Vừa qua, Thi Thánh đã cho ra mắt tác phẩm "cựu mộng như yên", một tác phẩm theo đánh giá của tại hạ sẽ nhanh chóng đi vào sách giáo khoa lớp Đê Tiện Phổ Cập.
Cựu mộng như yên
Em còn có nụ cười thuở mười tám
Nụ trinh nguyên, e ấp đượm hương tình
Hay đã vỡ từ vầng trăng hai chín
Đêm nguyệt tàn chờ đợi ánh bình minh?
Từ cái thuở em từ tôi đi giã
Nụ cười ai im bặt chẳng nên lời
Lòng bối rối như ngã ba, ngã bảy
Mấy hướng đời mấy nhánh rẽ nhân duyên.
Tôi cứ mãi ngóng về phương vô vọng
Em xa mờ nỗi nhớ có mù tăm?
Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ
Em đi về từ muôn lối xa xăm.
Thi Thánh ngày 10 tháng 5 năm 2012
Và dưới đây là trao đổi của phóng viên với Thi Thánh về bài viết này:
Phóng viên:
-
Hay đã vỡ từ vầng trăng hai chín"
Ở trên có hai hình ảnh: "Nụ cười" và cái "nụ trinh nguyên". Vậy cái nào đã vỡ hỡi lãng tữ bằng hữu!
Thi Thánh:
- Thường thì những cái vỡ là hư hao, mất mát...No bằng hữu có khi nào nghe nói " mất nụ cười" chưa? nếu chưa nghe thì chắc là cái kia rồi (cười)
Phóng Viên:
-
"Từ cái thuở em từ tôi đi giã
Nụ cười ai im bặt chẳng nên lời"
Bằng hữu cho hỏi hai câu trên có phải là lúc "đi giã" thì mệt quá không còn cười được nữa không?
Từ "giã" bằng hữu dùng ở câu trên có phải là "giã gạo"? Vì nếu phát biểu " Em từ giã tôi đi" thì có thể hiểu là cuộc chia ly, Còn "em từ tôi đi giã" thì hiểu chắc là em từ (chỗ ở hoặc chỗ người) tôi (rủ, cùng với, đi tiếp) giã (gạo hay cái gì đại loại vậy)
Thi Thánh:
- No bằng hữu hỏi đúng tâm điểm rồi đây! Thực ra "từ cái thuở em từ tôi đi giã" nếu nghĩ nôm na nó cũng như "em từ giã tôi đi" chỉ là một sự đảo lệch câu chữ hay nói cách khác là chơi chữ. Nói như cụ Tố Như thì "nghề chơi cũng lăm công phu" cho nên phải là " Chơi cho liễu chán, hoa chê, Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời" vì vậy mà phải là "em từ tôi đi giã" nó mới thể hiện được cái công phu uyên thâm thượng thừa đó. Thật ra thì câu sau nó đã trả nhời cho câu trên rồi đó No bằng hữu...Có lý do gì mà cười không nổi? Có lý do gì mà em giã còn anh thì mếu? Có lý do gì mà không thốt thành lời? vân vân...Xin thưa với No là chỉ có em đi "giã" thôi! Chính em bỏ tôi đi "giã" với người khác nên tất cả những suy nghĩ, nỗi niềm, cảm xúc...đều im bặt, nghẹn lời.... Có câu "mang cối đi giã xứ người" đó là một phần của cảm xúc trên
Phóng Viên:
-
Vâng, ra là Lãng Tử các hạ cũng là người chơi chữ, vậy Lãng các hạ có thể cho biết cái tiêu đề "Cựu Mộng Như Yên" có phải là lối chơi chữ không?
Tại hạ còn đang lơ mơ: Cựu Mộng Như Yên là Cựu Yện Như Mông, hay là Cựu Miệng như Ông
Thi Thánh:
-Hè hè...No bằng hữu làm mình nhớ đến Nguyên bằng hữu da diết...Cách hỏi và nhấn nhá trong câu chữ khiến mình thấy phê phê .
Quay lại câu Cựu mộng như yên, mộng xưa như khói...Cựu mộng như yên mạc tái tầm. Thật ra nói chơi chữ thì có vẻ nghe như cao siêu lắm vì Lãng mỗ tính rất thực dụng. Chơi gì không chơi lại đi chơi chữ . Đúng là bệnh hoạn mà...ái chà chà...
Cựu mộng như yên là như vầy: Cựu là cũ. Mộng tạm gọi là mơ. Cựu mộng là mơ cũ. Như yên là Nhiên ư? Nhiên trong sự hồn nhiên, xưa cũ, ngây thơ...
Vậy Cựu mộng như yên có thể hiểu là mơ cũ nhỏ...ý nói bây giờ lớn rồi, già rồi, to rồi...mơ lại cái nhỏ nhỏ thôi cho nó vui đới mà. Nên em mới từ tôi đi giã No bằng hữu hiểu rồi chứ gì (lại cười)
Phóng Viên:
-À, thì ra bài thơ nói về cái "mơ cũ nhỏ". Thâm thật. Mà đúng là nó thâm thật Bằng hữu nhỉ!
Tại hạ là thắc mắc hai câu cuối:
"Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ
Em đi về từ muôn lối xa xăm."
Với kiến văn thấp bé của mình, tại hạ không thể nào hiểu nổi cái "Thấy hồn lên" là nó thấy như thế nào? Có phải là thấy mình hên hơn người khác không?
Và như lối chơi chữ của lãngtử bằng hữu, từ "muôn lối xa xăm" có phải là "muốn lôi " cái gì đó xa xăm về? Cái "cựu mộng như yên" ở trên chẳng hạn?
Thi Thánh
-No bằng hữu quả nhiên là có con mắt thật tinh tường và thấu đáo. Chỉ cần liếc ngang, liếc dọc là biết cái hay dỡ trong thơ văn rồi. "Chợt một tối thấy hồn lên quạnh quẽ/ Em đi về từ muôn lối xa xăm" câu cuối này đúng là hên thật. Bởi trong cuộc đời con người mấy ai thấy được hồn mình? mấy ai thấy được cái hồn nó lên? Mà Lãng mỗ đã thấy thì không phải hên là gì?. Còn "muôn lối xa xăm" thì nó như thế này No bằng hữu ạ! Muôn lối chỉ đơn giản là "muốn lôi" thôi muốn lôi cái gì đó xa xăm. Sao không là xa xôi, xa vời mà lại xa xăm? xa xăm nếu tách rời ra thì chữ xa nó có ý nghĩa hết rồi., lúc này chữ "xăm" nó chỉ là từ phụ trợ , thêm mắm thêm muối nhằm kích thích giác quan người đọc lên thôi. Xăm có thể hiểu là xăm xoi, xăm mình chỉ một hành động như châm chích chẳng hạn. Ta có thể rút gọn lại là chích đi cho nó dễ hiểu. Vậy muôn lối xa xăm thì nó cũng chẳng qua nói lên một niềm ao ước nhỏ đúng là "Mơ cũ nhỏ -Cựu mộng như yên" từ xa về xăm . Lãng mỗ thật bái phục kiến văn của No bằng hữu...đúng là tam sanh hữu hạnh. (cười duyên)
Káo chình
Phóng viên:
-Vâng,xin chúc lãngtử bằng hữu vạn an. Bái Biệt!
Bình Dương ngày 10 tháng 5 năm 2012
Hớ