Phiêu Dao > 11-11-2012, 05:30 PM
Ngạo > 11-11-2012, 05:45 PM
hnhu > 11-11-2012, 07:30 PM
(11-11-2012, 05:30 PM)Phiêu Dao Đã viết: Lạm phát là hiện tượng xã hội, mang tính chất tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng ở mức độ cơ bản khi vật giá lên cao
Nguyên nhân sinh ra lạm phát: Có hai nguyên nhân chính:
+Cung-cầu mất cân đối
+Cung về tiền tệ dư thừa
1.Khi nói đến, cung cầu mất cân đối, là nói đến quan hệ sản xuất, khi hàng hoá sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, thì ngay lập tức, giá cả của hàng hoá đó tăng lên, vượt hơn giá trị thực trong môi trường không có lạm phát.
Về phía người sản xuất, do yếu kém về trỉnh độ quản lý, chuyên môn, máy móc trang thiết bị chưa được cải tiến, trình độ tay nghề của người lao động còn thô sơ, phương thức sản xuất không phù hợp. Dẫn đến, năng suất thấp, đầu ra của sản phẩm không cao. Do đó, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của xã hội.
Về phía chính phủ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh, doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa được ưu đãi, xem trọng, không khuyến khích đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất, hạ tầng, máy móc còn thiếu thốn,. hệ thống tư pháp thiếu tính minh bạch, công khai, hiệu quả, mờ ám, thay đổi đột ngột, bị các nhóm lợi ích chi phối làm nản lòng các nhà đầu tư,…
Về phía doanh nghiệp trung gian, đại lý thường cấu kết với nhau, đầu cơ tích trữ khiến cho giá cả đã cao, thì càng cao hơn. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng thêm tính lạm phát. Bên cạnh đó, chính phủ vẫn chưa quản lý chặt chẽ hiện tượng này
Về phía người tiêu dùng, do tính chất tâm lý điều khiển. Ví dụ: nghe đồn tận thế, dân chúng kéo nhau đi mua gạo, làm cho giá gạo cao bất thường. Đó là tâm lý đám đông
Ngoài ra, mất cân đối cung cầu, còn do một số nguyên nhân khách quan gây ra như: bão lũ, hạn hán, thiên tai làm cho giá cả lương thực tang, chẳng hạn. Hoặc như bất ổn chính trị, đảo chính, xâm lượt, khủng bố,…Hoặc tình trạng thất nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phá sản
2. Khi nói đến, cung tiền tệ dư thừa, là nói đến sản xuất tiền của chính phủ không theo sát diễn biến khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Lượng hàng hoá không tương đương với lương tiền. Điều này, khiến cho tiền mất giá trị
Ví dụ:
Quốc gia có dân số 1000 người
Doanh nghiệp làm ra 1000 ổ bánh mì
Nhà nước làm : 1000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 1 đồng tiền để mua 1 ổ bánh mì
Bây giờ, nhà nước làm: 2000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 2 đồng để mua 1 ổ bánh mì
Do đó, khi nhà nước in ấn, sản xuất tiền quá nhiều, sẽ dẫn đến việc, người dân bỏ ra lượng tiền nhiều hơn để mua hàng hoá. Đồng nghĩa với việc tiền mất giá trị dần dần. Trong khi đó, lương của người dân không tăng, khiến cho họ không mua được hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu sống. Dẫn đến rất nhiều bi kịch, như : biểu tình, rối loạn chính trị, trật tự trị an,…
Khi nói đến, cung tiền dư thừa, tức là nói đến lưu thông. Tiền ngày càng mất giá, người ta thường tìm đến việc tích trữ vàng và ngoại tệ, gây rối loạn trong vấn đề quản lý kinh tế, ở đây là xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Ví dụ như: Doanh nghiệp cần mua 400,000 USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nhưng hỏi ngân hang thì ngân hang bảo không có sẵn, vì người dân đã đổ xô mua ngoại tệ hết rồi
pd
Phiêu Dao > 12-11-2012, 06:40 PM
hnhu > 12-11-2012, 07:59 PM
(12-11-2012, 06:40 PM)Phiêu Dao Đã viết: Cám ơn bạn Hương Nhu[/color] đã tham gia trả lời, tôi nghĩ với tiêu đề này sẽ không có ai tham gia trả lời chứ!
Rất vui khi bạn đã đóng góp ý kiến
Nhưng theo ý kiến riêng tôi, thì Lạm phát xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Ngay cả,kinh tế tập trung vẫn xảy ra lạm phát như thường, khi cung cầu không cân đối, và dư thừa tiền giấy
Theo Cac Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm trán đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn theo Milton Friedmen, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ.
Do đó, ở đâu có xài tiền, ở đó có lạm phát, dù là những nước cộng sản hay nước tư bản cũng vậy, bất kể kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung(kinh tế nhà nước)
pd
Ngạo > 12-11-2012, 08:45 PM
(12-11-2012, 06:40 PM)Phiêu Dao Đã viết: Cám ơn bạn Hương Như đã tham gia trả lời, tôi nghĩ với tiêu đề này sẽ không có ai tham gia trả lời chứ!
Rất vui khi bạn đã đóng góp ý kiến
Nhưng theo ý kiến riêng tôi, thì Lạm phát xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Ngay cả,kinh tế tập trung vẫn xảy ra lạm phát như thường, khi cung cầu không cân đối, và dư thừa tiền giấy
Theo Cac Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm trán đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn theo Milton Friedmen, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ.
Do đó, ở đâu có xài tiền, ở đó có lạm phát, dù là những nước cộng sản hay nước tư bản cũng vậy, bất kể kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung(kinh tế nhà nước)
pd
Phiêu Dao > 13-11-2012, 11:07 AM
Ngạo > 13-11-2012, 11:32 AM
Phiêu Dao > 13-11-2012, 03:40 PM
tèo xoài > 14-10-2013, 03:11 PM