Tối qua em mất ngủ, trưa nay định ngủ sớm bỗng vớ cái thần phải gió (ặc, nhầm, vớ phải cái thần gió) mà Thi Thánh giới thiệu, sau lại được Thi Bá bồi thêm một nhát long trọng. To như thế, lớn như vậy, không đọc nhất quyết không phải tiện nhân.
http://vn.360plus.yahoo.com/khongtu_tk21...e?mid=1117
"Lược cao hứng: "Hổ nằm mèo ngủ đón xuân sang", rồi kêu tôi đối. Đối được sẽ mời nhau bữa rượu. Nghĩ một lúc rồi tôi đối là: "Rồng lộn rắn nhào mừng tết đến". Lược vỗ đùi rồi ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Đôi câu đối ấy có người tiếc mà nói rằng, nếu trước tết thì sẽ có báo cho đăng. Tôi phì cười hỏi: Đang làm gì? Đăng cho ai đọc?"
(hết trích, hẽ hẽ)
Đọc xong toan cất mồm chửi, may chợt nhớ ra cái truyện này nên hoãn lại được, he he.
Nhà thơ
(Nguyễn Tất Đạt)
Hắn là nhà thơ, và cũng giống như nhiều nhà thơ khác chung quanh hắn, hắn bị dày vò bởi một nghịch lý: vừa muốn được xem như một khuôn mặt tiền phong hàng đầu, lại vừa muốn được đại chúng yêu thích. Ước muốn thứ nhất lộ ra rất rõ: hắn luôn luôn trình diễn vẻ sang cả và cô đơn ở những nơi có đàn đúm văn nghệ. Ước muốn thứ hai lại ẩn kín: đêm nào hắn cũng chiêm bao thấy thơ mình được viết trên tường ở các nhà ga, bến xe, và được các bà bán hàng rong vừa đọc vừa bắt chấy cho nhau trong giờ nghỉ trưa.
Tháng trước, hắn lạnh cả người khi phát hiện một câu thơ của mình được ai viết lên tường cầu tiêu của một tiệm phở bình dân, chen vào giữa những dòng chữ rất phổ thông như: "Xa quê hương, nhớ mẹ hiền", "Hận đời đen bạc", "Hận kẻ bạc tình", "Đ.M. cuộc đời", "Đ.M. thằng nào viết bậy lên tường", "Vui lòng dội cầu sau khi dùng", vân vân... Hắn vội vã chạy về lấy máy chụp ảnh, trở lại tiệm phở, kêu một tô khác, trả tiền, nhưng không ăn phở mà lẻn vào cầu tiêu, chụp câu thơ của mình qua 36 góc độ khác nhau, rồi vội vã chạy đi rửa phim. Sau đó, hắn chọn một bức đắc ý nhất, cho phóng lớn, lộng vào khung kiếng, treo trên tường ngay cạnh bàn viết, rồi ngồi bất động hàng giờ một mình để ngắm. Hắn rất hài lòng, nhưng vẫn thấy dường như câu thơ trong khung ảnh lộng kiếng không bằng câu thơ trên tường cầu tiêu tiệm phở bình dân: nó hay hơn, đẹp hơn, và ngồn ngộn hơi hướm của đời sống.
Suốt cả tháng qua, giới văn nghệ thấy hắn có vẻ sang cả hơn, cô đơn hơn, nhưng tươi tắn hơn trước nhiều lắm. Suốt cả tháng qua, chủ tiệm phở lấy làm lạ vì sáng nào cũng thấy một người đàn ông đến gọi một tô phở, trả tiền, nhưng chẳng ăn mà đi thẳng vào cầu tiêu, ở trong ấy rất lâu, rồi trở ra và rời quán, bỏ lại tô phở nguội.
(Ông Nam cung tiến sĩ Cương Khắc Lục Cung Khắc Lược gì đó nếu là tiến sĩ thật thì cũng phải vái cả nón với tên này. Giờ ngó lại mới thấy tên là: khongtu_tk21, nhiều người cứ tưởng Khổng Tử thế kỷ 21, ai ngờ đâu là không tù - thiết kế 2 trong 1).
He he he.