Chém gió âm hán việt đọc là Trảm phong. Theo sự hiểu biết hữu hạn của Tạ mỗ, từ này mới xuất hiện cách đây ít năm và cũng chẳng biết ai là tác giả.
Vậy Chém gió là gì? -Nghĩa đen : Chém là động từ chỉ sự vung lên và bổ xuống của một vật sắc, thường bằng kim loại , như đao, tông, phớ , dao bầu, gươm ....
+ Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp hay dã sử từ chém được sử dụng rất là nhiều. Tỷ dụ như Bao thanh thiên xử chém Quách Hoè, Quan Vân Trường chém đầu Nhan Lương, Văn Xú vv...
+ Kha khá nhiều từ gần nghĩa với chém,chẳng hạn cắt, đâm ... . Võ Tòng sau khi đá Tây Môn Khánh từ Sư Tử lâu xuống đường, họ Tây Môn đang nằm mê man bị Võ Tòng cắt mất đầu. Hành động cắt thì nhẹ nhàng hơn chém
.
+Trong võ thuật, chém là thế đặc trưng của người luyện Đao pháp.
- Nghĩa bóng, theo Tạ mỗ chém là nói thách, không cần biết hư thực đúng sai. Trong cuộc sống thường nhật hay va chạm, nhiều khi nói thách, dọa dẫm nhau. Mà sự thật có thể là đúng thế, hoặc có thể không phải như thế.
Ví dụ :+ Lên cửa khẩu Tân Thanh mua đồ Khựa trước khi đi thằng nào thằng đấy bảo nhau : -Lên đấy mua đồ cẩn thận , chúng nó chém đắt lắm. Bản thân Tạ mỗ cũng dính mua 1 cái áo rét trông ngồ ngộ, Hỏi mua nó bảo 400k em ạ. Biết là chém mới mặc cả 100k thôi. Thằng chủ quán nhìn Tạ mỗ như người sao hỏa, xong chặc lưỡi cái bảo... lấy đi. Bố khỉ!
+Thỉnh thoảng ra ngoài gặp mấy thằng bé tóc xanh tóc đỏ xăm trổ lấc cấc, thằng nào cũng kêu em quen người này, người kia ghê gớm lắm, nhưng thực tế thì không phải thế, gọi là chém.
+ Gặp mấy anh bán hàng đa cấp, mấy bạn sinh viên mới ra trường ăn mặc nom kha khá là sành điệu. Bạn nào bạn đấy nói chuyện nghe như bố các bạn ý chơi với cả... Thủ tướng, như thế cũng gọi là chém.
Gió là gì ?: - Nghĩa đen : Danh từ , chỉ luồng không khí di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp.
+Gió có nhiều loại, gió Đông Bắc lạnh , gió Tây Nam khô và nóng(gió Lào), gió tín phong...( Ngạo huynh cũng có một bí danh là gió , không biết huynh thuộc loại gió nào?)
- Nghĩa bóng :Theo Tạ mỗ hiểu , +Từ gió thường đi kèm một số các danh từ, động từ khác tạo thành những từ ghép mới thể hiện được cái sâu xa của nó.
Ví dụ :+bóng gió . Nói năng , chửi bới vu vơ. chẳng nhằm vào một đối tượng cụ thể VD "Tôi nói bóng nói gió thế thôi, chả nói chó gì bố con thằng nào"
+ Sóng gió, mưa gió : Thường chỉ những biến cố đã đang hoặc sẽ phải đương đầu , ví dụ " 2 đứa yêu nhau sắp cưới bảo nhau thế nài :- Phải vượt qua bao nhiêu sóng gió chúng ta mới có được ngày hôm nay"...
+ Khỉ gió, phải gió :- Từ cảm thán, sự trách móc một ai đó vừa có hành động.... trêu chọc người khác. ví dụ " khỉ gió cái nhà anh này, cứ trêu em"
Vậy thì. Tạ mỗ hiểu chém gió đơn giản nó chỉ là chém gió.
-Nhiều cách chém gió khác nhau , chém gió trên 4rum. Chém gió khi gặp mặt. Đưa ra những luận điểm hư hư thực thực, có thể đúng nhưng cũng có thể sai. Nhưng phải bảo vệ luận điểm đó.
- Chém gió với phong cách đàng hoàng, ngoài đời gặp nhau anh em dăm ba chén rượu ngồi chém gió, hay trà đá hướng dương chém gió. Trên 4rum anh em chém gió cho vui trao đổi dăm ba kinh nghiệm, như Tạ mỗ và Ti tiên sinh đây.
- Nhưng cũng có những cuộc chiến nảy lửa, Bằng mọi cách chém cho đối thủ của mình phải kinh hồn bạt vía, ngậm đắng nuốt cay mà rút khỏi chiến địa. Rồi chờ đợi cơ hội. Những hành động dùng từ lóng, lách luật, chơi chữ , nói lái... để tránh quy vào lỗi xúc phạm nhau được sử dụng nhiều, và cuộc chiến này thường dai dẳng, có thể từ năm này qua năm khác... Những cuộc chiến này có đôi khi áp dụng thập tam nhảm thức của huynh Ngạo...Cũng hư hư thực thực như sử dụng binh pháp Tôn tử trong kinh doanh hay trên chiến trường vậy. Tạ mỗ trải qua cũng kha khá nhiều... Có một cuộc chiến mà huynh lanhdien chắc biết, có điều đến bây giờ không biết huynh còn nhớ không
Đối với Ti tiên sinh, ( huynh gọi đệ như vậy cho dễ xưng hô). Huynh đệ chúng ta thực hiện bút chiến trên cơ sở đàm đạo giải khuây. Thắng thua không quan trọng , đệ cứ bình tĩnh mà mài đao cho sắc thêm đi cũng được. Ta cũng khá ấn tượng với cô bé Lan Phương này
, khà khà.