Cụ Hột dạy cũng rất phải. Em mà đổi cũng ko khó :
Nỗi buồn
nước Lương
Vườn Lương thu trúc khói xưa đây,
Gió khóc
ngoài kia gọi cuối ngày.
Vạn cỗ cờ xe nào chốn hỡi ?
Khách đài thương xót có ai này ?
---
Chính là vì từ lúc biết được cái "Đường Thi ẩn ước đặc điểm" nên em chẳng thích đi dịch nghĩa nữa. Để mỗi người tự hiểu theo cách của mình. Mà muốn hiểu được thì phải tự tìm tòi, quá trình tìm tòi mới chính là cái thú vị. Mình đi tìm hộ người, cái cảm xúc này người ta đọc xong, thơ sau đó chỉ còn là gió thoảng mà thôi.
---
Nếu em mà chú thích cụ thể cái "Khách đài" là gồm những vị Môn Khách nào, thì em đã để nguyên "Vườn Lương" rồi.
Nhưng lại cơ bản là cụ VXL cũng ko có chú thích cụ thể. Nên chẳng biết cụ này muốn khóc cho cái "Nước Lương" nào (?!) Vì rõ ràng còn cái đầu đề bài thơ - Lương Oán ( ko phải là Lương Viên Oán ).
Do vậy theo em, ko nên kết luận "Lương viên" ở đây là của Lương Hiếu Vương Lưu Vũ. Cùng lắm là chỉ nên gọi là "Đoán" thôi.
Lương viên - Biết đâu thuở đó, có thể lại là từ phiếm chỉ gồm những cái địa phương nào đó có chung 1 đặc điểm.
Em chém gió là nhằm cái ý nghĩa này. Không lại giống như "Sơn phòng xuân sự nhị thủ" , 2 bài cùng tả 1 nơi, mà nhìn chú thích của các vị đó thì rõ lại là 3 nơi 4 chốn : Lương viên - lúc là nơi có vườn có ao hồ nơi thành Tuy Dương, tụ tập Môn Khách của Lưu Vũ. Lúc thì lại là nhà trên núi của bạn cụ Sầm Tham có cành liễu tận ngoài Cửa (Môn- Cửa chính trở lên chứ ko phải là Song - Cửa sổ) ngả được vào cái mắc áo.
---
Ngoài lề 1 chút:
"Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc,
Ngự vũ đa niên cầu bất đắc."
(Trường Hận Ca)
Viết rõ thì là "Hán hoàng" nhưng thật ra lại là "Đường Minh Đế". Vì cụ BCD ở dưới đã có viết rất rõ:
"Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành,
Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức."
Và chuyện kể sau đó thì là Dương nữ chết tại Mã Ngôi.
---
Lại có lần em tham gia tranh lựng với vài vị ở dd khác về 1 đôi câu đối viết ở đền thờ Đinh Tiên Hoàng :
"Anh hùng vĩ liệt trác quán hồ Ngô Trưng Triệu Thục dĩ tiền Đại Việt sơn hà quy nhất thống.
Thần thánh dư linh kế tự giả Lê Lý Trần Lê nhi hậu Trường An lăng tẩm mục thiên thu."
Mấy vị đó ngồi xem ảnh chụp câu đối rồi nói "Tràng An" ở đây có nghĩa là "Kinh Đô" (Xưa hay dùng từ "Trường An" để phiếm chỉ kinh đô mà) rồi suy ra nơi này tận ở ... Thăng Long thành, vì sau nhà Lý, Trần, Hậu Lê , kinh đô tất phải là Thăng Long thành ( vì có chữ "Lê Lý Trần Lê nhi hậu" ) rồi suy đủ thứ lăng tẩm.
Nhưng các vị ý lại quên khu lăng mộ Hoàng Đinh lại ở xã Trường Yên ( An/Yên là 1) huyện Hoa Lư - Ninh Bình.
"Trường An lăng tẩm" nó vẫn ý nguyên là nó.
-----
Nhân dịp thổ lộ luôn với bác Ngạo
Cái bài "Sơn phòng xuân sự thủ nhất", Cụ ST còn "ảo" hơn cụ VXL ở cái "Lương viên" này. Thế mới dẫn đến vụ "nhà trên Núi" nhưng lại ở trong "Lương Viên" của Lương Hiếu Vương Lưu Vũ. Em chém thành "Gò Lương" đã là giảm độ cao nhiều so với "Núi" rồi.
Còn cái "Y Môn" là em chém ko có bịa đâu nhé. Các thứ khác còn lại thì chỉ là thứ ... "quang mang" của chiêu thức mà thôi. Ai mà chăm chú nhìn vào thứ này sẽ dễ gặp "Ảo cảnh".
Riêng về phần "thu hoạch" của bài này, thật là thú vị là vì riêng em chưa có thấy ai dịch cái câu 3 đó giống nghĩa như vậy cả.
"Trướng điều rủ xuống dăm manh phướn,
Giá bút rơi nghiêng một cánh hồng."
Vậy là nhờ đợt tranh luận đó mà em khẳng định được cái em đang mơ hồ.
Cũng vì thế mà "tưởng tượng" được luôn đôi câu đối "Song Ngữ" của cụ Nguyễn Khuyến tặng góa phụ nhà hàng thịt lợn :
"Tứ thời bát tiết canh chung thủy,
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang."
"Ngạn liễu" có đôi "bồ dục" trang trí.
Chữ Liễu - 柳 (cũng là cây Liễu) này cũng chính là cái "Phướn" trong đám ma. Ở cái que gỗ căng treo tấm Phướn đó thường có 2 quả gỗ tiện, bít chặn 2 đầu cho Phướn khỏi tuột ra. Ở 2 đầu que gỗ đó cũng thường treo 2 sợi tua lại có móc thêm 2 quả cầu. Cụ Nguyễn Khuyến ví đó là 2 quả "cật lợn" cũng thật là ý tứ.
---
Thế mới biết :
Trảm phong thùy thuyết thị vô bổ ?!