Đề nghị bác Chớp hoặc bác Hỏa ở ngoài HN bớt chút thì giờ tìm đến nhà bác Hành này mời bác ấy vào Đê tiện hội cho xôm tụ
Lạ kì nhà thơ Hà Nội có 16 vợ
Tôi đã từng gặp gỡ, tiếp xúc với những người đàn ông lắm vợ nhiều con ở đất nước mà theo quy định, cả pháp luật lẫn đạo đức này, chỉ được có 1 vợ mà thôi. Ông thầy bùa Hoàng Văn Nhẻo ở bản Dùng (Thanh Sơn, Phú Thọ), có tới 10 vợ và… vô số con.
Ông Nhẻo từng giữ kỷ lục Việt Nam trong nhiều năm liền, cho đến khi, ông “về trời” chừng dăm năm trước. Người soán ngôi kỷ lục của ông thầy bùa Hoàng Văn Nhẻo là ông Nguyễn Văn Sơn (Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội). Ông Sơn có tới 11 vợ, 24 con.
Thầy bùa Hoàng Văn Nhẻo, người từng có 10 vợ, đã chết lạnh lẽo một mình trong căn nhà cuối bản Dùng.
Điều đặc biệt là ông Sơn bị mù cả 2 mắt. Điều lạ nữa là, dù bị mù, song ông vẫn đạp xe khắp huyện để… kiếm vợ. Trực giác và trí nhớ của ông là thứ thiên bẩm. Ổ gà, ổ trâu, điểm quẹo trên những con đường đi qua ông thuộc nằm lòng. Đôi tai ông thính đến nỗi, nghe tiếng xe máy nổ, ông biết là xe Tàu hay xe Nhật, thậm chí ngửi mùi khói là biết chiếc xe của anh nào trong làng, rồi chào hỏi từ xa. Có lẽ, tài trí tuyệt vời ấy, đã đánh gục 11 trái tim đàn bà.
Nhưng giờ đây, kỷ lục của người đàn ông mù đa tình Nguyễn Văn Sơn chính thức bị lật đổ bởi một anh nhà thơ, thợ mộc, thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành, sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có cái tên khá lạ Khoan Tế (xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội). Anh chàng nhà thơ này có tới… 16 vợ, 24 con và vô số cháu.
Nhà tôi ở xã Đông Dư, cách làng Khoan Tế của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành có 2 cây số. Hàng ngày, tôi vẫn đi chợ Bún, cái chợ khá sầm uất nằm ngay đầu đường dẫn vào nhà ông nhà thơ này. Chính vì thế, tôi biết ông nhà thơ kiêm thợ mộc lấy nhiều vợ mấy năm nay rồi, nhưng là chỉ biết qua những cuộc buôn chuyện với những tiếng cười rinh rích của mấy bà mấy chị. Tuy nhiên, tôi cứ lần lữa chẳng viết. Bởi vì, không những xã hội ta, mà cả thế giới văn minh này, chẳng ai khuyến khích đàn ông lấy hơn một bà vợ. Viết bài ca ngợi “chiến tích” của ông nhà thơ này thì không được, mà “chửi” cũng chả xong, vì biết đâu, ông lại đến nhà tôi mà… đào mả tổ.
Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, người tuyên bố có 16 vợ chính thức
Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái tình thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có gì đáng tự hào, cũng chả có gì đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng cãi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ thì họ nói đúng cả.
Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xã hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, thì mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xã hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.
Quả thực, tôi ngỡ ngàng về Nguyễn Đăng Hành. Một người đàn ông có vợ, chỉ cần léng phéng bên ngoài, có thể đã bị cắt toi của quý. Đằng này, Nguyễn Đăng Hành có tới 16 vợ, mà anh khẳng định cả 16 bà đều yêu, đều quý, đều tôn trọng, biết ơn anh? Có điều gì đó kỳ lạ ẩn sau người đàn ông đa thê bậc nhất này?
Một ngày cuối tuần, tôi tìm đến nhà Nguyễn Đăng Hành. Con ngõ cứ nhỏ dần, đến nhà Nguyễn Đăng Hành thì chỉ còn đủ cho một chiếc xe máy chạy. Trên bức tường có đề chữ Kinh Thi và mũi tên chỉ vào trong. Sau này tôi mới biết, Kinh Thi là bút danh làm thơ của anh.
"Căn lều thơ" vô cùng bừa bộn của Nguyễn Đăng Hành
Ngôi nhà cấp 4, cả cửa chính và cửa nách mở thông thống, không có khóa. Màn vẫn mắc trên giường. Trên đỉnh màn có mấy tấm xốp để hứng mưa dột. Bát đĩa ăn dở la liệt dưới nền nhà. Nguyễn Đăng Hành đi vắng.
Tôi loanh quanh sang hàng xóm, hỏi nhà thơ Đăng Hành, đều nhận được câu trả lời: “Cuối tuần đi đón vợ rồi, chưa về đâu”. Bác hàng xóm gọi tôi vào nhà, giới thiệu: “Tôi là chị gái của thằng Hành đây. Nó là thằng út, thằng lắm vợ nhiều con, thằng chả ra gì của nhà tôi”.
Bà chị gái của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành là bà Kỷ. Bà Nguyễn Thị Kỷ là thầy cúng, tai hơi nặng, nói chuyện bốp chát nhưng rất lôi cuốn. Từ đầu đến cuối câu chuyện, bà cứ nhè cậu em út ra chửi. Nhưng trong giọng điệu, câu chữ chửi em mình, tôi thấy bà thương người em ấy, rằng, thế mà nó khổ nhất nhà, long đong nhất nhà.
Tôi hỏi chuyện nhà thơ Đăng Hành lắm vợ, bà Kỷ lại mắng xơi xơi: “Tôi chán ăn cỗ cưới của nó lắm rồi. Lần hai, lần ba thì còn đi đón vợ cho nó, chứ lần thứ 16 thì kệ mẹ nhà nó, tôi đếch thèm đi nữa. Nó cưới người chứ cưới chó thì cũng mặc kệ! Để tôi đếm xem nào. Con đầu tiên ở Thạch Bàn, con thứ hai ở Mỹ Hào, con thứ ba ở làng Rồng, con thứ tư ở chợ Văn Giang, con thứ năm ở xã Công Luận, con thứ sáu, con thứ bảy… tôi không nhớ, nhưng con cuối cùng, con thứ 16 là con Hà Bắc (Bắc Ninh), vừa cưới được mấy năm nay”.
Sau khi liệt kê “chiến tích” của cậu em út, bà chị gái quay sang chê: “Cái thằng Hành này còn kém xa cụ Nguyễn Du nhé. Cụ Nguyễn Du làm thơ hay hơn nó, lấy vợ cũng hoành tráng hơn nó nhiều. Năm 21 tuổi cụ đã có vợ, vậy mà khi mất, mới 31 tuổi, đã có vô số vợ và 18 con. Thằng Hành năm nay gần 60 tuổi rồi mới có 24 đứa con, còn kém lắm!”.
Bà Kỷ: “Đúng là nó có 16 vợ, cưới 16 lần, nhưng tôi chỉ nhớ được mấy đứa thôi. Mấy đứa hay qua lại, hay gặp mặt tôi thì tôi nhớ. Vợ đầu của nó là con Lê ở Thạch Bàn. Hồi cưới nhau thằng Hành 21 tuổi, con Lê 23. Chúng nó có với nhau 2 thằng con. Ở với nhau được mấy năm thì thằng Hành đuổi. Con Lê bỏ vào Nam. Chả ai nuôi con chúng nó, nên tôi phải nuôi. Giờ một thằng làm ở Tây Bắc, cũng khá thành đạt, thi thoảng cho bố tiền tiêu, một thằng nghe đâu mới học xong.
Vợ hai của nó ở Mỹ Hào, cũng đẻ một trai, một gái, đất rộng lắm. Hồi cưới nhau, cũng mổ lợn ăn, linh đình lắm, Nhưng con này ở với nó cũng chỉ được vài năm là nó đuổi.
Đuổi con này đi, thì nó cưới con làng Rồng. Ở với con này những 10 năm. Nhưng trong lúc cưới con này, thì lại tằng tịu với con nữa cũng ở Văn Giang, cũng đón dâu, cũng đông đủ họ hàng.
Nhà thơ Đăng Hành và một cậu con trai
Cứ tưởng xong rồi, nhưng nó lại lấy thêm một đống nữa. Con bé cuối cùng ở Hà Bắc, là giáo viên hẳn hoi, kinh tế khá nhất. Con vợ này bằng tuổi thằng con lớn của thằng Hành. Riêng với con này thì có đăng ký kết hôn hẳn hoi, có với nhau 2 con gái. Nhưng rồi, cũng sống với nhau chẳng được mấy ngày, nó lại đuổi”.
Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra gì hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi vì sao nó cứ đuổi vợ đi, thì nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một mình để còn làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ gì đám vợ kia.
Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 nó lại xuống Văn Giang đón vợ thứ lên, rồi tiếp tục lên Bắc Ninh đón vợ út xuống. Sáng sớm thứ 2, lại trả vợ út về Bắc Ninh trước để vợ nó đi dạy, rồi mới trả vợ thứ về Văn Giang”.
(Theo VTC)
Nguồn :
http://www.vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/15...16-vo.html