Ko sao. Tranh luận chút cho vui mà bạn
Nhân thấy bạn nhắc đên Bồ Tùng Linh, tớ hỏi bạn luôn. Bạn đã khi nào từng đi qua Bồ Tùng Linh Viện ở Sơn Đông hay di tích Thập Tam Lăng ở Bắc Kinh chưa. Tớ thì may mắn được đi qua chơi 5 hay 7 lần gì đấy. Cũng mang tiếng là khu Lăng mộ của 13 vị vua Minh triều, hay nơi chôn cất Bồ Tùng Linh. Rộng bao la bát ngát (BTL viện tớ nghĩ chu vi cũng đến chục dặm, Thập Tam Lăng cỡ cũng 40 dặm là ít) , cái mộ chí thì bé tí. To là to các cái khu tiểu cảnh phòng ốc ao vườn. Nhưng cả cái khu đấy người TQ định nghĩa là "Lăng mộ". Thời xưa họ xây hoành tráng thế, y như thể các vị đó vẫn còn sống vậy. Cũng nhà cửa sân vườn ao hồ đầy đủ nhé. Cũng có Giả Sơn nhưng nó ko to được như núi thật.
Những nhà cửa đấy đương nhiên là ko dành cho người sống ở. Ngày xưa hoang phế thì có thể có nhiều quạ bay vào trú ngụ. Giờ nhộn nhịp khách tham quan , chắc quạ nó ko dám ở nữa.
"Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia" Cái này là đứng ở trong khu Lăng mộ họ Lương mà nhìn ra xa tít ngoài kia. Chỉ thấy tiêu điều có vài nóc nhà. Ờ thì đúng rồi. Ngày xưa có ai rảnh mà đi cất nhà cạnh khu Lăng mộ người chết mà ở đâu. Hơn nữa nếu là mộ tiên quân đương triều đương nhiên sẽ cấm dân bén mảng đến ở trong chu vi bao nhiêu dặm gì đấy. Mộ họ Lương ko phải là mộ tiên quân đương triều có lẽ cũng có vài ba vị rảnh rang đến ở bên ngoài quần thể này. Cụ này đứng trong khuôn viên khu lăng mộ này nhìn quanh mà than thở ra thơ. Chứ đứng bên ngoài nhìn sao được vào trong mà than được. Tớ cũng vậy. Kô thể đứng ở quảng trường Ba Đình mà nhìn được nhà sàn của Bác.
Làm thơ người ta làm từ câu đầu đến câu cuối, bí đâu thì bẻ vần đấy. Thơ Đường luật cũng có đến 4 dạng vần luật. Ko làm vần bằng thì nhảy sang vần trắc. Chứ ai lại như bạn nói, làm mấy chữ sau trước rồi thấy chữ đầu cái nào hợp vần thì cho vào.
Ko làm được đúng vần nữa thì họ nhảy sang dạng Cổ phong. Can chi chỉ vì 1 chữ khác thanh vận mà họ bẻ quẹo cả 1 cái tên như vậy.
Dần dần qua bạn mình đã biết
Thành Thư Dương rất là sầm uất nhộn nhịp (có cả hồ đi thuyền câu cá cơ mà) lại được xây trên núi cho anh em tập tành leo núi. Nếu có Giả Sơn trong thành thì trên cái Giả Sơn đấy có cả 1 khu vườn và phong ốc nghiêm chỉnh. Anh em có thể leo lên đó mà than thở được.
Ngoài Hà Nội có mấy cái hồ bé bé như hồ Thiền Quang , Hồ Hoàng Cầu , Hồ Ba Mẫu có thể đi thuyền câu cá được. Nhưng hồi xưa mình hay đi tập thể dục chạy quanh mấy hồ này. Xem ra 1 vòng hồ cũng cỡ 2 cây số. Chu vi Thư Dương có vài dặm xem ra cũng chỉ bằng cái công viên Thống Nhất. Và có lẽ Đông Uyển được dựng giữa hồ còn Giả Sơn thì được đắp xung quanh hồ nhỉ.
Bạn sắp giải thích được cho tớ rồi.
Sơn phòng = nhà trên núi.
Vậy :
Giang phòng = nhà trên sông.
Hồ phòng = nhà trên hồ.
Hải phòng = nhà trên biển
Lâm phòng = nhà trong rừng.
Còn :
Sơn lăng = Lăng trên núi.
Sơn hướng = Hướng trên núi