linhtacua > 31-03-2011, 12:44 AM
lanhdien > 31-03-2011, 06:07 AM
Hoả Tà Nương > 31-03-2011, 09:35 AM
(26-03-2011, 09:56 AM)lanhdien Đã viết: Ta say, đất cũng vừa nghiêng lạ
Quay quắt nỗi buồn lên cỏ cây
Hoa gầy xơ xác rơi lả tả
Cỏ úa nghìn thu trong khói mây
Hồn ai mảnh khoảnh về nghiêng ngã
Xô bóng hình mình dưới ánh trăng
Vói tay nắm lấy bầu nhật nguyệt
Dốc cạn hồ trường trong chén say.
Ngạo > 31-03-2011, 11:41 AM
(26-03-2011, 09:56 AM)lanhdien Đã viết: Ta say, đất cũng vừa nghiêng lạ
Quay quắt nỗi buồn lên cỏ cây
Hoa gầy xơ xác rơi lả tả
Cỏ úa nghìn thu trong khói mây
Hồn ai mảnh khảnh về nghiêng ngã
Xô bóng hình mình dưới ánh trăng
Vói tay nắm lấy bầu nhật nguyệt
Dốc cạn hồ trường trong chén say.
linhtacua > 31-03-2011, 01:53 PM
chopmat > 31-03-2011, 02:11 PM
lanhdien > 31-03-2011, 02:17 PM
(31-03-2011, 02:11 PM)chopmat Đã viết: Vâng!
Ta say!
“Ta say, đất cũng vừa nghiêng lạ”
Cái lạ đầu tiên ở bài thơ này chính là cái chữ “lạ” ở cuối câu đầu của bài thơ.
Có ai say mà không hay mình nghiêng ngả,
Có ai say mà không thấy trời đất cuồng quay.
Đường xưa lối cũ là đây,
Mà trong chén rượu đêm nay lạ lùng.
Rõ ràng tác giả vẫn chẳng “lạ” gì đến cái sự nghiêng của đất trời khi say nữa. Cái”lạ” này chính là một cảm giác, một nỗi lòng “là lạ” chợt trong giây phút kéo ùa về trong anh. Có người nói đó là cảm giác “buồn”. Thế nhưng ngay cả trong cái nỗi buồn nó cũng đâu có đơn giản vậy , mà nó đa dạng đến không cùng. Ờ thì có cái buồn cô quạnh, ờ thì có cái buồn quắt quay. Rồi thì buồn xơ xác , buồn héo hắt, buồn vì ham muốn, buồn với tay, buồn dốc cạn… Buồn thì có nhiều nhưng tôi đoán cái buồn trong anh nó là tổng hợp của tất cả những nỗi buồn kia cộng lại. Chính vì thế nó mới “lạ” Cái cảm giác này là cảm giác sẽ đi suốt cùng anh đến hết bài thơ.
Thì đây :
“Quay quắt nỗi buồn lên cỏ cây
Hoa gầy xơ xác rơi lả tả”
Nỗi buồn lạ xâm chiếm trong lòng. Có cái tức thời , có cái lại đã từ lâu dằng dai đeo bám. Hai thứ buồn này dường như không phân biệt được đâu là trong anh, đâu là trong hoa lá cỏ cây. Anh : “Quắt quay nỗi buồn lên cỏ cây”
Người đọc tưởng chừng như đây là nỗi buồn tức thời của anh nhưng thực ra lại chưa hẳn là đúng. Nó chỉ là cái tức thời trong cái đã từ lâu đeo bám mà thôi. Bởi vì :“Hoa gầy xơ xác rơi lả tả” .
Ai đã nghe câu thơ nổi tiếng của một nhà thơ nào đó tả về nỗi buồn của cỏ cây thì mới biết:
“Buồn trông mặt nước hững hờ,
Cây trơ trụi lá hoa xơ xác gầy.”
Cành cây trụi lá, xác hoa tơi tả. Cái buồn tức thời của cỏ cây khi mùa đông sang. Nhưng tác giả khi làm bài thơ này đang trong một tối chớm thu, mùa của hoa lá cỏ cây bừng sắc trước khi lụi tàn. Vậy tại sao lại có “Hoa gầy”? Ta chỉ có thể hình dung ra là cây hoa này đã chia sẻ nỗi buồn với tác giả đã rất từ lâu rồi. Nỗi buồn bao lâu, ngấm sâu, gầy guộc. Hôm nay đây đóa “Hoa gầy” lại như cùng chia sẻ nỗi buồn cùng anh như đã bao ngày qua chia sẻ. Lá hoa “ rơi lả tả” chỉ là cái cực hạn của chuỗi thời gian mà thôi. Thế nên , nó chính là cái buồn tức thời trong cái buồn đeo bám.
Có người liên tưởng hình ảnh “nỗi buồn” và “sương khói” với 2 câu thơ của thi sĩ họ Hàn :
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Thế nhưng trong câu :
“Cỏ úa nghìn thu trong khói mây”
Ta vẫn thấy sự khác nhau 1 trời 1 vực. Nỗi buồn của họ Hàn là nỗi buồn tức thời , buồn man mác, buồn chỉ riêng của bản thân Hàn. Thế nhưng nỗi buồn ở đây không những chỉ của bản thân tác giả mà còn là cả nỗi buồn của cỏ cây. Nỗi buồn không phải tức thời mà là nỗi buồn từ lâu đeo bám mà cả người và cây đều cùng chung nỗi. Có người lại nói, họ Hàn nhìn khói đốt rạ mà ra thành sương khói. Cũng có người lại hình tượng mà nói, trong khi đang ngấm men say, cơ thể tác giả nóng bừng bừng nên cái nỗi buồn khi chia xẻ với cỏ cây gặp tiết trời thu nó cũng như hóa ngưng tụ lại như khói mây. Riêng tôi thì không nghĩ vậy. Chắc chỉ là khói điếu thuốc lào tác giả vừa hút phả ra mà thôi (tôi biết anh rất thích hút món điếu cày) Thế nhưng cho dù là nỗi buồn “ngưng tụ” hay “khói thuốc lào” thì tác giả vẫn vận dụng rất hình ảnh và đầy ý vị trong thơ anh.
Thế rồi :
“Hồn ai mảnh khảnh về nghiêng ngả
Xô bóng hình mình dưới ánh trăng”
Thế rồi cái thân thể héo tàn, cái linh hồn thương đau đó lại chuệnh choạng lê những bước mòn tìm về chốn thân quen đó. Đọc đến đây khiên người ta lại phải liên tưởng đến đôi câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.”
Hai câu thơ của cụ Nguyễn Du tả cái nỗi nhớ trong cảnh chia tay Thúc Sinh - Thúy Kiều. Đau thương , mòn mỏi và bất lực. Đương nhiên có thể hình tượng cái “bầu nguyệt” ai xẻ làm đôi, 1 bầu thiếp giữ lại bên gối (Kiều hay ngủ ôm gối), nửa kia để chàng mang đi (chỉ là mang cái hình ảnh thôi ) cho vợi nỗi nhớ nhung. Hai câu thơ này tưởng đã hay nhưng đem so với 2 câu trên thì về độ mãnh liệt nó còn kém xa lắm. Vì trong 2 câu thơ đó nó còn ẩn chứa cả cái “lạ” (đầu bài đã nói) đó là cái nỗi buồn ham muốn. Nó còn được tác giả đẩy lên đến mức mãnh liệt nhất khi “xô” ngã được cả chính cái bóng hình của mình để nằm dưới cái “bầu trăng” kia. Và cuối cùng, đẩy cái nỗi “buồn ham muốn” của mình lên thành cực điểm của giới hạn “lạ”. Đó là nỗi “buồn với tay” và “buồn dốc cạn” :
“Với tay nắm lấy bầu nhật nguyệt,
Dôc cạn hồ trường trong chén say.”
Đây là hình ảnh bất hủ nhất, hình ảnh thi vị nhất, nhân bản nhất, cuối cùng của bài thơ. Dốc cạn trong chén say nhưng dường như lại không phải trong chén rượu mà là say trong chén bầu nguyệt. Anh say, anh buồn như anh đã muốn uống cả thế gian này, cả cõi trời đất này.
Vâng đúng vậy :
Vầng trăng ai xẻ làm hai nhỉ,
Nửa rớt đáy ly nửa gối giường.
Một giấc đam mê đời chưa phỉ,
Ta buồn dốc cạn chén quỳnh tương.
hn 31/03/2010
CM
chopmat > 31-03-2011, 09:56 PM
lanhdien > 03-04-2011, 01:50 AM
(31-03-2011, 12:44 AM)linhtacua Đã viết: Hôm nay, tôi lại mời quý vị thưởng thức tiếp một vị "cháy" mới trong thơ anh Lãnh. Kiểu này không thể diễn tả bằng lời được, nó thâm thuý sâu xa, tuỳ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Bài thơ như một đoạn văn xuôi nhưng nó là thơ mới lạ
Hoa gạo lại cháy rực lên trong tiết tháng ba
Nhắc tôi
mùa những đàn chim di cư trở về.
Sân đình
nằm phơi lưng cho nắng đổ
Nghe cỏ mọc
lô nhô qua những kẽ đá
Em ngửa bàn tay
Tôi khẽ hít hương trời cuối xuân
Lửa từ hoa gạo xuyên qua kẽ tay em
Vào mắt tôi
vằn đỏ
Mái đình cong cong
Mái đình rêu phong
Tôi trượt đi trong miên man
Này em, giữ chặt tay nhé
Để cùng nhau hoà vào đất trời này.
Như bài thơ trên tôi đã diễn giải, bao giờ câu mở đầu cũng là tinh hoa của anh Lãnh, và bài thơ này cũng không ngoại lệ.
[i]"Hoa gạo lại cháy rực lên trong tiết tháng ba"[/i]
Ơ lạ chưa, xưa nay người ta chỉ thấy lữa cháy chứ có bao giờ thấy hoa phượng cháy đâu. Nhưng đó là hiện thực, còn đây là thi ca, thi ca nó biến cái vô lý trong đời người ta thành cái có lý, thành cái bay bổng đến bất ngờ. Hoa gạo bị cháy hay hoa gạo nở?
Vâng!
Hoa gạo cháy
"Ai có về nhặt hoa gạo tháng ba?
Từng cánh hoa thắp cháy trời màu đỏ
Cầm một bông gửi cho tôi nỗi nhớ
Tự thủa nào đã quên cả mùi hương"
Một thủ pháp ước lệ, nhân cách hoá độc đáo rất điển hình trong thơ Lãnh, khiến người ta phải si mê, đắm đuối, và thần thánh hoá thơ anh là ở chỗ này đây. Chữ "cháy" trong câu mang đến cho người ta một cảm giác rất lạ, có lẽ đây là một hiện tượng thú vị trong thi ca, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phê bình văn học phải đào sâu thêm. Tôi bỗng chợt nhận ra, khi Picasso vẽ bức Le repos (Nghỉ ngơi) lát cắt trong tranh ông cũng lấp lánh, mọi góc độ nó đều trở nên huyễn hoặc và rưc cháy như cách dùng từ của anh Lãnh. Liệu có thể coi Lãnh là Picassco trong văn học được chăng?
Có người liên tưởng:
"Em ở đây không có mùa hoa gạo
đỏ rực trời đốt cháy tháng ba
để lòng ai thổn thức lúc chia xa
quay quắt bước mà hồn còn một nửa"
Nhưng cũng không thể so sánh với anh được, chỉ gói gọn với câu" Hoa gạo cháy rực lên trong tiết tháng ba" thôi, mà anh đã chuyển tải hết cái hừng hực của sức nóng và sức bung của hoa gạo. Thiết nghĩ, những dòng nham thạch bất ngờ phun trào từ núi lữa cũng không thể sống động và tàn khốc đến mãnh liệt trong thơ anh.
[i]"Nhắc tôi
mùa những đàn chim di cư trở về.
Sân đình
nằm phơi lưng cho nắng đổ
Nghe cỏ mọc
lô nhô qua những kẽ đá
Em ngửa bàn tay
Tôi khẽ hít hương trời cuối xuân"[/i]
À thì ra là thế, mùa hoa đã nhắc anh biết được đàn chim di cư bay về, báo hiệu cho biết đã hết mùa lạnh nhưng lại nêu được cái chủ ý từ câu đầu tiên. Anh rất gan dạ nên nằm phơi mình cho nắng đổ trên lưng mà nằm nghe cỏ mọc. Xưa nay ta chỉ thấy cỏ mọc là may mắn lắm rồi, thế nhưng với anh thì thấy là điều bình phàm, dung dị. Anh muốn hướng đến cái bất phàm trong thơ văn, nên anh phải dùng từ rất tượng hình. Anh phải "nghe" nó mới độc đáo, mới thi vị...Điểm này anh giống ở Trịnh :
" Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa..."
Nhưng Trịnh nghe mưa thì đơn giản hơn nhiều, nghe ở Trịnh đa số người ta dễ dàng phát hiện, nghe ở anh thì đang là một bí ẩn về Thiền nhiều hơn.
Tôi vẫn đang băn khoăng với câu :
[i]"Em ngửa bàn tay
Tôi khẽ hít hương trời cuối xuân"[/i]
cứ đánh đố cho mình hoài mà không cách lý giải, không biết anh dùng thủ pháp gì biết được cái hương trời cuối xuân qua cách hít vào bàn tay cô gái? Đó chính là Triết. Thật đau lòng khi người ta không kịp nhìn nhận ra cái sâu xa kia trong thơ anh, xin thưa rằng : Hương là tuổi trẻ, là sức sống thanh tân:
- Vậy mà chưa đủ Thiền ư?
- Vậy mà chưa đủ Triết ư?
Lửa
từ hoa gạo xuyên qua kẽ tay em
Vào mắt tôi
vằn đỏ
Mái đình cong cong
Mái đình rêu phong
Tôi trượt đi trong miên man
Này em, giữ chặt tay nhé
Để cùng nhau hoà vào đất trời này. "
Đến đây người ta lại bắt gặp ngọn lửa, hình ảnh ngọn lửa lúc này như được anh nhen nhóm lại, giống như anh bật quẹt để rít cái điếu cày(tôi biết anh thích cái món này), nó được phát sáng ngay lập tức.
"Lửa từ hoa gạo xuyên qua kẽ tay em
Vào mắt tôi
vằn đỏ"
một ánh sáng rất chói loá mà không rạng ngời, anh đã đẩy đôi mắt mình lên như một tấm kiếng, phản chiếu lại rất lung linh, huyền ảo. Những mái đình cong cong và rêu phong, là minh chứng cho cái tư tưởng sáng tạo trong thi pháp anh một cách trường tồn.
Trong ý niệm của mình anh sợ cô gái trượt ngã. Bất chợt tôi thấy anh rất cao cả, không ích kỷ như một số nhà thơ nổi tiếng chẳng hạn như :
" Chao ôi ghê quá ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi"
Han Mặc Tử chỉ biết cho bản thân mình, còn riêng anh thì khác biệt:
"Tôi trượt đi trong miên man
Này em, giữ chặt tay nhé
Để cùng nhau hoà vào đất trời này". Điểm này anh hơn hẳn Hàn gấp trăm lần
Vâng đúng vậy
Gửi vào em một ít nhé anh ơi
nhờ mây gió gói cái màu hoa đỏ
như màu máu chảy tràn trong huyết quản
dù mối tình kia vẫn xa đến muôn đời.
Ơ! tôi đang nói thơ ai đây? xin lổi anh tôi lại trượt về thơ tôi rồi