Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Chuyện Đông chuyện Tây - An Chi!
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
37. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do “giao thời” nói trại ra hay không?

AN CHI : Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra (Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86). Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đã được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như sau: “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”. Vậy trong giao thừa, thì thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận chứ không phải do thời nói trại ra.
Hai tiếng giao thừa có hàm ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ tiếp mới) vì dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, thì ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. Vì vậy mà có cúng giao thừa để tiễn ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đã làm hai câu đối Tết quen thuộc :

Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa:
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.




38. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
Tại sao người ta thường nói ghép “tết nhất”? Có phải “nhất” có nghĩa là một hay không ?

AN CHI : Hai tiếng tết nhất chỉ dùng để nói về tết Nguyên đán chứ không chỉ các tết khác trong năm (như Đoan ngọ, Trung thu v.v…). Nhất là đầu tiên; nó là một thành tố ghép vào sau từ Tết để láy nghĩa của từ này theo kiểu hai từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa đi chung với nhau. Tết ở đây là tết Nguyên đán nói tắt, mà Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên (của năm âm lịch). Đồng thời, những ngày tết cũng là những ngày đầu tiên trong năm mới. Cái nét nghĩa “đầu tiên” rõ ràng là một nét nghĩa chung cho cả tết lẫn nhất. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng tết nhất là lối nói trại của tiết nhật (= ngày tết). Ta khó mà giải thích được vì sao mà tiếng thứ hai lại phải chuyển từ thanh 6 (dấu nặng) sang thanh 5 (dấu sắc), nghĩa là từ nhật thành nhất. Hơn nữa, tiết nhật là một cấu trúc chính-phụ của tiếng Hán trong khi người nói hiện nay vẫn còn cảm nhận được rằng tết nhất là một cấu trúc đẳng lập của tiếng Việt trong đó tết và nhất là đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.
41. (KTTN 103, ngày 01-3-1993)
Tại sao người Trung Quốc ngày xưa lại dùng hai tiếng “tu mi” (râu mày, thường nói là mày râu) để chỉ đàn ông? Không lẽ đàn bà không có lông mày?

AN CHI: Về câu hỏi này, Từ Thời Đống đã giải đáp trong Yên tự lâu bút ký như sau:

“Người xưa gọi đàn ông là tu mi. Ta vẫn thường hỏi bạn bè: “Râu là thứ chỉ riêng đàn ông mới có, còn (lông) mày thì đàn bà cũng có; tại sao lại gọi đàn ông là tu mi kia chứ?”

(Tất cả) đều không trả lời được. (Ta) xét sách Thích danh nói: “Phấn vẽ lông mày là để thay thế; cạo bỏ lông mày đi, lấy phấn vẽ thay vào chỗ lông mày đã cạo. Nhờ thế mà biết rằng ngày xưa đàn bà đều cạo bỏ lông mày; vậy tuy có (lông mày) mà cũng như không. Tiếng đó chuyên dùng để chỉ đàn ông là vì thế”.
CÁI NÀY ANH EM NÊN ĐỌC Peace

45. (KTTN 104, ngày 15-3-1993)
Thỉnh thoảng tôi được thấy trong tranh vẽ của Trung Quốc hình một ông già có chòm râu bạc phơ dài đến rún, lại có một cái trán sói vĩ đại nổi lên trên đầu như hình dáng một quả trứng to quá khổ. Thí dụ, trên bìa 1 của Mỹ thuật thời nay số 28 (Xuân Quý Dậu) có in một bức tranh như thế và chú thích ở trang 3 là tranh “Thần Phúc Lộc”. Có phải đó là Thái Thượng Lão Quân không? Và cái trán quả trứng to quá khổ của ông ấy có ý nghĩa gì?

AN CHI: Thái Thượng Lão Quân là tôn hiệu dành cho Lão Tử, người được phái Đạo giáo xem là tông sư. Còn ông lão mà bạn thấy trong tranh Trung Hoa và trên bìa 1 của tạp chí Mỹ Thuật thời nay số 28 không phải là Lão Tử mà cũng không phải là “Thần Phúc Lộc”. Đó là Nam Cực Lão Nhân như đã được khẳng định bằng chính mấy chữ Hán trong tranh in nơi bìa 1 của tạp chí đó: Nam Cực Lão Nhân ứng thọ đồ, nghĩa là “tranh Ông Già Nam Cực đi ban thọ”. Ông ta chính là Ông Thọ. Và Ông Thọ chính là hóa thân của Nam Cực Lão Nhân tinh.

Nam Cực Lão Nhân tinh, tức là sao Nam Cực Lão Nhân, hiện nay chỉ gọi tắt là Lão Nhân tinh, tức sao Ông Già. Sao Ông Già là sao Canopus trong chòm sao Argo, sáng hàng thứ hai sau sao Thiên Lang, tức sao Sirius, trên bầu trời Nam bán cầu. Tuy sáng thua sao Thiên Lang nhưng vì sao Ông Già là ngôi sao sáng nhất ở phía cực Nam của bầu trời nhìn từ mặt đất (Thiên Lang: 16°36’N, còn Ông Già: 52°40’N) nên người Trung Hoa ngày xưa đã gọi nó là Nam Cực tinh, tức sao Nam Cực. Ở địa bàn nguyên thủy của người Trung Hoa thời cổ đại là lưu vực sông Hoàng Hà (thuộc Bắc bán cầu) thì rất khó mà nhìn thấy được nó. Phải sống rất lâu mới nhìn thấy nó nhiều lần trong đời. Vì vậy người Trung Hoa mới lấy sao Nam Cực làm tượng trưng cho tuổi thọ mà gọi nó là Thọ tinh tức sao Thọ. Tượng trưng hóa như thế xem ra vẫn chưa thỏa lòng, người ta lại tiếp tục nhân cách hóa thành Nam Cực Lão Nhân (tinh) = (sao) Ông Già Nam Cực. Sau đó, còn bỏ cả hai tiếng Nam Cực vốn là tên nguyên thủy mà chỉ giữ lại có hai tiếng Lão Nhân (tinh) = (sao) Ông Già.

Hiện đại Hán ngữ từ điển (Bắc Kinh 1992) đã giảng hai tiếng Thọ tinh (shòu xing) như sau: “Chỉ sao Ông Già. Từ xưa đến nay dùng làm tượng trưng cho sự trường thọ, gọi là Thọ tinh. Nhân gian thường vẽ thành hình dáng một ông già, đầu dài mà nổi u lên. Cũng gọi là Ông Già sao Thọ”.

Nơi tranh bìa đã nói, đi trước Nam Cực Lão Nhân, tức Ông Thọ, là ba chú tiên đồng khiêng một trái đào thọ to bằng thân hình của ba chú gộp lại và ở hậu cảnh, cũng tượng trưng cho tuổi thọ, còn có hình của ba con hạc.

Cái đầu nổi u lên của ông ta có ý nghĩa Đạo giáo sâu sắc. Đạo này cho rằng hành động tính dục có ba mục đích là sự truyền giống, sự thỏa mãn tính dục và sự ngăn chận quá trình suy lão. Mục đích cuối cùng này lại chỉ là “độc quyền” – vì là bí truyền – của một số đạo sư mà thôi. Những người này cho rằng tất cả mọi lần xuất tinh đều rút ngắn đời người. Vì vậy nên phải cho tinh dịch quay trở về mà bồi bổ cho não để đạt đến trường sinh. Cho nên, trong việc giao hợp, khi phóng tinh thì không được để cho tinh xuất ra ngoài mà phải rút nó từ ngọc hành trở vào để đưa nó lên tận não. Chính do diệu pháp này mà các vị siêu đẳng thọ mới có cái đầu nổi u lên như đã nói và đã thấy. Điển hình nhất chính là cái đầu của Ông Thọ.

Xin chớ cho đây là chuyện tếu. Ghi nhận quan niệm trên đây là hai đồng tác giả, một người Pháp và một người Trung Quốc là Pierre Huard và Ming Wong đã viết về cái đầu của ông ta và về diệu pháp đó như sau: “Đích thị là vì ông ta có thể đưa lên đến tận óc của ông ta những chất tinh túy gây thụ thai của cơ thể mình và tích lũy chúng tại đó bằng những phép thực hành tính dục rất đặc biệt nên ông ta đã đạt được sức khỏe và trường thọ” (La médecine chinoise, Paris, 1959, p.19).
51. (KTTN 105, ngày 01-4-1993)
Tại sao người ta lại ghép tên con chim (có cánh, đẻ trứng) với tên con chuột (có vú, đẻ con) thành tiếng đôi “chim chuột” để chỉ chuyện trai gái ve vãn, tán tỉnh nhau?

AN CHI: Hai con vật hữu quan, một con thuộc lớp chim, một con thuộc lớp có vú, tất nhiên không thể "tình tự" với nhau được. Đó là xét về sinh vật học. Còn xét về từ nguyên thì chim chuột cũng không phải là một tổ hợp được tạo ra theo qui tắc cấu tạo từ ghép đẳng lập của tiếng Việt. Nó chỉ là kết quả của một sự dịch nghĩa từ các thành tố của một địa danh Trung Hoa: Điểu Thử Đồng Huyệt (= Chim Chuột Cùng Hang), cũng gọi tắt là Điểu Thử (= Chim Chuột).

Đó là tên một ngọn núi trong dãy Tần Lĩnh, nằm ở phía Tây huyện Vị Nguyên, huyện Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Núi này có tên như thế là vì dân chúng ở địa phương đã quan sát được hiện tượng chim chuột ở cùng một hang. Giống chim đó có tên là đồ hoặc mộc nhi chu còn giống chuột đó có tên là đột hoặc ngột nhi thử. Sách Cam Túc ghi chép: “Đất Lương Châu có con ngột nhi thử, giống như con chuột, có con chim tên là mộc nhi chu, giống như con sẻ, thường cùng con ngột nhi thử ở chung một hang. Đó chính là (chim) đồ (chuột) đột nhưng chỉ là tên xưa tên nay khác nhau mà thôi”. Vậy con mộc nhi chu, tức con chim đồ, chỉ là kẻ sống nhờ ở hang của con ngột nhi thử, tức con chuột đột. Giữa chúng không thể có quan hệ “tình cảm” hoặc “tính dục” đựợc.

Nhưng cháu mười hai đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc, khi chú giải Kinh thư, đã giảng bốn tiếng Điểu Thử Đồng Huyệt như sau: “Chim (và) chuột cùng nhau làm (con) trống (con) mái (Chúng tôi nhấn mạnh – AC) cùng chung hang sống ở núi này, (vì vậy) mới có tên núi là Chim Chuột”. Từ xưa, đã có nhiều người cực lực bác bỏ cách giải thích này của họ Khổng, chẳng hạn như Đỗ Ngạn Đạt và Trương Án đều quả quyết rằng đó không phải là chuyện đực cái hoặc trống mái giữa chim và chuột.

Tuy nhiên nhà nho Việt Nam thì lại tin tưởng ở nhà chú giải họ Khổng. Khổng Tử là Đức Thánh thì Khổng An Quốc cháu ngài cũng phải là một quyền uy. Bậc quyền uy này đã giảng rằng “điểu thử đồng huyệt” là chuyện trống mái giữa chim và chuột thì việc nhà nho Việt Nam dịch hai tiếng điểu thử thành chim chuột để chỉ chuyện tán tỉnh, ve vãn giữa trai và gái cũng là điều rất tự nhiên.
46. (KTTN 104, ngày 15-3-1993)
Theo mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 101 thì “hoàng tức” là con dâu của vua. Xin cho biết thêm “vương phi” là gì?

AN CHI: Vương phi là vợ của thái tử. Thí dụ như trong hoàng gia nước Anh thì Diana là vương phi của thái tử Charles và là hoàng tức của nữ hoàng Elisabeth star. Còn trong hoàng gia nước Nhật, Masako Owada là vương phi của thái tử Naruhito và là hoàng tức của hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko. Phi, theo nghĩa gốc là thiếp (vợ lẽ) của vua. Nó còn có nghĩa là thê (vợ chính) của thái tử, của người có tước vương hoặc tước hầu.


48. (KTTN 105, ngày 01-4-1993)
Gà rán “hăm-bu-gơ” là món ăn như thế nào mà bài “Con gà trong ngôn ngữ dân gian” (Kiến thức ngày nay số Xuân Quý Dậu) đã nhắc đến? “Hăm-bu-gơ” là gì?

AN CHI: Đó là tác giả nói theo lời … quảng cáo của “Nhà hàng gà rán hăm-bu-gơ” trên truyền hình! Còn món hăm-bu-gơ chính cống, tiếng Anh nói ở Mỹ (American English) là hamburger [hæmbə:gə] thì lại là món Hamburg steak, nghĩa là thịt miếng kiểu đặc biệt của Hamburg, một thành phố cảng nổi danh của nước Đức. Dân Mỹ xem ra không thích nói Hamburg steak nên đã gọi món này là hamburger. Đây là món thịt bò băm nhuyễn làm thành miếng rồi nướng lên. Món này thường được cặp vào bánh sandwich để ăn cho nên bây giờ bánh sandwich có cặp miếng Hamburg steak cũng được gọi luôn là hamburger. Điều oái oăm là sau khi danh từ này ra đời thì người Mỹ không thấy được cấu tạo của nó là hamburg + er mà lại thấy rằng hamburger = ham + burger, vì trong tiếng Anh, ham có nghĩa là giăm-bông, là bắp đùi (của súc vật). Do đó burger đã được xem là một hình vị và với “hình vị” này người ta còn tạo ra nào là fishburger (món burger cá), cheeseburger (món burger pho-mát), v.v… Thậm chí còn có nhà sản xuất như hiệu Moore còn gọi món ăn đặc sản của mình là Mooreburger nữa. Và bây giờ người ta còn có thêm các từ ngữ tân tạo McBurger, Kebab Burger và Kiwi Burger nữa (Xem “Cả thế giới nhai bánh mì thịt McDonald’s”, Kiến thức ngày nay, số 103, tr.94-8).
(13-03-2013, 10:07 PM)1t2u3a4n Đã viết: [ -> ]46. (KTTN 104, ngày 15-3-1993)
Theo mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay số 101 thì “hoàng tức” là con dâu của vua. Xin cho biết thêm “vương phi” là gì?

AN CHI: Vương phi là vợ của thái tử. Thí dụ như trong hoàng gia nước Anh thì Diana là vương phi của thái tử Charles và là hoàng tức của nữ hoàng Elisabeth star. Còn trong hoàng gia nước Nhật, Masako Owada là vương phi của thái tử Naruhito và là hoàng tức của hoàng đế Akihito và hoàng hậu Michiko. Phi, theo nghĩa gốc là thiếp (vợ lẽ) của vua. Nó còn có nghĩa là thê (vợ chính) của thái tử, của người có tước vương hoặc tước hầu.

Sẵn tiện, chia sẻ luôn cái này để mọi người đọc chơi:

Từ điển biên dịch phim cổ trang, dã sử, kiếm hiệp

Toàn văn copy từ phudeviet.org của tác giả Nomad.

1. Phim cổ trang, dã sử:

1.1. Cách gọi tên trong hoàng tộc: (viết hoa chữ cái đầu)

- Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão

- Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng

- Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu

- Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu

- Anh trai vua : Hoàng huynh

- Chị gái vua : Hoàng tỉ

- Vua : Hoàng thượng

- Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế

- Em trai vua : Hoàng đệ

- Em gái vua : Hoàng muội

- Bác vua : Hoàng bá

- Chú vua : Hoàng thúc

- Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương

- Cậu vua : Quốc cữu

- Cha vợ vua : Quốc trượng

- Con trai vua : Hoàng tử

- Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử

- Vợ hoàng tử : Hoàng tức

- Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi

- Con gái vua : Công chúa

- Con rể vua : Phò mã

- Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử

- Con gái vua chư hầu : Quận chúa

- Chồng quận chúa : Quận mã

II. Xưng hô: (không viết hoa)

- Vua tự xưng :

+ quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.

+ trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.

+ cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống.

- Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh

- Vua gọi cận thần (được sủng ái) : ái khanh

- Vua gọi vợ (được sủng ái) : ái phi

- Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu

- Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi

- Các con tự xưng với vua cha: nhi thần

- Các con gọi vua cha: phụ hoàng

- Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu

- Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng

- Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp

- Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia

- Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần

- Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan

- Các quan tự xưng với dân thường: bản quan

- Dân thường gọi quan: đại nhân

- Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân

- Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v... : nha dịch/nha lại/sai nha

- Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử

- Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư

- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia

- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân

- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia

- Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân

- Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng

- Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài

- Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì

- Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc...

Nguồn: vncomicfarm.com

2. Phim kiếm hiệp:

- Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão đúng, nhưng mà chỉ áp dụng cho phái nữ vỉ chữ "lão lão" 姥姥:này có bộ nữ!

- Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão

- Tại hạ = "在下= vị trí bên dưới" nhân xưng ngôi thứ 1 số ít (thường là giống đực) có ý khiêm nhường

- Các hạ = 閣下 nhân xưng ngôi thứ 2 số ít (thường là giống đực) có ý tôn vinh. Vì chữ "các" ở đây là "lầu, gác" ý tôn kính là: đối với quý vị tôi như đang ở bên dưới mà nói hướng lên trên gác vậy.

- Bản mỗ = 本 某 nhân xưng ngôi thứ 1 số ít (thường là giống đực) khẳng định vai trò hoặc quan điểm cá nhân mình.

- Tiền bối = 前輩 ="lưng phía trước mặt của tôi" nhân xưng ngôi thứ 2 số ít đối với người thế hệ trước.

3. Xưng hô khi nói chuyện với người khác:

# Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)/Tiểu tăng (nếu là nhà sư còn trẻ)

# Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ//Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ)

# thí chủ / đàn việt (ngôi thứ hai, ngôi thứ nhất là nhà sư)

# Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)

# Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)

# Thế huynh (gọi con trai của thầy học (dạy văn, dạy lễ nghĩa))

# Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh

# Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)

# Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ

# Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)

# Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ

# Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)

# Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội

# Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)

# Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)

# Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di....)

# Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng

# Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm...)

# Ông nội/ngoại = Gia gia

# Ông nội = Nội tổ

# Bà nội = Nội tổ mẫu

# Ông ngoại = Ngoại tổ

# Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu

# Cha = Phụ thân

# Mẹ = Mẫu thân

# Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh

# Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ

# Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ

# Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội

# Cha nuôi = Nghĩa phụ

# Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu

# Anh họ = Biểu ca

# Chị họ = Biểu tỷ

# Em trai họ = Biểu đệ

# Em gái họ = Biểu muội

# Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử

# Gọi chồng = Tướng công/Lang quân

# Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu

# Chị dâu = Tẩu tẩu

# Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên

# Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)

Nguồn: luongson.net

4. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:

# Cha mình thì gọi là gia phụ

# Mẹ mình thì gọi là gia mẫu

# Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)

# Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ

# Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ

# Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội

# Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ

# Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội

# Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu

# Con của mình thì gọi là tệ nhi

Nguồn: luongson.net

5. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:

# Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư

# Cha người đó là lệnh tôn

# Mẹ người đó là lệnh đường

# Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường

# Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử

# Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim

# Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh

# Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ

# Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ

# Em gái người đó thì gọi là lệnh muội

Nguồn: luongson.net

6. Xưng hô trong gia đình:

Ông bà tổ chết rồi xưng Hiển cao tổ khảo/tỷ

Ông bà tổ chưa chết xưng Cao tổ phụ/mẫu
cháu xưng Huyền tôn

Ông bà cố chết rồi xưng Hiển tằng tổ khảo/tỷ

Ông bà có chưa chết xưng Tằng tổ phụ/mẫu
cháu xưng Tằng tôn

Ông bà nội chết rồi thời xưng Hiẻn tổ khảo/tỷ

Ông bà nội chưa chết thì xưng Tổ phụ/mẫu
cháu xưng nội tôn

Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, Hiền tỷ. Chưa chết xưng thân Phụ/mẫu (xem thêm phần cha kế mẹ kế)

Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).

Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử, ai nữ.

Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.

Cha ruột: Thân phụ.

Cha ghẻ: Kế phụ.

Cha nuôi: Dưỡng phụ.

Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.

Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.

Con gái lớn: Trưởng nữ.

Con kế. Thứ nam, thứ nữ.

Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.

Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.

Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.

Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.

Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.

Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.

Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.

Bà vú: Nhũ mẫu.

Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.

Cháu rể: Điệt nữ tế.

Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.

Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.

Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.

Cha chồng: Chương phụ.

Dâu lớn: Trưởng tức.

Dâu thứ: Thứ tức.

Dâu út: Quý tức.

Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.

Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.

Rể: Tế.

Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.

Ta tự xưng là: Nội điệt.

Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.

Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.

Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.

Còn ta tự xưng là: Sanh tôn.

Cậu vợ: Cựu nhạc.

Cháu rể: Sanh tế.

Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.

Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.

Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.

Vợ lớn: Chánh thất.

Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.

Anh ruột: Bào huynh.

Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.

Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội

Chị ruột: Bào tỷ.

Anh rể: Tỷ trượng.

Em rể: Muội trượng.

Anh rể: Tỷ phu.

Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.

Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.

Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.

Chị chồng: Đại cô.

Em chồng: Tiểu cô.

Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.

Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.

Chị vợ: Đại di.

Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.

Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.

Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.

Con gái đã có chồng: Giá nữ.

Con gái chưa có chồng: Sương nữ.

Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.

Tớ trai: Nghĩa bộc.

Tớ gái: Nghĩa nô.

Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.

Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.

Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.

Mới chết: Tử.

Đã chôn: Vong.

Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.

Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.

Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.

Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn

Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/inp_inp31/article?mid=4

7. Một số từ khác:

* Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác: tệ xá/hàn xá

Nói về chỗ ở của người thì dùng: quí sở/quí cư

(chỉ cần nói "tệ xá", chớ không cần nói "tệ xá của tôi"; chỉ cần nói "quí sở", chớ không cần nói "quí sở của ngài")

* Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi... bé gái thì gọi là nữ hài nhi... bé trai thì gọi là nam hài nhi

* Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng: quán trọ, tửu điếm, tiền trang

* Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa

* Bổ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa.

8. Một số link tham khảo khác:

http://www.nhanvan.com/magazines/van...gtiengviet.htm
55. (KTTN 107, ngày 01-5-1993)
Tôi có thể tạm hiểu tiếng văn dùng làm chữ lót trong tên của phái nam đại khái là “nho nhã, thanh tao”. Nhưng tiếng thị dùng làm chữ lót trong tên của nhiều người thuộc phái nữ thì xin chịu.

AN CHI: Về vấn đề này, Lê Trung Hoa có cho biết như sau: “Chúng tôi đọc thấy một điểm đáng chú ý trong cuốn Les langages (sic) de l’humanité của Michel Malherbe (…): có lẽ tên đệm Văn có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ben (con trai) và tên đệm Thị cũng có từ tiếng Ả Rập binti (con gái) do các thương nhân Ả Rập vào buôn bán ở bờ biển Việt Nam. Tuy tác giả không nêu cứ liệu, chúng tôi thấy có khả năng đúng, vì: về ngữ âm ben cho ra văn, binti cho ra thị là có thể chấp nhận; - Việt Nam chịu ảnh hưởng “họ” của người Trung Hoa. Nhưng người Trung Hoa trước đây và hiện nay không dùng từ đệm văn và thị phổ biến như người Việt Nam (Họ và tên người Việt Nam, Hà Nội, 1992, tr.62, chth.1).

Theo chúng tôi thì nói ben có thể cho ra văn còn binti có thể cho ra thị chẳng khác nào nói rằng tiếng Pháp petit đã cho ra tiếng Việt bé tí còn colosse thì đã cho ra khổng lồ, chẳng khác nào nói tiếng Ý ciao đã cho ra tiếng Việt chào còn tiếng Tây Ban Nha niño thì đã cho ra nhỏ nhí.

Thật ra thị là một từ Việt gốc Hán, chữ Hán viết là 氏. Đây là tiếng dùng để chỉ phụ nữ. Nghĩa này của nó được Từ nguyên và Từ hải ghi là “phụ nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị) còn Vương Vân Ngũ đại từ điển thì ghi là “phụ nhân” (đàn bà) và Mathews’ Chinese English Dictionary thì ghi “a female” (người thuộc giới tính nữ). Từ nguyên còn cho biết rõ thêm rằng ngày nay thị cũng là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng (Kim dịch vi phụ nhân tự xưng chi từ). Trong tiếng Việt, nó còn có một công dụng mà Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi như sau: “Từ dùng để chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh”. Vậy rõ ràng thị có nghĩa là đàn bà.

Nhưng do đâu mà nó trở nên tiêng lót, tức tên đệm của phụ nữ? Tất nhiên là từ công dụng của nó trong tiếng Hán mà ra, sau một quá trình chuyển biến ngữ nghĩa. Công dụng này đã được Hiện đại Hán ngữ từ điển (Bắc Kinh, 1992) chỉ ra như sau: “Đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô” (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ: Triệu Vương thị là người đàn bà mà họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.

Người Việt Nam ngày xưa đã không làm y hệt theo cách trên đây của người Trung Hoa mà chỉ đặt thị sau họ cha rồi liền theo đó là tên riêng của đương sự theo kiểu cấu trúc “X thị Y”, hiểu là người đàn bà họ X tên Y. Cấu trúc này giống như cấu trúc có yếu tố công (= ông) mà dân Nam bộ đã dùng để gọi nhà yêu nước Trương Định một cách tôn kính: Trương Công Định, có nghĩa là ông (được tôn kính) họ Trương tên Định. Hoặc như chính của người Trung Hoa khi họ khắc trên mộ chí của Trương Khiên mấy chữ Trương Công Khiên (chi mộ), có nghĩa là (mộ của) ông (được tôn kính) họ Trương tên Khiên. Vậy cứ như đã phân tích, Nguyễn thị A là người đàn bà họ Nguyễn tên A, Trần thị B là người đàn bà họ Trần tên B, còn Phạm thị C là người đàn bà họ Phạm tên C, v.v…

Cách hiểu nguyên thủy này đã phai mờ dần theo thời gian, làm cho về sau người ta tưởng rằng thị chỉ là yếu tố có tính chất “trang trí” cho tên của phái nữ mà thôi. Chính vì không còn hiểu được công dụng ban đầu của thị nữa nên người ta mới dùng nó làm tiếng lót, nghĩa là tên đệm, cho các bé gái khi chúng vừa mới lọt lòng mẹ. Người ta đã làm như thế mà không ngờ rằng ngày xửa ngày xưa, các cụ bà của chúng chỉ được dùng tiếng thị để chỉ định sau khi họ đã trưởng thành, và rằng thị chỉ được dùng chủ yếu là trong lời nói, đặc biệt là trong ngôn ngữ hành chính, chứ không phải là cho việc đặt tên.

Ý nghĩa và xuất xứ của thị theo chúng tôi đại khái là như thế. Chứ tiếng binti của các chú lái buôn người Ả Rập thì chẳng có liên quan gì với nó cả.
56. (KTTN 107, ngày 01-5-1993)
Có phải Hằng Nga (vợ của Hậu Nghệ trong thần thoại Trung Hoa) còn có tên là Thường Nga hay không? Tại sao?

AN CHI: Vâng, Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trước đời Hán Văn Đế (179-156 tr. CN), người ta vẫn gọi nàng tiên đã ăn cắp thuốc trường sinh này là Hằng Nga. Nhưng từ đời Văn Đế nhà Hán thì do kỵ húy mà nàng đã được cải gọi là Thường Nga vì tiếng thứ nhất trong tên của nàng lại trùng với tên húy của Văn Đế. Tên húy của ông vua này chả là Hằng. Chữ viết tuy khác nhau nhưng cách phát âm lại là một, cho nên người ta đã phải tìm cách thay tiếng Hằng trong tên của nàng bằng một tiếng khác. Người ta đã chọn cho tiếng hằng một từ đồng nghĩa là thường vì tiếng sau có chung với tiếng trước một nét nghĩa là “diễn ra hoặc tồn tại lâu dài trong thời gian”. Cứ theo như từ nguyên, Hằng Nga hay Thường Nga đều có nghĩa là sắc đẹp vĩnh cửu hoặc người đẹp trường tồn (nga là người con gái đẹp hoặc sắc đẹp của người con gái).

Chính vì những lẽ trên mà Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trong tiếng Hán phổ thông hiện nay (tiếng Bắc Kinh) Thường Nga có xu hướng thông dụng hơn Hằng Nga chính cũng là do tục kỵ húy ngày xưa mà ra.

Về chuyện này, tôi biết được là do... không biết tiếng Hán. Số là hồi kỳ có đọc bài thơ của ông Jakenlem bằng tiếng Hán (phiên âm Hán Việt). Bài đó như sau:

月夜系舟

夜泊杵声赯枻罢
風消水盡更無浪
烏棲舟上梅花睡
月落壼中竹葉光
白白氣沈吟淼淼
青青羅拂飲茫茫
芭蕉涼葉橋邊弄
回首嫦娥何處江?

Nguyệt dạ hệ chu

Dạ bạc chử thanh đường duệ bãi
Phong tiêu thuỷ tận cánh vô lang
Ô thê chu thượng mai hoa thuỵ
Nguyệt lạc hồ trung Trúc Diệp quang
Bạch bạch khí trầm ngâm diễu diễu
Thanh thanh la phất ẩm mang mang
Ba tiêu lương diệp kiều biên lộng
Hồi thủ Thường Nga hà xứ giang?

Neo thuyền dưới đêm trăng

Nửa đêm đỗ thuyền nghe tiếng chày nên dừng đôi chèo màu đỏ tía lại
Gió tiêu tán hết, dòng nước chảy tận, càng khiến cho không có sóng vỗ
Quạ bay đậu trên thuyền, hoa mai say giấc ngủ
Ánh trăng rơi vào trong bầu Trúc Diệp Thanh làm cho rượu phát sáng lên
Khí trong chìm xuống, ngâm thơ giữa cảnh nước mênh mông
Phất dải lụa xanh lên, uống rượu trong cảnh trời mênh mang
Lá chuối xanh tươi đang trêu đùa nhau bên cầu
Quay đầu lại nhìn, chẳng biết Hằng Nga ngự ở nơi nào trên sông?

Cổ Dã Tử


Bài này có cặp thực - luận đọc lên rất lộng lẫy tiêu sái. Nhưng mấu chốt là câu cuối, do quen với việc đọc "Hằng Nga" trong tiếng Việt nên mới đọc nhầm. Sau đó ông tác giả chỉnh lại và nói đến như AC đã trả lời trên.
61.(KTNN 110, ngày 01-06-1993)
Ren, rua là hai tiếng rất quen thuộc trong nữ công. Có phải ren là do tiếng Pháp dantelle còn rua là do tiếng Pháp ajour mà ra hay không?

AN CHI: Rua thì đúng là do tiếng Pháp jour (hoặc ajour) mà ra, nhưng ren thì chẳng có liên quan gì đến dentelle cả vì nó lại do tiếng Bồ Đào Nha renda mà ra. Tiếng Bồ đã vào Việt Nam trước cả tiếng Pháp nhưng chỉ đem đến cho tiếng Việt vài từ ít ỏi như:

- xà bông < sabão (Pháp: savon),
- (dây) cót (dây thiều) < corda (Pháp: ressort hoặc spiral),
- (thêu) ren < renda (Pháp: dentelle),
- câu-rút (cây thánh giá) < cruz (Pháp: croix).



62. (KTTN 110, ngày 01-6-1993)
Tại sao bộ đồ tắm hai mảnh lại được gọi là bikini? Nếu bi là hai thì kini là gì?

AN CHI: Ở đây, bi không có nghĩa là hai mà chỉ là một âm tiết vô nghĩa trong địa danh Bikini, tên một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương, nơi đã trở thành bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ từ năm 1946. Những vụ thử này đã từng gây chấn động mạnh trong dư luận nên nhắc đến Bikini là nhắc đến những vụ gây chấn động như thế. Khi bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ của phái đẹp ra đời thì nó cũng gây chấn động không kém gì những vụ Bikini vì với nó, lần đầu tiên, các tòa thiên nhiên của tạo hóa, trong đó có nhiều tòa tuyệt tác, đã được phô bày nơi công cộng (bãi biển, hồ bơi) một cách gần như trọn vẹn đến mức mãn nhãn, ngoại trừ mấy trọng điểm được che phủ một cách quá thiếu thốn. Do sự so sánh có tính chất ẩn dụ này mà bộ đồ tắm hai mảnh cực nhỏ đã được gọi là bikini.

Người ta còn chơi chữ bằng cách ngầm hiểu bi là hai để tạo thành danh từ chỉ “bộ đồ tắm” một mảnh của phái nữ (chỉ “gồm có” cái slip lẻ loi) là monokini (mono = một). Nhưng xin nhớ rằng đây chỉ là tên “bộ đồ tắm” một mảnh của phái đẹp chứ cái slip của nam giới nơi bãi biển hoặc hồ bơi thì lại chẳng được vinh dự mang tên đó mặc dù các đấng mày râu chẳng bao giờ mặc … soutien!
67. (KTTN 111, ngày 15-6-1993)
Từ điển Pháp Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1981) đã giảng Cauris là “ốc tiền (vỏ ốc xưa dùng làm tiền ở châu Phi) còn Từ điển Anh Việt cũng của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1975) thì giảng Cowrie là: 1. Ốc tiền, 2. Tiền vỏ ốc (ở Nam Phi và Nam Á)”. Không thấy nói đến Trung Quốc. Vậy Trung Quốc xưa có dùng vỏ ốc làm tiền hay không?

AN CHI: Người Trung Hoa thời xưa vẫn có dùng vỏ ốc để làm tiền (dụng bối xác tác hóa tệ). Sò, ốc tiếng Hán gọi là bối, chữ Hán viết là 貝.

Các nhà khảo cổ học về Trung Hoa đã thống kê được trên 100 loại sò, ốc từng được dùng làm tiền nhưng chính con ốc tiền mới là phổ biến và thông dụng hơn hết. Con ốc này, tiếng Hán gọi là mã não bối. Vì nó được dùng làm tiền nên người ta gọi nó là hóa bối (ốc tiền). Do công dụng đặc biệt này mà người ta còn gọi nó là bửu bối (ốc quý). Lối nói này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và được dùng theo phép ẩn dụ để chỉ vật quý hiếm, vật hàm chứa phép lạ hoặc điều mầu nhiệm. Tiếng Pháp gọi ốc tiền là cauris, tiếng Anh là cowrie hoặc cowry, tiếng Nhật gọi là tử an bối (koyasugai); tên khoa học là Cypreae moneta. Bản thân chữ bối 貝 khi nó còn ở giai đoạn thực sự tượng hình, chính là hình một con ốc thò râu (xúc tu) ra khỏi vỏ. Hai nét làm thành chữ bát 八 ở phía dưới của chữ bối chính là hai cái râu đó. Quách Mạt Nhược còn khẳng định dứt khoát rằng chữ bối đích thị là tượng hình con ốc tiền nữa (X. Nô lệ chế thời đại, Bắc Kinh, 1973, tr. 280).

Chính vì con “bối” đã từng được dùng làm tiền cho nên trong chữ Hán, những chữ ghi lại các khái niệm có liên quan đến tiền đều thuộc bộ bối, như bần (nghèo), tiện (hèn), quý (sang), trữ (chứa), tham (ham tiền), mãi (mua), mại (bán), đổ (đánh bạc), v.v…

Vì nhu cầu trao đổi càng ngày càng phát triển mà ốc tiền lại càng ngày càng khó tìm nên về sau người ta phải nung ốc bằng gốm (đào bối), gọt ốc bằng xương (cốt bối), mài ốc bằng đá (thạch bối) thậm chí bằng ngọc (dao bối) mà làm tiền để đáp ứng nhu cầu đó. Cuối cùng người ta đã đúc ốc bằng đồng (đồng bối). Việc này đánh dấu sự ra đời của tiền bằng kim loại trong lịch sử tiền tệ Trung Hoa. Tiền đồng bắt đầu có từ đời Chu nhưng thời đó vỏ ốc vẫn còn tiếp tục được dùng để làm tiền. Chỉ đến đời Tần Thủy Hoàng thì việc này mới bị cấm hẳn.


73. (KTTN 113, 7-1993)
Do tích gì mà người Anh lại gọi chú rể (bridegroom) là người giữ ngựa (groom) của cô dâu (bride)? Có chuyện gì na ná chuyện anh hoàng tế (rể của vua) được gọi là phò mã chăng?

AN CHI: Ở đây không có chuyện gì na ná chuyện đó vì bridegroom xét theo từ nguyên vốn không phải là chú giữ ngựa của cô dâu. Hình thái cổ đại của nó là brydguma. Bryd là cô dâu còn guma là người đàn ông, người anh hùng. Vậy brudguma là bậc tu mi của nàng dâu, là đấng anh hùng của nàng. Hình thái cổ đại này đã diễn tiến một cách tự nhiên sang hình thái trung đại tảo kỳ là brudgume, rồi mạt kỳ là bridegome. Đến đây thì bắt đầu có xảy ra sự cố: gome dần dần không còn được người Anh sử dụng như một hình vị độc lập nữa. Cuối cùng, ngoại trừ ở bridegome, nó đã không còn được phân bố trong cấu trúc từ pháp hoặc cú pháp nào khác. Vì không còn biết đến nó nữa nên ngay cả trong bridegome người Anh cũng không cảm nhận được rằng nó là một thành tố có nghĩa. Trong ý thức của họ, đó chỉ là bridegrome bị nói sai đi vì grome (= người giữ ngựa) mới có nghĩa chứ còn gome thì không. Và họ đã phục hồi dạng bridegrome theo kiểu từ nguyên dân gian (folk etymology) đó mà không hề ngờ rằng đây chỉ là một hình thái tiếm lập (intrusive). Do grome trở thành groom – y như lome (khung cửi) thành loom, blome (hoa) trở thành bloom, brome (cây chổi) trở thành broom, v.v… nên bridegrome đã trở thành bridegroom như đang biết hiện nay.

Vậy cứ theo hình thái hiện đại mà phân tích thì bridegroom quả là anh chàng giữ ngựa của cô dâu, nhưng xét theo từ nguyên thì đó chỉ có thể là người anh hùng của nàng mà thôi.
Trang: 1 2 3 4