(17-06-2011, 08:21 AM)phieuvu Đã viết: Mình nghĩ bạn có chút nhầm lẫn:
* Yên lung hàn thuỷ, nguyệt lung sa
trong đó lung = lồng vào, chứ không phải là lũng
nên phải là khói lồng mặt nước lạnh, trăng lồng đáy cát.
*Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
trong đó bạc = đậu lại, hay neo thuyền
nên phải là nửa đêm đậu thuyền (dĩ nhiên không phải tác giả tự chèo thuyền) ở bến Tần Hoài, ngay quán rượu chứ không phải lầu ca vũ.
*Thương nữ bất tri vong quốc hận
trong đó thương nữ = người hát xướng
nên phải là những người ca nữ không biết được mối hận mất nước
Đây chỉ là góp ý của mình thôi, mong bạn đừng trách mình nhiều chuyện.
Nhưng thật ra, bài thơ này quá hà khắc đối với những người thương nữ (hay xướng nữ đó). Làm sao Đỗ Mục biết rằng họ thực sự không quan tâm mối nhục mất nước? Chỉ là họ không có lựa chọn khác, nên buộc phải ca xướng hằng đêm mà thôi.
Em lại cám ơn bác lần nữa. Cái bài này em cũng sẽ nghiêm túc xét lại vậy.
Nhưng vẫn lại có mấy cái em muốn bày tỏ với bác thôi.
Không biết có chính xác ko nhưng theo em đoán thì chữ "lung" và "lũng" nó viết cũng giống nhau hay sao ý bác ạ. Nghĩa thì hình như cũng giống nhau ở một số nghĩa. nhưng cách đọc thì khác nhau. Chữ "Lung" đọc là "lóng" = thanh 2, chữ "Lũng" đọc là "Lỏng"= thanh 3. Em biết nếu viết chữ "lũng" thì sai niêm. nhưng em xem youtube thì thấy tụi nó đọc cái chữ "lung" = thanh 3. Trong tiếng Hán thanh 3 nó quy là vần Trắc. Thế nên em cứ tương bừa là "Lũng". Nếu là sai em sẽ sửa
Vẫn cái youtube đấy (link ở cuối bài ý bác) nó đọc 1 lượt bài thơ xong rồi nó lại vừa đọc 1 câu lại giải nghĩa luôn câu đấy.
Em nghe bập bõm được cũng 99,9% . Cái câu 2 đấy nó giải thích là : Dạ bạc tại Tần hoài hà biên, kháo cận tửu gia. (Ye bo zai Qin huai he bian, kao jin jiu jia). Thì em chỉ dịch đúng y như ... từ điển nó nói.
Bạc : 1- Ghé vào. Đỗ thuyền bên bờ
2- Phàm đỗ nghỉ ở đâu thì gọi là bạc. Như phiêu bạc 漂泊 Trôi dạt , ngụ hết ở chỗ nọ đến chỗ kia.
...
Bác bảo đậu lại hay neo thuyền em cũng không phản đối. Em sẽ sửa lại.
Đương nhiên bác Đỗ Mục này mở mồm là sang sảng trách : Ca nữ môn bất tri vong quốc lý đích thống hận.
Nhưng em nghĩ : Nếu các đại trượng phu thời đó mà cũng ăn chơi nhảy múa suốt thế, khi đọc được cái bài này. Có khi tự soi gương cảm thấy mình xưa nay vốn mang danh đại trượng phu mà cũng chỉ ngang bằng với cái lũ ca kỹ. "Bực Ca kỹ" mắng nó cũng không biết thẹn (--> có mắng cũng bằng thừa). Chứ "Bực Đại trượng phu" chẳng lẽ cũng ko biết thẹn khi bị mắng ?
Em cám ơn bác rất nhiều. Mong bác chỉ em vài bài nữa cho em rút kinh nghiệm với nhé ạ.