sang Trường Lưu đã trở nên quen thuộc.

    Đến nay nhân dân Hà Tĩnh còn nhắc những câu Nguyễn Du cùng các cô gái đối đáp.

    Cậu Chiêu Bảy đã để thương để nhớ lại rằng:

    Phiên nào chợ Vịnh ra trông

    Mồng ba chẳng thấy lại hòng mười ba.

    Đến khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cô Tuyết, một trong những cô gái hát phường vải ấy trách:

    Cái tình là cái chi chi

    Anh làm tham tri em cũng biết rồi.

    Có một đêm hát nọ, Chiêu Bảy gặp một cô gái tên là Cúc, người đẹp, giọng hay, nhưng phải một nỗi quá thì mà vẫn chưa chồng. Chiêu Bảy biết thóp, liền hát chơi:

    Trăm hoa đua nở về xuân

    Cớ sao Cúc lại muộn mằn về thu?

    Chiêu Bảy vờ nói chuyện hoa để châm chọc: các cô gái khác đều đã đi lấy chồng sớm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ thì như vậy?

    Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe cô đã hiểu ngay ý tứ của đối phương, bèn cất tiếng hát đáp lại:

    Vì chưng tham chút nhuỵ vàng

    Cho nên Cúc phải dềnh dàng về thu.

    Hoa cúc vốn là loài hoa nở về mùa thu, cúc nở về thu mới đang độ tươi đẹp, đúng kỳ chớ không phải muộn. Câu hỏi khôn và câu trả lời cũng thật khéo.

    Lê Xuân
  • RE: Giai thoại Làng Thơ

    kanguru > 16-12-2013, 09:51 PM

    Những Giai Thoại Về Bùi Giáng Tiên Sinh


    Một người cùng quê hỏi ông: "Thầy thường làm thơ như thế nào ?"Ông mỉm cười: "Qua làm thơ cũng giống như em là kỷ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi". Ông nói câu đó rất tự nhiên, rất thành thật, chẳng có vẻ gì tự mãn.



    2) Nhà văn Cung Tích Biền, người đồng hương với ông kể rằng: Vào đầu thập niên sáu mươi, có lúc ông đi dạy Việt văn ở một trường Trung học tỉnh ly Một hôm giảng truyện Kiều, đến chỗ nàng Kiều phải hồng trần lưu lạc, thầy Giáng khóc oà! rồi thầy nhảy qua cửa sổ lớp học, băng bộ ra bến xe về Sài Gòn. Học sinh ngồi chờ mãi, tưởng thầy đi đâu đó sẽ trở lạị Trên bàn sách vở, bao thuốc lá hãy còn. Hỏi lý do, thầy ngậm ngùi nói:"Làm sao mà trở lại nơi em Kiều đã một lần hy sinh cho cái trò chơi nhân gian kỳ ảo chỗ liên tồn!".



    3) Một ngày vào năm 1963, thi sĩ Viên Linh chở Bùi Giáng đi thăm người tình. Ông rất trang trọng trong cuộc đi thăm này Trước khi đi, ông mặc gần một chục chiếc sơ mi chồng lên nhau, áo sạch giặt ủi đàng hoàng. Ra khỏi cửa ông lột chiếc sơ mi đầu tiên ném xuống đường, hối Viên Linh đi, rồi lần lượt ném gần hết áo, tới trước nhà người yêu ông cởi đến chiếc kế chót, còn lại chiếc chót ông mới bước vào nhà người yêu.

    Một lúc sau ông trở ra hí hửng. Viên Linh hỏi ông:

    - Sao ông mặc nhiều áo thế rồi cứ cởi ra vứt đi vậy ?

    - Tau phải làm thế, đến với người yêu thì phải trong sạch từ tâm hồn đến thể xác. Những chiếc áo bận đi đường bị nhuốm bụi hồng trần, tau đến với nàng phải là chiếc áo tinh khiết nhất ... như tâm hồn tau vậy ! (1)



    4) Khoảng năm 1967-1968, độc giả cười nghiêng ngửa khi Ao Thả Vịt (nhật báo Sống - Chu Tử) loan tin rằng thi sĩ Bùi Giáng yêu say đắm kỳ nữ Kim Cương. Ông yêu đến nỗi phải làm thơ gọi Kim Cương là Mẫu thân. Khối tình đơn phương đó vẫn bền bỉ trong Bùi Giáng. Có hôm ông ngất ngưởng ngồi xe xích lô đến tận nhà thăm nàng. Ông sơn móng chân móng tay, đánh phấn thoa son cẩn thận. Gọi cửa nàng không ra, ông lấy đá chọi rầm rầm vào nhà. Nàng phải xuất hiện để ông thấy mặt và nói vài lời rồi đi. Chỉ có thế thôi ! (1)

    Sau này trong dịp niệm kinh cho ông, nghệ sĩ Kim Cương - người mà Trung Niên Thi Sĩ chép tặng bài thơ Sầu Ca Sĩ trong tập Ðường Ði Trong Rừng - tâm sự: Tôi may mắn được thi sĩ Bùi Giáng nhắc đến trong thơ và ngoài đường lang thang.

    Một khuya đã lâu lắm rồi, chừng hơn 25 năm trước, anh đập cửa nhà tôi và hét: "Mẫu thân, mở cửa!". Tôi hỏi anh Giáng ở đâu về mà bơ phờ vậy? Anh bảo ở nhà thương Biên Hòa, khi không có một Bồ Tát hiện tới bảo anh phải về Sài Gòn gấp để nhờ "mẫu thân" Kim Cương bảo lãnh mới "an toàn hiện sinh sinh hiện". Tôi nói không dám nhận mấy tiếng "mẫu thân". Anh quát: "Ðồ phàm phu tục tử như ái khanh một triệu năm sau chưa hiểu thấu tình yêu của Trẫm!" Tôi chỉ cười và kính anh là tài hoa muôn một (2)



    5) Nhà văn Hoàng Nguyên Nhuận kể rằng ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn thì ông là người duy nhất mặc đồ trận của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với quần áo trận và nón nhưa (lớp trong của nón sắt)... Anh nhởn nhơ trong nhung phục ấy với một bầy chó năm bảy con cột dính chùm quanh lưng! Trước ngày đổi đời ông nhận được một số tiền nhuận bút. Ông ra phố rủ đám trẻ đánh giày, đám trẻ cầu bơ cầu bất trôi sông lạc chợ cùng ông ăn nhậu; còn bao nhiêu tiền ông mua chó để . . . phóng sanh!?

    Nhà phê bình hội họa Huỳnh Hữu Ủy cho biết có lần ông để quên đàn chó ở nhà nữ họa sĩ Bé Ký cả tuần lễ làm bà phải nuôi ăn và chăm sóc rất mệt!



    6) Nhà văn Cung Tích Biền cũng kể thêm có lần Bùi Giáng và ông đang đi long nhong gần nhà thờ Ba Chuông kiếm vài chung "quốc lũi" thì Bùi Giáng bỗng nói: "Cho ta về nhà chút đã!". Hóa ra ông về để cho heo gà ăn "chớ không sợ tụi nó chết !!!". Về nhà trong hẻm gần cổng xe lửa số 6, đã thấy ngay trước hàng hiên có mấy con . . . heo đất, mấy con vịt nhựa, được đặt trong rọ hoặc úp bằng những cái rỗ đàng hoàng. Bên con heo đất hãy còn mấy cọng rau tươi, nơi gà vịt nhựa có gạo vung vãi! Một người bà con tiết lộ: "Phải chăm sóc cẩn thận, ảnh về thấy heo gà không có thức ăn ảnh khóc!".



    7) Ông mê Truyện Kiều, thơ Huy Cận. Có lần ông nói với thi sĩ Trần Tuấn Kiệt là ông viết về triết học, bàn về tư tưởng hiện đại là để cuối cùng nêu lên mấy câu về Kiều hay của Huy Cận chơi! Thế mà không hiểu tại sao ông rất ghét Xuân Diệu! Có lần Xuân Diệu diễn thuyết trong khuôn viên Trường Mỹ Thuật Gia Ðịnh, ông đi tới đi lui ngoài cổng trường và lầm bầm chửi rủa! (3)



    8) Một hôm, vào khoảng 1980, ông ngồi uống cà phê, mơ màng nhìn sang bên kia là đường Ðặng Thị Nhu, đột nhiên đôi mắt ông sáng lên . Té ra ông nhìn thấy một cuốn sách tiếng nước ngoài, bị chủ quầy đem lót dưới kệ sách thay cho gạch bởi vì từ lâu không có ai hỏi mua. Ông cuống quít móc những đồng bạc cuối cùng nài nỉ mua - vì không đủ tiền - rồi ông ngồi đọc say mê như người bị thôi miên, hoàn toàn không biết gì về mọi chuyện xung quanh!



    9) Một giai thoại chót: Giữa chợ trời đông như hội cuối đường Trương Minh Ký Sài Gòn sau tháng 4/75, đến trước một hàng bán phụ tùng xe đạp cũ, ông nhẩn nha vớ lấy cái "ghi đông" xe rồi tỉnh bơ bỏ đi. Bà chủ quán chạy theo la thất thanh nhờ thiên hạ bắt giùm "thằng ăn cắp". Chẳng đợi ai bắt, ông quay lại trả cái ghi đông vào chỗ cũ và từ tốn phân bua đại để rằng: "Bà con thấy chưa, mất tất cả . . . mà phải câm, mất có cái ghi đông thì la rầm trời! Kỳ khôi quá!". Hành động ấy là điên hay tỉnh đây!!
  • Bài trước Bài tiếp