Previous     Next   
Category : Thể loại khác
Phiếm luận xung quanh Thập đại môn phái
Tác giả : Bách Diệp
Thúy Yên (Thủy)

Hễ cứ nhìn hình tượng đại diện cho Thúy Yên thì tiểu nữ buồn muốn… tức! Úi giời ơi, Thúy Yên được mô tả như những thiếu nữ lạnh lùng, đầy vẻ hư ảo như xa như gần, thoắt ẩn thoắt hiện. Vậy mà bị gán ghép số phận bởi hình đại diện của 1 đứa con nít 7, 8 tuổi đầu gì đó. Trên đầu cột 2 chùm tóc trông ngố hết thuốc chữa luôn. Hic, tình trạng “char Thúy Yên bị lạc chợ trôi sông sang char Côn Lôn” đây mà. (muốn vác kiếm đến Côn Lôn đòi hình đại diện lại wá).

Võ công của Thúy Yên lấy chữ Khinh làm đầu! Nghĩa là, dẫu có đánh nhau rung chuyển càn khôn, lệch đất nghiêng trời thì cũng như đang múa dịu dàng giữa khung trời mộng mơ, như đang thực thi từng vũ điệu lả lướt bay bổng, nhẹ nhàng, dịu dàng đẫm chất nữ tính. Ấy thế mà... vũ khí đặc trưng của Thúy Yên lại là Đơn Đao hoặc Song Đao to đùng, nặng nề và vướng víu! Tiểu nữ cảm thấy điều này thật là... trớt wớt! Đã cố tạo 1 hình tượng phiêu linh, như mây như gió, nhẹ nhàng thanh thoát, lại còn cố buộc Thúy Yên đi đâu cũng phải na theo thanh Đao cứng ngắc, dài ngoằn, cồng kềnh... Thật là mâu thuẫn! Mâu thuẫn đến ko chấp nhận được luôn! Chậc, nếu để Thúy Yên sử dụng những vũ khí gọn, nhỏ & nhẹ sẽ hợp càng thêm hợp, lúc ấy thì tốt biết mấy nhỉ? Chẳng hạn như kiếm mong manh nhưng sắc bén, tiêu gọn gàn và đầy vẻ tiêu dao mặc khách hay... sử dụng những mảnh lụa hồng hồng, xanh xanh, trắng trắng như nàng Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Hiệp Lữ múa những điệu vũ thần tiên giữa đêm trăng huyền hoặc càng tôn vẻ quý phái, thánh thoát như tiên nữ giáng trần của các nàng Thúy Yên lên đỉnh điểm.

Hệ Thủy là hệ đặc trưng, là nơi xuất xứ thuần khiết của các giai nhân. Nhưng giai nhân Nga My và giai nhân Thúy Yên lại thuộc về 2 thế giới quá khác biệt nhau. Có thể ví Nga My như những giai nhân bốc lửa, nồng nhiệt, đầy vẻ say mê, đủ khả năng thiêu đốt tâm can những chàng hiệp khách đa tình. Họ bước chân ra đường thì kiệu đưa, ngựa đón, và họ quen tai đến mức thuộc làu những lời mời mọc: “Em Nga My ơi, PT với anh đi em!”. Còn Thúy Yên lại đại diện cho 1 dạng giai nhân lạnh lùng, cô độc, hành sự độc lai độc vãng, thích sự tự do tự tại... Họ như những làn mây xinh đẹp, những cơn gió kiều diễm chỉ có thể thoáng qua đời những ai đó rồi... đi luôn, họ ko bận lòng, ko để tâm đến cách bình phẩm của thế gian, đến những sự lụy tình của những chàng hiệp khách hào hoa phong nhã nào ấy. Và vì thế, Thúy Yên môn hạ tự tạo cho mình 1 phong cách tự lập, tự khẳng định mình, tự lực cánh sinh, tự nuôi sống bản thân mình bằng chính khả năng và tiềm lực vốn có, họ ko chấp nhận cuộc sống được cung phụng, cuộc sống phải làm 1 cái bóng mờ nhạt theo sau 1 ai đó... Có lẽ vì thế, cuộc đời xuôi ngược giang hồ của Thúy Yên nhuộm đầy phong ba bão tố, nếm đủ trăm đắng nghìn cay, và bị buộc phải tiếp nhận những lời ong tiếng ve của thế nhân: “Ê, Thúy Yên tránh chỗ khác đi, cấm KS!”

Âu, đó cũng là 1 cách để rèn luyện tinh thần thép cùng khả năng luyện tập chữ Nhẫn cho các thiếu nữ Thúy Yên ấy mà.

Có thể ví con đường tiến thân của những nữ ni Nga My được trải thảm, rắc hoa, sống 1 cuộc đời sung túc, ăn thừa mặc dư, giàu sang phú quý, cơ nghiệp trọc phú lưu truyền đến muôn đời. Còn con đường thể hiện mình của những thiếu nữ Thúy Yên toàn gặp phải những ổ gà, ổ voi to đùng, như để thử thách khả năng đích thực, xem xét nội lực bản thân có đủ tố chất để vùng vẫy trong thế giới giang hồ đầy hiểm ác này ko. Một sự đào thải, loại bỏ đầy khắc nghiệt được áp dụng 1 cách triệt để trong việc tôi luyện 1 tài nữ Thúy Yên đúng nghĩa. Họ sống 1 cuộc đời thanh nhã, giản dị, vui với cỏ cây, buồn với mây nước. Có lẽ vì thế, Thúy Yên ko thể so sánh về khoản “tài sản thu lụm kếch xù” với Nga My chăng?

Đến với Thúy Yên là đến với con đường thưởng thức cái đẹp! Thưởng lãm vẻ thoát tục như lạc vào chốn thần tiên của Thúy Yên môn được điểm phấn tô son bởi những cụm đào quanh năm uốn mình trong sắc hồng dịu nhạt, làm say đắm lòng lữ khách… hay trầm trồ thán phục từng chiêu từng thức khi những nàng Thúy Yên tung mình trong những vũ điệu lung linh, huyền ảo đầy vẻ thanh thoát… hay tâm đắc bởi những ngữ điệu bay bổng trầm lắng nào là Vũ Đả Lê Hoa, nào là Bích Hải Triều Sinh, nào là Băng Tâm Tiên Tử… Những tên gọi cũng thể hiện đủ khí chất thi cảm, văn chương, đầy tính nghệ thuật… Vì lẽ ấy, người ta đến với Thúy Yên một phần bởi tính nghệ thuật, bởi 1 thế giới huyền ảo muôn vẻ muôn màu, thỏa mãn sự tìm tòi cái đẹp của những mặc khách tao nhân biết thưởng thức nét mỹ miều trong nhân thế. Không như tìm đến Nga My bởi tính thực dụng, hay để chạy theo “ tính thị trường” mà Nga My mang lại.

Trong Thập đại môn phái, Thúy Yên nổi bật lên bởi nét đẹp thu hồn đoạt phách do những chiêu thức đặc trưng của Thúy Yên môn mang lại. Vì vậy, nếu tiểu nữ bỏ qua chi tiết này, hóa ra quá thiển cận khi đề cập những vấn đề xung quanh Thúy Yên. Dẫu biết rõ, tài năng mình hạn hẹp, ko thể nào diễn đạt đầy đủ nét đẹp quyến rũ lòng người do những công phu Thúy Yên môn mang lại, nhưng cũng cố làm kẻ ghi lại những cảm nhận rất riêng của mình đối với võ công Thúy Yên.

Lần đầu tiên, tiểu nữ trông thấy những làn băng tuyết hội tụ tại 9 tầng mây rồi lặng lẽ buông mình rơi xuống cõi nhân thế, thì chỉ biết mở tròn mắt ngó đăm đăm, như cố nuốt trọn vẹn hình ảnh mỹ miều ấy, cứ sợ chớp mắt thì hình ảnh kia sẽ tan biến vào khoảng không vô tận. Hỏi ra thì nhận được lời giải đáp rằng: “Đó là chiêu bột giặt của Thúy Yên!”. Nghe xong muốn… té ghế! Hic, cái gì mà “bột giặt” nghe kỳ cục thế này? Mãi sau này mày mò mới biết, cái chiêu ấy ko chỉ mỹ miều bởi vẻ đẹp hiện hữu mà còn mỹ miều ngay trong tên gọi, Vũ Đả Lê Hoa (mưa rơi xuống hoa lê?).

Nếu Thiên Ngoại Lưu Tinh là niềm tự hào để chăn boss vàng của Thiên Nhẫn, thì chính Vũ Đả Lê Hoa đã nâng Thúy Yên lên vị trí tranh hùng xưng bá với Thiên Nhẫn về khoản săn boss vàng này. Cũng chả trách vì sao người ta lại đặt cho Vũ Đả Lê Hoa một tên gọi dân dã là “bột giặt”, vì nếu trông kỹ, chúng ta cứ ngỡ như 1 trời bong bóng xà phòng dày đặc được tạo nên bởi bột giặt Omo tung rơi ào ào, đổ xối xả xuống mục tiêu nhắm đánh. Hễ ai bị nhấn chìm trong 1 biển mưa đá thế này thì cũng u đầu, mẻ trán, từ chết đến bị thương, chứ đừng hòng co giò chạy thoát. Máu voi như Thiên Vương còn lăn đùng ra giẫy dụa thì người thường làm sao sánh nổi?

Hình tượng Thúy Yên trở nên lung linh, huyền ảo có phần góp công ko nhỏ của Tuyết Ảnh. Tuyết đã hư vô cỡ nào, đã mong manh ko thực cỡ nào, huống hồ lại là Ảnh của Tuyết thì càng huyễn hoặc bấy nhiêu. Tuyết Ảnh như những hơi nước thoát ra từ thân thể Thúy Yên băng giá, cái lạnh từ bên trong lan tỏa ra ngoài, tạo nên 1 bầu ko khí vô trùng, thanh khiết bao bọc lấy Thúy Yên. Những kiều nữ Thúy Yên thực hiện trọn vẹn chữ Khinh (nhẹ nhàng) linh hoạt nếu ko phải nhờ Tuyết Ảnh thì còn nhờ gì nữa? Nếu như khắp thiên hạ đều mong mỏi tậu được 1 chàng Chiếu Dạ để phóng cho nhanh, vượt cả đèn xanh đèn đỏ, ứ sợ tiếng còi tò te của những chú bồ câu áo vàng, thì Thúy Yên lại vô cùng điềm tĩnh, thản nhiên trong việc quyết định “có nên tậu Chiếu Dạ” hay ko? Vì bản thân họ đủ khả năng “chạy bộ vẫn qua mặt Chiếu Dạ như thường”, thì cần wái gì phải đổ vàng đổ bạc vào Chiếu Dạ mần chi cho hao tài tốn của? Nếu có cuộc thi maraton giữa Thập đại môn phái thì tiểu nữ sẽ góp cả gia tài còm cõi của mình để ủng hộ Thúy Yên đến cùng (thắng chắc mừ, dại gì ko hốt bạc chứ?).

Còn Bích Hải Triều Sinh trông như những tia băng phân tán ra khắp bốn phương tám hướng, bổ nhào màn lưới sương tuyết giá băng đến khắp nơi, những mong nơi nơi đều gột rửa những bụi hồng trần, trả lại những cảnh sắc trong lành, tươi tắn cho thiên nhiên khởi sắc. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy những tia băng đó như những kim châm được phóng ra hàng loạt, bao trùm khoảng không rộng, tạo ra khoảng cách an toàn cho người xuất chiêu, đề phòng bị đối phương áp sát.

Băng Tung Vô Ảnh đặc trưng bởi những đóa sen đượm nét hồng nhẹ nhàng, điểm nét tươi tắn khiến cảnh sắc xung quanh thêm phần rạng rỡ, đầy sắc xuân dịu ngọt. Mỗi khi mục tiêu bị nhắm trúng thì đóa sen bỗng dịu dàng, e ấp vương từng cánh mỏng manh để bao bọc mục tiêu, rồi tiễn đưa về miền Tây Phương cực lạc! Chẳng phải mỗi khi đắc đạo thành tiên thành phật thì thường xuất hiện những tòa sen lấp lánh nâng đỡ những vị tiên, những vị phật ấy lên cõi Niết Bàn, hầu chiện cùng Phật Tổ đó ư? Thúy Yên môn hạ thực là những người có lòng từ tâm bác ái. Họ luôn sẵn sàng gom góp sức cùng lực kiệt của mình để tạo ra những tòa sen nhiệm màu giữ chức năng đưa tiễn những kẻ phàm phu tục tử trở thành những tiên nhân, những thần phật thánh thiện, đưa họ về thế giới thần tiên vô ưu, vô lo… (hì hì)

Có câu “Người chơi bạn thế nào thì người đó cũng thế ấy”, nếu bảo những giai nhân Thúy Yên là những nàng tiên giữa trần gian cũng ko ngoa. Chẳng phải họ vẫn hay bầu bạn cùng nàng tiên rắc hoa (Băng Tâm Tiên Tử) đó sao? Làm bạn với tiên nếu ko phải là tiên thì là gì? Chậc, tiên nữ vốn đã là đỉnh điểm của sự mỹ miều, thanh tao thoát tục, lại còn thực hiện cử chỉ “rắc hoa” thì càng duyên dáng, đáng yêu đến cỡ nào?

Trong cuộc sống này, điều quan trọng nhất là gì nhỉ? Dĩ nhiên ko phải là tiền tài, danh vọng, địa vị… mà chính là Tình Yêu (có ai phản đối điều này ko vậy ta? Nếu có thì giơ tay để tiểu nữ liếc xéo 1 cái coi nào, hì hì). Nếu đã biết vậy, tại sao chúng ta lại ko tìm đến với điều quan trọng nhất của cuộc sống bằng cách… đầu quân vào Thúy Yên môn? Chẳng phải Thúy Yên được viết thành TY (tình yêu) đó ư? Chẳng phải ấn ý bên trong của 2 tiếng Thúy Yên kia chính là Tình Yêu vô bờ bến với vạn vật hiện hữu trong thế giới này đó ư? (hehe, hết bàn cãi nhá)

Tiểu nữ tài thô học thiển, ko biết phải diễn đạt cảm xúc của mình đối với Thúy Yên môn như thế nào, đành mượn câu nói của Lệnh Hồ Xung bày tỏ với Nhậm Doanh Doanh để thể hiện sự cảm phục của mình đối với Thúy Yên môn: “Ta ngẩng đầu nhìn lên trời, thấy thiếu vì sao nào, thì biết ngay Thúy Yên là vì sao đó giáng trần. Thúy Yên đẹp như tiên, trần thế này làm gì có người nào đẹp như Thúy Yên.”


First   Previous   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   Next   Last