Hạc Đỉnh Hồng > 16-10-2012, 12:26 AM
Biên Thành Lãng Tử > 16-10-2012, 01:40 PM
Biên Thành Lãng Tử > 17-10-2012, 08:24 AM
hnhu > 17-10-2012, 01:52 PM
Ngạo > 17-10-2012, 02:29 PM
Hoả Tà Nương > 17-10-2012, 02:34 PM
Ngạo > 17-10-2012, 08:24 PM
(17-10-2012, 02:34 PM)Hoả Tà Nương Đã viết: Tý nữa phải đi gặp chính quyền có chút việc, lão Ngạo xem giúp em coi có được việc không nhé!
Số 412
Thank lão trước!
(17-10-2012, 08:24 AM)Biên Thành Lãng Tử Đã viết: đệ chọn 335, tình duyên, lần này ka hong bói đệ sẽ đạp sập cái lăng của ka
(17-10-2012, 01:52 PM)hnhu Đã viết: HNhu chọn số 435, chú coi con số nớ giùm HNhu.
Hnhu thề, hnhu hứa, từ nay cứ thấy chú đâu là hnhu bấm chú liền!
Hehe.
Trích dẫn:Quẻ 48 |: Thủy Phong Tỉnh (井 jǐng)
Quẻ Thủy Phong Tỉnh, đồ hình |: còn gọi là quẻ Tỉnh (井 jing3), là quẻ thứ 48 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☴ | 巽 xun4) Tốn hay Gió (風) và Ngoại quái là ☵ : 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
Giải nghĩa: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
Nguyễn Hiến Lê viết
Lên (Thăng) tới cùng thì bị khốn, mà té xuống dưới, cho nên sau quẻ Khốn tới quẻ Tỉnh (giếng, tức chỗ thấp hơn hết).
Thoán từ:
井: 改邑不改井, 无喪无得, 往來井井.汔至, 亦未繘井, 羸其瓶, 凶.
Tỉnh: Cải ấp bất cải tỉnh, vô táng vô đắc, vãng lai tỉnh tỉnh.
Ngật chí, diệc vị duật tỉnh, luy kì bình, hung.
Dịch: giếng: đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm; người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng), chưa kịp thòng dây gàu xuống mà bể cái bình đựng nước, thì xấu.
Giảng: Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ - trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên.
Theo hình của quẻ: dưới cùng là một âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng: trên nữa là một vạch liền, tức cái nấp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng.
Đại tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh.
Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm.
Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.
Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5.
Đại tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau.
hnhu > 18-10-2012, 01:45 PM
Ngạo > 18-10-2012, 01:57 PM
Violet > 18-10-2012, 02:08 PM