lanhdien > 16-09-2013, 12:34 PM
(16-09-2013, 11:26 AM)hvn Đã viết:(16-09-2013, 10:55 AM)hvn Đã viết: Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.
"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.
Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.
Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.
Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.
Mạn phép bổ sung thêm 1 chút vì thấy chưa ổn
Câu cuối "điếu" là động từ, nên có thể hiểu ra là ông lão đang "câu tuyết" chứ không phải ngồi câu trong tuyết. Các cụ xưa đều luận theo cách này.
Như cụ Tản Đà dịch ra lục bát, đảo lại 2 câu cuối để giữ cho ông cụ cái nón lá.
Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.
Còn cụ Tương Như (tức nhà văn Nam Trân) giữ nguyên thể thơ. Chữ "tắt" của cụ này cũng khá nhưng tôi cho là không hay bằng chữ "hút" của cụ Bốn.
Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông
Các cụ tham khảo thêm.
Đông Mai > 16-09-2013, 03:32 PM
(16-09-2013, 12:34 PM)lanhdien Đã viết:(16-09-2013, 11:26 AM)hvn Đã viết:(16-09-2013, 10:55 AM)hvn Đã viết: Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.
"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.
Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.
Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.
Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.
Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.
Mạn phép bổ sung thêm 1 chút vì thấy chưa ổn
Câu cuối "điếu" là động từ, nên có thể hiểu ra là ông lão đang "câu tuyết" chứ không phải ngồi câu trong tuyết. Các cụ xưa đều luận theo cách này.
Như cụ Tản Đà dịch ra lục bát, đảo lại 2 câu cuối để giữ cho ông cụ cái nón lá.
Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.
Còn cụ Tương Như (tức nhà văn Nam Trân) giữ nguyên thể thơ. Chữ "tắt" của cụ này cũng khá nhưng tôi cho là không hay bằng chữ "hút" của cụ Bốn.
Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông
Các cụ tham khảo thêm.
Cảm ơn cụ Hột đã chiết giải và đưa thêm những bài tham khảo. Cá nhân tôi cũng thích cách dịch đảo câu của cụ Đà, vì tôi thấy ở riêng bài thơ này hai câu cuối nó rất độc đáo. Hai câu mà bao gồm chỉ là Một để đối lại cái nghĩa " nghìn, vạn" ở bên trên và không dừng lại ở đó mà nó còn khắc họa được một không gian riêng, một cõi riêng. Một của vô tình và một của hữu tình. Ở hai câu cuối tự bản thân nó đã liên kết chặt chẻ với nhau nên khi dịch ra chỉ cần nêu bật được một cái gì đó rất riêng để tôn nó lên. Giống như trong bài thơ gốc thì câu " Độc điếu hàn giang tuyết" nó làm rõ cái hình ảnh đó hơn câu trên.
Nếu liên tưởng bằng hình ảnh thì thấy như thế này: Câu 3 là chiếc thuyền, câu 4 là nước. Nước dâng càng cao thì chiếc thuyền càng cao và cái đó nó như bóng với hình không thể tách rời nhau.
Riêng cái hình ảnh " câu tuyết" như cụ nói thì tôi nghĩ đơn giản nó là sự chờ đợi. Bởi bản thân người đi câu là phải biết chờ đợi rồi, còn ngầm ý nó như thế nào nữa thì tôi chưa quan tâm.
hvn > 16-09-2013, 04:53 PM
1t2u3a4n > 16-09-2013, 08:49 PM
hvn > 16-09-2013, 09:03 PM
Đông Mai > 16-09-2013, 09:56 PM
(16-09-2013, 08:49 PM)1t2u3a4n Đã viết: @Đông Mai: song thất thường ngắt nhịp 3/4 chứ?
hvn > 16-09-2013, 10:21 PM
hvn > 16-09-2013, 10:27 PM
1t2u3a4n > 16-09-2013, 10:52 PM
(16-09-2013, 10:21 PM)hvn Đã viết: @Mai : tui thấy nhà chị giàu nứt đố đổ vách ra mà cứ giấu
Bài "Giang tuyết" này thực sự là khó dịch vì tác giả dường như không biểu ý. 4 câu nhìn như 1 bức ảnh chụp lại đúng cái thời khắc vi diệu ấy, không bàn ra tán vào thêm 1 tiếng nào.
Bởi tác giả diễn tả khung cảnh như chính nó đang là thế, cho nên hậu nhân có thể tùy nghi lồng vào đó cảm nhận và tâm thái của mình. Chẳng hạn người chí lớn chưa thỏa có thể thấy 1 ông cụ đang thở dài buông câu chờ hạnh vận, cao nhân ẩn sĩ có thể thấy 1 ông cụ đang nhàn nhã tĩnh tâm chiêm nghiệm thế cuộc, người thuần phác giản dị sẽ thấy 1 ông cụ đang sốt ruột mong câu lấy được 1 vài con cá để mang về cho vợ, người tốt bụng nhân từ có thể thấy 1 ông cụ đang co ro vì lạnh...
Bởi chỗ vô ý mà thành ra vạn ý, có thể dung nạp được vạn ý. Xét ra cụ Ngạo có lý của cụ.
Trang này có khoảng 20 bản dịch, mà không thấy cái nào đạt :
http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=10
lanhdien > 16-09-2013, 11:02 PM