TieuChieu > 01-09-2011, 04:22 PM
Ngạo > 01-09-2011, 08:05 PM
(01-09-2011, 01:29 PM)MinhThy Đã viết: Buồn qá nên vào lăng ông Ngạo chơi và bốc được số 100. Huynh Ngạo xem giùm muội là muội có thể chia tay người yêu bi giờ không và công việc sắp tới có tốt đẹp không nhé huynh. Củm ơn huynh nhìu ^^
Trích dẫn:Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.
Nguyễn Hiến Lê viết
Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.
*
Thoán từ :
習坎: 有孚, 維心亨, 行有尚.
Tập Khảm: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.
Dịch: Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.
Giảng: Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.
Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.
Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.
Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.
Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.
Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.
Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.
Trích dẫn:初六: 習坎, 入于坎窞, 凶.
Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm năm ( có người đọc là đạm, hạm, lăm), hung.
Dịch: Hào 1, âm: Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu, xấu.
Giảng: hào 1 đã âm nhu, lại ở dưới cùng quẻ Thuần Khảm hai lần hiểm, nên rất xấu.
Ngạo > 01-09-2011, 08:09 PM
(01-09-2011, 04:22 PM)TieuChieu Đã viết: Hihi, mụi cũng hỏi câu hỏi giống Minh Thy, bốc số 192 nha hyn.
Trích dẫn:Giải nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.
Nguyễn Hiến Lê viết
Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.
Thoán từ:
賁: 亨, 小利, 有攸往.
Bí: hanh, tiểu lợi, hữu du vãng.
Dịch: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi.
Giảng: Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi.
Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn.
Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương , còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức.
Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm văn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi.
Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng). Ðó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu.
Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.
Trích dẫn:4.
六四: 賁如皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.
Lục tứ: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.
Dịch: hào 4 âm: Muốn trang sức cho nhau (nhưng không được) nên chỉ thấy trắng toát. Hào 4 như cưỡi ngựa trắng mà chạy như bay (đuổi kịp hào 1), rốt cuộc cưới nhau được vì kẻ gián cách hai bên (hào 3) không phải kẻ cướp (người xấu).
Giảng: hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính ,tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.
Cận Nguyệt > 01-09-2011, 10:07 PM
Ngạo > 02-09-2011, 09:44 AM
(01-09-2011, 10:07 PM)Nắng Thủy Tinh Đã viết: H ui, cóa thời gian xem giúp m số 411 cả về tình duyên, gia đình, sự nghiệp... (hix, hỏi nhìu quá, H thông cảm nha)
Trích dẫn:Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Nguyễn Hiến Lê viết
Dự là vui vẻ, vui vẻ thì có nhiều người theo nên tiếp sau là quẻ Tùy. Tùy là theo.
Thoán từ
隨: 元, 亨, 利, 貞, 无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.
Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để “Tùy” có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai!)
Trích dẫn:上六: 拘係之, 乃從維之.王用亨于西山.
Thượng lục: câu hệ chi, mãi tòng duy chi.
Vương dụng hanh vu Tây Sơn.
Dịch: Hào trên cùng, âm. Ràng buộc lấy, theo mà thắt chặt lấy; Thái Vương nhà Chu, được nhân tâm như vậy mới lập được nghiệp vương hanh thịnh ở Tây sơn (tức Kỳ sơn).
Giảng: Hào này ở cuối quẻ Tùy, là được nhân tâm theo đến cùng cực, như thắt chặt với mình, như vua Thái Vương nhà Chu, lánh nạn rợ Địch, bỏ ấp Mân mà chạy sang đất Kỳ Sơn (năm -1327), người ấp Mân già trẻ trai gái dắt díu nhau theo, đông như đi chợ.
Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch câu: “Vương dụng hanh vu Tây sơn” như vậy.
Chu Hi bảo chữ [ 亨 ] phải đọc là hưởng và hiểu là : vua dùng ý thành mà làm tế hưởng ở đất Tây Sơn.
J. Legge cũng dịch như Chu Hi. R.Wilhem cũng đọc là hưởng mà hiểu khác nữa: Vua cho những công thần được phụ hưởng (thờ chung với tổ tiên nhà Chu) ở nhà Thái Miếu tại Tây Sơn.
*
Quẻ này khuyên chúng ta chỉ nên theo chính nghĩa (chứ đừng vì tư tình, vì lợi) và biết tùy thời, như vậy thì tốt tới cùng được (hào cuối, đạt đến cực điểm mà vẫn không xấu.)
aydada > 02-09-2011, 04:33 PM
Ngạo > 03-09-2011, 02:10 PM
(02-09-2011, 04:33 PM)aydada Đã viết: huynh xem dùm em việc học hành năm nay với ạ
em chọn số 129
Trích dẫn:Quẻ Thiên Sơn Độn, đồ hình :||| còn gọi là quẻ Độn (遯 dun4), là quẻ thứ 33 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☶ (: 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
Giải nghĩa: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.
Trích dẫn:Cửu ngũ: gia độn, trinh cát.
Dịch: Hào 5, dương, trốn mà theo điều chính cho nên tốt.
Giảng: Hà 5, dương có đức trung chính, ứng với hào 2 cũng trung chính, ở thời Độn, cả 2 hào trung chính dắt nhau trốn bọn tiểu nhân, giữ được điều chính, cho nên tốt.
aydada > 03-09-2011, 07:29 PM
Ngạo > 13-09-2011, 12:51 PM
Trích dẫn:
Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, đồ hình |||| còn gọi là quẻ Đồng Nhân (同人 tong2 ren2), là quẻ số 13 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☲ (| 離 li2) Ly hay Hỏa (火) và Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
Giải nghĩa: Thân dã. Thân thiện. Trên dưới cùng lòng, cùng người ưa thích, cùng một bọn người. Hiệp lực đồng tâm chi tượng: tượng cùng người hiệp lực.
Kiến giải của người Việt: Con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt,
Nguyễn Hiến Lê viết
Không thể bế tắc, cách tuyệt nhau mãi được, tất phải có lúc giao thông hòa hợp với nhau; cho nên sau quẻ Bĩ tới quẻ Đồng Nhân.
Đồng nhân là cùng chung với người, đồng tâm với người.
Thoán từ:
同人于野, 亨.利涉大川.利君子貞.
Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.
Dịch: Cùng với người ở cánh đồng (mênh mông) thì hanh thông. (gian hiểm như) Lội qua sông lớn, cũng lợi. Quẻ này lợi cho người quân tử trung chính.
Giảng: li ở dưới là lửa, sáng, văn mình, Càn ở trên là Trời. Quẻ này có tượng lửa bốc lên cao tới trời, cũng soi khắp thế giới (cánh đồng mênh mông có nghĩa đó). Cho nên tốt. dù có hiểm trở gì, cũng vượt được (Phan Bội Châu bảo đó “chính là cảnh tương đại đồng rất vui vẻ”) Muốn vậy phải có được trung chính của người quân tử .
Thoán truyện cùng hào 2 ở nội quái ly, hào âm độc nhất, quan trọng nhất trong 6 hào mà giảng thêm:
Hào đó âm nhu đắc vị (tức là chính) đắc trung, lại ứng hợp với hào 5 dương cương cũng đắc vị đắc trung trong ngọai quái Càn, thế là có hiện tượng nội ngọai tương đồng, nên gọi là đồng nhân. Văn minh (Ly) ở phía trong, cương kiện (Càn) tức dụng ở ngoài, mà được cả trung lẫn chính, ứng hợp với nhau, đó là tượng người quân tử thông suốt được tâm tri của thiên hạ.
Đại tượng truyện bàn thêm: Người ta muốn thực hiện được cảnh tượng mọi vật cùng sống chung với nhau thì phải phân biệt từng loại của các chủng tộc, xét kỹ mỗi sự vật (quân tử dĩ loại tộc, biện vật); hễ cùng loại thì đặt chung với nhau và cho mỗi vật được phát triển sở năng, thỏa được sở nguyện, có vậy thì tuy bất đồng mà hòa đồng được.
Trích dẫn:九三: 伏戎于莽, 升其高陵, 三歲不興.
Cửu tam: Phục nhung vu mãng,
Thăng kì cao lăng, tam tuế bất hưng.
Dịch: Hào 3, dương : núp quân ở rừng rậm (mà thập thò) lên gò cao, ba năm chẳng hưng vượng được.
Giảng: Hào này muốn hợp với hào 2 (âm) ở dưới, nhưng nó quá cương (dương ở dương vị), lại bất đắc trung, như một kẻ cường bạo; mà 2 đã ứng hợp với 5 ở trên, 3 sợ 5 mạnh nên không dám công kích 2, chỉ núp trong rừng, rình trộm, rồi thập thò lên đồi cao mà ngó (3 ở trên cùng nội quái, nên nói vậy); như vậy ba năm cũng không tiến (hưng lên) được
Quang Tạ > 02-10-2011, 06:48 PM