Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: LÊN CHUÀ... VỀ NGHĨ VẨN VƠ (H.Tuyết)
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
Hei bác, răng so sánh các ông nớ mần chi. Em vừa gú gồ nguyên bài bác trích. Nó ở đây :

http://poem.tkaraoke.com/10064/Phung_Hien.html

Bác phải đọc từ đầu, và xem đối tượng cụ Bùi nhà ta muốn nói với là ai. Bác sẽ thấy sự khác biệt.

Em muốn bổ sung thêm vào entry trước, K. không phải triết gia, K. cũng không phải nhà truyền giáo. K. chỉ giản dị sống và nói về nghệ thuật sống. K. đã dành cả cuộc đời gần 3/4 thế kỷ đi khắp thế giới để làm việc đó.

Trong các cuộc trò chuyện, Krish thường tự xưng là K. Cụ này người gốc Ấn, sinh năm 1895, mất năm 1986.
(25-11-2012, 05:37 PM)hvn Đã viết: [ -> ]Hehe, hok bik cụ răng chớ em từ khi gặp được Krishnamurty, thì không còn những thời khắc chán nản ủ ê nữa, mà luôn thấy cuộc đời vui vẻ đáng sống, luôn có cảm giác thoải mái dễ chịu với mọi ngoại cảnh. Tất nhiên trong cuộc mưu sinh thường nhật ai mà tránh khỏi đôi lúc buồn bực cáu gắt. Song chỉ cần mở cửa sổ, nhìn lên bầu trời lồng lộng, lắng nghe tiếng xe cộ rộn ràng, trông ra những tàng cây loang lổ nắng, hay dòng sông lấp loáng ngoài xa... thì phút chốc lại thư thái nhẹ nhõm. Krishnamrty không phải một triết gia, không phải một nhà truyền giáo, nên ông ấy không cần gây tác động đến ai. Ông ấy chỉ nói cho mọi người biết ông ấy cảm nhận thế giới ra sao. Và những tâm hồn đồng điệu sẽ mến ông như một người tri kỷ.

Vậy thì mày yêu ông ấy cũng phải thôi, ta đâu bàn về việc ông ấy là ai và tại sao người ta biết đến ông ấy, với mày thì ông tác động tích cực mày yêu, còn ta ta đọc ông ấy ta không tìm thấy cái gì cả.
---------------------
@HT : tản văn này của cô đọc nghe mát rượi! Thoáng chút hoài cổ, như lời gọi đằm thắm từ quê hương.
(25-11-2012, 06:35 PM)hvn Đã viết: [ -> ]Hei bác, răng so sánh các ông nớ mần chi. Em vừa gú gồ nguyên bài bác trích. Nó ở đây :

http://poem.tkaraoke.com/10064/Phung_Hien.html

Bác phải đọc từ đầu, và xem đối tượng cụ Bùi nhà ta muốn nói với là ai. Bác sẽ thấy sự khác biệt.

Em muốn bổ sung thêm vào entry trước, K. không phải triết gia, K. cũng không phải nhà truyền giáo. K. chỉ giản dị sống và nói về nghệ thuật sống. K. đã dành cả cuộc đời gần 3/4 thế kỷ đi khắp thế giới để làm việc đó.

Trong các cuộc trò chuyện, Krish thường tự xưng là K. Cụ này người gốc Ấn, sinh năm 1895, mất năm 1986.

Í Hoàng đạo chủ hiểu nhầm điều tớ nói rồi. Tớ chẳng dại dột đi so sánh cụ Bùi với cụ K. Cái tớ muốn nhắm đến là sự mở ra của một tâm hồn. Cũng giống như ý Hoàng Đạo Chủ là ở đó sẽ gặp những tâm hồn đồng điệu như một tri kỷ!. Tớ đang băn khoăn vì điều này là vì thật sự đồng điệu từ cái gì?

Từ những lời lẽ kia được truyền đạt một cách thấu đáo khiến người ta dễ dàng đồng cảm?

Hay là từ trong sâu thẳm mình đã có những điều kia nay bỗng nhiên bắt gặp?

Bởi tớ nghĩ có những người như thế, do họ không có khả năng khai thác vốn từ để diễn tả. Hoặc giả dụ từ những câu văn đầy súc tích , mạch lạc đến mê hoặc ngẩn ngơ khiến họ bất chợt có ý niệm đồng cảm.

Cũng như với cụ Bùi thì tớ không cần thiết phải xem cụ viết cho ai. Cái mà gây ấn tượng nhanh nhất với tớ là những câu thơ tớ đã trích dẫn, nó giống như sự hiến dâng cao cả. Tớ thích và yêu nó. Hay như Hoàng Đạo Chủ cảm thấy có một thế giới quan vừa mở ra với mình khi đọc cụ K.

Tớ nghĩ kể cả lời cụ Điên nữa cũng chẳng ai đúng ai sai khi bước vô thế giới nội tâm từng người. Cái chính là có thật sự cảm thụ từ tâm hồn hay là bằng ngôn từ được tác giả khéo léo diễn đạt vậy thôi.
Bác biểu xem ông này trước, chả phải ý là ông này cũng có chứ riêng gì ông kia. Đâu đó tồn tại ý so sánh chứ không phải không. Em chưa hề nói cụ Giáng sai hay bác Điên sai, em cũng không bảo cụ K duy nhứt đúng.

Ở đây, cụ K có 1 gợi ý. Em tán đồng và nói với các bác ý đó, rằng ngoài kia có 1 cái cây đang nở hoa, nó rất đẹp. Các bác có thích nó không, có thấy nó đẹp hay không, có ra ngó 1 phát không, là chuyện của các bác. Đó cũng nằm trong 1 phần tư tưởng sống của ông K: đối diện với thế giới như chính cái nó đang là.
big green Tớ đọc lại lời tớ cũng hiểu nó ngầm ý như một sự so sánh thì phải. Tớ biết nên mới đính chính đó. Tớ chỉ nhấn mạnh rằng chẳng có gì đúng sai trong này hết. Cho nên việc khơi gợi một vấn đề gì đó, nếu là có sự đồng cảm thì nó nằm ở góc cạnh nào mà thôi. Tại bản thân tớ đang gặp trục trặc về điều này. Cũng bởi nó là cảm xúc của nội tâm nên một lời thật khó giải thích. Ở đây là tớ tò mò muốn biết thật sự khi nói đến đồng điệu nó bắt nguồn từ đâu. Góc này là chia sẻ và đồng cảm một điều gì đó mình thích nên tớ chỉ muốn hỏi để mở ra thêm chứ không phải là tranh luận điều gì. Cái chính là tớ muốn Hoàng đảo chủ bộc lộ chút cảm xúc mà thôi big green
Hồi nhỏ sống trong nhà Thờ mấy năm, vì bà cố nội muốn thằng cháu đi tu !
Trong ấy có nhiều hoa đại, nhiều lắm !
Buổi chiều, hay giữa đêm, ngồi trên bậc thềm nhà Thờ, gió nhẹ đưa hương hoa đại luẩn quẩn, thật tuyệt ! Cái mùi hoa ấy làm không khí như nặng, đặc quánh, và ngọt thanh khiết.
Vào tháng Hoa, mọi người vẫn hay hái hoa Đại, cắm vào kiệu hoa dựng bằng thân cây chuối, đặt ảnh mẹ Maria vào đấy và rước quanh nhà Thờ.
Dạo này, Đức Tin bị lung lay trầm trọng. Đọc bài của mấy vị cao thủ đây đàm đạo, như đổ thêm dầu vào lửa. Gợi nhớ ký ức, lại thèm được như ngày xưa, sống vô tư trong một không gian phiêu phiêu lãng lãng...

Sống khó quá ! Kẻ sống thực dụng (thực tế) bị lên án. Kẻ sống phiêu phiêu, chẳng màng đến chuyện gì, kiếm một góc nhỏ an phận, tìm một bình yên cũng bị lên án. Cà tửng, khùng khùng, yếu đuối, bạc nhược, thiếu ý chí...

Cứ loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, hay một lí tưởng. Rốt cuộc thì mình phải sống như thế nào ? Có gì giá trị nào vĩnh cửu không ? Chẳng có định hướng nào cả. Bang lang một túi hành lí lỉnh kỉnh đứng giữa chợ đời.

Người ta bô lô boa loa về những thứ cao siêu, về nghệ thuật sống, về triết lí đẹp đẽ. Đúng lắm ! Nhưng người ta chỉ nói về chúng khi đời người ta đã có đủ tiền rồi !

"Vai mang túi bạc kè kè, nói khoếch nói khoác kẻ nghe ầm ầm."

Hôm bữa, giữa đêm khuya, gọi điện về cho mẹ :" Chúa có thật không mẹ ?"
Nghe bảo, những người sống một mình, lại hay nghĩ luẩn quẩn thì tỉ lệ tự tử cao hơn bình thường. Hơi sợ sợ...!
Vui sống không phải là đặc quyền của kẻ giàu, mấy chú nhà giàu lại hay chán sống nhất đới. Ai cũng có quyền lựa chọn phong cách sống lạc quan. Nhà Phật bẩu có duyên nghiệp cả đới cậu. Tớ không nghĩ phải no đủ mới có thể yêu đời. Tớ cũng đói bỏ mịa, các cụ đây đều biết, nhất là cụ Cương, mượn tiền cụ ấy hoài chớ gì laughing
........
Trang: 1 2 3