III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.3/ Gợi Hình
Gợi hình là nghệ thuật không thể thiếu được trong giới đê tiện, được dùng nhiều trong các cuộc trà dư tửu hậu. Trong văn chương, người ta gọi nó là nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuận hoán dụ, tảng băng trôi...hay gì gì đấy...thật ra cũng chỉ là gợi hình mà thôi! Nó thắp cho trí tưởng tượng bay xa, làm cho người ta liên tưởng đến những điều mà không muốn, không thể, hoặc không tiện nói thẳng. trong tục ngữ, người ta dùng câu “Nói bóng nói gió” để nói về nghê thuật này!
Nó là cách chơi câu từ bằng lối biểu đạt ví von hết sức sinh động. Không như bơm hơi chém gió, vốn là nâng mình hay ai đó lên, Gợi Hình là phương pháp dẫn người nghe hướng tới, liên tưởng hình ảnh, hành động nào đó, đối với các tiện nhân, là những hình ảnh-hành động mang tính đê tiện!
Tại sao phải gợi hình? Phàm cái gì dễ dàng có được thì nó hóa tầm thường, cái gì khó khăn mới nhìn ra thì nó mới thú vị, nếu không thì người ta chẳng phải mặc quần áo làm gì, mặc dù ai cũng biết gì ở trong đó. Hoặc như ta phải bỏ tiền, bỏ công ra mà gói quà vậy! Gợi hình sẽ làm cuộc đàm luận thú vị hơn nhiều, có khi cả ngày sau đối phương mới biết được.
Trong giới đê tiện, họ hay dùng hình tượng để miêu tả những bộ phận nhạy cảm. Ví dụ:chuối, ớt...để chỉ bộ phận sinh dục nam (về độ lớn). Tương tự với côn, trúc, sáo, tiêu, kiếm đao... nói chung những thứ có thể đâm chặt chém, hoặc có hình trụ tròn
.Ngoài ra, còn được ví với chim, súng... do đặc tính kỹ thuật. Tương tự với chị em là bướm, sò, ốc, ... thậm chí là tù và!
Để đo kích cỡ vòng 1, những từ chanh, cam quýt, bưởi...thậm chí là quả dưa hấu. Ngoài ra những từ nào diễn tả hình tròn, đàn hồi đều bị liên tưởng đến, như bánh bao, quả bóng,...
Nói chung, tôi liệt kê ra nhiều như vậy để thấy quy luật chung là dùng những sự vật, hiện tượng liên quan để diễn tả hình ảnh thật muốn nói tới. Còn phương pháp tả thì muôn hình vạn trạng, tùy vào cảm thụ và sự linh hoạt, trí tưởng tượng của người tung chiêu và đỡ chiêu! Đôi khi, các cô các cậu vì vô ý nên bị bắt giò là ra chiêu...ngượng đến đỏ cả mặt! Các cao thủ đê tiện tùy vào đẳng cấp mà có cách tung chiêu cao siêu khác nhau, có khi cả bậc đại tiện tới mấy năm, thậm chí cả trăm năm sau người ta mới nhận ra được. Trong lịch sử, nữ sĩ Hồ Xuân Hương- bà chúa thơ Nôm- đã viết bài “Bánh trôi nước”, bài này đã được đưa vào sách giáo khoa hẳn hòi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Đa số các giáo viên đều ra rả cho rằng bà Hồ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận long đong của người phụ nữ thời phong kiến. Nhưng ít ai biết được đó là một bài gợi hình đạt cảnh giới đê tiện cao siêu của bà. Bạn thử nghĩ xem, trong cơ thể người phụ nữ, chỗ nào vừa trắng, vừa tròn, và giữa nó màu đỏ son? Trong cơ thể người phụ nữ, chỗ nào mà mỗi trận “nước non”, dù xào ướt hay xào khô đều phải bảy nổi ba chìm, đều có sự tham gia của nó? Chỗ nào mà phải” rắn-nát với tay kẻ nặn”. Vâng, đến đây thì các bạn có thể hình dung ra ngay Hồ nữ sĩ đang nói đến vòng một của người phụ nữ, không chỉ thời phong kiến, mà là thời nào cũng thế!
Đó chỉ là một ví dụ tiêu biểu của nghệ thuật Gợi hình. Để tung và tránh chiêu, đòi hỏi người nghe phải có sự tưởng tượng phong phú cộng với kiến thức bao trùm, hiểu sâu và rộng.Kiến càng sâu càng rộng, trí tưởng tượng càng phong phú thì chiêu càng thâm và tránh đòn càng giỏi.
Ngay bây giờ, hãy tìm những câu thơ trong Thi Ẩm Lâu có “tiềm tàng” ý tưởng Gợi hình bạn nhé!