Phụng > 14-10-2013, 03:24 PM
(14-10-2013, 03:11 PM)tèo xoài Đã viết: Đai ca giúp e làm mấy cái ví dụ về lạm phát nhá ,lạm phát theo thuyết tiền tệ, cầu-kéo , chi phí đẩy !!!
xin đa ta đại ca !!!
(e là mem mới ,mò mãi mới bít cak tl )
tèo xoài > 16-10-2013, 02:51 PM
Ngạo > 16-10-2013, 03:05 PM
Phiêu Dao > 18-11-2013, 05:11 PM
(14-10-2013, 03:11 PM)tèo xoài Đã viết: Đai ca giúp e làm mấy cái ví dụ về lạm phát nhá ,lạm phát theo thuyết tiền tệ, cầu-kéo , chi phí đẩy !!!
xin đa ta đại ca !!!
(e là mem mới ,mò mãi mới bít cak tl )
Phiêu Dao > 18-11-2013, 11:13 PM
LanPhuong > 19-11-2013, 05:46 AM
(18-11-2013, 11:13 PM)Phiêu Dao Đã viết: Vừa nảy, chúng ta đang háo hức đề cập đến nguyên nhân đầu tiên của lạm phát chiếc quần đùi. Nhân vật chính trong câu chuyện ở đây, là Ngạo Thế Cuồng Sinh. Anh thường than thở rằng: "thu nhập của mình không đủ để mua một cái quần đùi có gắn hạt kim cương". Chúng ta cùng giải quyết câu chuyện của anh nhé!
Nếu bỏ các hạt kim cương ra thì chúng ta có 2 vật thể: Kim cương và quần đùi. Xem xét trên 2 món hàng hoá này, chúng ta sẽ có 2 câu chuyện về lạm phát riêng. Đó là câu chuyện lạm phát của kim cương và câu chuyện lạm phát của cái quần
Tương tự, nếu chúng ta cắn, xé, cào cáu, cắt nát chiếc quần đùi thành nhiều mãnh. Chúng ta lại thấy chiếc quần được cấu thành từ nhiều thứ và nếu tin ý hơn thì ta sẽ thấy hình ảnh người lao động với những giọt mồ hôi chảy ròng rã trong ấy. Từ đây, kết luận rằng: "Chiếc quần được cấu thành từ vải sợi, thuốc nhuộm vải, nhựa để làm xẹt- mơ- tua, hao mòn máy móc, sức lao động con người,...", nó không còn là câu chuyện lạm phát đơn nhất của cái quần nữa...mà là câu chuyện lạm phát của các yếu tố đầu vào
Nếu các yếu tố đầu vào được tạo ra từ các yếu tố đầu vào khác nữa thì ta sẽ có thêm nhiều câu chuyện lạm phát khác nữa. Như: vải được làm từ sợi, sợi được kéo từ tằm. Như vậy, sự vật và hiện tượng ta thấy, chẳng qua chỉ là sự cộng dồn của nhiều sự vật, hiện tượng khác. Nghiên cứu lạm phát về cái quần là nghiên cứu lạm phát đã xảy ra trong quá khứ của những thành tố, yếu tố trước khi cấu thành nên cái quần đang nghiên cứu. Trong đó, trình độ máy móc, công nghệ, sức lao động, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng là quan trọng hơn cả
Lạm phát hoàn toàn khác với việc đấu giá một sản phẩm. Như trong buổi đấu giá chiếc quần đùi thủa hàn vi của Bill Gates. Trong vài tiếng đồng hồ, giá của nó có thể lên nhanh một cách chóng mặt. Sự tăng giá nhảy vọt này hoàn toàn khác với sự tăng giá của lạm phát mà chúng ta bàn ở đây
Chúng ta đang nghiên cứu về giá của các yếu tố đầu vào tăng tác động đến lạm phát về quần đùi
Gỉa định rằng: chi phí đầu vào tăng cao. Một sự thật đau thương và bi đát cho hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất quần đùi, là:
+Thứ nhất, không thể hạ giá quần xuống. Vì nếu làm thế sẽ không còn lợi nhuận
+Thứ hai, nếu không hạ xuống thì không còn khách hàng. Sẽ chẳng còn ai mua quần để mặc nữa.
Giữa 2 con đường mà con đường nào cũng xuống địa ngục cả. Phá sản phải là tất yếu
Vì vậy, các doanh nghiệp tìm cách hạ giá, nguyên vật liệu đầu vào, giảm biên chế, giảm nhân công lao động, ép giá các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào ở trong nước, như doanh nghiệp sản xuất vải sợi,...làm cho kinh tế ngày càng khó khăn hơn
Thu hẹp sản xuất khi nguồn vốn ngày càng ít đi, làm cho quy mô sản xuất quần đùi ngày càng thu nhỏ dần, lượng quần đùi tung ra thị trường ngày càng ít trong khi nhu cầu về quần ngày càng tăng. Ta gọi đây là lạm phát có yếu tố sản xuất và cầu kéo
Sau khi mua được chiếc quần đùi có hạt kim cương, vợ chồng anh Ngạo vô cùng hạnh phúc. Vợ anh thường bảo: " Đây là tài sản chung, anh nhá!". Ngạo bảo: "Không, vì theo điều 32 Luật Hôn Nhân và Gia Đình thì đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Là đàn bà, mấy ai mặc quần đùi bao giờ?"-Ngạo tủm tỉm cười. Mỗi ngày, anh đều ôm, hôn, ngửi, ngắm chiếc quần đùi có hạt kim cương của mình...
Phiêu Dao > 19-11-2013, 11:38 PM
LanPhuong > 20-11-2013, 07:09 AM
(19-11-2013, 11:38 PM)Phiêu Dao Đã viết: Rất cảm ơn bạn @LanPhuong đã tham gia thảo luận. Những lời vàng ngọc của bạn, Phiêu Dao đã từng nghĩ qua. Song, nếu Phiêu đứng giữa thanh thiên bạch nhật, tự nhận mình sai thì e rằng các bác trong diễn đàn này không chửi Phiêu Dao, mà họ chửi "cái quần" thì chết Phiêu. Hi hi...
Rất cám ơn bạn đã cùng tham gia thảo luận. Phiêu Dao đánh giá rất cao vì sự theo dõi, có tính phản biện mạnh mẽ, trực tiếp, thẳng thắn, quyết liệt và điều quan trọng hơn cả là giúp Phiêu Dao thoát khỏi cảnh ngộ "tự nói chuyện một mình", nhân gian thường gọi:"Mắc thằng bố" đó!
Aristoteles-triết gia người Hy Lạp cổ nói rằng: "Thầy đã cao quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy". Thật vậy, chân lý mới là cái ta tìm kiếm, tin tưởng và đi theo. Chứ không phải tư tưởng của một ai đó. Tranh luận giúp chúng ta đi lên. Điều này thật cao quý biết bao!. Trong diễn đàn này, Bạn thật cao quý biết bao!. Love you
Song, để phản biện lại. Phiêu Dao vẫn tiếp tục câu chuyện về "cái quần đùi". Nhân vật chính trong câu chuyện là Ngạo Thế Cuồng Sinh(Thôi! Lần này, nhân vật chính là Phiêu Dao, để khỏi mích lòng với ai)
Phiêu Dao lên chùa, cắt tóc đi tu, quyết chí xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Sau khi trở thành người xuất gia chốn cửa chùa, Trụ trì ngôi chùa thấy rằng Phiêu có tài may vá quần đùi, nên ông đã giao việc may vá quần đùi của cả chùa cho Phiêu. Mỗi sáng, Phiêu ra chợ mua vải về, để may quần đùi cho các sư thầy trong chùa. Trong lòng Phiêu khoan khoái vô cùng...
Bổng dưng, một hôm nọ, trời nổi cơn giông, sấm chớt đùng đùng, giá chỉ may, vải vóc tăng nhanh đáng kể. Việc hoàn thành một cái quần đùi là vô cùng khó khăn. Ta gọi đó là lạm phát do chi phí đẩy, giá vải tăng làm cho giá của cái quần tăng. Nhưng lạm phát quần đùi này chỉ xảy ra trong khuôn viên chùa, nơi chỉ có một lượng người nhất định, một nhu cầu nhất định
Giả định rằng: có 10 người trong Chùa, mỗi người chỉ mặc 1 cái quần đùi. Tuyệt nhiên, không chồng 2 cái. Trong năm, Chùa không nhận thêm người xuất gia mới. Phiêu Dao hoàn toàn có khả năng tạo ra 10 chiếc quần đùi trong năm đó. Như vậy, ở đây, không có cầu kéo
Trong giới hạn khuôn viên chùa, nơi có một lượng người nhất định, nơi có một lượng cầu xác định, không tăng không giảm thì không có cầu kéo, chỉ có chi phí đẩy mà thôi!
Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: "Đó là thị trường hoàn hảo, nơi cung và cầu có tính cân bằng". Sự ổn định mang tính lý thuyết này không tồn tại ngoài thực tiễn. Giả định, Phiêu Dao không sản xuất quần đùi để bán cho 10 sư thầy mà cung cấp ra ngoài trần ai thế tục. Đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thị trường của trần ai thế tục luôn là "thị trường bất hoàn hảo". Thực tế, cầu luôn cao hơn cung, do dân số tăng dẫn đến nhu cầu cần mặc quần gia tăng chẳng hạn.
Có phi lý chăng khi gắn cụm "chi phí đẩy" với " không cầu kéo"?-Thưa không phi lý, nếu nó được áp dụng cho thị trường hoàn hảo, trong khuôn viên chùa, có 10 sư thầy, mỗi thầy chỉ mặc một chiếc, không chồng thêm cái thứ 2
Vậy tóm lại, cụm từ "chi phí đẩy" nên đi với "cầu kéo" trong trường hợp thị trường bất hoan hảo
Một khi lạm phát do chi phí đẩy phát sinh, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp không trụ vững, khiến cho hàng nghìn công ty phá sản. Dẫn đến việc Cung nhỏ hơn Cầu, cộng thêm việc dân số luôn tăng theo hàng năm, làm cho cầu kéo quần tăng giá
pd
Phiêu Dao > 20-11-2013, 11:33 AM
Lou.Lou > 20-11-2013, 01:44 PM