Ngạo > 16-12-2010, 01:04 PM
Hoả Tà Nương Đã viết:Thấy Hớ Thiệt Hả và Quậy thích thú với thơ Bút Tre, tớ lập cái này mong góp vui được với mọi người ! !
Hi vọng chúng ta làm thơ vui chứ không biến tấu thái quá !
Chúc cả nhà vui vẻ ! !
Trích dẫn:Từ nguồn wiki ...
Nhà thơ Bút Tre
Nhà thơ lấy bút danh Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, còn gọi là Đặng Văn Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh năm 1911, mất năm 1987. Ông đỗ tú tài triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút danh Lục Y Lang.[1]
Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ. Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng. Câu lục bát nổi tiếng nhất mà có rất nhiều người thuộc khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về...
từ đó thơ Bút Tre dân gian sáng tác thêm theo lối Hoan hô:
"Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ẩn cho tàu chạy băng băng như rùa..."
Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ. Chỉ gọi là vè. Nhưng dẫu sao, lối thơ (hay vè) của Bút Tre đã cùng tồn tại với rộng rãi người dân Việt Nam suốt nửa cuối thế kỷ 20 và có thể sẽ còn lâu hơn nữa trong cách sống lạc quan mang lại niềm vui ngày thường cho nhiều người Việt Nam. Một trong những câu sau cùng Bút Tre nhắn lại cho hậu thế là:
Mai sau kẻ đoái, người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
Thơ kiểu Bút Tre trong dân gian
Người Việt thích cách nói có vần điệu, các câu tục ngữ, các lời hát đối từ xưa đã thế. Từ một số bài của Bút Tre, người ta cười, rồi bắt chước thành một phong trào quần chúng và gán cho Bút Tre nhiều câu theo lối của Bút Tre mà một số nhà nghiên cứu gọi là lối thơ Bút tre như:
Anh đi công tác Pơ-lây-
cu dài dằng dặc biết ngày nào ra?
Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào.
Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình.
Phụ nữ thường rất hay lười
Riêng em anh thấy là người cần... (cù)
Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh.
Giai thoại
Theo Ngô Quang Nam trong "Lối thơ Bút Tre", NXB Văn Hoá 2000, khi ông Đăng (Bút Tre) làm trưởng ty văn hóa, ông ký quyết định cho ông Nguyễn Lộc-ở HTX Phùng Nguyên đi học về bảo tàng, ông Lộc không muốn đi, Bút Tre đã gửi cho ông Lộc hai câu:
Chú sang công tác bảo tàng
Đó cũng là việc cách màng giao cho.
Khi chủ tịch Hồ Chí Minh mất, Bút Tre cảm thán:
Nghe tin mà bỗng bàng hoàng
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.
Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, khi ký tên thường không đánh dấu các Việt nên viết là Dang Van Dang, mọi người đọc không dấu là Giăng-Van-Giăng, đồng âm với tên nhân vật chính trong "Những người khốn khổ" của Victor Huygo. Từ đó những người cùng cơ quan gọi ông là Giăng Văn Giăng.
Nhà Bút Tre nghèo, ông ngủ trên một cái chõng tre, nhà không cánh cửa, chỉ che bằng phên liếp lá cọ, nghe tin người bạn mất trộm, ông đùa:
Cứ như tớ hoá lại hay
Chẳng lo giữ của cả ngày lẫn đêm
Cửa ngõ không phải cài then
Ai thăm cứ việc đẩy phên mà vào.
Ngạo > 16-12-2010, 01:08 PM
Dự Long > 16-12-2010, 01:10 PM
xichha > 16-12-2010, 01:12 PM
hothiethoa > 16-12-2010, 02:11 PM
hothiethoa > 16-12-2010, 02:29 PM
lanhdien > 16-12-2010, 04:19 PM
Lạc Thiên Vũ > 16-12-2010, 10:27 PM
Phụng > 17-12-2010, 02:35 PM
lanhdien > 17-12-2010, 03:45 PM