Đúng là cách nói của 1 số nơi miền bắc : ông giời (ông trời), giầu cau (trầu cau), giồng cây (trồng cây), giả lại (trả lại) ... cũng ko phải là còn ít người dùng đâu bác.
"lòng giời" ko là tích nào cả
Ko biết ai sáng tác cái "lòng giời" này nhưng đúng thật là ảo tung chảo. Sát sạt mà còn hay hơn cả nguyên tác. Hoa khói với mây trời ở phía xa tít nó như hòa lại là 1 thì đâu cũng là "giời" cả. Dòng sông chảy trong cái đám đó thì đúng là "trôi qua lòng giời".
"Đề Hồng Diệp" là bài thơ chính trong điển cố văn học này nên đương nhiên sách vở có ghi lại. Bà này làm "tài nhân" trong cung Đường triều.
Nỗi buồn cô quạnh ko biết chia sẻ cùng ai nên phải đề lên chiếc lá rồi thả theo con suối trong thành cho nó trôi ra ngoài. Sau này được vua Đường phóng thích cho về nhân gian lấy chồng. Rồi tình cờ 1 hôm tìm thấy trong hộp gỗ của chồng đúng chiếc lá đề thơ mình thả suối ngày xưa...
Cái bài này thể ngũ ngôn tức là rút gọn của thể thất ngôn (bớt 2 chữ đầu của mỗi câu) thế nên người đọc có thể muốn thêm nhưng lại ko biết có thể thêm gì vào mỗi đầu câu. Đương nhiên người đang nhớ nhung thì thêm từ có ý nhớ nhung, kẻ đang cô đơn buồn bực lại thêm cái ý cô đơn buồn bực.... Đó chính là tâm trạng của bà này.
Lần trước anh em bàn về cái con "chim xanh" rồi thì lần này tiếp cái "lá thắm" nữa cho đủ bộ
"Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh."
Ý là 2 tên KK này , trong thì ko tuồn "lá thắm" được ra , ngoài thì xua "chim xanh" ko vào được. Tuyệt đường liên lạc